Thứ Bảy, 22 tháng 2, 2014

giấy phép và điều kiện kinh doanh ở Việt Nam

Sau gần hai thập kỉ cải cách, hệ thống giấy phép, điều kiện kinh doanh hiện hành ở
Việt Nam đã được thay đổi đáng kể nhằm bảo hộ một cách có hiệu quả hơn quyền tự
do kinh doanh của người dân. Mặc dù vậy, muốn đạt được chỉ tiêu nửa triệu doanh
nghiệp vào năm 2010 và trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020 trong bối
cảnh cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt, Việt Nam phải tiếp tục cải thiện môi
trường kinh doanh theo hướng minh bạch, dễ tiên liệu và đáng tin cậy hơn nữa đối với
doanh nhân.
Báo cáo dưới đây góp phần nhận diện các giấy phép và điều kiện kinh doanh hiện
hành, từng bước đánh giá những bất cập của hệ thống giấy phép kinh doanh trước yêu
cầu cải cách quy chế hành chính. Hơn 300 loại giấy phép thống kê được chỉ là một sự
minh họa cho vô số loại giấy phép đã và đang xuất hiện ngày càng nhiều. Chúng được
ban hành bởi nhiều cơ quan nhà nước, lí do và các tiêu chí cấp phép đôi khi còn chưa
rõ ràng. Trong khi đó, các thiết chế giám sát quy phạm lại chưa đủ mạnh. Tố quyền
của người dân yêu cầu hủy bỏ các quy chế hành chính vi hiến, vi pháp hoặc xâm phạm
quyền tự do kinh doanh của họ một cách bất hợp lí chưa được thực hiện có hiệu quả.
Những điều đó góp phần làm xấu đi môi trường đầu tư, kinh doanh, tăng chi phí cho
doanh nghiệp và tạo cơ hội cho tham nhũng phát triển.
Sau khi chỉ rõ các bất cập của hệ thống giấy phép/điều kiện kinh doanh hiện hành,
báo cáo nghiên cứu các xung đột lợi ích và cơ chế xây dựng đồng thuận làm tiền đề
cho các kiến nghò cải cách. Báo cáo cho rằng việc tổng rà soát các giấy phép và điều
kiện kinh doanh hiện hành là một bước xúc tiến ban đầu thích hợp. Tiếp theo đó cần
tiến hành các biện pháp cụ thể nhằm thay đổi nhận thức và xây dựng các khung khổ
thể chế nhằm thẩm đònh lại các giấy phép và điều kiện kinh doanh hiện hành, hủy bỏ
chúng khi cần thiết cũng như giám sát việc ban hành các giấy phép kinh doanh mới.
5
Giấy phép và Điều kiện Kinh doanh ở Việt Nam: Thực trạng và Con đường Phía trước
IỚI THIỆU TÓM TẮT
G
1. Điều 57 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 sửa đổi ngày 25/12/ 2001.
2. Luật này sẽ được thay thế bằng Luật Doanh nghiệp 2005 được Quốc hội thông qua vào ngày 29
tháng 11 năm 2005 và chính thức có hiệu lực vào 1 tháng 7 năm 2006.
3. Bộ KHĐT-GTZ, Báo cáo của Chương trình Phát triển Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa, 03/2005 và Báo cáo
Phát triển Việt Nam 2006: Kinh doanh, 12/2005.
6
Giấy phép và Điều kiện Kinh doanh ở Việt Nam: Thực trạng và Con đường Phía trước
1.
Hai thập kỉ cải cách kinh tế ở Việt Nam, dưới một góc nhìn nhất đònh, là sự mở
rộng từng bước và gia tăng bảo hộ các quyền tự do tư hữu, tự do lập hội, tự do khế ước
và các quyền tự đònh đoạt khác của người dân. Minh đònh quyền tài sản, bảo đảm có
hiệu quả quyền tự do kinh doanh đã góp phần làm cho hàng triệu sáng kiến cá nhân
nảy nở, một khu vực kinh tế dân doanh đã hình thành và cạnh tranh gay gắt với khu vực
quốc doanh. Dựa trên ghi nhận của Hiến pháp năm 1992
1
, Luật Doanh nghiệp năm
1999 là một bước tiến quan trọng giúp thực thi quyền tự do kinh doanh đó. Bên cạnh
việc tạo ra những nhận thức mới trong xã hội liên quan đến giám sát quyền lực của các
cơ quan nhà nước và tư duy lại quyền tự đònh đoạt và tự chòu trách nhiệm của doanh
nhân trong đời sống kinh doanh, Luật Doanh nghiệp năm 1999
2
góp phần giảm đáng
kể các thủ tục hành chính trong đăng ký kinh doanh, mang lại một không khí đầu tư mới,
tạo ra diện mạo thay đổi đáng kể cho khu vực kinh tế tư nhân ở nước ta.
2.
Tuy nhiên, nhiều rào cản mới đã xuất hiện, đáng kể nhất là các quy chế hành
chính ràng buộc doanh nhân lệ thuộc vào những giấy phép và điều kiện kinh doanh
Cho đến cuối năm 2005, bên cạnh 3.200 doanh nghiệp nhà nước, Việt Nam đã
có khoảng 200.000 doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp, 3.000
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, 15.000 hợp tác xã, 24.000 tổ hợp tác
đơn giản, 2,9 triệu hộ kinh doanh dòch vụ và công nghiệp, 10 triệu hộ kinh doanh
nông nghiệp, trong đó có 13.000 hộ kinh tế trang trại. Đáng kể là, chỉ sau 06
năm thực hiện Luật doanh nghiệp năm 1999, 170.000 doanh nghiệp đã đăng kí
thành lập mới, lớn hơn gấp nhiều lần tổng số 39.600 doanh nghiệp đã được
đăng kí trong suốt 10 năm của thời kì trước đó (1990-1999)
3
.
I
NHU CẦU GIÁM SÁT GIẤY PHÉP VÀ ĐIỀU KIỆN KINH
DOANH Ở VIỆT NAM
Hộp 1: Số lượng doanh nghiệp ở Việt Nam
được cấp phát theo nhãn quan của nhân viên hành chính
4
. Trên thực tế, tuy thủ tục
cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh đã được rút ngắn đáng kể, song những thủ
tục hành chính khác như đăng kí con dấu, mã số thuế, mua hóa đơn, xin phép quảng
cáo, xin phép khuyến mại, xin kinh doanh ngành nghề có điều kiện vẫn còn rất phức
tạp
5
. Một phần đáng kể tiền bạc và thời gian của doanh nhân nước ta vẫn phải được
dành để tuân thủ các quy chế hành chính đôi khi phiền nhiễu đó. Bởi vậy phải tiếp tục
cởi trói thủ tục hành chính, bảo hộ quyền tự do kinh doanh cho người dân một cách
hiệu quả hơn nữa. Cũng như thế, giám sát quy chế hành chính, cởi trói cho doanh nhân
là một xu thế thời đại lớn, có thể quan sát thấy ở rất nhiều nước, nhất là các quốc gia
Đông Á đã chống chọi thành công với cuộc khủng hoảng tiền tệ cách đây ít năm.
Thường quốc gia càng nghèo thì quy chế hành chính càng phiền toái, khó kiểm soát
6
.
Nếu cải cách quy chế hành chính có thể giảm chi phí kinh doanh ước tính khoảng 3%
GDP với mức so sánh tương ứng một nước công nghiệp phát triển như Australia, điều
này có nghóa rằng hàng năm ở Việt Nam ít nhất sẽ có khoảng 1,2 tỷ USD vốn liếng
của người dân có thể được tăng thêm cho đầu tư (tương đương với tổng nguồn vốn
ODA hàng năm đầu tư vào Việt Nam).
3.
Thêm nữa, trong bối cảnh năng lực cạnh tranh của Việt Nam còn chưa cao so
với khu vực và quốc tế (xếp hạng 81/117 nền kinh tế toàn cầu, liên tục tụt 17 bậc năm
2004, và 04 bậc năm 2005 trong so sánh toàn cầu - tính tương đối, quy thành mẫu số
chung), hiệu quả và năng lực hành động của các cơ quan nhà nước ảnh hưởng trực
tiếp đến môi trường kinh doanh
7
. Mặc dù làn sóng đầu tư trực tiếp của nước ngoài dự
báo có thể gia tăng đáng kể trong những năm tới đây, song chất lượng, hiệu suất vốn
đầu tư và tính bền vững của tăng trưởng kinh tế chưa được cải thiện đáng kể
8
. Cũng
như tất cả các quốc gia khác, Việt Nam phải cải cách hành chính để tăng cường tính
7
Giấy phép và Điều kiện Kinh doanh ở Việt Nam: Thực trạng và Con đường Phía trước
4. Ví dụ mới nhất là Quy chế Kinh doanh Thép do Bộ Thương mại ban hành 09/2005, theo đó các doanh
nghiệp kinh doanh thép phải tổ chức tiêu thụ theo hình thức đại lí và chòu trách nhiệm cho giá bán sản
phẩm của các đại lí cho người tiêu dùng. Báo chí đã phản ánh nhiều phản ứng của Hiệp hội thép đối với
quy chế này, nhất là hạn chế một cách vô cớ quyền tự do tổ chức mạng lưới tiêu thụ.
5. CIEM-GTZ, [2005], Từ Ý tưởng Kinh doanh đến Hiện thực: Chặng đường Gian nan.
6. WB, 2005, Loại bỏ Cản ngại cho Quá trình Tăng trưởng: Báo cáo Kinh doanh năm 2005.
7. WEF, 2005, Chỉ số Cạnh tranh Toàn cầu.
8. Trần Đình Thiên, Có cần đổi mới về mục tiêu tăng trưởng, Tia sáng, 20/11/2005, tr. 12-14.
8
Giấy phép và Điều kiện Kinh doanh ở Việt Nam: Thực trạng và Con đường Phía trước
cạnh tranh của nền kinh tế. Những đònh hướng chính trò này đã đạt được sự đồng thuận
lớn trong xã hội Việt Nam; được ghi nhận bởi Chương trình Cải cách Hành chính Tổng
thể cho tới năm 2010
9
và nhiều nỗ lực lập pháp trong thời gian qua. Điều này cũng
phù hợp với đònh hướng tiến tới kinh nghiệm “quản lí tốt- good governance”, đặc biệt
là một nền hành chính minh bạch, dễ tiệm cận với người dân trong bối cảnh Việt Nam
ngày càng trở thành một thành viên hội nhập tích cực vào nền kinh tế toàn cầu
10
.
4.
Trong lónh vực rà soát các giấy phép và điều kiện kinh doanh, rất nhiều nỗ lực
của Nhà nước, hiệp hội và cộng đồng doanh nghiệp, của các tổ chức hỗ trợ phát triển
nước ngoài đã được tiến hành nhằm nghiên cứu bức tranh tổng thể về giấy phép và điều
kiện kinh doanh ở Việt Nam, sức cản của các quy chế này đối với tự do kinh doanh và
từng bước dỡ bỏ chúng. Đáng kể là các công trình nghiên cứu của Phòng Thương mại
và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ (PMRC),
Tổ Công tác Thi hành Luật Doanh nghiệp và các nhà tài trợ như Quỹ Châu Á (The Asia
Foundation), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Chương trình Phát triển của Liên hợp
quốc (UNDP) và Tổ chức hợp tác kỹ thuật của CHLB Đức (GTZ)
11
.
5.
Trong số các công trình nghiên cứu đó, đầu năm 2002 Phòng Thương mại và
Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tiến hành một khảo sát quy mô lớn tại 744 doanh
nghiệp ở 5 tỉnh và phỏng vấn 30 doanh nghiệp thành trên toàn quốc nhằm tìm kiếm lập
luận cho việc thay đổi quy chế cấp phép
12
. Từ khảo sát thực nghiệm đó, VCCI đã mô tả
cách thức nhận biết các loại giấy phép và điều kiện kinh doanh, bước đầu đánh giá ảnh
hưởng tích cực cũng như tiêu cực của các giấy phép này đối với môi trường kinh doanh,
và đề xuất một số kiến nghò, chủ yếu xuất phát từ cách nhìn nhận của cơ quan này. Dựa
trên bản báo cáo đó, một nhóm chuyên gia của VCCI và Ngân hàng Phát triển Châu Á
(ADB) đã tìm cách đánh giá tổng quan về giấy phép kinh doanh, chủ yếu cũng từ cách
nhìn thực tiễn, xuất phát từ các kiến nghò của cộng đồng doanh nghiệp
13
.
9. Chính phủ Việt Nam, 2001, Chương trình tổng thể cải cách hành chính trong giai đoạn cho tới 2010,
thông qua ngày 17/09/2001
10. Tổng quan về phi quy chế hóa, xem các báo cáo của OECD và www.regulatoryreform.com
11. Tổng quan về tình hình nghiên cứu có thể tham khảo danh mục các báo cáo nghiên cứu và tài liệu tham
khảo cuối báo cáo này và ADB-TA-4418-VIE, [2005], Giấy phép ở Việt Nam: Đánh giá Tổng quan.
12. VCCI- The Asia Foundation, [2002], “Thay thế Giấy phép Kinh doanh bằng Hệ thống Giám sát Pháp lý”.
13. ADB-TA-4418-VIE, [2005], Giấy phép ở Việt Nam: Đánh giá Tổng quan.
6.
Tổ Công tác Thi hành Luật Doanh nghiệp 1999, với những đóng góp đáng kể
của Ban Nghiên cứu của Thủ tướng và VCCI, đã tìm cách thống kê các loại giấy phép
mà doanh nghiệp buộc phải có theo các văn bản pháp luật hiện hành của Nhà nước
14
.
Dựa trên các nghiên cứu đó, Chính phủ đã có những nỗ lực rất lớn trong việc rà soát
các giấy phép không cần thiết, gây cản trở cho hoạt động kinh doanh. Trong quá trình
thực thi Luật Doanh nghiệp 1999, cho đến thời điểm hiện nay, Chính phủ đã bãi bỏ được
159 giấy phép các loại và chuyển đổi một số giấy phép thành điều kiện kinh doanh
15
.
Theo Ban Nghiên cứu của Thủ tướng và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam,
ước tính số giấy phép có thể thống kê được vào thời điểm hiện nay là trên dưới 300 loại
giấy, phân bổ theo 22 ngành nghề (theo bộ ngành chủ quản), xem hộp 2.
7.
Đáng quan tâm là từ sau năm 2003 cho đến nay, những cố gắng rà soát các
loại giấy phép và điều kiện kinh doanh đã không được tiếp tục đẩy mạnh. Trong một
cố gắng cuối cùng, Chính phủ chỉ có thể bãi bỏ 03 giấy phép trong tổng số 80 giấy
phép được Tổ Công tác Thi hành Luật Doanh nghiệp đề nghò hủy bỏ, sau khi đạt được
sự thống nhất một cách khó khăn giữa các bộ
16
. Từ đó tới nay, Chính phủ Việt Nam
9
Giấy phép và Điều kiện Kinh doanh ở Việt Nam: Thực trạng và Con đường Phía trước

Văn hóa thông tin: 41 giấy

Nông nghiệp PTNT: 37 giấy

Ngân hàng: 34 giấy

Tài chính: 24 giấy

Giao thông vận tải: 23 giấy

Bưu chính viễn thông: 20 giấy

Thủy sản: 19 giấy

Công an: 17 giấy

Tài nguyên môi trường: 15 giấy

Khoa học công nghệ: 15 giấy

Y tế: 15 giấy
14. Tổ Công tác Thi hành Luật Doanh nghiệp, Báo cáo về Tình hình Thực hiện Luật Doanh nghiệp
năm 2002, 2003. Về tình hình giấy phép hiện hành, có thể tra cứu từ: www.vibonline.com.vn
15. CIEM-GTZ, [2005], Từ Ý tưởng Kinh doanh đến Hiện thực: Chặng đường Gian nan
16. Theo ông Cao Bá Khoát, Tham luận tại Hội thảo Giấy phép Kinh doanh: Thực trạng và giải pháp,
Hà Nội, 18/10/2005
Hộp 2: Danh sách các giấy phép kinh doanh theo ngành nghề:

Tư pháp: 11 giấy

Thương mại: 10 giấy

Chứng khoán: 8 giấy

Lao động TBXH: 5 giấy

Công nghiệp: 5 giấy

Hàng không: 4 giấy

Du lòch: 3 giấy

Hải quan: 3 giấy

Quốc phòng: 2 giấy

Giáo dục: 1 giấy
chưa có những chương trình hành động mạnh mẽ nhằm giám sát quy trình ban hành
các loại giấy phép mới cũng như kiến nghò tiếp tục xóa bỏ những giấy phép không cần
thiết. Có thể nhận thấy quan niệm và lợi ích của các bộ ngành chủ quản đôi khi khác
xa nhau và việc tạo ra sự đồng thuận cho việc tiếp tục hủy bỏ một số loại giấy phép
nhất đònh đã trở nên khó khăn rất nhiều so với cách đây 3-4 năm. Ngược lại, nhân dòp
hàng loạt đạo luật cần kíp được ban hành để đáp ứng nhu cầu hội nhập Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO), có nhiều dấu hiệu cho thấy không hiếm các bộ ngành đã
khéo léo giành giấy nhiều quyền cấp phép thông qua các quy chế hành chính. Ví dụ
như có thể quan sát thấy rằng cơ quan chủ soạn Bộ Thương mại đã đưa vào Luật
Thương mại năm 2005 nhiều loại giấy phép mới dưới những tên gọi khác nhau, ví dụ
cho các tổ chức, pháp nhân nước ngoài muốn thực hiện mua bán hàng hóa ở Việt Nam
(Điều 23 III Luật Thương mại), chấp nhận khuyến mại (Điều 92 IX Luật Thương mại),
đăng kí nhượng quyền thương mại (Điều 291 I Luật Thương mại). Tổng cục Du lòch
cũng khéo léo thông qua việc soạn Luật Du lòch mà yêu cầu các hướng dẫn viên du
lòch phải có thẻ do Tổng cục này cấp. Bên cạnh sổ đỏ của Bộ Tài nguyên & Môi
trường, mới đây Bộ Xây dựng đã giành lấy quyền cấp sổ hồng cho sở hữu nhà trên
đất theo Nghò đònh số 95/2005/NĐ-CP, Bộ Tư pháp dường như do bất cẩn trong soạn
thảo mà vô tình muốn có thêm giấy xanh cho đăng kí bất động sản trong Dự Luật về
Đăng kí Bất động sản. Chỉ dưới sức ép phản đối mạnh mẽ của công luận, ba bộ này
mới buộc phải ngồi lại với nhau và tìm cách thống nhất các loại giấy cần thiết cho
người dân, điều này cho đến nay trên thực tế vẫn chưa thể đạt được.
8.
Thậm chí, từ một giác độ cực đoan hơn, không loại trừ những nhóm lợi ích nhất
đònh có thể đã vận động thành công để ban hành các chính sách cài cắm tư lợi, vì đặc
quyền của mình mà cản trở sự gia nhập của đối thủ cạnh tranh mới và làm tồi tệ thêm
môi trường kinh doanh
17
. Giấy phép và điều kiện kinh doanh phiền nhiễu còn tạo cơ
hội cho tham nhũng phát triển trải rộng từ người hoạch đònh chính sách cho tới nhân
viên thực thi công vụ
18
.
17. Trần Phương, Tội phạm cổ cồn trắng, Báo Pháp luật Việt Nam, số 230, ngày 23/09/2005.
18. WB, Báo cáo Kinh doanh năm 2004: Hiểu biết về Quy chế.
10
Giấy phép và Điều kiện Kinh doanh ở Việt Nam: Thực trạng và Con đường Phía trước
11
Giấy phép và Điều kiện Kinh doanh ở Việt Nam: Thực trạng và Con đường Phía trước
9.
Như vậy, từ việc rà soát và loại bỏ các giấy phép và điều kiện kinh doanh như
đã được tiến hành trước và một vài năm sau khi Luật Doanh nghiệp 1999 có hiệu lực
nhằm giảm chi phí gia nhập thò trường cho doanh nhân, cho đến nay, sức ép của các
cuộc cải cách kinh tế theo chiều sâu cho thấy Việt Nam đã cần nghiên cứu vấn đề
giám sát quy chế hành chính và phi quy chế hóa, đặt toàn bộ quy trình ban hành các
quy chế hành chính dưới những hệ thống giám sát có hiệu quả nhằm bảo vệ quyền tự
do kinh doanh của người dân. Công việc này cần có những nghiên cứu, đánh giá tổng
thể một cách có hệ thống. Đây là một công việc mới mà Việt Nam chưa có nhiều kinh
nghiệm. So sánh với kinh nghiệm quốc tế, đặc biệt là kinh nghiệm cải cách quy chế
của Hàn Quốc, giám sát quy chế hành chính chưa được nhấn mạnh như một trọng tâm
trong cải cách hành chính và cải cách tư pháp ở nước ta
19
. Giám sát quyền lực nói
chung và quyền lực hành chính nói riêng vẫn cần có những lời giải riêng phù hợp với
các điều kiện kinh tế, chính trò và xã hội nước ta. Đã có nhiều kinh nghiệm quốc tế,
song việc lựa chọn và tiếp thu những kinh nghiệm đó cần hết sức cẩn trọng
20
. Cần
thiết phải nghiên cứu các cản trở về văn hóa, chính trò và thể chế để có thể thu nạp
một cách chọn lọc kinh nghiệm phi quy chế hóa của nước ngoài.
10.
Dựa trên kết quả nghiên cứu của các đồng nghiệp đi trước và những nỗ lực cải
cách đã được thực hiện như mô tả kể trên, có thể thấy Việt Nam đang ở một thời điểm
phải bắt đầu công cuộc giám sát và giảm quy chế hành chính, từ một cách nhìn toàn
diện và tổng thể hơn nhằm tiếp tục cởi trói cho doanh nhân, nhất là doanh nghiệp cực
nhỏ, nhỏ và vừa ngoài quốc doanh. Bản báo cáo dưới đây bước đầu tìm cách tiếp cận
những vấn đề kể trên, gợi mở những xu hướng cải cách và đề xuất các công việc cần
được tiến hành để góp phần thúc đẩy quá trình giám sát giấy phép và điều kiện kinh
doanh ở nước ta.
19. Xem Chương trình tổng thể cải cách hành chính tới năm 2010 và Nghò quyết số 48/NQ/TW của Bộ Chính
trò, Đảng Cộng Sản Việt Nam về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật cho đến năm 2010.
20. Một cách tiếp cận kinh nghiệm quốc tế, có thể tham khảo: ADB-TA-4418-VIE, [2005], Kinh nghiệm
Quốc tế và Thông lệ Ưu Việt về Cải cách Giấy phép Kinh doanh trong Bối cảnh Việt Nam.
12
Giấy phép và Điều kiện Kinh doanh ở Việt Nam: Thực trạng và Con đường Phía trước
11.
Các nghiên cứu trước đây đã chỉ rõ, giấy phép và điều kiện kinh doanh, trên
thực tế ở Việt Nam, có thể tồn tại dưới rất nhiều dạng thức khác nhau. Nếu ở dạng
chấp thuận bằng văn bản của cơ quan hành chính, chúng thường tồn tại dưới những
dạng sau:

Chứng chỉ hành nghề, ví dụ chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh tư nhân,
chứng chỉ hành nghề dược theo Luật Bảo vệ Sức khỏe Nhân dân, Pháp lệnh
Hành nghề Y dược Tư nhân và Luật Dược 2004, chứng chỉ hành nghề kinh
doanh thuốc thú y, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên;

Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn, ví dụ chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường
theo Luật Bảo vệ Môi trường 1993, chứng nhận đạt tiêu chuẩn giết mổ gia súc,
gia cầm, chứng nhận đạt yêu cầu vệ sinh dòch tễ, chứng nhận đạt tiêu chuẩn
kinh doanh xăng dầu, chứng nhận đạt tiêu chuẩn kinh doanh khí đốt hóa lỏng;

Giấy chứng nhận đăng ký, ví dụ đăng kí nhượng quyền thương mại theo Luật
Thương mại 2005, giấy chứng nhận đăng kí con dấu,

Giấy phép, ví dụ giấy phép lưu hành xe quá khổ theo Nghò đònh số 36/CP năm
1995, giấy phép nhập khẩu da có xác nhận nguồn gốc và kiểm dòch của ngành
thú y với doanh nghiệp ngành da giầy, giấy phép kinh doanh rượu, giấy phép
kinh doanh thuốc lá, giấy phép kinh doanh lữ hành nội đòa và quốc tế;

Văn bản chấp thuận, ví dụ văn bản chấp thuận của Bộ Văn hóa Thông tin đối
với kinh doanh thiết bò thu tín hiệu truyền hình trực tiếp,

Thẻ, ví dụ thẻ hướng dẫn viên du lòch theo Pháp lệnh Du lòch 2004, thẻ kế toán
viên, kiểm toán viên, thẻ người đại diện sở hữu công nghiệp, thẻ luật sư,
12.
Khác với giấy phép thường là sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan hành
chính, điều kiện kinh doanh có thể được hiểu với những nội dung không rõ ràng. Theo
nghóa rộng, có thể hiểu đó là mọi sự can thiệp của cơ quan hành chính vào quyền tự
do kinh doanh của người dân, thường được cụ thể hóa bằng những hành vi của nhân
viên hành chính có quyền chấp nhận, hạn chế hoặc khước từ việc đăng kí hoặc tổ chức
những hoạt động kinh doanh cụ thể, ví dụ:
II
NHẬN DIỆN, BẢN CHẤT, PHÂN LOẠI GIẤY PHÉP VÀ ĐIỀU
KIỆN KINH DOANH Ở VIỆT NAM
13
Giấy phép và Điều kiện Kinh doanh ở Việt Nam: Thực trạng và Con đường Phía trước

Cơ sở kinh doanh bò từ chối với lí do ngành nghề kinh doanh không phù hợp với
quy hoạch kinh tế-xã hội của đòa phương. Theo Tổ Công tác Thi hành Luật Doanh
nghiệp 1999, cho đến tháng 06/2004, nhiều đòa phương vẫn đặt ra các yêu cầu
trái với nguyên tắc tự do kinh doanh và không có cơ sở pháp lí. Ví dụ ở TP Hồ
Chí Minh, quy đònh đăng kí kinh doanh nhà hàng, khách sạn, nhà trọ phải có sự
chấp thuận của UBND quận/huyện nơi đặt các đòa điểm kinh doanh đó, ở Hà Tây,
hồ sơ đăng kí kinh doanh phải có thêm xác nhận sơ yếu lí lòch của người kinh
doanh. Thậm chí mới đây UBND TP Hồ Chí Minh cũng do quy hoạch mà tạm
dừng đăng kí kinh doanh dòch vụ Internet tại Quận 3 cho đến hết năm 2005.

Cơ sở kinh doanh bò từ chối đăng kí kinh doanh với lí do hoạt động kinh doanh
cụ thể có nhiều dấu hiệu kinh doanh ngầm, khó kiểm soát, ví dụ môi giới nhà
đất, môi giới việc làm, môi giới xuất khẩu lao động và hôn nhân với người nước
ngoài. Điển hình cho trường hợp này là năm 2004, Bộ Văn hóa Thông tin đã
có kế hoạch trình Thủ tướng Chính phủ cho tạm dừng đăng kí kinh doanh dòch
vụ quán bar, karaoke, vũ trường do tệ nạn xã hội đã vượt quá tầm kiểm soát
của thanh tra ngành văn hóa thông tin. Đến ngày 25/05/2005 Thủ tướng Chính
phủ đã ban hành chỉ thò về chấn chỉnh các hoạt động tiêu cực trong quán bar,
karaoke, vũ trường, theo đó tạm ngừng cấp giấy phép kinh doanh và ngừng
đăng kí kinh doanh các dòch vụ này trên phạm vi cả nước.

Cơ sở kinh doanh bò từ chối bởi ngành nghề kinh doanh được nhân viên hành
chính cho là “nhạy cảm, tiềm ẩn nguy cơ xấu cho xã hội” hoặc chưa có hướng
dẫn cụ thể hoặc đòa phương và ngành chủ quản có chủ trương hạn chế, ví dụ
kinh doanh cắt tóc thanh nữ máy lạnh, vũ trường, nhà hàng karaoke, xoa bóp
21

13.
Theo nghóa hẹp hơn, khác với giấy phép thường được cấp cho một doanh nghiệp
cụ thể trước khi doanh nghiệp này bắt đầu kinh doanh theo cơ chế tiền kiểm (ex ante), có
thể hiểu điều kiện kinh doanh là những tiêu chuẩn phải được duy trì trong suốt quá trình
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giám sát
theo cơ chế hậu kiểm (ex post). Giấy phép thường được cấp cho từng doanh nghiệp cụ
thể sau khi xem xét các điều kiện cụ thể tại các doanh nghiệp đó, và thường có hiệu lực
trong một thời hạn nhất đònh. Ngược lại điều kiện kinh doanh thường áp dụng chung cho
một ngành hàng hoặc lónh vực kinh doanh, ví dụ điều kiện kinh doanh dòch vụ ăn uống,
nhà trọ bình dân. Tuy có một số sự khác biệt kể trên, song trên thực tế việc phân biệt giấy
phép kinh doanh và điều kiện kinh doanh không phải lúc nào cũng dễ dàng.
14.
Trong báo cáo này, chúng tôi hiểu giấy phép và điều kiện kinh doanh là những
hành vi hành chính của cơ quan nhà nước can thiệp vào quyền tự do kinh doanh của
người dân nhằm bảo đảm những giá trò và lợi ích công cộng nhất đònh. Hành vi hành
chính này có thể biểu hiện ở nhiều dạng thức khác nhau, ví dụ:

Thông qua một văn bản pháp quy ấn đònh những hạn chế cho người kinh
doanh, ví dụ kiểm toán độc lập chỉ có thể lựa chọn mô hình công ty hợp danh
(Nghò đònh 105/2004/NĐ-CP), người và hộ kinh doanh sử dụng từ 10 nhân công
hoặc có từ 02 cơ sở kinh doanh trở lên phải tiến hành đăng ký theo Luật Doanh
nghiệp (Nghò đònh 109/2004/NĐ-CP), kinh doanh thép chỉ có thể tổ chức mạng
tiêu thụ thông qua hệ thống đại lí (Quy chế Kinh doanh Thép 2005), hạn chế
quyền của người tổ chức mạng truyền tiêu theo hệ thống bán hàng đa cấp
trong việc buộc các hợp tác viên đặt cọc hoặc trả phí đào tạo tập huấn (Quy
chế Quản lí Bán hàng đa cấp theo Nghò đònh 110/2005/NĐ-CP);

Thông qua hành vi cấp phép chấp thuận hoặc từ chối của cơ quan hành chính,
như đã được mô tả tại đoạn [12] kể trên,

Thông qua hành vi giám sát tuân thủ điều kiện kinh doanh của các cơ quan
hành chính hữu trách,

Thông qua giải thích, kể cả bằng lời nói và hành vi thực tế của nhân viên hành chính
có thẩm quyền, ví dụ màu sơn đặc trưng của các doanh nghiệp kinh doanh tắc-xi
được giải thích phải là sơn trực tiếp vào xe, chứ không phải dán đề-can; hoặc muốn
kinh doanh dòch vụ xoa bóp được giải thích là chính chủ cơ sở kinh doanh phải là
bác só phụ trách nghề dòch vụ này, chứ không được thuê bác só
22
. Những "chỉ đạo
bằng miệng" bất thành văn này đôi khi rất khác nhau giữa các đòa phương
23
.
14
Giấy phép và Điều kiện Kinh doanh ở Việt Nam: Thực trạng và Con đường Phía trước
21. Tháng 6/2004, UBND TP Hồ Chí Minh đã quyết đònh không cấp mới giấy đăng kí kinh doanh cho 8 ngành
được xem là "nhạy cảm" tại quận Gò Vấp, bao gồm: dòch vụ khiêu vũ, bán và cho thuê băng đóa hình,
bán băng đóa nhạc, trò chơi điện tử, xoa bóp, cà phê giải khát, lưu trú nhà trọ và hớt tóc thanh nữ.
22. CIEM-GTZ, [2005], Từ Ý tưởng Kinh doanh đến Hiện thực: Chặng đường Gian nan, tr. 36-41
23. Báo Pháp luật Việt Nam, ngày 31/10/2005, tr. 10; xem thêm Thời báo Kinh tế Việt Nam, ngày
28/10/2005.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét