Thứ Tư, 26 tháng 2, 2014

Phát triển siêu thị ở Hà Nội đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020

5
Đề án kinh tế thương mại
phố hoặc dọc đường cao tốc hoặc trong khu vực buôn bán có diện tích
khoảng từ 4000 đến 25000 bộ vuông.
- Siêu thị ở Pháp được định nghĩa là cửa hàng bán lẻ theo phương thức
tự phục vụ có diện tích từ 400m² đến 2500m² chủ yếu bán hàng thực phẩm
và vật dụng gia đình.
Tóm lại, có thể có rất nhiều định nghĩa khác nhau về siêu thị nhưng từ
các định nghĩa này người ta vẫn thấy rõ nội hàm của siêu thị là: dạng cửa
hàng bán lẻ, áp dụng phương thức tự phục vụ, hàng hóa tiêu dùng phổ biến.
- Trong quy chế ”siêu thị, trung tâm thương mại ” của Bộ Thương mại
đã định nghĩa “ Siêu thị là cửa hàng hiện đại; kinh doanh tổng hợp hoặc
chuyên doanh; có cơ cấu chủng loại hàng hóa phong phú, đa dạng, đảm bảo
chất lượng; đáp ứng các tiêu chuẩn về diện tích kinh doanh, trang bị kỹ
thuật và trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh; có phương thức phục vụ văn
minh thuận tiên nhằm thỏa mãn nhu cầu mua sắm hàng hóa của khách
hàng”.
1.1.2.2. Phân loại siêu thị:
Để phân loại siêu thị có thể dựa trên các tiêu chí như: Phương thức
kinh doanh, phương thức phục vụ…
* Phân loại theo phương thức kinh doanh
- Siêu thị bán buôn
Bán buôn tiêu biểu cho bộ phận kinh tế chủ yếu, có giá trị kinh tế
cao và có vai trò thích hợp như một mô hình phân phối có thể đáp ứng nhu
cầu kinh doanh của nhiều đối tượng khách hàng chuyên nghiệp.
Bán buôn phục vụ tất cả các khách hàng làm kinh doanh bao gồm
nhà sản xuất, chế tạo, những người bán sỉ khác, nhà bán lẻ, các công ty
dịch vụ, ví dụ như nhà hàng, khách sạn và bất cứ khách hàng chuyên
nghiệp nào khác.
5
Trần Đức Toàn Lớp: Thương mại 47B
6
Đề án kinh tế thương mại
Bán buôn đáp ứng mọi nhu cầu kinh doanh bao gồm nhu cầu “bán
lại” và chế biến, nhu cầu đầu tư và tất cả các nhu cầu bổ sung khác để phục
vụ kinh doanh.
Thông thường bán buôn được định nghĩa là bán hàng đến những đơn
vị kinh doanh khác có cùng chức năng trong hệ thống cung ứng.
Bán buôn không giới hạn ở mức độ bán đến người bán lại mà bao
gồm cả việc bán hàng đến tất cả các loại hình kinh doanh bất kể họ có bán
lại, có chế biến hoặc chỉ sử dụng hàng hoá cho một mục đích chuyên môn
nào đấy.
Những người bán buôn được chia làm 3 loại chính:
+ Người bán buôn sở hữu hàng hoá thực sự.
+ Đại lý, môi giới và nhà bán buôn hưởng hoa hồng.
+ Chi nhánh và đại diện bán của nhà sản xuất. Sở dĩ coi chi nhánh
và đại diện bán hàng của nhà sản xuất như người bán buôn là do họ thực
hiện các chức năng bán buôn là chủ yếu.
Mỗi đối tượng kinh doanh bán buôn có quy mô, phương thức kinh
doanh và sức mạnh thị trường riêng, vì vậy họ có thể đóng vai trò quan
trọng trong hệ thông phân phối.
- Siêu thị bán lẻ:
Là loại hình bán hàng đến người tiêu dùng cuối cùng.
Người bán lẻ bao gồm các doanh nghiệp và cá nhân bán hàng hoá
trực tiếp cho người tiêu dùng cá nhân hoặc hộ gia đình. Các chức năng chủ
yếu của người bán lẻ là:
+ Tiếp xúc với khách hàng, phát hiện nhu cầu tiêu dùng, thu thập
thông tin thị trường và chuyển các thông tin này trở lại người sản xuất.
+ Thực hiện bán hàng, quảng cáo và trưng bày sản phẩm.
+ Phân chia và sắp xếp hàng hoá thành những khối lượng phù hợp
với người mua.
6
Trần Đức Toàn Lớp: Thương mại 47B
7
Đề án kinh tế thương mại
+ Dự trữ hàng hoá sẵn sàng cung cấp cho người tiêu dùng.
+ Cung cấp dịch vụ cho khách hàng.
Những người bán lẻ có thể được phân chia thành nhiều loại theo
nhiều tiêu thức khác nhau. Ví dụ: theo mặt hàng mà người bán lẻ bán,
người ta chia ra thành cửa hàng chuyên doanh, cửa hàng bách hoá, siêu thị,
cửa hàng tiện dụng…Cửa hàng chuyên doanh bán những dòng sản phẩm
hẹp và chuyên sâu. Cửa hàng bách hoá bày bán nhiều mặt hàng khác nhau,
mỗi mặt hàng là một quầy riêng. Và siêu thị là trung tâm bán lẻ lớn chi phí
thấp, tự phục vụ, giá thấp, doanh số bán cao. Cửa hàng tiện dụng là những
cửa hàng bán lẻ nhỏ, bán một số mặt hàng phục vụ nhu cầu thường xuyên
của người tiêu dùng.
Các đối tượng bán lẻ khác nhau có quy mô, phương thức kinh doanh
và sức mạnh chi phối thị trường khác nhau, tất nhiên họ cũng có khả năng
điều khiển hệ thống phân phối khác nhau.
* Phân loại theo hàng hoá kinh doanh
Phân theo tiêu thức hàng hoá kinh doanh trong siêu thị, có thể chia ra
các loại siêu thị sau:
- Siêu thị tổng hợp:
Siêu thị tổng hợp là siêu thị bán nhiều loại hàng hoá cho mọi loại
khách hàng. Hiện nay siêu thị tổng hợp đang ngày càng phát triển có những
siêu thị từ vài ngàn đến vài chục ngàn loại hàng hoá được bày bán trong
siêu thị. Những siêu thị này cung cấp một chuỗi hoàn chỉnh những mặt
hàng thực phẩm, phi thực phẩm đáp ứng mọi nhu cầu và cho phép mua đủ
loại hàng hoá đến mọi điểm dừng.
- Siêu thị chuyên doanh:
Siêu thị chuyên doanh là siêu thị bán một hay một số loại hàng hoá
của một ngành nào đó. Một số loại siêu thị chuyên doanh (như siêu thị thực
phẩm, siêu thị rượu, siêu thị trái cây, siêu thị sách, siêu thị giày, siêu thị
7
Trần Đức Toàn Lớp: Thương mại 47B
8
Đề án kinh tế thương mại
máy tính, siêu thị địa ốc, siêu thị vật liệu xây dựng, siêu thị điện thoại di
động…). Siêu thị chuyên doanh cung cấp các loại hàng hoá có tính chuyên
sâu cao có tính đặc thù của ngành hàng mà không một ngành hàng nào có
thể cung cấp.
1.1.3. Vai trò của siêu thị
Các siêu thị tổng hợp và chuyên doanh giải quyết được rất nhiều mâu
thuẫn giữa sản xuất và tiêu dùng hàng hoá:
Trong khi người tiêu dùng có nhu cầu về nhiều loại hàng hoá với khối
lượng nhỏ nhưng người sản xuất để đảm bảo lợi nhuận phải sản xuất một
hoặc một số hàng hoá với khối lượng lớn, để đạt hiệu quả sản xuất. Tuy
nhiên, sản xuất khối lượng lớn không thể cung ứng trực tiếp cho nhiều
người tiêu dùng, do đó hệ thống siêu thị giải quyết tốt sự khác biệt giữa sản
xuất quy mô lớn và tiêu dùng đa dạng khối lượng nhỏ. Bằng cách mua từ
nhiều nhà sản xuất khác nhau cung cấp cho nhiều người tiêu dùng tại một
địa điểm.
Trong nền kinh tế có sự khác biệt về không gian giữa sản xuất và tiêu
dùng. Do nhiều người sản xuất tại nhiều địa điểm khác nhau nhiều người
tiêu dùng ở nhiều nơi khác nhau. Siêu thị giúp giải quyết vấn đề này trong
quá trình phân phối hàng hoá. Siêu thị mua hàng hoá của ngưới sản xuất về
một địa điểm để bán lại cho người tiêu dùng với giá thấp nhất trong hệ thống
phân phối.
Siêu thị còn giúp giải quyết sự khác biệt về không gian giữa sản xuất
và thời gian tiêu dùng không trùng khớp, có thể sản xuất có tính thời vụ
còn tiêu dùng quanh năm hoặc ngược lại. Vì sản xuất thường không xảy ra
cùng thời gian với nhu cầu tiêu dùng sản phẩm nên phải dự trữ hàng hoá.
Sự ăn khớp về thời gian giữa sản xuất và tiêu dùng được các siêu thị giải
quyết một phần sự khác biệt này.
Mặt khác, quá trình phân phối hàng hoá các siêu thị nắm bắt được nhu
cầu thực tế của thị trường cả về sản phẩm, thời gian và không gian nên có
8
Trần Đức Toàn Lớp: Thương mại 47B
9
Đề án kinh tế thương mại
thể chuyển tải những thông tin cần thiết về nhu cầu thị trường cho những
người sản xuất và cung ứng hàng hoá, vì thế tạo lập cầu nối để dẫn dắt
người sản xuất định hướng vào nhu cầu thị trường, giảm thiểu các tầng, nấc
trung gian trong hệ thống phân phối, do đó sẽ có mức giá bán lẻ thấp nhất
trong mạng lưới bán lẻ hàng hoá thông thường.
Cách thức tổ chức các quá trình phân phối sản phẩm của siêu thị sẽ
giải quyết các mâu thuẫn cố hữu của nền kinh tế. Các chức năng chính của
siêu thị là mua và bán, vận chuyển, lưu kho, tiêu chuẩn hoá và phân loại, tài
chính, chịu rủi ro, thông tin thị trường.
Siêu thị còn đóng vai trò chức năng tài chính cung cấp tiền mặt và tín
dụng cần thiết cho hoạt sản xuất hàng hoá: Ví dụ: Siêu thị Metro đã cung
cấp tài chính cho các hộ nông dân sản xuất rau sau đó mua lại rau để bán
trong siêu thị.
Siêu thị còn đóng vai trò như là người chia sẻ rủi ro với các nhà sản
xuất. Nếu như trước kia các nhà sản tự phân phối hàng hoá và tự gánh chịu
rủi ro đối với hàng hoá của mình thì hiện nay một số siêu thị đã bắt đầu tự
kinh doanh rủi ro. Họ thường mua đứt hàng hoá của các doanh nghiệp (với
giá thấp) sau đó tự chịu trách nhiệm về bảo hành, vận chuyển hàng hoá đối
với khách hàng nhằm thu được lợi nhuận cao hơn.
Siêu thị còn có vai trò cung cấp thông tin thị trường, do bán hàng trực
tiếp cho khách hàng nên các siêu thị là người hiểu rõ nhất nhu cầu của
khách hàng, những thay đổi về thị hiếu của khách hàng để từ đó cung cấp
thông tin phản hồi đối với các nhà sản xuất, tác động tới sản xuất để các
nhà sản xuất có thể tạo ra các sản phẩm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách
hàng.
Ngoài ra siêu thị còn giữ một số vai trò khác như: hoàn thiện thêm sản
phẩm, có thể là bao gói, gắn nhãn mác hoặc đóng hộp. Một số siêu thị còn
thực hiện một số công đoạn chế biến một phần đặc biệt là đối với hàng thực
9
Trần Đức Toàn Lớp: Thương mại 47B
10
Đề án kinh tế thương mại
phẩm. Ngoài ra siêu thị còn giữ vai trò tạo dựng và duy trì mối liên hệ với
những người mua tiềm năng.
1.1.4. Đặc điểm của siêu thị
Siêu thị là một dạng của cửa hàng bán lẻ hàng hóa: hoạt động kinh
doanh của siêu thị được tổ chức dưới hình thức cửa hàng có trang thiết bị
và cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại. Siêu thị thực hiện chức năng bán lẻ trực
tiếp hàng hóa cho người tiêu dùng cuối cùng để họ sử dụng chứ không phải
để bán lại.
Phương thức bán hàng: tự phục vụ là phương thức bán hàng mà siêu
thị áp dụng. Khách hàng có quyền tự do đi lại trong cửa hàng, tự do tiếp
xúc, xem xét, ngắm nghía, so sánh, chọn lựa sau đó tự đưa hàng đã chọn
đến quầy thu ngân để thanh toán. Đó chính là tính tự phục vụ hoàn toàn.
Điều này tạo ra tính kinh tế cho hoạt động siêu thị vì nó có mức giá thấp
hơn và hấp dẫn, khêu gợi, kích thích nhu cầu mua sắm của khách hàng.
Hàng hóa bán tại siêu thị: siêu thị thường có danh mục hàng bày bán
rất đa dạng, phong phú bao gồm cả hàng thực phẩm và phi thực phẩm.
Hàng hóa ở siêu thị thường là các đơn vị sản phẩm lẻ, hoàn chỉnh, phục vụ
trực tiếp cho tiêu dùng cá nhân được bày bán trên kệ theo từng loại và niêm
yết giá công khai, dễ dàng để khách hàng dễ quan sát, chọn lựa và toàn
quyền quyết định mua sản phẩm họ ưng ý nhất.
Siêu thị thể hiện sự sáng tạo trong nghệ thuật trưng bày hàng hóa:
ngoài việc tạo ra phương thức bán hàng tự phục vụ, siêu thị còn thể hiện
được nghệ thuật trưng bày hàng hóa nhằm tối đa hiệu quả không gian bán
hàng. Điều này cũng có nghĩa hàng hóa trong siêu thị phải có khả năng tự
quảng cáo và lôi cuốn người mua.
Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ bán hàng: cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ
tầng, trang thiết bị kỹ thuật cấu thành một siêu thị như nhà cửa, kho hàng,
10
Trần Đức Toàn Lớp: Thương mại 47B
11
Đề án kinh tế thương mại
thiết bị vật dụng cần thiết…tương đối hiện đại nhằm đảm bảo sự tiện nghi
phục vụ tốt, tạo thoải mái cho khách hàng khi đi mua sắm. Điều này giúp
tăng khả năng cạnh tranh với các siêu thị khác và với loai hình bán lẻ khác.
Doanh số hàng hóa bán ra: do phải đầu tư nhiều vào các thiết bị và chi
phí khấu hao tài sản cố định cao nên siêu thị đòi hỏi mức doanh số cao hơn
rất nhiều so với các cửa hàng thông thường, mặt khác giá bán cũng phải
khống chế ở mức có khả năng hấp dẫn khách hàng, vì vậy siêu thị phải
được hoạch định ở tầm hoạt động rộng lớn.
Quy mô của siêu thị tương đối lớn: siêu thị có quy mô tương đối lớn vì
hình thức kinh doanh này lấy quan điểm khách hàng tự phục vụ và chi phí
thấp, lợi nhuận thấp làm cơ sở hoạt động. Do đó để đảm bảo tính kinh tế
đòi hỏi siêu thị phải có quy mô hợp lý mới có thể tiêu thụ được khối lượng
hàng hóa lớn đủ để bù đắp chi phí kinh doanh và có lãi.
1.2. Cấu trúc cơ bản về tổ chức và hoạt động siêu thị
1.2.1. Tiêu chuẩn siêu thị
Trong Quy chế siêu thị, trung tâm thương mại của Bộ Thương mại
siêu thị được phân chia thành 3 hạng: Hạng I, hạng II và hạng III.
- Siêu thị hạng I:
- Áp dụng đối với siêu thị kinh doanh tổng hợp:
+ Có diện tích kinh doanh từ 5.000 m
2
trở lên
+ Có danh mục hàng hoá kinh doanh từ 20.000 tên hàng trở lên
+ Công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có tính thẩm mỹ
cao, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, đảm bảo các
yêu cầu phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an toàn và thuận tiện
cho mọi đối tượng khách hàng; có bố trí nơi trông giữ xe và khu vệ sinh
cho khách hàng phù hợp với quy mô kinh doanh của Siêu thị;
+ Có hệ thống kho và các thiết bị kỹ thuật bảo quản, sơ chế, đóng
gói, bán hàng, thanh toán và quản lý kinh doanh tiên tiến, hiện đại;
11
Trần Đức Toàn Lớp: Thương mại 47B
12
Đề án kinh tế thương mại
+ Tổ chức, bố trí hàng hóa theo ngành hàng, nhóm hàng một cách
văn minh, khoa học để phục vụ khách hàng lựa chọn, mua sắm, thanh toán
thuận tiện, nhanh chóng; có nơi bảo quản hành lý cá nhân; có các dịch vụ
ăn uống, giải trí, phục vụ người khuyết tật, phục vụ trẻ em, giao hàng tận
nhà, bán hàng qua mạng, qua bưu điện, điện thoại.
Áp dụng đối với Siêu thị chuyên doanh: tiêu chuẩn là từ 1.000 m
2
trở lên; tiêu chuẩn là từ 2.000 tên hàng trở lên; các tiêu chuẩn khác như
Siêu thị kinh doanh tổng hợp.
- Siêu thị hạng II:
Áp dụng đối với Siêu thị kinh doanh tổng hợp:
+ Có diện tích kinh doanh từ 2.000 m
2
trở lên
+ Có Danh mục hàng hóa kinh doanh từ 10.000 tên hàng trở lên
+ Công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có tính thẩm mỹ,
có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật hiện đại đảm bảo các yêu cầu phòng
cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an toàn và thuận tiện cho khách hàng;
có bố trí nơi trông giữ xe và khu vệ sinh cho khách hàng phù hợp với quy
mô kinh doanh của Siêu thị;
+ Có kho và các thiết bị kỹ thuật bảo quản, đóng gói, bán hàng,
thanh toán và quản lý kinh doanh hiện đại;
+ Tổ chức, bố trí hàng hóa theo ngành hàng, nhóm hàng một cách
văn minh, khoa học để phục vụ khách hàng lựa chọn, mua sắm, thanh toán
thuận tiện, nhanh chóng; có nơi bảo quản hành lý cá nhân; có các dịch vụ
ăn uống, giải trí, phục vụ người khuyết tật, phục vụ trẻ em, giao hàng tận
nhà, bán hàng qua bưu điện, điện thoại.
Áp dụng đối với Siêu thị chuyên doanh: tiêu chuẩn là từ 500 m
2
trở
lên; tiêu chuẩn là từ 1.000 tên hàng trở lên; các tiêu chuẩn khác như Siêu
thị kinh doanh tổng hợp.
- Siêu thị hạng III:
12
Trần Đức Toàn Lớp: Thương mại 47B
13
Đề án kinh tế thương mại
Áp dụng đối với Siêu thị kinh doanh tổng hợp:
+ Có diện tích kinh doanh từ 500 m
2
trở lên
+ Có Danh mục hàng hóa kinh doanh từ 4.000 tên hàng trở lên
+ Công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có thiết kế và
trang thiết bị kỹ thuật đảm bảo các yêu cầu phòng cháy chữa cháy, vệ sinh
môi trường, an toàn, thuận tiện cho khách hàng; có bố trí nơi trông giữ xe
và khu vệ sinh cho khách hàng phù hợp với quy mô kinh doanh của Siêu
thị;
+ Có kho và các thiết bị kỹ thuật bảo quản, đóng gói, bán hàng,
thanh toán và quản lý kinh doanh hiện đại;
+ Tổ chức, bố trí hàng hóa theo ngành hàng, nhóm hàng một cách
văn minh, khoa học để phục vụ khách hàng lựa chọn, mua sắm, thanh toán
thuận tiện, nhanh chóng; có nơi bảo quản hành lý cá nhân, có các dịch vụ
phục vụ người khuyết tật, giao hàng tận nhà.
Áp dụng đối với Siêu thị chuyên doanh: tiêu chuẩn là từ 250 m
2
trở
lên; tiêu chuẩn là từ 500 tên hàng trở lên; các tiêu chuẩn khác như Siêu thị
kinh doanh tổng hợp.
1.2.2. Cấu trúc cơ bản về tổ chức hoạt động siêu thị
Siêu thị độc lập: đây là dạng siêu thị có quy mô nhỏ và vừa, thuộc
quyền sở hữu của một gia đình hay công ty nhỏ. Số lượng nhân viên, hàng
hóa ở mức trung bình hoặc thấp. Cấu trúc tổ chức tổng quát thích hợp theo
dạng chức năng.
Siêu thị mắt xích: được điều hành bởi các công ty, tập đoàn lớn, hoạt
động trên địa bàn rộng. Cấu trúc tổ chức thích hợp theo dạng ma trận, cho
phép siêu thị tận dụng các lợi thế về vốn và nguồn nhân lực.
*Hoạt động của các bộ phận chức năng
13
Trần Đức Toàn Lớp: Thương mại 47B
14
Đề án kinh tế thương mại
Bộ phận khách hàng: bộ phận này có hoạt động chủ yếu là mua đúng
hàng để đáp ứng các nhu cầu của khách hàng, đảm bảo đúng về số lượng,
chất lượng quy cách mẫu mã, chủng loại của hàng hóa.
Bộ phận hoạt động: có nhiệm vụ quản lý, trưng bày hàng hóa và bán
hàng, thực hiện các dịch vụ khác.
Bộ phận Marketing: nhiệm vụ chính là nghiên cứu thị trường, đề ra các
chiến lược Marketing và có biện pháp thực hiện hiệu quả.
Hệ thống thông tin quản lý của siêu thị: thông tin về số lượng hàng
hóa, số lượng giao dịch diễn ra.
1.2.3. Mối quan hệ siêu thị với các loại hình bán lẻ khác
1.2.3.1. Siêu thị với các loại hình bán lẻ hỗ trợ
Loại hình bán lẻ hỗ trợ hay còn gọi là “đối thủ cạnh tranh tốt” của siêu
thị là loại hình bán lẻ hoạt động trên những phân khúc thị trường khác, với
mục đích và phương thức hoạt động khác, không xâm phạm vào thị trường
của siêu thị. Siêu thị và các loại hình bán lẻ hỗ trợ có thể tồn tại bên cạnh
nhau, liên kết với nhau thành hệ thống. Như vậy, cần phân biệt khi xem xét
mối quan hệ giữa siêu thị với các hình thức tổ chức bán lẻ cũng như những
của hàng mắt xích. Cửa hàng mắt xích hay cửa hàng bán lả độc lập là cách
thức sở hữu, quản lý khác nhau của các doanh nghiệp. Siêu thị cũng có thể
là các thành viên của một hệ thống mắt xích hay tồn tại độc lập.
1.2.3.2. Siêu thị với các loại hình bán lẻ cạnh tranh trực tiếp
Có nhiều đối thủ cạnh tranh với siêu thị, nhưng xét về quy mô và mức
độ cạnh tranh thì nổi bật là loại hình bán lẻ ở chợ. Chợ là địa điểm tập
trung thường xuyên ( hàng ngày hay định kỳ ) nhiều người bán lẻ và người
mua để tiến hành trao đổi, mua bán hàng hóa. Hộ kinh doanh bán lẻ ở chợ
chỉ mượn địa điểm đẻ bán hàng, kinh doanh và tự hạch toán. Chợ là loại
hình bán lẻ truyền thống, hàng hóa rất phong phú, từ thực phẩm, vật dụng
gia dình, quần áo, công cụ đến các loại phụ tùng, đồ kim khí diện máy …
14
Trần Đức Toàn Lớp: Thương mại 47B

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét