Thứ Năm, 6 tháng 3, 2014

Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc trong giai đoạn hiện nay

động sư phạm khoa học và có tính định hướng của chủ thể QL đến tập thể GV, HS và các lực
lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm làm cho nhà trường vận hành theo đúng đường
lối và nguyên lý giáo dục của Đảng. Người QL nhà trường phải làm sao cho hệ thống các
thành tố vận hành chặt chẽ với nhau, đưa đến kết quả mong muốn.
* Khái niệm hoạt động dạy học
Dạy học là một quá trình sư phạm, với nội dung khoa học, được thực hiện theo một
phương pháp sư phạm đặc biệt do nhà trường tổ chức.
Dạy học là một quá trình toàn vẹn có sự thống nhất giữa hai mặt của các chức năng
hoạt động dạy và hoạt động học.
Hoạt động dạy học là một hệ thống toàn vẹn bao gồm các thành tố cơ bản: Mục đích,
nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức, người dạy, người học. Các thành tố
này tương tác với nhau, thâm nhập vào nhau để thực hiện nhiệm vụ dạy học nhằm nâng cao
chất lượng và hiệu quả dạy học.
* Khái niệm quản lý hoạt động dạy học
QL hoạt động dạy học là một hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp
quy luật của chủ thể QL tới khách thể QL trong quá trình dạy học nhằm đạt được mục tiêu đề
ra.
- Mục tiêu của QL hoạt động dạy học: Đảm bảo thực hiện đầy đủ các mục tiêu, kế
hoạch đào tạo, nội dung chương trình giảng dạy theo đúng tiến độ và thời gian quy định (QL
mục tiêu, nội dung); đảm bảo hoạt động dạy học đạt kết quả cao (QL chất lượng).
- Biện pháp QL hoạt động dạy học: Trong nhà trường, biện pháp QL hoạt động dạy và
học là những cách thức tổ chức, điều hành kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy và học của cán
bộ, GV và HS nhằm đạt được kết quả cao nhất đề ra.
1.2. Lý luận về quản lý hoạt động dạy học ở trƣờng trung học cơ sở
1.2.1. Trường trung học cơ sở trong hệ thống giáo dục quốc dân
- Vị trí của trường trung học cơ sở trong hệ thống giáo dục quốc dân.
- Mục tiêu, nội dung và kế hoạch đào tạo của trường trung học cơ sở.
1.2.2. Nội dung quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học cơ sở
- Quản lý hoạt động dạy của giáo viên: Quản lý phân việc công giảng dạy cho giáo
viên; quản lý việc thực hiện chương trình; quản lý việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp; quản lý
giờ lên lớp của giáo viên; quản lý việc dự giờ và phân tích sư phạm bài học; quản lý hoạt
động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh; quản lý hồ sơ chuyên môn của giáo
viên; quản lý việc sử dụng và bồi dưỡng giáo viên;
- Quản lý hoạt động học tập của học sinh: Quản lý nề nếp, động cơ, thái độ học tập
của học sinh; quản lý việc giáo dục phương pháp học tập cho học sinh; quản lý các hoạt động
học tập, vui chơi giải trí…vv.
- Quản lý cơ sở vật chất trang thiết bị kỹ thuật phục vụ dạy học.
- QL nguồn kinh phí để duy trì hoạt động dạy học.
1.3. Quản lý hoạt động dạy học ở các trƣờng trung học cơ sở trong giai đoạn hiện nay
* Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học và yêu cầu về chất lượng giáo dục
trung học cơ sở trong giai đoạn hiện nay
- Mục tiêu và nội dung giáo dục
- Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý
- Đối tượng tuyển sinh (HS)
- Cơ sở vật chất và các điều kiện phục vụ cho hoạt động dạy học
- Các yêu cầu về chất lượng giáo dục trung học cơ sở.

CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC
CƠ SỞ HUYỆN TAM ĐẢO, TỈNH VĨNH PHÚC
2.1. Giới thiệu chung về giáo dục trung học cơ sở huyện Tam Đảo
2.1.1. Khái quát về Giáo dục- Đào tạo Tam Đảo
- Thuận lợi: Nhận thức của toàn Đảng, toàn dân và đội ngũ các thầy cô giáo về tầm quan
trọng của GD-ĐT ngày càng được nâng cao. Huyện ủy, HĐND, UBND đã có nhiều chủ
chương, chính sách tăng cường đầu tư cho GD-ĐT.
- Khó khăn: Cơ sở vật chất là một trong những vấn đề khó khăn lớn của ngành giáo dục
huyện Tam Đảo; kỷ cương nề nếp dạy và học trong các nhà trường chưa được quản lý chặt
chẽ; GV vẫn thiếu cục bộ ở các cấp học, thiếu GV Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục ở khối tiểu
học; Toán, Tin học ở khối trung học cơ sở; Nhận thức của một bộ phận và cán bộ nhân dân
còn bất cập so với yêu cầu cấp thiết của sự nghiệp GD-ĐT; công tác xã hội hóa giáo dục
chưa có hiệu quả cao.
2.1.2. Giáo dục trung học cơ sở huyện Tam Đảo
* Số lượng học sinh
Bảng2.1 Số lượng học sinh trung học cơ sở huyện Tam Đảo qua 6 năm học.
Năm học
2003-
2004
2004-2005
2005-2006
2006-2007
2007-2008
2008-
2009
Số HS
6195
6218
6072
5773
5405
5027
* Chất lượng giáo dục học sinh
Biểu đồ2. 1. Tỉ lệ xếp loại hạnh kiểm học sinh từ năm học 2003-2004.



Qua biểu đồ về kết quả xếp loại hạnh kiểm (biểu đồ1), học lực (biểu đồ 2) từ năm học
2003 đến năm 2008, chúng ta nhận thấy, về kết quả giáo dục hai mặt nhìn chung học sinh ở
các trường trong huyện đều có tỉ lệ xếp loại khá, tốt tương đối cao, tỷ lệ này tăng đều trong
các năm học, số học sinh yếu kém giảm. Điều này là một thuận lợi lớn cho công tác giáo dục
tại Tam Đảo.
Biểu đồ 2.2. Tỉ lệ xếp loại Học lực học sinh từ năm học 2003-2004




2.2. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học ở các trƣờng trung học cơ sở huyện Tam Đảo
2.2.1. Thực trạng đội ngũ giáo viên ở các trường trung học cơ sở huyện Tam Đảo
Bảng 2.2. Tình hình đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên trung học cơ sở huyện Tam
Đảo
Năm học
Tổng số
CB,GV,
NV
Trình độ chuyên môn
Tổng số
lớp
Trung
cấp
Cao
đẳng
Đại
học
Thạc
sỹ
0
10
20
30
40
50
60
70
2003-2004
2004-2005
2005-2006
2006-2007
2007-2008
Tốt
Khá
TB
Yếu
Kém
0
10
20
30
40
50
60
70
2003-
2004
2004-
2005
2005-
2006
2006-
2007
2007-
2008
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
2003-2004
257
41
146
70
0
177
2004-2005
283
35
170
78
0
178
2005-2006
300
31
175
94
0
175
2006-2007
320
21
193
106
0
170
2007-2008
362
9
226
127
0
162
2008-2009
413
8
298
107
0
155

Trong những năm gần đây số GV nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của việc nâng
cao nghiệp vụ, chuyên môn, tự học, tự bồi dưỡng ngày càng tăng, số GV đạt chuẩ n và trên
chuẩn năm sau đều cao hơn năm trước. Số GV sau khi học nâng cao trình độ có xu hướng
chuyển về vùng xuôi còn nhiều, điều này cho thấy một bộ phận các thầy cô chưa thực sự yên
tâm công tác, cống hiến tại các khu vực khó khăn trong huyện.
2.2.2. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện Tam Đảo
2.2.2.1. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học của giáo viên
* Thực trạng quản lý việc phân công giảng dạy
Việc phân công chuyên môn đầu năm học của HT ở các trường THCS huyện Tam Đảo
cho thấy rõ tầm quan trọng của năng lực chuyên môn trong công tác giảng dạy, bồi dưỡng
HS giỏi. Phân công giảng dạy còn được dựa trên những căn cứ: Trình độ đào tạo, đặc điểm
mỗi lớp, thâm niên giảng dạy và nguyện vọng cá nhân GV. Việc phân công giảng dạy theo
nguyện vọng của HS, GV, thâm niên công tác chưa được thực sự quan tâm. Nhìn chung đa số
GV đánh giá việc phân công của các HT nhà trường là khá phù hợp và có tính hiệu quả.
* Thực trạng quản lý việc sử dụng và bồi dưỡng giáo viên
Kết quả điều tra, khảo sát thực trạng về QL công tác bồi dưỡng GV THCS huyện Tam
Đảo vài năm gần đây cho thấy. Việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng GV của Phòng GD -ĐT
nhằm nâng cao trình độ cho đội ngũ GV trong các nhà trường hết sức được coi trọng, bởi lẽ
đối với các thầy cô giáo đang công tác ở các huyện miền núi việc cập nhật kiến thức mới,
thông tin đại chúng, báo chí, mạng internet là rất hạn chế.
Tổng số GV trong biên chế hiện nay ở huyện Tam Đảo chưa thực sự ổn định, do vậy việc
cử GV đi học các lớp nâng cao trình độ, đào tạo đại học gây nhiều ảnh hưởng đến chất
lượng giảng dạy và việc bố trí thời khóa biểu trong các nhà trường.
* Thực trạng quản lý việc lập kế hoạch giảng dạy của giáo viên
Hàng năm Phòng GD-ĐT, các nhà trường, đều có quy định cụ thể về thực hiện kế hoạch,
chương trình giảng dạy, tổ chuyên môn thường xuyên kiểm tra việc thực hiện kế hoạch,
chương trình giảng dạy của GV.
Kết quả điều tra, khảo sát thực trạng cho thấy: Phần lớn việc theo dõi thực hiện kế hoạch
của GV thông qua hồ sơ, kế hoạch đã được duyệt của GV hoặc thông qua kiểm tra sổ đầu bài
của Ban giám hiệu vì vậy vẫn mang nặng tính hành chính pháp quy. Biện pháp dựa vào kết
quả học tập của HS chưa được HT các nhà trường quan tâm thích đáng nên vẫn còn tình
trạng GV thực hiện không đúng kế hoạch đã được duyệt hoặc không hoàn thành kế hoạch.
Để QL tốt việc thực hiện chương trình và kế hoạch giảng dạy của GV, nhất thiết Ban
giám hiệu nhà trường phải có sự quan tâm thích đáng kết hợp sử dụng nhiều biện pháp phù
hợp, sử dụng nhiều kênh thông tin để có thông tin phản hồi chính xác, từ đó có sự điều chỉnh
kịp thời. Điều đó mới có thể khắc phục được tình trạng GV thực hiện theo đúng kế hoạch dạy
học đã đề ra, chất lượng dạy học mới thực sự được nâng cao.
* Quản lý bài soạn của giáo viên
Điều tra về mức độ thực hiện các biện pháp, việc quy định cụ thể, thống nhất mẫu giáo án
trong toàn huyện được đánh giá là đang được thực hiện tốt tại các nhà trường. Biện pháp
trong tổ bộ môn tổ chức kiểm tra chéo giáo án giữa các GV hiện đang được các nhà trường
thực hiện rất tốt, đây là một trong những điểm mạnh trong việc quản lý nề nếp soạn bài của
GV.
Biện pháp bồi dưỡng nghiệp vụ cho GV về soạn giáo án và sử dụng các phương tiện dạy
học theo phương pháp mới, tổ chức soạn giáo án mẫu các tiết dạy hay, khó chưa được các
trường quan tâm thực hiện đúng mức, điều này khiến nhiều giáo viên lúng túng trong việc áp
dụng phương pháp mới, sử dụng đồ dùng dạy học vào từng tiết học khó, thậm chí có những
giáo viên chưa biết là bài dạy nào có thiết bị trong phòng thiết bị, những tiết học khó dạy
giáo viên thường lúng túng dẫn đến kết quả dạy học không cao.
* Thực trạng quản lý giờ dạy trên lớp
Các trường đã có các biện pháp như quy định cụ thể về việc soạn bài và chuẩn bị các yêu
cầu cho một tiết dạy; giám sát công tác kiểm tra hồ sơ, giáo án của giáo viên theo định kỳ; đề
ra các quy định vê dự giờ và thường xuyên kiểm tra công tác chuẩn bị cho một giờ lên lớp
của giáo viên, đồng thời sử dụng kết quả kiểm tra vào đánh giá xếp loại giáo viên theo từng
tháng, năm.
Đối với việc dự giờ và kiểm tra việc chuẩn bị giờ dạy, tập trung vào việc kiểm tra việc sử
dụng tài liệu, chuẩn bị thiết bị, công cụ hỗ trợ cho dạy học.
Việc kiểm tra đột xuất giờ dạy trên lớp của HT chưa được quan tâm đúng mức, điều này
khiến nhiều trường chỉ nặng về quy định hình thức, nhiều giáo viên vi phạm lên lớp không có
giáo án, soạn một đằng dạy một nẻo, đây là những tồn tại lớn nhất của ngành, điều này
thường diễn ra tại các trường HT yếu về nghiệp vụ quản lý, sao nhãng, phó mặ c cho cấp phó
chỉ đạo điều hành.
* Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh
Để quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, các nhà trường đã
tích cực đề ra các biện pháp nhằm tăng cường quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả
học tập của học sinh.
Yêu cầu đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh là rất cần thiết, hình thức
kiểm tra đánh giá chi phối nhiều đến hoạt động dạy học. Vì vậy đổi mới phương pháp giảng
dạy không thể tách rời việc đổi mới kiểm tra đánh giá hay nói cách khác đổi mới phương
pháp dạy học muốn thực hiện tốt thì phải gắn với đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập
của học sinh.
Các biện pháp thanh tra, kiểm tra việc chấm bài, trả bài, ghi điểm học sinh trong sổ điểm
và phân tích kết quả học tập của học sinh qua khảo sát cho thấy, hiệu quả thực hiện chưa cao,
điều đó có nghĩa là hoạt động quản lý của các trường THCS huyện Tam Đảo chưa có những
biện pháp tích cực, hữu ích trong việc đổi mới công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của
học sinh.
2.2.2.2. Thực trạng quản lý hoạt động học tập của học sinh
Để quản lý hoạt động học của học sinh, cùng với những biện pháp quản lý hoạt động
kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, các trường THCS huyện Tam Đảo đã đề ra
một hệ thống các biện pháp tương đối đồng bộ. Trước hết để hoạt động học tập có chất
lượng, các trường đã quan tâm tới việc giáo dục động cơ, thái độ học tập, phương pháp học
tập cho học sinh, đặc biệt chú trọng đến công tác giáo dục đạo đức và hướng dẫn học sinh tự
học.
Để có cơ sở quản lý tốt hoạt động học tập, các nhà trường đã cụ thể hóa điều lệ trường
THCS, xây dựng nội quy nhà trường, các quy định cụ thể về nề nếp trên lớp và tự học của
học sinh ở nhà. Coi trọng các biện pháp kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định cụ thể về
nề nếp học tập, chỉ đạo giáo viên phụ trách đôn đốc, nhắc nhở thường xuyên.
Với đặc thù là huyện miền núi, trình độ dân trí thấp, đời sống kinh tế - xã hội còn nhiều
khó khăn, nhận thức trong nhân dân về công tác giáo dục còn thấp, nhu cầu học tập còn rất
hạn chế. Đây là một trong những trở ngại rất lớn cho việc nâng cao chất lượng tại các trường
THCS huyện Tam Đảo.
2.2.3. Thực trạng về điều kiện cơ sở vật chất đảm bảo cho hoạt động dạy học tại các
trường trung học cơ sở huyện Tam Đảo
Theo số liệu thống kê thu được trong quá trình khảo sát, thực trạng cơ sở vật chất của các
trường THCS huyện Tam Đảo còn thiếu rất nhiều, so với yêu cầu dạy học và tốc độ phát
triển của HS hiện nay thì đây là một điều khó khăn rất lớn và cần sớm được giải quyết đối
với ngành giáo dục huyện Tam Đảo. So với các yêu cầu công nhận trường chuẩn quốc gia thì
có tới 90% các trường trong huyện chưa đủ điều kiện công nhận. Số phòng chưa kiên cố còn
chiếm tỉ lệ lớn, thiếu phòng học bộ môn, phòng thí nghiệm; số trường có khu dành riêng cho
bộ môn giáo dục thể chất hiện chỉ có 5/10 trường. Điều này đặt ra cho giáo dục Tam Đảo một
vấn đề khó khăn lớn cần sớm được giải quyết, điều đó đòi hỏi UBND huyện, ngành GD phải
có kế hoạch, lộ trình hợp lý để khắc phục tình trạng trên.
2.2.4. Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện
Tam Đảo
* Ưu điểm
- Đội ngũ HT các trường nhìn chung là những cán bộ có kinh nghiệm QL nhiều năm, có
tinh thần trách nhiệm cao, biết phát huy nội lực; biết QL toàn diện nhà trường đồng thời xác
định đúng trọng tâm công tác QL hoạt động dạy học.
- Việc QL chương trình dạy học được thực hiện nghiêm túc, Phòng GD -ĐT, HT nhà
trường có các biện pháp kiểm tra thường xuyên, không có hiện tượng dạy dồn hay cắt xén
chương trình.
- Việc dự giờ thăm lớp rút kinh nghiệm bài giảng, đánh giá kết quả GV qua các kỳ thao
giảng, các kỳ thi GV giỏi được tiến hành thường xuyên có tác dụng tốt trong việc cải tiến
phương pháp, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho GV; các trường đã phát huy
được vai trò của tổ trưởng chuyên môn trong việc xây dựng kế hoạch của tổ và QL giảng dạy
của GV.
- Đại bộ phận HS trong toàn huyện có ý thức đạo đức tốt, có động cơ học tập, mục đích
học tập đúng đắn, lành mạnh.
* Hạn chế
- Một bộ phận GV còn trẻ, kinh nghiệm giảng dạy còn ít; một số GV chưa yên tâm công
tác, nhiều GV được tuyển vào nhưng chỉ được vài năm sau khi được biên chế lại có xu hướng
chuyển về miền xuôi; việc bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho một bộ phận GV đã giảng dạy
nhiều năm chưa được chú trọng đúng mức. Đặc biệt việc bồi dưỡng cho GV về đổi mới
phương pháp giảng dạy còn chưa có hiệu quả cao.
- Công tác chỉ đạo của tổ chuyên môn một số trường trong việc đổi mới phương pháp dạy
học tích cực còn rất chậm, số giờ được sử dụng đồ dùng dạy học còn chưa nhiều.
- Cơ sở vật chất nhiều trường còn thiếu trầm trọng, số phòng học bộ môn, phòng thí
nghiệm còn ít, chất lượng phòng học không cao, thiếu diện tích sân chơi bãi tập, trang thiết
bị phục vụ cho dạy và học còn nhiều bất cập.
- Tình trạng HS “ngồi nhầm lớp” còn tồn tại ở một số trường, trình độ HS trong một lớp
học còn rất chênh lệch. Số HS sử dụng quỹ thời gian, thời gian biểu chưa hợp lý còn nhiều,
nhiều HS không biết lập kế hoạch học tập, phân phối thời gian hợp lý cho việc học tập ở nhà.
* Nguyên nhân thực trạng quản lý hoạt động dạy học ở các trƣờng trung học cơ sở
huyện Tam Đảo
- Nguyên nhân thành công
- Nguyên nhân tồn tại cần được khắc phục
+ QL vĩ mô của Nhà nước, Phòng GD-ĐT:
Là huyện vừa tái lập, điều kiện CSVC còn nhiều khó khăn.
Chế độ đãi ngộ đối với cán bộ GV chưa được quan tâm đúng mức, chưa thu hút được
nhiều người có trình độ, năng lực cao về công tác, cống hiến cho một huyện miền núi còn
nhiều khó khăn.
+ Công tác QL của HT nhà trường:
Đội ngũ HT, cán bộ QL trong nhà trường còn nhiều hạn chế về nghiệp vụ QL, phương
pháp nghiệp vụ QL phần lớn là dựa vào kinh nghiệm bản thân, QL hành chính, pháp chế
chưa theo kết quả mong muốn.
Đội ngũ GV tuy có tỉ lệ tương đối đủ, song chưa thực sự mạnh, chưa tâm huyết khiến kết
quả dạy học chưa cao.
+ HS và phụ huynh HS: Phụ huynh chưa quan tâm, nhận thức chưa đúng đắn về công tác
xã hội hóa giáo dục, chưa đầu tư thích đáng tới thời gian học tập của con em họ.
CHƢƠNG 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở CÁC
TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN TAM ĐẢO,
TỈNH VĨNH PHÚC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp
- Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
- Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ
- Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả
- Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học
3.2.1. Biện pháp1: Bồi dưỡng năng lực, trình độ chuyên môn đạt chuẩn, vượt chuẩn cho
đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên
* Mục tiêu của biện pháp: Xây dựng đội ngũ đội ngũ cán bộ quản lý có năng lực có trình độ
chuyên môn vững, tâm huyết với nhiệm vụ, có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; đội ngũ giáo
viên có trình độ chuyên môn đạt chuẩn, từng bước trên chuẩn.
* Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
Đối với đội ngũ cán bộ QL (BGH, thư ký Hội đồng sư phạm, tổ trưởng chuyên môn, Chủ
tịch công đoàn, Bí thư đoàn thanh niên, GV chủ nhiệm lớp)
Tham mưu với các cấp QL, mở các lớp bồi dưỡng về lý luận chính trị, chuyên môn
nghiệp vụ.
Tạo điều kiện cho cán bộ quản lý, HT, PHT, tổng phụ trách đội, bí thư đoàn thanh niên,
chủ tịch công đoàn, tổ trường chuyên môn tham gia học nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ.
Đầu tư cơ sở vật chất giúp cho giáo viên có thêm nhiều kênh thông tin trong việc tiếp
nhận, bổ sung kiến thức mới ngay trong chính môi trường công tác của họ.
Đối với đội ngũ giáo viên:
- Nâng cao kiến thức chung, kiến thức chuyên ngành, năng lực sư phạm.
- Tiếp thu, bổ sung các phương pháp dạy học mới, dạy học tích cực.
- Tự rèn luyện, thông qua nghiên cứu tài liệu, sách vở, thăm lớp dự giờ của bạn đồng
nghiệp, qua các hội thảo.
- Nhà trường tổ chức các lớp bồi dưỡng, mời các chuyên gia về giảng, nói chuyện chuyên
đề.
- Có kế hoạch cử GV đi học đại học, thạc sỹ nâng cao trình độ trên chuẩn.
3.2.2. Biện pháp 2: Quản lý việc thực hiện chương trình và nội dung dạy học đáp ứng mục
tiêu, nhiệm vụ của từng năm học
* Mục tiêu biện pháp: Đảm bảo quản lý chặt chẽ việc thực hiện đúng chương trình dạy học
và nội dung kiến thức truyền đạt tới học sinh của giáo viên, đảm bảo đầy đủ các điều kiện về
chuyên môn để giáo viên thực hiện chương trình dạy học đúng tiến độ năm học và đạt được
mục tiêu đề ra.
* Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
- HT nhà trường tổ chức cho cán bộ, giáo viên học tập nhiệm vụ năm học, triển khai
nhiệm vụ tới từng bộ phận trong nhà trường.
- Triển khai đầy đủ, kịp thời sự chỉ đạo của Bộ, Sở GD & ĐT; Phòng GD-ĐT về giảng
dạy các bộ môn của từng năm học, đặc biệt là những nội dung mới bổ sung hoặc điều chỉnh
trong chương trình giảng dạy.
- HT chỉ đạo kịp thời lập thời khóa biểu hợp lý, khoa học, đảm bảo quyền lợi học tập của
HS và dùng thời khóa biểu QL giảng dạy hàng ngày qua đó nắm bắt việc thực hiện chương
trình giảng dạy của GV.
- GV soạn bài theo phân phối chương trình, bài soạn phải đảm bảo các yêu cầu theo quy
định.
- Tổ chức hoạt động dự giờ thăm lớp của các tổ chuyên môn, bản thân HT và các PHT
cũng thường xuyên dự giờ của GV theo quy định của ngành để kiểm tra việc thực hiện
chương trình, kế hoạch giảng dạy và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vủa GV.
3.2.3. Biện pháp 3: Tăng cường chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học đáp ứng yêu cầu
đổi mới chương trình sách giáo khoa
* Mục tiêu biện pháp
Lựa chọn, cải tiến phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của HS: Phát
huy vai trò chủ đạo của người thầy; phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của HS trong
việc tiếp nhận kiến thức mới.
* Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
- Đổi mới về nhận thức về đổi mới phương pháp trong cán bộ QL, GV, HS.
- Đổi mới phương pháp dạy, phương pháp học; tăng cường việc sử dụng đồ dùng dạy học,
ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ quá trình dạy học.
- Đổi mới trong việc kiểm tra đánh giá kết quả của HS.
- BGH chỉ đạo cho GV, các tổ chuyên môn cải tiến phương pháp dạy học theo hướng
phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS.
Đổi mới phương pháp dạy học không phải là cải cách, xóa bỏ hoàn toàn phương pháp dạy
học cũ, mỗi phương pháp dạy học chúng ta đã sử dụng trong nhiều năm qua đều có những ưu

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét