Thứ Bảy, 8 tháng 3, 2014

SKKN - Kinh nghiệm dạy học theo quan điểm tích hợp


PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP –
THIẾT KẾ THỬ NGHIỆM MỘT SỐ BÀI DẠY.

I/ Cơ sở vấn đề :
Chương trình sách giáo khoa phân ban nói chung, môn ngữ văn nói riêng đã được
thực hiện trong hai năm qua ở lớp 10 và lớp 11 là chương trình soạn theo quan điểm
tích hợp. Nội dung chương trinh mới hướng đến tính thiết thực, tập trung vào những
kiến thức, kĩ năng cơ bản, coi trọng thực hành vận dụng, tích hợp được nhiều mặt,
nhiều nội dung giáo dục.Quá trình dạy học chủ yếu là định hướng cho học sinh tự tìm
hiểu, tự học, tự tìm tòi phát hiện và chiếm lĩnh tri thức mới. Việc đổi mới quan điểm
như vậy là tất yếu nếu không muốn nền giáo dục của chúng ta tụt hậu so với xu thế
chung của giáo dục thế giới mà theo định hướng của UNESCO gồm 4 trụ cột đó là :
“Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”
Với quan điểm như vậy, chương trình sách giáo khoa mới so với các bộ sách đã
được giảng dạy lâu nay tất nhiên là có nhiều điểm khác biệt. Do vậy, người làm công
tác giảng dạy không thể không tìm cách tự thay đổi phương pháp dạy học cho phù hợp
với yêu cầu mới, mục tiêu dạy học mới.
Mặc dù đã được qua một số đợt tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên về đổi mới
phương pháp dạy học theo quan điểm tích hợp, nhưng do chương trình quá mới mẻ
nên chưa hẳn tất cả giáo viên đều đã nhận thức về vấn đề một cách thấu đáo.Bản thân
người viết đề tài này cũng không ít lần lúng túng trong thiết kế bài dạy cũng như vận
dụng một cách hiệu quả các phương pháp dạy học theo quan điẻm tích hợp.
Từ những cơ sở trên, khi chọn đề tài này người viết cũng không ngoài mục đích là
muốn đúc rút những vấn đề lí luận cơ bản nhằm giúp cho việc nhận thức rõ hơn và
cũng mạnh dạn thiết kế thử nghiệm một vài bài dạy cụ thể đã được giảng dạy trong
chương trình. Mong đồng nghiệp chia sẻ
II/Tìm hiểu nội dung tích hợp trong chương trình SGK mới:
- Tên gọi bộ môn theo tinh thần tích hợp: Chương trình mới chỉ còn một bộ sách với
tên gọi chung là Ngữ văn. Trong khi lâu nay vẫn quen dùng riêng biệt 3 quyển ứng
với 3 phân môn được biên soạn độc lập đó là: Tiếng Việt, Làm văn và Văn học.
- Chương trình được biên soạn theo hướng tích hợp : Chương trình phân ban mới
soạn theo lô gích tích hợp.Chú trọng rèn kĩ năng tổng hợp: Đọc, nói, nghe, viết cho
học sinh bằng việc gắn kết, phối hợp các nội dung gần gũi liên quan giữa các phân
môn Tiếng Việt, Làm văn, Đoc- hiểu văn bản. Chương trình được phân bố theo các
cụm bài học có kiến thức gần gũi .
Ví dụ:
*Chương trình lớp 10 Nâng cao, ở tuần học 21, 2 được sắp xếp gồm :
1

- Đọc hiểu văn bản : + Phẩm bình nhân vật lịch sử ( Lê Văn Hưu).
+ Tựa “Trích diễm thi tập” ( Hoàng Đức Lương )
+ Thái phó Tô Hiến Thành (Trích Đại Việt sử lược )
+ Thái sư Trần Thủ Độ (Ngô Sĩ Liên)
- Xen kẽ là các tiết luyện tập về :
+ Các hình thức kết cấu văn bản thuyết minh.
+ Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
+ Đọc hiểu văn bản văn học.
+ Kỹ năng liên kết trong văn bản.
* Hay từ tuần thứ 26 đến tuần 29, chương trình được bố trí như sau:
+ Đọc- hiểu : Một số đoạn trích trong Truyện Kiều
+ Tiếng Việt : Luyện tập Từ Hán Việt.
+ Luyện tập Đọc hiểu văn bản văn học.
Sắp xếp cụm bài học như vậy chính là nhằm tập trung hình thành và rèn cho học
sinh kỹ năng đọc văn và làm văn. Theo cách bố trí này thì 3 phân môn Tiếng Việt, làm
văn và văn không còn là 3 phân môn độc lập cung cấp những kiến thức kỹ năng độc
lập mà có mối quan hệ qua lại chặt chẽ: Trang bị kiến thức Tiếng Việt là để giúp đọc -
hiểu văn bản, làm văn.Còn các tri thức văn học, văn hoá xã hội, lịch sử, Tiếng Việt
là những công cụ cần thiết giúp cho việc đọc- hiểu văn bản văn học cũng như khả
năng tạo lập văn bản .
* Trong hệ thống bài Đọc- hiểu văn bản, việc bố trí sắp xếp bài học cũng theo
hướng tích hợp:
Các tác phẩm ở phần này đã được lựa chọn theo từng thể loại theo từng giai đoạn
lịch sử văn học và tổ chức dạy học theo đặc trưng thể loại trên cơ sở kết hợp chặt chẽ
với các bài học , bài luyện tập Tiếng Việt và Làm văn.
Ví dụ : Ở chương trình Ngữ văn Nâng cao lớp 10, từ tuần 12 đến tuần 15, các tác
phẩm lựa chọ đưa vào phần đọc- hiểu văn bản đều là các tác phẩm thuộc các thể thơ
Đường luật ( Thất ngôn bát cú ĐL, Thất ngôn tứ tuyệt) như :
+ Thuật hoài ( Phạm Ngũ Lão )
+ Cảm hoài (Đặng Dung)
+ Bảo kính cảnh giới ( Nguyễn Trãi )
+ Quốc Tộ ( Pháp Thuận )
+ Cáo tật thị chúng (Mãn Giác thiền sư)
+ Quy hứng ( Nguyễn Trung Ngạn)
+ Nhàn ( Nguyễn Bỉnh Khiêm)
+ Độc Tiểu Thanh kí ( NGuyễn Du )
+ Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng ( Lí Bạch )
+ Thu hứng (Đỗ Phủ )
2

Cách lựa chọn và sắp xếp bài học như vậy là hoàn toàn khác với chương trình SGK
trước đây .( Sắp xếp theo từng tác giả , giai đoạn văn học và dạy theo hướng minh hoạ
lịch sử văn học ít chú ý đến đặc trưng thể loại). Điều này đã khiến không ít giáo viên
chúng ta cảm thấy lúng túng khi triển khai bài dạy nhất là ở các tác phẩm cùng một tác
giả nhưng lại được bố trí dạy trong nhiều thời điểm khác nhau và những bài học về tác
giả lại dạy sau tác phẩm. Lúng túng là điều không tránh khỏi nhưng nếu biết định
hướng bài dạy theo cách tích hợp thì cũng không khó để tiếp cận và làm quen dần với
phương pháp dạy học mới theo quan điểm tích hợp.
Giúp học sinh tiếp cận với hệ thống bài đọc- hiểu theo đặc trưng thể loại là cách
tiếp cận với văn bản văn học một cách khoa học khách quan. Từ đó, giúp hình thành
năng lực tự tìm tòi phát hiện trong quá trình tiếp cận với nhiều tác phẩm khác, tao cho
các em hứng thú tự khám phá vẻ đẹp muôn màu muôn vẻ của tác phẩm văn học
Tin rằng nếu GV chú ý tổ chức dạy học những bài trên theo đặc trưng thể loại thì
sẽ tích hợp được hệ thống kiến thức kĩ năng cơ bản về đặc điểm của các thể thơ
Đường Luật và những điều này sẽ neo lại trong tâm trí các em để khi cần thiết các em
sẽ huy động nó như là công cụ, chìa khoá để có thể đọc hiểu những tác phẩm cùng thể
loại, cũng như vận dụng để tạo lập văn bản.
III/ Phương pháp dạy học theo quan điểm tích hợp :
1. Yêu cầu chung : Phương pháp dạy học theo quan điểm tích hợp yêu cầu Giáo
viên chú ý hướng dẫn học sinh tìm hiểu, chiếm lĩnh những tri thức kĩ năng đặc thù của
từng phân môn, từng bài học cụ thể. Đồng thời phải biết khai thác những yếu tố
chung, những yếu tố có mối liên hệ giữa các phân môn, các bài học khác cùng loại. Từ
đó giúp hình thành hệ thống tri thức , kĩ năng cơ bản cho học sinh.
Ví dụ : Khi dạy các bài Đọc - hiểu văn bản văn học ( Chương trình Ngữ văn nói
chung ) cần chú ý :
-Khai thác khía cạnh ngữ âm, ngữ nghĩa, tính hình tượng của ngôn ngữ nghệ thuật,
làm rõ hiệu quả biểu đạt của các yếu tố ngôn ngữ đó nhằm giúp học sinh cảm hiểu
được cái hay cái đẹp của tác phẩm văn học.
-Khai thác cách kết cấu, lôgich văn bản Từ đó hình thành kiến thức về đặc trưng thể
loại và kĩ năng tạo lập văn bản.
Như vậy, muốn kết hợp có hiệu quả các phương pháp dạy học để đảm bảo tính tích
hợp, thì ngay ở khâu chuẩn bị, GV cần nắm vững cách phân bố chương trình, bài dạy
để có hướng tổ chức bài dạy theo từng cụm bài cùng đặc trưng thể loại, cụm bài có
điểm giao về nội dung kiến thức kĩ năng, từ đó chú ý thiết kế bài dạy theo hường tích
hợp.
2. Phương pháp dạy học ở từng phân môn cụ thể :
a/ Dạy Đọc- hiểu văn bản văn học :
*Theo quan điểm tích hợp, dạy đọc- hiểu là quá trình giúp học sinh qua việc tiếp xúc
với văn bản, thông hiểu cả nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa hàm ẩn, thấy được vai trò,
3

hiệu quả biểu đạt của các hình thức biện pháp ngôn từ, ý nghĩa của hình tượng nghệ
thuật, những thông điệp tư tưởng tình cảm, thái độ của người viết gửi gắm trong tác
phẩm cụ thể . Đồng thời, qua nhiều tác phẩm đọc- hiểu cùng thể loại cần giúp học sinh
nắm vững đặc trưng thể loại : về kết cấu, ngôn ngữ mang tính đặc thù của thể loại
đó nhằm trang bị cho học sinh kiến thức kĩ năng cơ bản về thể loại văn học. Do vậy
cần:
-Xem dạy Đọc- hiểu là quá trình hướng dẫn học sinh tiếp nhận, hiểu kĩ và hiểu sâu
văn bản.
-Đồng thời trang bị cho người học kiến thức đọc văn và phương pháp đọc văn thông
qua việc tiếp cận với các tác phẩm tiêu biểu cùng thể loại trong từng giai đoạn lịch sử
nhất định, hình thành kiến thức về thể loại văn học một cách hệ thống.
*Các bước hướng dẫn đọc- hiểu :
- Tìm hiểu chung về tác phẩm gồm :
+ Tác giả.
+ Hoàn cảnh ra đời .
+ Xác định thể loại và tìm hiểu đặc trưng thể loại.
+ Tìm hiểu kết cấu của văn bản .
+ Định hướng chủ đề tác phẩm .
==>Hướng dẫn học sinh nắm vững phần kiến thức chung qua hệ thống câu hỏi:
+ Hỏi về hoàn cảnh ra đời ( giúp gì cho việc tìm hiểu tác phẩm? )
+Hỏi về những nét nổi bật trong tiểu sử, sự nghiệp tác giả. ( chi phối đến sáng tác
như thế nào?
+ Hỏi về đặc điểm thể loại và vai trò tác dụng của thể loại.
+ Câu hỏi xác định bố cục, kết cấu văn bản ( Căn cứ vào mạch truyện, mạch cảm
xúc, theo đặc trưng thể loại ))
- Hướng dẫn Đọc - hiểu văn bản : Cần chú ý câu hỏi đọc- hiểu kĩ và Đọc - hiểu sâu
văn bản
+ Câu hỏi phát hiện từ ngữ khó , điển tích điển cố
+ Câu hỏi phát hiện các khía cạnh độc đáo của ngôn ngữ nghệ thuật : Từ ngữ, hình
ảnh, chi tiết, các biện pháp tu từ ( Những chi tiết nghệ thuật nào đã được tác giả sử
dụng một cách đặc sắc độc đáo? )
+ Câu hỏi về giá trị biểu đạt,hiệu quả nghệ thuật của các thủ pháp nghệ thuật nhằm
gợi mở, kích thích trí tưởng tượng, khả năng liên tưởng, liên hệ, khả năng cảm thụ văn
học của học sinh .( Ví dụ : Cảm nhận của em về cảnh vật ( con người, tình cảm, cảm
xúc ) được gợi qua chi tiết, từ ngữ, hình ảnh ? )
+ Câu hỏi về thông điệp tư tưởng tình cảm, ý nghĩa triết lí tác giả muốn gửi gắm
qua tác phẩm .( Qua bức tranh cảnh vật ( con người, tâm trạng, cảm xúc ) tác giả
muốn gửi gắm điều gì ? )
+ Câu hỏi về sự đóng góp về nghệ thuật và nội dung của tác phẩm
4

b/ Dạy các bài Tiếng Việt - Làm văn : Bài học Tiếng Việt và Làm văn trong
chương trình SGK mới gồm hai loại :
+ Bài học hình thành lí thuyết .
+ Bài học thực hành củng cố lí thuyết : - Luyện tập Tiếng Việt.
- Viết, trả bài làm văn.
- Tổ chức bài dạy:
* Nguyên tắc chung : Cả bài học Làm văn và Tiếng Việt đều lấy kiểu văn bản để
tổ chức nội dung dạy học nên việc dạy lí thuyết văn bản (Định nghĩa, phân loại, đặc
điểm, cách làm bài ) chỉ do một phân môn đảm nhiệm . Phần luyện tập nhận biết và
rèn kĩ năng tạo lập văn bản không chỉ lấy các văn bản văn học trong chương trình đọc-
hiểu làm ngữ liệu mà còn phải dựa vào nhiều loại ngữ liệu khác để từ đó hình thành
kiến thức kĩ năng tích hợp cho học sinh, giúp các em phân biệt các loại văn bản, đồng
thời thấy được sự kết hợp các kĩ năng trong một văn bản:
+ Miêu tả trong bài văn tự sự.
+ Miêu tả trong các văn bản văn học khác
Từ những đặc điểm trên, khi dạy Tiếng Việt- Làm văn, giáo viên cần xác định cụm
tương đồng giữa : Kiểu văn bản và loại thể văn bản.
Ví dụ : + Tiếng Việt- Làm văn -Kiểu văn bản tự sự.
-Kiểu văn bản miêu tả.
+ Bài Đọc- hiểu : -Tác phẩm tự sự
*Tổ chức dạy học Tiếng Việt – Làm văn theo nguyên tắc tích hợp :
- Giờ Tiếng Việt :Mỗi bài học đều nhằm cung cấp cho học sinh một đơn vị ngôn
ngữ cụ thể. Do vậy yêu cầu :
+ Hướng dẫn học sinh liên hệ với các tác phẩm đã và đang học trong chương trình
Đọc- hiểu văn bản.
+ Đặt yếu tố ngôn ngữ đó trong văn cảnh cụ thể của tác phẩm, vận dung lí thuyêt
một cách thành thạo để nghe, đọc, hiểu, nối đúng và viết đúng.( kiến thức , kĩ năng
tích hợp).
+ Đặt các yểu tố ngôn ngữ này trong các tình huống đời sống để so sánh mở rộng
giúp học sinh nắm vững khắc sâu kiến thức.
- Giờ Làm Văn:
+ Căn cứ vào các văn bản văn học trong phần Đọc - hiểu văn bản, coi như đó là
những văn bản mẫu cho kiểu văn bản và sử dung với vai trò ngữ liệu làm cơ sở cho
việc hình thành lí thuyết ( phân tích cách diễn đạt, kết cấu, bố cục )
+ Hướng dẫn học sinh vận dụng tổng hợp kiến thức kĩ năng từ phần Đọc-hiểu văn
bản và Tiếng Việt để tạo lập văn bản.
+ Củng cố năng lực nghe, đọc, hiểu và tạo lập văn bản bằng việc làm văn ( tạo lập
một văn bản cụ thể ).
5

Tóm lại, để đạt được mục tiêu đào tạo chung với những yêu cầu trên, mỗi giáo viên
chúng ta cần có nhiều cố gắng nỗ lực tìm tòi nắm vững yêu cầu kiến thức và kĩ năng
cỏ bản của từng bài học cụ thể, từ đó tìm tòi, lựa chọn phương pháp thích hợp trong
quá trình dạy học. Cần đầu tư cho khâu chuẩn bị bài dạy chính là khâu thiết dạy học
để có thể phát huy tối đa năng lực tìm tòi sáng tạo của học sinh.Thành công của bài
dạy chính là sau bài hoc học sinh sẽ có đủ kiến thức và năng lực để tự khám phá cái
hay cái đẹp của tác phẩm văn chương hoặc có thể tự mình tạo lập văn bản trong những
tình huống mà đời sống đặt ra cho các em.
IV/ Thiết kế thử nghiệm một số bài dạy theo quan điểm tích hợp
Tiết 41 - 42 , Tuần 11
Đọc văn:
XÚY VÂN GIẢ DẠI
(Trích chèo Kim Nham)
I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh
-Hiểu được nội dung và ý nghĩa của vở chèo “Kim Nham” qua đoạn trích.
-Thấy được nghệ thuật thể hiện đặc sắc nội tâm của vai Xúy Vân trong đọan trích.
-Có thái độ trân trọng đối với nghệ thuật truyền thống độc đáo của dân tộc.
II-PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:
-SGK, SGV, tài liệu tham khảo.có thể cho HS xem vài trích đoạn chèo ( qua video hoặc
trình chiếu trên Powerpoin để minh hoạ giúp các em tiếp cận với các làn điêu cũng như
các yếu tố về nghệ thuật chèo mà vốn rất ít khi được xem)
-Thiết kế dạy học.
III-CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
- Kết hợp giữa nêu vấn đề trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi, thuyết giảng.
- Chuẩn bị :Yêu cầu HS soạn bài ở nhà dựa theo câu hỏi hướng dẫn SGK, tham khảo
thêm tài liệu liên quan để mở rộng kiến thức về bài học.
IV-TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1-Ổn định lớp:
2-Kiểm tra bài cũ:
-Quan sát là gì? Thế nào là quan sát đời sống?
-Nêu một số phương pháp và cách thức quan sát? Khi quan sát, cần chú ý điều gì?
-Quan sát có gì khác với thể nghiệm? -Để có thể thể nghiệm được, yêu cầu đặt ra là
gì?
- Kiểm tra phần chuẩn bị bài ở nhà qua vở soạn, có thể nêu câu hỏi chuẩn bị tâm thế
cho bài học.( Đã có khi nào em được xem một vở chèo chưa? Ấn tượng nhất về điều gì
khi xem chèo ? )GV dựa vào tình huống trả lời cua HS để vào bài.
6

3-Bài mới:
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Tìm hiểu chung.
-HS đọc Tiểu dẫn SGK/128( hoặc xem một
trích đoạn hề chèo).
-GV: NT chèo có đặc điểm gì nổi bật?

ND của chèo có cơ sở từ một tích gọi là
tích chèo.

Biểu diễn chèo có tính nghệ thuật cao.

HS trả lời cá nhân.
-HS: đọc tóm tắt vở chèo “Kim Nham” -
SGK/ T.128,129.
-GV: Xác định vị trí đoạn trích “Xuý Vân
giả dại” ?

GV lưu ý HS nắm rõ cốt truyện va xuất
xứ đoạn trích để hướng dẫn cho HS tóm
tắt và xác định vị trí đoạn trích


Hoạt động 2: hướng dẫn đọc - hiểu
đoạn trích
- Hướng dẫn HS tìm hiểu tâm trạng Xuý
Vân :
-HS đọc văn bản đoạn trích “Xúy Vân giả
dại”/129 ( Kết hợp xem một trích đoạn
phim trùng với đoạn trích yêu cầu HS chú
ý theo dõi Làn điệu , động tác và lời hát
I-TIỂU DẪN:
1-Sơ lược về nghệ thuật chèo:
-NT chèo là NT tổng hợp, phối hợp
nhuần nhuyễn giữa kịch bản, lời hát,
động tác múa và âm nhạc.
2-Vở chèo “Kim Nham”:
-Tóm tắt: SGK/128.
-Vị trí đoạn trích “Xuý Vân giả dại”.
+Nửa đầu của vở diễn: Xuý Vân là
người đoan trang, nết na nhưng bố nàng
là người nát rượu, thiếu trách nhiệm với
con. Về nhà chồng hôm trước thì hôm
sau XV đã phải chịu cảnh sống cô đơn,
mặc dù XV đã hết lời van xin chồng hãy
trọ học gần nhà để đừng bỏ rơi mình.
+Nửa sau của vở diễn: Không chịu nổi
cảnh sống hoài phí tuổi trẻ trong cô đơn,
XV đi theo tiếng gọi của khát vọng hạnh
phúc, nhưng đã bị Trần Phương bỏ rơi.
Cùng đường, XV gieo mình xuống sông
tự vẫn.
+Đoạn trích nằm ở chính giao điểm của
hai nửa kịch bản, hai đoạn đời quan
trọng trong toàn bộ số phận của nhân
vật. Đoạn trích phơi bày tất cả nỗi dằn
vặt, đau đớn của người con gái bị đẩy
vào cảnh ngộ bế tắc

II-ĐỌC HIỂU VĂN BẢN:
1-Tâm trạng của nhân vật Xuý Vân:
-Tự thấy lỡ làng, dở dang:
Tôi càng chờ càng đợi , càng trưa
7

trên cơ sở đối chiếu với văn bản)
-GV: có phải tất cả lời hát của Xuý Vân
đều là những lời điên dại không? Lời nào
là lời nói thật?

HS thảo luận nhóm và cử đại diện trình
bày.
+Không phải tất cả đều là lời nói điên
dại .
+Những lời nói thật:
+Chả nên gia thất thì về…
+Tôi chắp tay lạy bạn đừng cười…
Ai ơi giữ lấy đạo hằng chớ quên.
-GV: qua những câu hát, nhân vật Xuý Vân
đã bộc lộ tâm trạng gì? Tâm trạng ấy thể
hiện qua những câu nào?

HS thảo luận theo nhóm, cử đại diện
trình bày.
HS các nhóm khác bổ sung.

GV nhận xét phần trình bày của HS và
chốt lại nội dung vấn đề.

- Hướng dẫn HS tìm hiểu hoàn cảnh của
Xuý Vân :Gọi HS đọc tiếp đoạn trích
( Xem trích đoạn phim)
-GV: Lời hát của Xuý Vân cho thấy tình
cảnh đáng thương của cô. Lời hát ấy bày
tỏ mong ước gì?
+Mong ước ấy có chính đáng không? Bi
kịch của Xuý Vân là gì?

Đại diện HS trình bày sau khi thảo luận
chung.

GV chốt lại và định hướng: nhân vật
Xuý Vân có phần rất đáng thương - cuộc
hôn nhân không có tình yêu…

-Hướng dẫn HS tim hiểu nết đặc sắc của
chuyến đò
-Day dứt về những điều mình làm:
Tôi chắp tay….chớ quên
-Có chút oán trách bố mẹ, oán trách số
phận:
Con gà rừng ăn lẫn với con công
…………ức bởi xuân huyên.
-Thất vọng giữa ước mơ gia đình hạnh
phúc “Anh đi gặt…nàng mang cơm” với
thực tại: chồng mải mê đèn sách, thi cử,
bỏ mặc nàng cô đơn với gánh nặng gia
đình…

Tâm trạng ấm ức, bế tắc, cô đơn

2-Tình cảnh đáng thương của Xuý
Vân:
*Mong ước của Xuý Vân:
+ Gia đình yên ổn, hạnh phúc trọn vẹn
+ Giữ trọn “đạo hằng” để làm vợ
ngoan.
=>Mong ước rất chính đáng.
*Bi kịch của Xuý Vân: khát vọng sống
bình yên, hạnh phúc nhưng không thực
hiện được và phải phản bội lại chính
mong ước khát vọng của mình
=> đáng thương.
Tác giả bày tỏ thái độ Cảm thông với
những đau khổ và bế tắc của Xuý Vân
=>Thể hiện cái nhìn nhân đạomới mẻ
của người bình dân.

3-Nghệ thuật diễn tả tâm trạng phức
8

nghệ thuật đoạn trích và nghệ thuật chèo
nói chung
-Cho HS xem lai trích đoạn phim Xuý Vân
giả dại
-GV: Phân tích nghệ thuật diễn tả tâm
trạng phức tạp của Xuý Vân qua lời hát
của cô ?

HS trả lời cá nhân. HS khác bổ sung.

GV nhận xét và bổ sung ý kiến trình bày
của HS.


Hoạt động 3: hướng dẫn HS tổng kết
bài học
-GV: Qua đoạn trích, tác giả dân gian
muốn nói điều gì? Thể hiện điều đó như
thế nào?

HS đưa ra ý kiến trên cơ sở bài học đã
tiếp thu.

GV chốt lại nội dung bài học.
tạp của Xuý Vân:
*Tâm trạng phức tạp của Xuý Vân:
+Bên trong day dứt, oán hận trách
móc…
+Bên ngoài: giả điên; lời nói điên dại.
+Mâu thuẫn giữa con người, suy nghĩ
bên trong với vẻ bề ngoài.
*Nghệ thuật diễn tả:
+ sử dụng đan xen các lời thật, lời điên
thể hiện sự mâu thuẫn trong tâm trạng.
+Sử dụng các làn điệu nói và hát khác
nhau để thể hiện sự thay đổi trong tâm lí,
tâm trạng nhân vật.( điêu Con gà
rừng,hát qúa giang, hát sắp, hát ngược,
nói sử rầu, nói lệch )
+ Kết hợp các động tác múa :Bắt nhên,
xe tơ, dệt cửi

III-TỔNG KẾT:
- Trích đoạn chèo “Xuý Vân giả dại” đã
bộc lộ niềm cảm thông, thái độ bênh vực
người phụ nữ và lên án xã hội cũ của tác
giả qua việc đưa lên sân khấu hình
tượng một người phụ nữ có số phận bi
kịch, bị giằng xé giữa khát vọng tình yêu
và hạnh phúc với hoàn cảnh sống khắc
nghiệt
- Đoạn trích còn cho thấy những nét đặc
sắc độc đáo của Chèo - một trong những
loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian
tiêu biểu của Việt Nam
4-Củng cố:
-Cần hiểu và đánh giá đúng nhân vật Xuý Vân.
-Nhắc lại một số đặc trưng của thể loại chèo cổ trong đoạn trích.
-Kể tên một số vở chèo cổ mà em biết: Quan Âm Thị Kính, Phương Hoa, Lưu Bình-
Dương Lễ, Thạch Sanh…
5-Luyện tập: so sánh chèo với các loại hình kịch hát khác
9

-Về nguồn gốc: chèo có nguồn gốc bản địa Việt Nam, khác với cải lương, tuồng có
nguồn gốc từ Trung Quốc du nhập vào nước ta. Kịch hát (ôpêra) có nguồn gốc từ
phương Tây.
-Về phương thức biểu diễn: trang phục, trang điểm, đạo cụ, sân khấu … của chèo
đơn giản hơn. Quan hệ giữa kịch bản, lời hát với nhạc, múa đều có nét khác biệt (xem
Tri thức đọc hiểu/133).
-Về vai trò, vị trí: chèo là món ăn tinh thần của nhân dân vùng đồng bằng Bắc Bộ và
Bắc Trung bộ; cải lương và tuồng có vai trò lớn trong đời sống văn hóa, tinh thần của
nhân dân vùng Nam Trung bộ và Nam bộ.
6-Hướng dẫn HS chuẩn bị bài sau:
-Đọc hiểu văn bản văn học.
-Đọc tích lũy kiến thức.


Theo phần hướng dẫn luyện tập SGK/137, 139, 141.


Tiết 43 , tuần 11
Làm văn:
ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌC
I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh
-Hiểu mục đích, yêu cầu của việc đọc – hiểu văn bản văn học.
-Nắm được các bước đọc – hiểu văn bản và biết vận dụng kiến thức vào việc đọc –
hiểu văn bản văn học.
II-PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:
-SGK, SGV.
-Thiết kế bài học.
III-CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
-GV tổ chức giờ học theo cách kết hợp giữa nêu vấn đề và trao đổi thảo luận, trả lời
các câu hỏi.
-HS đọc trước SGK, tìm và gạch chân các ý chính trong bài, chuẩn bị kỹ nội dung bài
học theo yêu cầu của GV, kết hợp phần hướng dẫn học bài trong SGK. HS làm việc
theo nhóm, tìm hiểu ND bài và trả lời theo ND câu hỏi. GV nhận xét, bổ sung, rút ra
ND bài học.
IV-TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1-Ổn định lớp:
2-Kiểm tra bài cũ:
-Thể loại chèo dân gian có những nét đặc trưng gì?
10

-Tóm tắt nội dung vở chèo “Kim Nham”? Tâm trạng phức tạp của Xúy Vân đã được
diễn tả qua biện pháp nghệ thuật nào?
-Tâm trạng của nhân vật biểu hiện trong đoạn trích như thế nào? Bi kịch của Xúy Vân
là gì?
3-Chuẩn bị bài học mới:-Kiểm tra phần chuẩn bị bài của học sinh.
- Giới thiệu bài học
4- Bài mới :
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: tìm hiểu mục đích,
yêu cầu của việc học đọc – hiểu VB
VH.
-HS đọc mục 1 – SGK/134.
-GV: Qua một số tiết học Đọc- hiểu
văn bản từ đầu năm đến nay,em hãy
cho biết những tiết học đó mang lại
cho em điều gì ?( cảm hiểu cái hay
cái đẹp chủa tp văn học )
-HS đọc mục 2 –SGK/134.
+Từ thực tế những tiết hoc đọc - hiểu
văn bản VH hãy xác định mục đchs,
yêu cầu của việc Đọc- hiểu VBVH ?
+Ngoài việc đọc- hiểu văn bản văn
học trong chương trình, cần làm gì
để rèn luyên kĩ năng đọc - hiểu ?

HS làm việc cá nhân, lần lượt trình
bày từng vấn đề. HS khác bổ sung.


GV: nhận xét phần trình bày của
HS.


Hoạt động 2: tìm hiểu các bước
đọc – hiểu văn bản VH.
I-MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA VIỆC ĐỌC –
HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌC:
1-Sự cần thiết của việc học đọc – hiểu văn bản văn
học:
-Văn bản VH là văn bản nghệ thuật, muốn hiểu biết và
thưởng thức, phải biết cách đọc – hiểu để cảm thông
và thưởng thức được các giá trị tư tưởng, nghệ thuật
của văn bản VH.
2-Mục đích, yêu cầu đọc – hiểu văn bản VH:
a-Mục đích:
-Tiếp nhận các giá trị tư tưởng, nghệ thuật.
-Giao lưu tư tưởng, tình cảm với tác giả.
-Bày tỏ thái độ đồng cảm hay không đồng cảm với văn
bản văn học.
b-Yêu cầu:
-Phải trải qua quá trình đọc - hiểu:
+Hiểu ngôn từ, ý nghĩa của hình tượng.
+Hiểu tư tưởng, tình cảm của tác giả.
+Hình thành sự đánh giá đối với văn bản.
+Biết thưởng thức các giá trị của văn bản.
-Phải hình thành kỹ năng đọc – hiểu:
+Thường xuyên đọc nhiều tác phẩm VH.
+Biết tra cứu, học hỏi, tưởng tượng, suy ngẫm.
+Tạo thói quen phân tích và thưởng thức VH.

II-CÁC BƯỚC ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN VH:
11

-HS đọc mục 1 – SGK/135.
-GV: thế nào là đọc – hiểu văn bản
ngôn từ?
+Yêu cầu khi đọc –hiểu ngôn từ là
gì ?
-HS đọc mục 2 – SGK/136.
-GV: thế nào là đọc – hiểu hình
tượng nghệ thuật?
+Yêu cầu đặt ra đối với việc đọc hiểu
hình tượng nghệ thuật là gì ?( Có thể
yêu cầu HS đưa thêm ngữ liệu từ
những tác phẩm đã học để luyện tập)
-HS đọc mục 3 – SGK/136.
-GV: Vì sao phải đoc- hiểu tư tưởng
tình cảm của tác giả trong văn bản ?
Hãy liên hệ một số tác phẩm đã được
học và nêu tư tưởng tình cảm của tác
giả thể hiện trong mỗi tác phẩm cụ
thể
(Ví dụ : Truyện thơ Tiễn dặn người
yêu , Truyền thuyết An Dương Vương
và Mỵ Châu- Trọng Thuỷ )
+Yêu cầu khi đọc - hiểu tư tưởng,
tình cảm của tác giả trong VB VH?
-HS đọc mục 4 – SGK/137.
-GV:thế nào là đọc – hiểu và thưởng
thức VH?

HS trao đổi, thảo luận theo nhóm
và cử đại diện trình bày trước lớp.

GV nhận xét và bổ sung phần trình
bày của HS.
1-Đọc – hiểu ngôn từ:
a-Khi đọc văn bản VH, phải đọc toàn VB, hiểu được
các từ khó, từ lạ, các điển cố, phép tu từ…
+Với thơ: học thuộc lòng.
+Với truyện: nắm được cốt truyện và các chi tiết.
b-Đọc kỹ để hiểu cách diễn đạt, nắm bắt mạch văn và
phát hiện chất văn, phát hiện những đặc sắc, khác
thường, thú vị.
VD: SGK/135.
2-Đọc – hiểu hình tượng nghệ thuật :
a-Người đọc phải biết tưởng tượng, cụ thể hóa những
điều mà ngôn từ biểu đạt.
VD: SGK/136.
b-Biết phát hiện các mâu thuẫn tiềm ẩn và tìm hiểu các
mâu thuẫn bên trong.
VD: SGK/136.
3-Đọc – hiểu tư tưởng, tình cảm của tác giả trong
VB VH:
-Vì tư tưởng, tình cảm của tác giả thể hiện trong tác
phẩm, là linh hồn của tác phẩm.
-Tư tưởng, tình cảm của tác giả trong VB VH thường
thể hiện ở ngoài lời, qua ngôn từ và phương thức biểu
hiện hình tượng.
-Đòi hỏi người đọc phải có năng lực phán đoán, khái
quát chính xác

sáng tạo.
4-Đọc – hiểu và thưởng thức VH:
-Người đọc tự hiểu, tự khẳng định về: tư tưởng của
TP, sự thống nhất toàn vẹn và vẻ đẹp hài hòa của văn
bản, có khoái cảm về tinh thần.
-Là sự phát hiện chân lý đời sống trong TP, rung động
với sự biểu hiện tài nghệ của tác giả và hưởng thụ ấn
tượng sâu đậm đối với các chi tiết đặc sắc của TP.
12

4-Củng cố - luyện tập:
-Đọc - hiểu VB VH là hoạt động của người đọc nhằm biến VB thành TP VH. Muốn
vậy, người đọc phải đọc – hiểu các ý nghĩa tường minh và hàm ẩn của ngôn từ, «cụ thể
hóa» các chi tiết của hình tượng, hiểu VB trong tính toàn thể, nắm bắt tư tưởng, tình
cảm của tác giả, thưởng thức các giá trị tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm Phải
thường xuyên đọc VB VH thì mới rèn luyện được kỹ năng đọc – hiểu thành thạo.
-Nêu mục đích, yêu cầu của việc đọc - hiểu VB VH?
+Mục đích trực tiếp của việc đọc – hiểu VB VH có thể khác nhau: đọc để học, giải trí,
viết bài…
+Mục đích gián tiếp: giao lưu văn hóa, tư tưởng, tình cảm với tác giả.
-Nêu các bước đọc – hiểu VB VH? (có 4 bước).
5-Hướng dẫn HS chuẩn bị bài sau: Đọc tích lũy kiến thức.
-Theo Hướng dẫn học bài SGK/1369.


121 - 122


ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh
-Nắm được một số đặc điểm của văn bản văn học trung đại Việt Nam.
-Bước đầu có kỹ năng đọc – hiểu văn bản văn học trung đại.
II-PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:
-SGK, SGV.
-Thiết kế bài học.
III-CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
-GV tổ chức hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi trong SGK.
-HS đọc SGK, tìm và trả lời các ý theo ND câu hỏi. GV nhận xét, bổ sung ND mà HS
trả lời, rút ra ND bài học.
IV-TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1-Ổn định lớp:
2-Kiểm tra bài cũ:
-Nêu tình huống và yêu cầu của việc trình bày một vấn đề?
-Các bước chuẩn bị để trình bày một vấn đề bao gồm những gì?
+Nêu những đặc điểm chung của văn học trung đại Việt Nam?
3-Bài mới:
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
13


Hoạt động 1: tìm hiểu
chung về VH trung đại Việt
Nam.
-GV:+Yêu cầu HS nhắc lại
một số tác phẩm tiêu biểu
của thời kì văn học trung đại
đã được học trong chương
trình ?
+Qua những tác phẩm đó
em hãy cho biết những đặc
điểm nổi bật về nội dung và
nghệ thuật của thời kì Văn
họcảTrung đại ?
-HS làm việc cá nhân và
trình bày trước lớp.


Hoạt động 2: luyện tập.
-GV: Đọc - hiểu câu thơ, câu
văn, điển tích, từ cổ theo yêu
cầu SGK/172?
-HS làm việc cá nhân và
trình bày trước lớp.
- Nhắc học sinh chú ý các
bước đọc - hiểu văn bản văn
học đã học ỏ bái Đọc- hiểu
VBVH ( tiết 43 tuần 11) và
các bước đã thực hiện trong
quá trình đọc - hiểu VBVH
+Đọc hiểu ngôn từ
+Đọc hiểu hình tượng
+Đọc hiểu tư tưởng tình
cảm của tác giả
I-TÌM HIỂU CHUNG:
1-Văn học trung đại Việt Nam có đăc điểm nghệ
thuật riêng so với văn học dân gian và văn học hiện đại,
với hai bộ phận văn học chữ Hán và VH chữ Nôm
+Chữ Hán: phải phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ.
+Chữ Nôm: phải phiên âm ra chữ quốc ngữ.

gây khó khăn trong quá trình tiếp nhận.
2-Văn học trung đại thiên về biểu hiện tâm, chí mà ít tả
thực các hiện tượng đời sống:
+Hình tượng nhân vật, phong cảnh thường được thể
hiện bằng nhiều hình ảnh tượng trưng, ước lệ.
+Nhân vật thiên về tỏ chí, tỏ lòng (Lê Lợi, Trần Thủ Độ,
Tô Hiến Thành).
+Nhân cách cao thượng, quyết liệt (Tử Văn, Kiều).
3-Ngôn ngữ văn học trung đại thiên về xây dựng những
kiến trúc vững chãi, đối xứng, hài hòa, tạo thành vẻ đẹp
đặc biệt.

II-LUYỆN TẬP:
1-Bài 1/172: Đọc - hiểu câu thơ, câu văn, điển tích, từ
cổ:
a-So sánh bản dịch nghĩa và bản dịch thơ bài “Tỏ
lòng” (Phạm Ngũ Lão):
-Hình ảnh “múa giáo”: không cho thấy tư thế hiên
ngang, lẫm liệt, vững chãi của người lính bảo vệ tổ quốc

« Cắp ngang ngọn giáo »
b-Giải thích ý nghĩa câu văn và biểu tượng:
-Nhân nghĩa: muốn nhân dân có cuộc sống yên ổn, no
ấm (yên dân) thì phải trừ bạo.
-Lấy chính nghĩa để thắng quân giặc tàn ác; lấy lẽ phải
và lòng nhân để thay cho bạo lực.
-Sấm vang chớp giật: dữ dội.
+Trúc chẻ tro bay: oanh liệt.
+Dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới: tập hợp dưới cờ
khởi nghĩa.
+Hòa nước sông chén rượu ngọt ngào: tinh thần đoàn
kết của tướng sĩ.
14

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét