Thứ Bảy, 22 tháng 2, 2014

Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong công ty xây lắp

Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà nội Luận văn tốt
nghiệp
2. Khái niệm và phân loại giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp
2.1. Khái niệm giá thành sản phẩm
Giá thành sản phẩm xây lắp là toàn bộ chi phí sản xuất bao gồm CPNVL
trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí máy thi công, chi phí sản xuất
chung tính cho từng công trình, hạng mục công trình hay khối lượng xây lắp đến
giai đoạn quy ước đã hoàn thành nghiệm thu, bàn giao và được chấp nhận thanh
toán.
2.2. Phân loại giá thành sản phẩm
2.2.1. Phân loại giá thành theo cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành
- Giá thành dự toán: Là tổng các CP dự toán để hoàn thành khối lượng
xây lắp công trình, giá thành dự toán được xác định trên cơ sở các định mức quy
định của nhà nước theo khung giá quy định áp dụng theo từng vùng lãnh thổ.
Cách xác định:
Giá thành Giá trị dự toán Thu nhập Thuế GTGT
dự toán của = CT, HMCT - chịu thuế - đầu ra
CT, HMCT sau thuế t ính trước
- Giá thành kế hoạch: Là giá thành được xác định xuất phát từ những
điều kiện cụ thể ở một DN xây lắp nhât định trên cơ sở biện pháp thi công, các
định mức thi công và đơn giá áp dụng trong DN.
Cách xác định : Giá kế hoạch = Giá thành dự toán - Mức hạ giá thành dự toán
- Giá thành thực tế: Là biểu hiện bằng tiền của những CP thực tế để hoàn
thành bàn giao khối lượng xây lắp mà DN đã nhận thầu.
Giá thành thực tế bao gồm các CP theo định mức, vượt định mức và
không định mức như các khoản thiệt hại trong sản xuất, các khoản bội chi, lãng
phí về vật tư, lao động, tiền vốn trong quá trình sản xuất và quản lý của DN
được phép tính vào giá thành.Giá thành thực tế được xác định theo số liệu của
kế toán.
2.2.2. Phân loại theo phạm vi tính giá thành
SV- Nguyễn Thị Ngọc Huyền Lớp 719
Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà nội Luận văn tốt
nghiệp
Dựa theo tiêu thức này giá thành được chia thành 2 loại:
- Giá thành sản xuất ( Giá thành công xưởng) bao gồm các chi phí sản
xuất như: CP nguyên vật liệu, CP nhân công trực tiếp. CP sử dụng máy thi công,
CP sản xuất chung tính cho công trình, hạng mục công trình hoặc lao vụ đã hoàn
thành.
Giá thành sản xuất của sản phẩm xây lắp được sử dụng để ghi sổ cho các
sản phẩm đã hoàn thành nhập kho hoặc giao cho khách hàng. Đây cũng chính là
căn cứ để tính giá vốn hàng bán và lợi nhuận gộp ở các DN xây lắp.
- Giá thành toàn bộ: bao gồm giá thành sản xuất của sản phẩm xây lắp
cộng thêm chi phí bán hàng, chi phí quản lý DN tính cho sản phảm đó.
Như vậy giá thành toàn bộ của sản phẩm xây lắp chỉ được tính toán xác
định khi sản phẩm xây lắp đã hoàn thành và được tiêu thụ.Giá thành toàn bộ của
sản phẩm xây lắp được sử dụng làm căn cứ để tính toán xác định lợi nhuận trước
thuế của DN.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP
1. Đối tượng và phương pháp kê toán tập hợp chi phí sản xuất
1.1. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất kinh doanh có thể phát sinh ở nhiều địa điểm khác nhau,
liên quan đến việc xây dựng, hoàn thành các công trình, hạng mục công trình
khác nhau. Điều này đòi hỏi các chi phí phát sinh trong kỳ cần phải được toán
tập hợp theo một phạm vi, giới hạn nhất định. Đó chính là đối tượng kế toán chi
phí sản xuất.
Đối tượng kế toán CPSX là phạm vi, giới hạn để tập hợp CPSX theo
phạm vi nhất định nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm soát chi phí và giá thành sản
phẩm.
Thực chất việc xác định đối tượng CPSX là xác định nơi các CP đã phát
sinh và đối tượng gánh chịu CP.Do vây, để xác định được đối tượng kế toán
CPSX có thể dựa vào một số tiêu thức sau:
- Đặc điểm tổ chức sản xuất của doanh nghiệp.
SV- Nguyễn Thị Ngọc Huyền Lớp 719
Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà nội Luận văn tốt
nghiệp
- Tính chất sản xuất và quy trình công nghệ sản xuất.
- Mục đích , công dụng của chi phí đối với quá trình sản xuất.
- Yêu cầu và trình độ quản lý, hạch toán của doanh nghiệp.
1.2. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất
Dựa trên đặc điểm của loại CP là liên quan đến một đối tượng tập hợp chi
phí hay liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí mà kế toán có thể sử sụng
một trong hai phương pháp tập hợp chi phí sản xuất như sau:
- Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất trực tiếp: Áp dụng trên điều kiện
là khi các chi phí liên quan trực tiếp đến một đối tượng tập hợp CPSX. Chi phí
phát sinh liên quan đến đối tượng nào thì kế toán tiến hành tập hợp và kết
chuyển trực tiếp cho đối tượng đó.
- Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất gián tiếp: Áp dụng khi các chi phí
phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp CPSX thì kế toán tiến hành tập
hợp CPSX cho tất cả các đối tượng theo một tiêu thức hợp lý. Các tiêu thức lựa
chọn phải thoả mãn hai điều kiện sau: Có mối quan hệ trực tiếp với đối tượng
cần phân bổ.Có mối quan hệ tương quan tỷ lệ thuận với CP phân bổ .
Sau khi xác định được tiêu thức cần phân bổ thích hợp thì việc phân bổ
được thực hiện theo trình tự:
Bước 1:Xác định hệ số phân bổ ( H)
Tổng số chi phí phân bổ
H =
Tổng tiêu thức phân bổ
Bước 2:Tính tổng CP phân bổ cho
từng đối tượng
Ci = H * Ti
Trong đó: Ci: Là số phân bổ cho từng đối tượng i .
Ti : Là tiêu thức phân bổ của đối tượng i.
2. Phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất để tính giá thành
sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp.
2.1. Tổ chức hệ thống chứng từ .
- Để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: sử dụng các chứng từ như
phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, biên bản kiểm kê vật tư, hoá đơn kiểm kê xuất
kho, phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ, chứng từ hoá đơn GTGT.
SV- Nguyễn Thị Ngọc Huyền Lớp 719
Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà nội Luận văn tốt
nghiệp
- Để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp: sử dụng các chứng từ như bảng
chấm công, bảng thanh toán lương, bảng thanh toán BHXH, phiếu xác nhận xản
phẩm hoặc công việc hoàn thành.
- Để hạch toán chi phí sử dụng máy thi công : sử dụng chứng từ như hoá
đơn chứng từ chi phí máy thuê ngoài, bảng kê chi phí nguyên vật liệu chạy máy,
bảng tính khấu hao máy thi công
- Chứng từ được sử dụng trong hạch toán chi phí sản xuất chung : Bảng
chấm công, bảng thanh toán lương cho nhân viên quản lý đội , hoá đơn tiền điện,
tiền nước và các dịch vụ mua ngoài khác.
2.2. Tổ chức hệ thống tài khoản và trình tự kế toán chi phí sản xuất.
* Phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
- Nội dung chi phí NVL trực tiếp: Là những chi phí về NVL chính, vật liệu
phụ, các cấu kiện, các bộ phận kết cấu công trình, nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho
máy thi công và quản lý công trình
- Tài khoản sử dụng:TK 621"chi phí nguyên vật liệu trực tiếp" và các TK
liên quan như: TK 111, TK 112
Tài khoản này dùng để phản ánh các CP NVLTT phát sinh liên quan trực
tiếp đến việc xây dựng hay lắp đặt các công trình, hạng mục công trình.TK được
mở chi tiết theo từng công trình xây dựng.
- Chứng từ kế toán sử dụng:
+ Phiếu nhập kho.
+ Phiếu xuất kho.
+ Bảng tổng hợp xuất vật tư.
+ Bảng phân bổ NVL, công cụ dụng cụ.
- Phương pháp tập hợp: Việc tập hợp chi phí NVL trực tiếp vào các đối
tượng có thể tiến hành tập hợp theo phương pháp trực tiếp.
* Phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp.
- Nội dung chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm tiền lương, tiền công phải
trả cho ngày công của công nhân trực tiếp thực hiện khối lượng công tác xây lắp,
công nhân phục vụ xây lắp và công nhân thuộc biên chế Công ty hay thuê ngoài.
SV- Nguyễn Thị Ngọc Huyền Lớp 719
Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà nội Luận văn tốt
nghiệp
- Tài khoản sử dụng: TK 622 "Chi phí nhân công trực tiếp" và các TK khác
liên quan như: TK 334, TK 335, TK 111 Không bao gồm các khoản trích theo
lương như : BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân sản xuất trực tiếp.
Tài khoản này sử dụng để phản ánh CP NCTT tham gia vào quá trình hoạt
động xây lắp.Chi phí lao động trực tiếp bao gồm cả các khoản phải trả cho người
lao động thuộc quản lý của doanh nghiệp và cho lao động thuê ngoài theo từng loại
công việc.
- Chứng từ kế toán sử dụng:
+ Bảng chấm công.
+ Bảng thanh toán lương.
+ Bảng phân bổ tiền lương.
- Phương pháp tập hợp: Chi phí NCTT thường được tính trực tiếp vào từng
đối tượng chịu phí có liên quan.
* Phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí sử dụng máy thi công.
- Nội dung chi phí sử dụng máy thi công: Là toàn bộ các chi phí về vật liệu,
nhân công và các chi phí khác có liên quan đến sử dụng máy thi công và được chia
thành 2 loại:
+ Chi phí thường xuyên : Chi phí phát sinh trong quá trình sử dụng may thi
công được tính thẳng vào giá của ca máy thi công như tiền lương công nhân điều
khiển máy và phục vụ máy, chi phí vật liệu, chi phí khấu hao máy thi công
+ Chi phí tạm thời : Chi phí phân bổ dần theo thời gian sử dụng máy thi
cong như chi phí lắp đặt, chạy thử phục vụ cho sử dụng máy thi công.
- Tài khoản sử dụng: TK 623 "Chi phí sử dụng máy thi công" và các TK
khác liên quan như: TK 111, TK 141, TK 112
Tài khoản này dùng để tập hợp chi phí sử dụng xe, máy thi công phục vụ
trực tiếp cho hoạt động xây lắp công trình theo phương thức thi công hỗn hợp vừa
thủ công vừa kết hợp bằng máy.
- Chứng từ kế toán sử dụng:
+ Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ
+ Phiếu theo dõi hoạt động của xe, máy thi công.
SV- Nguyễn Thị Ngọc Huyền Lớp 719
Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà nội Luận văn tốt
nghiệp
- Phương pháp tập hợp: Chi phí sử dụng MTC công trình nào thường được
tính vào giá thành sản phẩm của công trình đó. Nếu chi phí sử dụng MTC liên
quan đến nhiều công trình, hạng mục công trình thì tiến hành phân bổ các công
trình, hạng mục công trình liên quan theo tiêu thức phù hợp.
* Phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung.
- Nội dung chi phí sản xuất chung: Là các chi phí liên quan đến việc tổ chức
phục vụ và quản lý sản xuất của tổ đội, bộ phận sản xuất. Chi phí sản xuất chung
bao gồm nhiều nội dung chi phí khác nhau như tiền công, vật liệu, công cụ - dụng
cụ, chi phí về khấu hao tài sản cố định. Chi phí sản xuất chung bao gồm các chi phí
như:
+ Khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ được tính theo tỷ lệ quy định trên tiền
lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất và nhân viên quản lý đội.
+ Khấu hao TSCĐ dùng cho hoạt động của đội.
+ Những chi phí khác liên quan đến hoạt động của đội.
- Tài khoản sử dụng : TK 627 "Chi phí sản xuất chung" và các tài khoản liên
quan như : TK 334, TK 338, TK 142, TK 111, TK 112
- Chứng từ kế toán sử dụng:
+ Bảng phân bổ NVL, công cụ- dụng cụ.
+ Bảng thanh toán lương.
+ Bảng phân bổ tiền lương.
+ Bảng phân bổ tính khấu hao tài sản cố định.
3. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
Sản phẩm dở dang trong các doanh nghiệp xây lắp là các công trình, hạng
mục công trình dở dang chưa hoàn thành hay khối lượng công trình đã hoàn thành
trong kỳ nhưng chưa được bên chủ đầu tư nghiệm thu và chấp nhận.
Việc đánh giá sản phẩm dở dang là việc tính toán và xác định phần chi phí
mà sản phẩm dở gánh chịu. Muốn đánh giá được sản phẩm làm dở một cách chính
xác thì phải tiến hành kiểm kê khối lượng công tác xây lắp đã hoàn thành trong kỳ
SV- Nguyễn Thị Ngọc Huyền Lớp 719
Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà nội Luận văn tốt
nghiệp
đồng thời xác định mức độ hoàn thành của khối lượng sản phẩm làm dở đó .Tuy
nhiên do đặc điểm của ngành xây lắp là có kết cấu phức tạp nên khi tiến hành đánh
giá sản phẩm dở dang kế toán cần phải kết hợp chặt chẽ với bộ phận kỹ thuật, bộ
phận tổ chức lao động để xác định được một cách chính xác mức độ hoàn thành
của khối lượng xây lắp dở dang.
Khối lượng sản phẩm xây lắp dở dang được đánh giá theo công thức:
Chi phí sản xuất + Chi phí sản xuất
Giá trị dở dang đầu kỳ phát sinh trong kỳ Giá trị KLXL
KLXLdở = x dở dang cuối
dang cuối kỳ Giá trị KLXL + Giá trị KLXL kỳ theo dự toán
hoàn thành theo dở dang cuối kỳ
dự toán theo dự toán
4. Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp
4.1. Đối tượng tính giá thành sản phẩm
Xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm là một trong những nhiệm vụ
quan trọng của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Đối tượng tính
gía thành là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ do doanh nghiệp sản xuất ra cần
phải được tính tổng giá thành và giá thành đơn vị.
Trong doanh nghiệp xây lắp thì sản phẩm có tính đơn chiếc.Vì vậy đối
tượng tính giá thành thường trùng với đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất,
đó có thể là công trình, hạng mục công trình hay khối lượng xây lắp hoàn thành
nghiệm thu.
4.2. Kỳ tính giá thành sản phẩm
Là thời gian mà sản phẩm xây lắp được gọi là hoàn thành, nghiệm thu và
bàn giao thanh toán cho chủ đầu tư.
4.3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm
Là phương pháp sử dụng số liệu về các chi phí sản xuất đã tập hợp được để
tính ra tổng giá thành và giá thành đơn vị thực tế của sản phẩm, công việc lao vụ
đã hoàn thành theo các yếu tố hoặc khoản mục giá thành trong kỳ tính giá thành đã
được xác định.
SV- Nguyễn Thị Ngọc Huyền Lớp 719
Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà nội Luận văn tốt
nghiệp
Các doanh nghiệp căn cứ trên đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công
nghệ sản xuất, đặc điểm của sản phẩm yêu cầu quản lý sản xuất và giá thành dựa
trên mối quan hệ giữa đối tượng kế toán tập hợp và đối tượng tính giá thành sản
phẩm mà chọn ra phương pháp tính giá thành phù hợp trong số những phương
pháp sau:
4.3.1. Phương pháp tính giá thành giản đơn
Phương pháp tính giá thành giản đơn hay còn gọi là phương pháp tính giá
thành trực tiếp được áp dụng thích hợp với những sản phẩm, công việc có quy trình
công nghệ giản đơn, đối tượng tính giá thành tương đối phù hợp với đối tượng kế
toán tập hợp CPSX. Đối với doanh nghiệp xây lắp thì đây là một phương pháp phổ
biến do quá trình sản xuất thi công mang tính đơn chiếc, đối tượng tập hợp chi phí
thường phù hợp với đối tượng tính giá thành.
Giá thành sản phẩm áp dụng theo phương pháp này chính là toàn bộ các chi
phí sản xuất thực tế phát sinh được tập hợp cho CT, HMCT sau khi đã tính chênh
lệch giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ.
Công thức xác định : Z = D đk + C - D ck
Trong đó :- Z là Tổng giá thành sản phẩm xây lắp.
- D đk, D ck : lân lượt là giá trị CT, HMCTdở dang đầu kỳ, cuối kỳ.
- C là Tổng chi phí phát sinh trong kỳ.
4.3.2. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng
Phương pháp này áp dụng thích hợp trong trường hợp doanh nghiệp nhận
thầu xây lắp theo đơn đặt hàng. Khi đó đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối
tượng tính giá thành là từng loại đơn đặt hàng.
Theo phương pháp này hàng tháng chi phí sản xuất thực tế phát sinh được
tập hợp theo đơn đặt hàng và khi công trình hoàn thành thì chi phí sản xuất thực tế
tập hợp được cũng chính là giá thành thực tế của đơn đặt hàng đó.
4.3.3. Phương pháp tính giá thành theo định mức
Phương pháp này phù hợp với doanh nghiệp xây lắp có quy trình công nghệ
ổn định, có hệ thống các định mức kỹ thuật, định mức chi phí, dự toán chi phí hợp
lý. Nó có tác dụng lớn trong việc kiểm tra tình hình thực hiện định mức, dự toán
chi phí sản xuất tình hình sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả hay lãng phí chi phí
SV- Nguyễn Thị Ngọc Huyền Lớp 719
Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà nội Luận văn tốt
nghiệp
sản xuất, giảm bớt được khối lượng ghi chép tính toán của kế toán nâng cao hiệu
quả làm việc của kế toán.
Giá thành thực tế Giá thành định Chênh lệch Chênh lệch
của sản phẩm = mức của sản + do thay đổi + do thoát ly
định mức xây lắp phẩm xây lắp định mức định mức
5. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp
hoàn thành.
Để tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm của sản phẩm xây lắp, kế
toán chỉ sử dụng Tk 154" Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang".Việc tập hợp chi
phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm xây lắp phải theo từng công trình, hạng mục
công trình và theo khoản mục giá thành quy định trong giá dự toán xây lắp
gồm:Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng
máy thi công, chi phí sản xuất chung.
SV- Nguyễn Thị Ngọc Huyền Lớp 719
Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà nội Luận văn tốt
nghiệp
- Quá trình tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp :
TK152( TK 611) TK621 TK152( TK 611)
NVLxuất dùng trực tiếp NVL sử dụng không hết,
cho hoạt động sản xuất phế liệu thu hồi
TK 111,112, 331 TK 154( TK 631)
NVL mua ngoài dùng K/C và phân bổ CPNVL
trực tiếp cho sản xuất
- Quá trình tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp:
TK 334 TK 622 TK154(TK 631)
Trả lương cho CNV
Hoặc lao động thuê ngoài K/C CPNC trực tiếp
TK 335
Trích trước tiền lương nghỉ
phép cho công nhân sản xuất
TK141
Tạm ứng thực hiện khoán
SV- Nguyễn Thị Ngọc Huyền Lớp 719

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét