Thứ Ba, 25 tháng 2, 2014

Một số vấn đề về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường

Trong mối quan hệ với loại thiệt hại thứ nhất, loại thiệt hại thứ hai luôn được
xem là thiệt hại gián tiếp (còn gọi là thiệt hại phái sinh hay thiệt hại thứ sinh) -
thiệt hại chỉ xảy ra khi đã có loại thiệt hại thứ nhất. Tuy nhiên, cần lưu ý là giữa
thiệt hại đối với môi trường tự nhiên và thiệt hại đối với tài sản, lợi ích hợp pháp
của tổ chức, cá nhân không phải luôn luôn và hoàn toàn tách biệt. Trong một số
trường hợp thiệt hại về môi trường tự nhiên tại một khu vực nhất định cũng đồng
thời là thiệt hại về tài sản, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tại khu vực đó. Ví
dụ, sự suy giảm nguồn lợi thủy sinh tại một vùng biển bị ô nhiễm cũng đồng thời là
sự giảm sút về thu nhập của ngư dân ở khu vực đó. Điều này dễ dẫn đến sự trùng
lặp khi xác định các loại thiệt hại cụ thể do ô nhiễm, suy thoái môi trường gây nên.
Xác định thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường là vấn đề không đơn giản ngay cả ở
những nước phát triển, nơi mà lý thuyết về lượng giá các nguồn tài nguyên thiên nhiên, các yếu tố
môi trường đã được định hình và củng cố. Theo các nghiên cứu chung của Chương trình môi
trường Liên Hợp quốc năm 2000(UNEP), các cách thức xác định thiệt hại môi trường hiện được
chia thành các nhóm sau: Một là, việc xác định giá trị tổn thất với môi trường được thực hiện bởi
tòa án hoặc các chuyên gia trong lĩnh vực môi trường. Hai là, xác định thiệt hại theo phương thức
quy ra một khoản tiền cố định. Ba là, giao cho các viên chức hành chính hoặc chính quyền địa
phương xác định thiệt hại. Bốn là, các phương thức đánh giá khác, điển hình là phương pháp Koch
(được sử dụng rộng rãi tại Cộng hòa liên bang Đức trong việc xác định những tổn thất được bồi
hoàn đối với cây cối bị hủy hoại).
Tại Việt Nam, cả từ phương diện lý luận và thực tiễn đều cho thấy sự mờ nhạt về mảng kiến
thức này. Hiện tại, chúng ta mới chỉ đúc rút được đôi chút kinh nghiệm từ thực tiễn tự phát giải
quyết các vụ kiện đòi bồi thường thiệt hại về sức khỏe, tài sản do ô nhiễm môi trường gây nên.
Việc xác định thiệt hại đối với môi trường tự nhiên trong một số lần sự cố tràn dầu vẫn phải nhờ
đến tư vấn, giúp đỡ của các chuyên gia quốc tế. Để Việt Nam có thể tự chủ trong việc xác định
được thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường gây nên, đặc biệt là thiệt hại đối với môi trường tự
nhiên, những nội dung sau đây cần phải được làm sáng tỏ trong các văn bản pháp luật hướng dẫn
việc xác định thiệt hại về môi trường: Một là, thành phần môi trường được xác định thiệt hại. Hai
là, mức độ thiệt hại được xác định. Ba là, các căn cứ để xác định mức độ thiệt hại. Bốn là, các căn
cứ để tính toán thiệt hại.
2. Bồi thường thiệt hại về ô nhiễm môi trường theo pháp luật hiện hành:
5
Cho đến nay, có khoảng vài chục văn bản pháp luật qui định về bảo vệ môi trường:
Luật Bảo vệ môi trường 2005 và các văn bản hướng dẫn(Nghị định số 80/2006/NĐ -CP
về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi
trường, Nghị định số 21/2008/NĐ-CP của chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về
việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi
trường), Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009(chương XVII, từ điều 182
đến điều 191a), Bộ luật Dân sự 2005 (Điều 624), Luật Tài nguyên nước 1998, chưa kể các đề
án bảo vệ môi trường.
Trong Bộ luật Dân sự 2005, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô
nhiễm môi trường đã được đề cập. Trước hết, đó là điều 624 với quy định: “Cá
nhân, pháp nhân và các chủ thể khác làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại, thì phải
bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp người gây ô
nhiễm môi trường không có lỗi”. Tại điều 263 cũng có quy định: “Khi sử dụng, bảo
quản, từ bỏ tài sản của mình, chủ sở hữu phải tuân theo các quy định của pháp luật
về bảo vệ môi trường, nếu làm ô nhiễm môi trường thì phải chấm dứt hành vi gây ô
nhiễm, thực hiện các biện pháp để khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại.”
Ngoài các căn cứ pháp lý nói trên, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô
nhiễm môi trường còn được quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác như Bộ
luật Hàng hải 2005, Luật Khoáng sản 1996, sửa đổi bổ sung năm 2005, Luật Tài
nguyên nước 1998… Đặc biệt, với việc dành riêng 5 điều cho các quy định về bồi
thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường (từ điều 131 đến điều 135, mục
2), Luật bảo vệ môi trường 2005 đã thể hiện một bước tiến đáng kể trong quá trình
thực hiện hóa việc truy cứu trách nhiệm dân sự đối với các chủ thể có hành vi làm
ô nhiễm môi trường.
Do quan hệ pháp luật trong lĩnh vực môi trường có thể phát sinh giữa các chủ
thể mà không cần đến các cơ sở pháp lý làm tiền đề (như quan hệ hợp đồng hay
quan hệ công vụ), nên bồi thường thiệt hại trong trường hợp vi phạm nghĩa vụ bảo
vệ môi trường là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Đây là loại
trách nhiệm phát sinh dưới sự tác động trực tiếp của các quy phạm pháp luật mà
6
không cần có sự thỏa thuận trước của các chủ thể. Sự trùng hợp về một số nội dung
có liên quan đến quyền và nghĩa vụ bảo vệ môi trường trong các thỏa thuận hay
cam kết không làm ảnh hưởng đến căn cứ áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại
về môi trường theo luật định. Ta có thể tiếp cận trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng trên các phương diện sau:
Thứ nhất, về chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi
trường:
Căn cứ vào khoản 5 điều 4 của Luật Bảo vệ môi trường 2005 và điều 624 Bộ
luật Dân sự 2005, ở mức độ chung nhất, chúng ta có thể hiểu chủ thể chịu trách
nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường là tổ chức, cá nhân.
Các tổ chức từ khi thành lập đã có năng lực pháp luật, có năng lực chịu trách
nhiệm bồi thường thiệt hại. Các tổ chức khi tham gia vào các quan hệ pháp luật
môi trường mà có hành vi làm ô nhiễm môi trường dẫn tới gây thiệt hại thì phải
chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại bằng tài sản của mình. Các tổ chức có thể là
pháp nhân (chẳng hạn, doanh nghiệp Nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn, công
ty cổ phần, hợp tác xã, các viện nghiên cứu…) hoặc tổ chức khác không phải là
pháp nhân (hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh…)
Đối với cá nhân, những người đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi đầy đủ
thì tự mình phải bồi thường thiệt hại. Trường hợp người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ
18 tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình, nếu không đủ tài
sản để bồi thường thì cha mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của họ.
Người dưới 15 tuổi gây thiệt hại mà còn cha mẹ thì cha mẹ phải bồi thường thiệt
hại toàn bộ. Nếu tài sản của cha mẹ không đủ để bồi thường mà con có tài sản
riêng thì lấy tài sản riêng đó để bồi thường phần còn thiếu cho người bị hại.
Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại mà
có cá nhân, tổ chức giám hộ thì cá nhân đó được dùng tài sản của người được giám
hộ để bồi thường. Nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản
để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình. Nhưng
nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì
không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.
7
Trong thực tế đời sống, các chủ thể gây ô nhiễm môi trường chủ yếu là các
doanh nghiệp. Trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình do không có thiết bị
xử lý chất thải, hoặc không tuân thủ các quy định khác về bảo vệ môi trường… các
cơ sở sản xuất, kinh doanh đã làm suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố
môi trường gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân khác. Như vậy, chủ thể “tiềm tàng”
chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trước hết là các cơ sở kinh doanh, các doanh
nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
Thứ hai, nhiều người cùng gây thiệt hại cũng là tình trạng khá phổ biến trong
lĩnh vực môi trường. Luật bảo vệ môi trường 2005 quy định trong trường hợp có
nhiều tổ chức, cá nhân cùng gây ô nhiễm môi trường thì cơ quan quản lý nhà nước
về bảo vệ môi trường có trách nhiệm phối hợp với các bên liên quan để làm rõ
trách nhiệm của từng đối tượng trong việc khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi
trường. Tuy nhiên, trên thực tế không dễ dàng xác định chính xác mức độ gây hại
đến môi trường của từng đối tượng. Bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau là
giải pháp đã được pháp luật dân sự tính đến trong trường hợp này. Tuy nhiên, để
đảm bảo sự công bằng trong áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi
trường, có lẽ nếu người gây thiệt hại chứng minh được mức độ mà mình gây thiệt
hại đối với môi trường là không đáng kể thì họ chỉ phải bồi thường thiệt hại theo
phần tương ứng với mức độ gây hại đó. Nghĩa vụ chứng minh thuộc về đối tượng
gây thiệt hại sẽ giúp các tổ chức, cá nhân nâng cao hơn trách nhiệm bảo vệ môi
trường cũng như nâng cao năng lực tự bảo vệ mình trong lĩnh vực này. Ngoài ra,
cũng cần tính đến tình huống không áp dụng được trách nhiệm bồi thường thiệt hại
cho các đối tượng chỉ vì đơn giản thiệt hại môi trường là kết quả của hiện tượng
tích tụ và cộng dồn các ảnh hưởng tới môi trường, trong khi từng đối tượng lại tác
động không quá mức giới hạn tới môi trường.
Thứ ba là điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô mhiễm
môi trường.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường thuộc loại trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Môi trường có thể bị xâm hại từ 2
nhóm nguyên nhân: Một là, các nguyên nhân khách quan tác động đến môi trường
8
không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người, như bão, lũ lụt, động đất,
hạn hán Những trường hợp này không làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt
hại về môi trường đối với bất cứ tổ chức, cá nhân nào. Hai là, các yếu tố chủ quan
do hoạt động của con người gây ra từ việc khai thác, sử dụng các yếu tố môi
trường hay từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác. Đối với những
trường hợp này, trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường phát sinh khi có đủ
các dấu hiệu cấu thành trách nhiệm pháp lý dân sự. Theo pháp luật dân sự, trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, trong đó có trách nhiệm bồi thường
thiệt hại do ô nhiễm môi trường phát sinh khi có các điều kiện sau đây:
- Có thiệt hại xảy ra
Đây là điều kiện mang tính chất tiền đề của trách nhiệm bồi thường thiệt hại,
bởi mục đích của việc áp dụng trách nhhiệm này là khôi phục tình trạng tài sản,
sức khoẻ… cho người bị thiệt hại. Thiệt hại thường là tổn thất thực tế được tính
thành tiền do việc xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, tài sản của cá nhân, tổ chức.
Các thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây nên có thể bao gồm những thiệt hại sau
đây: Thiệt hại do tài sản, sức khỏe bị xâm phạm hay do tính mạng bị xâm hại.
Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm có thể là: tài sản bị huỷ hoại hoặc bị hư hỏng,
thiệt hại gắn liền với việc thu hẹp hoặc mất những lợi ích gắn liền với việc không
sử dụng, không khai thác hoặc bị hạn chế trong việc sử dụng, khai thác công dụng
của tài sản; những chi phí để ngăn chặn và khắc phục thiệt hại. Ví dụ: một công ty
xả nước thải chưa được xử lý làm cho ruộng lúa, hoa màu của các hộ gia đình bị
hại nên năng suất bị giảm đáng kể, hoặc do dầu tràn làm cho các ao hồ bị nhiễm
độc, nguồn tài nguyên thuỷ sản như tôm, cá bị chết rất nhiều, hoặc khi nguồn nước
và không khí bị ô nhiễm, đồng cỏ bị nhiễm độc do các chất thải của các cơ sở công
nghiệp làm cho các gia súc, gia cầm bị ốm, bị chết gây thiệt hại cho nhân dân, các
khu du lịch do bị ô nhiễm mà phải đóng cửa dẫn đến bị thất thu và nguồn lợi nhuận
bị suy giảm…
Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm chi phí hợp lý cho việc cứu
chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút ; thu nhập
9
thực tế của người bị thiệt hại và người chăm sóc người bị thiệt hại bị mất , bị giảm
sút… Thí dụ: khi môi trường sống bị ô nhiễm ( ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí,
ô nhiễm đất…) sức khoẻ con người bị giảm sút, bị mắc các bệnh về đường hô hấp,
đường tiêu hoá… Những người mắc bệnh phải bỏ ra một khoản tiền chi cho việc
khám bệnh, chữa bệnh đồng thời thu nhập của họ bị giảm sút do không tham gia
lao động…
Thiệt hại do tính mạng bị xâm hại bao gồm chi phí cứu chữa, bồi dưỡng,
chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết; chi phí mai táng; tiền cấp dưỡng cho
những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng. Thiệt hại do tính mạng
bị xâm hại có thể xảy ra khi có các sự cố môi trường như tràn dầu, nổ xăng dầu,
cháy rừng…
- Hành vi gây thiệt hại là hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường
Những hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường rất đa dạng phong phú.
Có thể liệt kê ra ở đây một số loại hành vi tương đối phổ biến:
+, Những hành vi vi phạm điều cấm của Luật Bảo vệ môi trường 2005. Điều
7 Luật Bảo vệ môi trường 2005 nghiêm cấm một số hành vi: Phá hoại, khai thác
trái phép rừng, các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác; khai thác, đánh bắt các
nguồn tài nguyên sinh vật bằng phương tiện, công cụ, phương pháp huỷ diệt,
không đúng thời vụ và sản lượng theo quy định của pháp luật; khai thác, kinh
doanh, tiêu thụ, sử dụng các loài thực vật, động vật hoang dã quý hiếm thuộc danh
mục cấm do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; chôn lấp chất độc, chất
phóng xạ, chất thải và chất nguy hại khác không đúng nơi quy định và quy trình kỹ
thuật về bảo vệ môi trường; thải chất thải chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn môi
trường; các chất độc, chất phóng xạ và chất nguy hại khác vào đất, nguồn nước;
thải khói, bụi, khí có chất hoặc mùi độc hại vào không khí; phát tán bức xạ, phóng
xạ, các chất ion hoá vượt quá tiêu chuẩn môi trường cho phép; gây tiếng ồn, độ
rung vượt quá tiêu chuẩn cho phép; nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện
không đạt tiêu chuẩn môi trường; nhập khẩu, quá cảnh chất thải dưới mọi hình
thức; nhập khẩu, quá cảnh động vật, thực vật chưa qua kiểm dịch; vi sinh vật ngoài
10
danh mục cho phép; sản xuất, kinh doanh sản phẩm gây nguy hại cho con người,
sinh vật và hệ sinh thái; sản xuất, sử dụng nguyên liệu, vật liệu xây dựng chứa yếu
tố độc hại vượt quá tiêu chuẩn cho phép; xâm hại di sản thiên nhiên, khu bảo tồn
thiên nhiên; xâm hại công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động bảo vệ
môi trường; hoạt động trái phép, sinh sống ở khu vực được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền xác định là khu vực cấm do mức độ đặc biệt nguy hiểm về môi trường
đối với sức khỏe và tính mạng con người; che giấu hành vi huỷ hoại môi trường,
cản trở hoạt động bảo vệ môi trường, làm sai lệch thông tin dẫn đến gây hậu quả
xấu đối với môi trường; các hành vi bị nghiêm cấm khác về bảo vệ môi trường
theo quy định của pháp luật.
+, Vi phạm các quy định về đánh giá tác động môi trường hoặc các yêu cầu
ghi tại phiếu thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.
+, Vi phạm các quy định về bảo về nguồn tài nguyên thiên nhiên như các quy
định về bảo vệ rừng, khai thác, kinh doanh động vật, thực vật quý hiếm; bảo vệ
nguồn đất, bảo vệ đất; vi phạm các quy định về đa dạng sinh học và bảo tồn thiên
nhiên…
+, Vi phạm các quy định về vệ sinh công cộng như quy định về vận chuyển và
xử lý chất thải, rác thải; quy định về tiếng ồn, độ rung…
+, Vi phạm các quy định về bảo quản và sử dụng các chất dễ gây ô nhiễm; vi
phạm các quy định về phòng, chống sự cố môi trường trường trong tìm kiếm, thăm
dò, khai thác vận chuyển dầu khí; trong thăm dò, khai thác hầm mỏ…
- Yếu tố lỗi của chủ thể gây thiệt hại
Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành
vi làm ô nhiễm chỉ được loại trừ trong trường hợp người bị hại có lỗi. Điều này có
nghĩa là trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường nếu
người bị thiệt hại không có lỗi thì trách nhiệm bồi thường luôn luôn đặt ra đối với
người làm ô nhiễm môi trường. Thậm chí, trong một số trường hợp cụ thể trách
nhiệm bồi thường thiệt hại không được loại trừ ngay cả khi người gây ô nhiễm môi
trường không có lỗi.
11
- Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi
trường
Thiệt hại thực tế xảy ra là kết quả của hành vi vi phạm pháp luật. Nói một
cách khác, hành vi vi phạm pháp luật là nguyên nhân của thiệt hại xảy ra. Trong
quá trình xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường cần
làm sáng tỏ mối quan hệ này.
Thứ tư, là một loại trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng, trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường có một số điểm khác với trách nhiệm
phát sinh từ nghĩa vụ hợp đồng như sau:
- Cơ sở của trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực môi trường là các
quy định của pháp luật về hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật của chủ thể,
không cần có sự thoả thuận trước của các bên.
- Trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường việc thực
hiện bồi thường thiệt hại sẽ làm chấm dứt nghĩa vụ còn trong nghĩa vụ hợp đồng
thì việc bồi thường thiệt hại không làm cho người có nghĩa vụ được giải phóng
khỏi trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ một cách thực tế như giao vật, thực hiện công
việc…
- Trách nhiệm dân sự trong lĩnh vực môi trường chỉ có trách nhiệm bồi
thường thiệt hại chứ không có hình thức phạt vi phạm.
- Trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường có
trường hợp không có lỗi vẫn phải chụi trách nhiệm, nếu pháp luật có quy định.
Thứ năm là tiêu chí xác định ô nhiễm và phương pháp xác định thiệt hại để
tính mức bồi thường.
Tiêu chí xác định ô nhiễm là các tiêu chuẩn môi trường và tiêu chuẩn chất thải
mà dựa vào các tiêu chuẩn đó có thể xác định mức độ ô nhiễm, là mức độ vi phạm
các tiêu chuẩn đó, là mức độ ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, đến sinh vật, đến
các giá trị thẩm mỹ và thời gian ảnh hưởng. Tiêu chí xác định ô nhiễm được chia
làm 4 mức: nhẹ, trung bình, nặng và rất nặng.
Sự xác định thiệt hại để tính mức bồi thường được quy định từ điều 131 đến
điều 134 Luật bảo vệ môi trường 2005:
“Điều 131. Xác định thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường
12
1. Sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường gồm các mức độ sau
đây:
a) Có suy giảm;
b) Suy giảm nghiêm trọng;
c) Suy giảm đặc biệt nghiêm trọng.
2. Việc xác định phạm vi, giới hạn môi trường bị suy giảm chức năng, tính hữu
ích gồm có:
a) Xác định giới hạn, diện tích của khu vực, vùng lõi bị suy giảm nghiêm trọng
và đặc biệt nghiêm trọng;
b) Xác định giới hạn, diện tích vùng đệm trực tiếp bị suy giảm;
c) Xác định giới hạn, diện tích các vùng khác bị ảnh hưởng từ vùng lõi và vùng
đệm.
3. Việc xác định các thành phần môi trường bị suy giảm gồm có:
a) Xác định số lượng thành phần môi trường bị suy giảm, loại hình hệ sinh
thái, giống loài bị thiệt hại;
b) Mức độ thiệt hại của từng thành phần môi trường, hệ sinh thái, giống loài.
4. Việc tính toán chi phí thiệt hại về môi trường được quy định như sau:
a) Tính toán chi phí thiệt hại trước mắt và lâu dài do sự suy giảm chức năng,
tính hữu ích của các thành phần môi trường;
b) Tính toán chi phí xử lý, cải tạo, phục hồi môi trường;
c) Tính toán chi phí giảm thiểu hoặc triệt tiêu nguồn gây thiệt hại;
d) Thăm dò ý kiến các đối tượng liên quan;
đ) Tuỳ điều kiện cụ thể có thể áp dụng một trong những biện pháp quy định tại
các điểm a, b, c và d khoản này để tính toán chi phí thiệt hại về môi trường, làm căn
cứ để bồi thường và giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường.
5. Việc xác định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường
được tiến hành độc lập hoặc có sự phối hợp giữa bên gây thiệt hại và bên bị thiệt
hại.
Trường hợp mỗi bên hoặc các bên có yêu cầu thì cơ quan chuyên môn về bảo
vệ môi trường có trách nhiệm tham gia hướng dẫn cách tính toán, xác định thiệt hại
hoặc chứng kiến việc xác định thiệt hại.
6. Việc xác định thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng của con người, tài sản và lợi
ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do gây ô nhiễm, suy thoái môi trường được thực
hiện theo quy định của pháp luật.
7. Chính phủ hướng dẫn việc xác định thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi
trường.
13
Điều 132. Giám định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi
trường
1. Giám định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường
được thực hiện theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc cơ quan giải
quyết việc bồi thường thiệt hại về môi trường.
2. Căn cứ giám định thiệt hại là hồ sơ đòi bồi thường thiệt hại, các thông tin,
số liệu, chứng cứ và các căn cứ khác liên quan đến bồi thường thiệt hại và đối
tượng gây thiệt hại.
3. Việc lựa chọn cơ quan giám định thiệt hại phải được sự đồng thuận của bên
đòi bồi thường và bên phải bồi thường; trường hợp các bên không thống nhất thì
việc chọn tổ chức giám định thiệt hại do cơ quan được giao trách nhiệm giải quyết
việc bồi thường thiệt hại quyết định.
Điều 133. Giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường
Việc giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường được quy định như sau:
1. Tự thoả thuận của các bên;
2. Yêu cầu trọng tài giải quyết;
3. Khởi kiện tại Toà án.
Điều 134. Bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường
1. Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm thực hiện
hoạt động bảo hiểm đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường.
2. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường.
3. Tổ chức, cá nhân có hoạt động tiềm ẩn nguy cơ gây thiệt hại lớn cho môi
trường thì phải mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường.”
Định giá thiệt hại là công việc rất phức tạp. Trong nhiều trường hợp các đánh
giá về sự thiệt hại chỉ mang tính tương đối. Chúng được coi như các chuẩn mực sơ
bộ và thường là những đánh giá thấp so với các thiệt hại thực tế (vì ta không thể
nào lường hết được tất cả các thiệt hại). Trong việc định giá thiệt hại cách phân
loại mức độ ô nhiễm đóng vai trò quan trọng, nó giúp ta định hướng và ước tính
gần với thực tiễn hơn.
Thứ sáu, trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường có mối quan hệ nhất
định với trách nhiệm khắc phục tình trạng môi trường bị ô nhiễm. Thông thường,
trong các quan hệ pháp lý khác có liên quan đến bồi thường thiệt hại, người gây
14

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét