Thứ Tư, 22 tháng 1, 2014

Phân tích mô hình sản xuất kinh doanh tại làng nghề Ninh Hiệp.doc

Nguyễn Hải Thọ. Tel: 01693 109 019.
- Thứ hai, đưa ra được những kinh nghiệm bằng việc nghiên cứu chính nó và
những làng nghề thành công khác trên thế giới. Từ những kinh nghiệm này em sẽ đưa ra
các đề xuất để phát triển làng nghề Ninh Hiệp một cách bền vững và mạnh mẽ hơn.
3. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thu thập thông tin:
+ Thu thập thông tin thứ cấp (thu thập và nghiên cứu tài liệu có sẵn): Thông qua
các tài liệu văn bản, sách báo, tạp chí, sổ sách, báo cáo, website và tư liệu do địa phương
cung cấp có liên quan đến đề tài.
+ Thu thập thông tin sơ cấp (khảo sát điều tra): Thông qua việc tham quan, khảo
sát điều tra, phỏng vấn trực tiếp ở làng nghề Ninh Hiệp. Đối tượng được điều tra là các
hộ gia đình, các cơ sở sản xuất kinh doanh ở làng nghề.
- Phương pháp thống kê: là phương pháp tổng hợp các số liệu của các hiện tượng
để tiến hành phân tích, so sánh nhằm làm rõ những vấn đề thuộc bản chất của hiện tượng
nghiên cứu. Qua các số liệu thống kê, ta có thể thấy được tính quy luật của các hiện
tượng và rút ra được những nhận xét và kết luận đúng đắn.
- Phương pháp chuyên khảo (nghiên cứu điển hình): tiến hành nghiên cứu một số
hiện tượng điển hình (làng nghề, hộ gia đình, doanh nghiệp, người lao động, ) để rút ra
những kết luận có tính chất chung cho các hiện tượng thuộc đối tượng nghiên cứu.
- Phương pháp chuyên gia: là phương pháp sử dụng ý kiến tư vấn của những nhà
khoa học, cán bộ quản lý, nhà kinh doanh, người lao động có tri thức, kinh nghiệm về
một vấn đề kinh tế, tổ chức quản lý và kỹ thuật sản xuất kinh doanh. Phương pháp này
được thực hiện trong quá trình nghiên cứu Luận văn bằng hai cách: phỏng vấn trực tiếp
và xin ý kiến nhận xét.
- Phương pháp so sánh: dùng để so sánh các yếu tố định lượng hoặc định tính. So
sánh phân tích các yếu tố, chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hóa có cùng nội
dung, tính chất tương tự để xác định mức độ biến động của các chỉ tiêu.
4. Ý nghĩa của đề tài:
Đề tài được nghiên cứu với một mong mỏi là những kết quả của nó sẽ được đánh
giá cao theo nhiều nghĩa. Đặc biệt là nó phải có tính ứng dụng, hoặc ít nhất là gợi mở cho
các đối tượng quan tâm tới việc phát triển, khôi phục làng nghề, xóa đói giảm nghèo
nông thôn,… như là một tài liệu tham khảo. Mô hình làng nghề Ninh Hiệp là một bằng
chứng, một ví dụ điển hình sống động cho một làng quê đi lên từ nông nghiệp trở thành
một làng quê sầm uất thường được gọi là “phố trong làng” nhờ việc phát triển các nghề
5
Nguyễn Hải Thọ. Tel: 01693 109 019.
truyền thống của mình theo hướng đẩy mạnh thương mại hóa. Hi vọng, đề tài sẽ phân
tích được điều đó, và làm thỏa mãn những ai đã bỏ công ra để đọc nó.
5. Kết cấu nội dung đề tài:
Đề tài sẽ đi qua 3 phần giống như chuẩn mực bình thường để trình bày một khóa
luận tốt nghiệp.
- Phần chương I, sẽ viết về phần lý luận, những vấn đề cơ bản có tính học thuật mà
đề tài cần giải quyết như: Khái niệm làng nghề và mô hình làng nghề; ý nghĩa của làng
nghề đối với kinh tế và xã hội, phân loại các mô hình làng nghề,
- Phần chương II, trên cơ sở nền tảng lý thuyết trên sẽ phân tích, nghiên cứu trong
một trường hợp cụ thể là làng nghề Ninh Hiệp; phân tích mô hình làng nghề và điểm
mạnh, điểm yếu của nó.
- Phần chương III, sẽ nghiên cứu một số làng nghề điển hình khác và từ đó có được
những đề xuất về việc thúc đẩy phát triển làng nghề.

6
Nguyễn Hải Thọ. Tel: 01693 109 019.
Chương I: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ LÀNG NGHỀ VÀ MÔ HÌNH SẢN
XUẤT KINH DOANH TẠI LÀNG NGHỀ VIỆT NAM
1. Khái niệm về làng nghề và mô hình sản xuất kinh doanh của làng nghề
1.1 Khái niệm làng nghề:
Làng nghề Việt Nam, làng nghề thủ công, làng nghề truyền thống, hoặc làng nghề
cổ truyền , thường được gọi ngắn gọn là làng nghề, là những làng mà tại đó hầu hết dân
cư tập trung vào làm một nghề duy nhất nào đó; nghề của họ làm thường có tính chuyên
sâu cao và mang lại nguồn thu nhập cho dân làng
1
.
Ngoài ra, chúng ta còn có thể tham khảo thêm một số các định nghĩa khác về khái
niệm khác về làng nghề:
- Theo thông tư 116: Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản,
làng, buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn, có các
hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau
2
.
- Theo giáo sư Trần Quốc Vượng: “Theo chúng tôi hiểu gọi là một làng nghề (như
làng gốm Bát Tràng, Thổ Hà, Phù Lãng, Hương Canh,… làng đồng (Bưởi, Vó, Hè Nôm,
Thiệu Lý, Phước Kiều,…), làng giấy vùng Bưởi, Dương Ô…, làng rèn sắt Canh Diễn,
Phù Dực, Đa Hội,…) là làng ấy, tuy vẫn có trồng trọt theo lối tiểu nông và chăn nuôi nhỏ
(lợn, gà) cũng có một số nghề phụ khác (đan lát, làm tương, làm đậu phụ,…) song đã nổi
trội một nghề cổ truyền, tinh xảo, với một tầng lớp thợ thủ công chuyên nghiệp hay bán
chuyên nghiệp, có phường (cơ cấu tổ chức), có ông trùm, ông phó cả… cùng một số thợ
và phó nhỏ, đã chuyên tâm, có quy trình công nghệ nhất định, “sinh ư nghệ, tử ư nghệ”,
“nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, sống chủ yếu được bằng nghề và sản xuất ra các mặt
hàng thủ công; những mặt hàng này có tính mỹ nghệ, đã trở thành sản phẩm hàng hóa có
quan hệ tiếp thị (marketing) với một số thị trường là vùng rộng xung quanh và với thị
trường đô thị, thủ đô (Kẻ Chợ, Huế, Sài Gòn…) và tiến tới mở rộng ra cả nước rồi xuất
khẩu ra nước ngoài”
3
1.2 Khái niệm mô hình sản xuất kinh doanh của làng nghề:
1
http://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%A0ng_ngh%E1%BB%81_Vi%E1%BB%87t_Nam
2
Thông tư số 116 /2006/TT- BNN, hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP
ngày 07/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn.
3
Trần Quốc Vượng (2000), Văn hóa Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm, Nxb VHDT và TCVHNT, Hà Nội, tr.372
7
Nguyễn Hải Thọ. Tel: 01693 109 019.
Mô hình sản xuất kinh doanh là một khái niệm chung nói về việc một tổ chức kinh
doanh được tổ chức, xây dựng và vận hành ra sao. Tổ chức kinh doanh này có thể là
một công ty, một doanh nghiệp, một làng nghề, một nhà nước và cũng có thể là một
đơn vị tổ chức kinh doanh.
4
Sau đây là khái niệm mô hình sản xuất kinh doanh của làng nghề do tác giả đề xuất:
Mô hình sản xuất kinh doanh của làng nghề là cách thức một làng nghề sắp xếp, tổ chức
các nguồn lực như vốn, thông tin, nhân lực, kĩ thuật,… của mình để tiến hành sản xuất
kinh doanh mang lại giá trị.
Nếu như coi một làng nghề là một tổ chức kinh doanh (dưới góc nhìn của nhà phân
tích) thay vì là một tổ chức dân sự (dưới góc nhìn của chính phủ) thì bản thân làng
nghề cũng phải đối mặt với việc phân phối, tổ chức, sắp xếp các nguồn lực của mình
sao cho việc kinh doanh đạt được hiệu quả. Nếu tham khảo định nghĩa “business
model” trên Wikipedia.org thì ta nhận thấy, mô hình kinh doanh trong doanh
nghiệp còn có thể được hiểu rộng ra bao gồm mục đích kinh doanh của tổ chức đó.
Dưới đây được coi là một trong những mô hình sản xuất kinh doanh giản lược cổ
điển của làng nghề Việt Nam do tác giả tự phân tích, tổng hợp sau khi tham khảo
các bài phân tích trên internet:
4
Các văn bản pháp luật Việt Nam không có khái niệm “mô hình sản xuất kinh doanh” nên tác giả đã tham
khảo khái niệm “business model” trên trang wiki(http://en.wikipedia.org/wiki/Business_model): A
business model describes the rationale of how an organization creates, delivers, and captures value -
economic, social, or other forms of value. The process of business model design is part of business
strategy. In theory and practise the term business model is used for a broad range of informal and
formal descriptions to represent core aspects of a business, including purpose, offerings, strategies,
infrastructure, organizational structures, trading practices, and operational processes and policies.
Tạm dịch: Một mô hình kinh doanh thể hiện các nhân tố cơ bản của việc một tổ chức được thành lập, phân
phối và đạt được các giá trị kinh tế, xã hội hoặc các dạng giá trị khác. Quá trình hình thành một mô hình kinh
doanh là một phần của chiến lược kinh doanh. Trên cả lý thuyết lẫn thực tế, chính thức lẫn phi chính thức
thì khái niệm mô hình kinh doanh được dùng để thể hiện các khía cạnh cốt lõi của doanh nghiệp trong đó có
mục đích, sản phẩm, chiến lược, cơ sở hạ tầng, cơ cấu tổ chức, việc buôn bán, và quá trình thành lập, chính
sách.
8
Nguyễn Hải Thọ. Tel: 01693 109 019.
2. Phân loại các mô hình sản xuất kinh doanh của làng nghề
tại Việt Nam:
Như phân tích ở phần 2.1, tác giả đã giới thiệu khái niệm mô hình sản xuất của làng
nghề và giới thiệu thêm một sơ đồ mô hình cổ điển được nhắc nhiều trên báo chí và
internet. Ở phần 2.2, tác giả sẽ làm rõ hơn bằng cách khai triển mô hình trên dựa
vào thực tế các làng nghề tại Việt Nam. Đối với số lượng phong phú các làng nghề
như ở Việt Nam thì có thể có nhiều cách phân loại mô hình sản xuất kinh doanh của
làng nghề khác nhau. Vì mỗi chủng loại sản phẩm lại có đặc trưng khác nhau về
công nghệ sản xuất, sự phân phối các nguồn lực nên trước hết, tác giả phân chia các
làng nghề theo chủng loại sản phẩm.
2.1 Phân loại mô hình làng nghề theo chủng loại sản phẩm:
Đồ gốm: Nghề gốm sứ đã xuất hiện từ lâu đời ở Việt Nam. Miền Bắc nổi tiếng với
gốm sứ Bát Tràng, Hải Dương, Miền Nam có gốm sứ Bình Dương và Đồng Nai.
Làng gốm Chăm Bình Đức của Miền Trung với các mặt hàng gốm dùng trong sinh
hoạt gia đình như nồi, trả, chum…. đến nay vẫn làm bằng tay với bàn xoay. Gốm
Chăm còn có điểm khác biệt nữa là không sử dụng lò nung, mà sản phẩm chất
thành đống trên bãi đất trống, đốt lửa để nung.
9
Hình 1: SƠ ĐỒ GIẢN LƯỢC VỀ MÔ HÌNH SẢN XUẤT,
KINH DOANH CỦA LÀNG NGHỀ VIỆT NAM
Nguyễn Hải Thọ. Tel: 01693 109 019.
Sơn mài: Việc làm sơn mài luôn phụ thuộc thời tiết - nó rất thích hợp mùa xuân và
những ngày mưa đầu hạ. Điều đó làm ta thấy sự phân bố làm nghề sơn mài không
những chia theo khu vực sản phẩm mà còn có yếu tố liên kết phục vụ lẫn nhau.
Làng nghề sơn mài Phù Lào (Tiên Sơn - Bắc Ninh) thường lấy quỳ vàng, quỳ bạc
của làng Kiêu Kị (Gia Lâm), lấy giấy dó của làng Đông Cao, lấy vải màn của làng
Đình Cả, lấy vóc hoặc sản phẩm chạm khắc của làng Phù Khê, lấy nguồn sơn thô
của Phú Thọ, Yên Bái và lấy nguồn dầu trẩu, dầu trám của Lạng Sơn, Cao Bằng
Hà Nội ngày nay vẫn là đầu mối tập trung nguyên liệu và các bậc chế tác nghệ thuật
sơn mài nổi tiếng. Đa phần họ có gốc thành viên của các làng nghề truyền thống
nhập cư Hà Nội và tạo nên 36 phố phường ngày trước.
Mây tre đan: Việt Nam đứng thứ 3 trên thế giới về xuất khẩu mây tre đan
5
, trong đó
với đặc trưng là nguồn lao động thủ công dồi dào thì có thể kể đến các làng nghề
Tăng Tiến (Bắc Giang), Phú Nghĩa (Chương Mỹ, Hà Nội), Thái Xuyên (Thái Bình),
An Hòa (Tây Ninh),…
Đồ gỗ mỹ nghệ: Làng nghề gỗ mỹ nghệ phải kể đến làng nghề Đồng Kỵ (Bắc Ninh)
thiên về thương mại, làng Vạn Điểm (Thường Tín, Hà Tây) với chuyên về đồ gỗ nội
thất, Sơn Đồng (Hoài Đức - Hà Nội) với đặc trưng là tạc tượng gỗ,… Đồ gỗ là hàng
thủ công mỹ nghệ cao cấp nên yêu cầu nguồn nhân lực trẻ, chất lượng và dồi dào.
Nên đặc trưng của các làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ phát triển là những làng duy trì
được kĩ thuật điêu khắc tiếp nối qua các thế hệ, từ thế hệ già tới thế hệ trẻ. Ngoài
ra, vì là sản phẩm mang tính chất hơi xa xỉ nên thị trường đầu bị ảnh hưởng rất lớn
bởi suy thoái của nền kinh tế chung.
2.2 Phân loại mô hình làng nghề theo số lượng chủng loại sản phẩm:
Làng đơn nghề: Có duy nhất một nghề kinh doanh và mang tính chuyên nghề. Trong
đó mỗi hộ kinh doanh trong làng có thể tập trung vào một khâu sản xuất hoặc một
thị trường phân phối nhất định. Làng đơn nghề có thể kể đến như làng tranh Đông
Hồ, làng gốm Bát Tràng, làng dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp, làng đồ gỗ mỹ nghệ Thanh
Thùy,… Đặc trưng của làng đơn nghề là có tính chuyên nghề cao, thu nhập của dân
làng phụ thuộc lớn vào nghề duy nhất của mình.
5
Số liệu năm 2008: http://www.laodong.com.vn/Home/Xuat-khau-may-tre-dan-Thua-nguon-luc-thieu-thuong-
hieu/20088/104563.laodong
10
Nguyễn Hải Thọ. Tel: 01693 109 019.
Làng đa nghề: Có từ 2 chủng loại sản phẩm kinh doanh chính trở lên, làng đa nghề
có sự linh hoạt trong việc phân bổ các nguồn lực theo nhu cầu của thị trường vào
từng chủng loại sản phẩm. Ở làng đa nghề, việc phân phối nguồn lực vào các khâu
sản xuất, phân phối cũng xảy ra như làng đơn nghề. Nói đến làng đa nghề có thể kể
đến như làng nghề Ninh Hiệp (nghề vải, nghề thuốc), làng nghề Nhật Tân (dệt vải,
mộc, mây đan), làng nghề Thổ Hà (gốm, bánh tráng, quan họ),
3. Hướng tiếp cận để phân tích mô hình sản xuất kinh doanh của làng nghề:
3.1 Hướng tiếp cận từ sự ảnh hưởng của mô hình sản xuất kinh doanh của làng nghề tới mục
tiêu kinh tế và mục tiêu xã hội:
3.1.1 Ý nghĩa của làng nghề tới mục tiêu kinh tế và mục tiêu xã hội:
Cùng với sự phát triển của nền văn minh nông nghiệp từ hàng ngàn năm trước đây,
nhiều nghề thủ công cũng đã ra đời tại các vùng nông thôn Việt Nam, việc hình thành các
làng nghề bắt đầu từ những nghề ban đầu được cư dân tranh thủ làm lúc nông nhàn,
những lúc không phải là mùa vụ chính.
Bởi lẽ trước đây kinh tế của người Việt cổ chủ yếu sống dựa vào việc trồng lúa
nước mà nghề làm lúa không phải lúc nào cũng có việc. Thông thường chỉ những ngày
đầu vụ, hay những ngày cuối vụ thì người nông dân mới có việc làm nhiều, vất vả như:
cày bừa, cấy, làm cỏ (đầu vụ) cho đến gặt lúa, phơi khô còn những ngày còn lại thì nhà
nông rất nhàn hạ, rất ít việc để làm. Từ đó nhiều người đã bắt đầu tìm kiếm thêm công
việc phụ để làm nhằm mục đích ban đầu là cải thiện bữa ăn và những nhu cầu thiết yếu
hằng ngày về sau là tăng thêm thu nhập cho gia đình.
Theo thời gian, nhiều nghề phụ ban đầu đã thể hiện vai trò to lớn của nó, mang lại
lợi ích thiết thân cho cư dân. Như việc làm ra các đồ dùng bằng mây, tre, lụa phục vụ
sinh hoạt hay đồ sắt, đồ đồng phục vụ sản xuất. Nghề phụ từ chỗ chỉ phục vụ nhu cầu
riêng đã trở thành hàng hóa để trao đổi, đã mang lại lợi ích kinh tế to lớn cho người dân
vốn trước đây chỉ trông chờ vào các vụ lúa. Từ chỗ một vài nhà trong làng làm, nhiều gia
đình khác cũng học làm theo, nghề từ đó mà lan rộng ra phát triển trong cả làng, hay
nhiều làng gần nhau.
Và cũng chính nhờ những lợi ích khác nhau do các nghề thủ công đem lại mà trong
mỗi làng bắt đầu có sự phân hóa. Nghề đem lại lợi ích nhiều thì phát triển mạnh dần,
ngược lại những nghề mà hiệu quả thấp hay không phù hợp với làng thì dần dần bị mai
11
Nguyễn Hải Thọ. Tel: 01693 109 019.
một. Từ đó bắt đầu hình thành nên những làng nghề chuyên sâu vào một nghề duy nhất
nào đó, như làng Gốm, làng làm chiếu, làng làm lụa, làng làm đồ đồng
Những phát hiện về khảo cổ học, những cứ liệu lịch sử đã chứng minh được các
làng nghề Việt Nam đã ra đời từ hàng ngàn năm trước đây[cần dẫn nguồn ]. Các làng
nghề thường tập trung chủ yếu ở các vùng châu thổ sông lớn như châu thổ sông Hồng, tại
Hà Nội, Hà Tây, Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định
Vậy có thể tóm lại, trong quá trình hình thành và phát triển của mình, làng nghề có
2 vai trò chính là vai trò kinh tế và vai trò xã hội:
Vai trò kinh tế: Ban đầu là mang lại thu nhập gia tăng cho dân làng vào những vụ
nông nhàn, sau đó là nguồn thu nhập lớn lao và chính yếu cho các hộ gia đình trong làng
khi đã chuyên sâu vào nghề. Từ việc mang lại nguồn thu nhập nhỏ lẻ và quy mô sản xuất
không tập trung, thì khi phát triển, làng nghề mang lại nguồn thu nhập ổn định với quy
mô sản xuất tập trung, có sự liên kết chặt chẽ giữa các hộ gia đình trong làng. Bình quân
thu nhập nông thôn, những lao động có nghề tiểu thủ công nghiệp, mỹ nghệ thì có thu
nhập gấp 2 lần hoặc hơn 2 lần so với làng thuần nông. Để hiểu rõ hơn về vai trò kinh tế,
ta có thể lấy một số tỉnh địa phương có nhiều làng nghề ra làm điển hình so sánh.
Tỉnh Nam Định có 90 làng nghề truyền thống, trong đó có 77 làng nghề tiểu thủ
công nghiệp. Mỗi năm các làng nghề này đem về cho tỉnh 13-15 triệu USD kim ngạch
xuất khẩu, chưa kể phần lớn tiêu thụ trong nước. Tỉnh Hà Tây có 411 làng nghề, chiếm
1/5 số lượng làng nghề cả nước. Giá trị sản xuất từ khu vực kinh tế này đem về cho Hà
Tây khoảng 3.000 tỉ đồng mỗi năm. Trong đó nhiều làng nghề đạt mức doanh thu mỗi
năm trên 70 tỉ đồng, giải quyết việc làm cho 140.000 hộ nông dân và nhiều doanh nghiệp,
hợp tác xã
6

Vai trò xã hội: Giai đoạn đầu làng nghề có vai trò giải quyết vấn đề dư thừa lao
động theo mùa, khi nguồn lao động vào các mùa sản xuất nông nghiệp chính trở thành
thất nghiệp vào các mùa phụ. Trong quá trình phát triển của mình, làng nghề còn có tác
dụng thúc đẩy sự phát triển liên kết giữa các hộ gia đình, thay đổi cơ cấu quan hệ trong
làng, giúp phần thay đổi quan niệm về bình đẳng giới,… thúc đẩy sự văn minh. Sự phát
triển các ngành nghề thủ công thay thế dần cho nông nghiệp cũng làm thay đổi tư tưởng
tiểu nông, tủn mủn sang tư tưởng kinh doanh, thương mại. Là bước đệm cho việc phát
triển nghành thương mại và công nghiệp hóa làng nghề, từ đó công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước.
6
Vietbao.vn, làm gì để phát triển làng nghề: http://vietbao.vn/Xa-hoi/Lam-gi-de-phat-trien-lang-nghe/40208147/423/
12
Nguyễn Hải Thọ. Tel: 01693 109 019.
Một điều tra của Bộ Công nghiệp cho thấy làng nghề VN đang sử dụng 1,3 triệu
thợ thủ công chuyên nghiệp và 3-5 triệu lao động thời vụ đã khẳng định được vị trí quan
trọng của làng nghề trong nền kinh tế chung. Làng nghề phát triển sẽ giải quyết việc làm
cho nông thôn đang có quá nhiều người thất nghiệp; gìn giữ và phát triển văn hóa truyền
thống; đặc biệt tạo ra bộ mặt đô thị hóa mới cho nông thôn để nông dân ly nông nhưng
không ly hương và làm giàu trên quê hương mình. Nó làm giảm bớt căn bệnh “to đầu” vì
làn sóng nông dân nhập cư về các thành phố lớn kéo theo hàng loạt hệ quả xã hội nặng
nề.
Thu nhập của người lao động hưởng lương ở các làng nghề hiện phổ biến khoảng
600.000-1.500.000 đồng, cao hơn nhiều so với lợi nhuận từ làm ruộng lúa, đặc biệt là
vùng đất hẹp người đông như đồng bằng sông Hồng. Ngoài ra, khu vực kinh tế làng nghề,
đặc biệt là các nghề truyền thống, còn có một ý nghĩa khác là sử dụng được lao động già
cả, khuyết tật, trẻ em mà khác khu vực kinh tế khác không nhận.
3.1.2 Các vấn đề còn tồn tại.
Cho đến ngày nay, làng nghề Việt Nam vẫn là một đối tượng rất nóng cho các cuộc
thảo luận liên quan tới sự phát triển, tồn tại và ảnh hưởng của nó tới nền kinh tế, xã hội
như thế nào. Điểm qua trên internet, tác giả có thể rút ra được các chủ đề thảo luận chính
liên quan tới làng nghề gồm có:
Vấn đề môi trường: Ô nhiễm ở làng nghề, sự ô nhiễm này có thể là hệ quả trực
tiếp của nghề truyền thống của làng này; hoặc cũng có thể là hệ quả của việc công nghiệp
hóa, hình thành các cụm công nghiệp, nhà máy, xưởng sản xuất không có chính sách
hoàn thiện về môi trường đi kèm. Theo đánh giá của các chuyên gia ở các tỉnh có làng
nghề thì hầu hết các làng nghề ở nước ta đều không đảm bảo môi trường, trong đó nhiều
làng nghề bị ô nhiễm môi trường ở mức nghiêm trọng. Hậu quả này do nhiều nguyên
nhân, trong đó nguyên nhân chủ yếu là do sử dụng hoá chất trong quá trình sản xuất mà
chưa có biện pháp xử lý chất thải. Nhắc đến làng nghề nấu chì Đông Mai (Hưng Yên)
người ta vẫn không khỏi lo lắng khi bụi chì và chất thải ra trong quá trình sản xuất đã ảnh
hưởng lớn tới sức khỏe người dân. Nhiều người trong làng đã bị mắc bệnh và đặc biệt là
có khá nhiều trường hợp trẻ em sinh ra bị thiểu năng, dị tật. Qua kiểm tra nguồn nước ở
đây cho thấy nồng độ chì trong nước rất cao. Người dân trong làng thường đi mua những
bình ắc quy hỏng về rồi lấy lá chì trong đó nấu lại. Nước rửa bình ắc quy và các tấm lá
chì được xả thẳng xuống nguồn nước mà không qua một khâu xử lý nào cả. Nguồn nước
này lại ngấm xuống đất, xuống mạch nước ngầm mà dân làng ăn nên không tránh khỏi
13
Nguyễn Hải Thọ. Tel: 01693 109 019.
độc hại. Cùng với nó là khói, bụi khí thải thoát ra từ các lò nấu chì đặt ngay cạnh khu
vực sinh hoạt đã ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ người dân. Thế nhưng chính quyền và
dân làng Đông Mai vẫn chưa tìm được cách khắc phục sự ô nhiễm độc hại này. Hiện nay
dân làng đã chuyển các lò nấu chì ra xa khu vực sinh hoạt song tình trạng ô nhiễm môi
trường cũng chưa được cải thiện. Ô nhiễm môi trường ở làng gốm Bát Tràng hiện nay là
rất lớn bởi tiếng ồn và bụi do các lò nung dùng than đá tạo ra. Vì thế lượng khí cácbonnic
trong không khí ở đây luôn vượt quá 3 lần mức cho phép, còn mức bụi silic thì cao quá
mức cho phép 12 lần. Vào những ngày mưa, mặc dù đường làng đã được lát bêtông
nhưng vẫn luôn lầy lội, đầy màu đen do sự rơi vãi của than, của si và phế phẩm. Để cải
tạo môi trường làng nghề Bát Tràng, Sở KHCN&MT Hà Nội đã đưa ra nhiều giải pháp,
trong đó có đề nghị các lò nung chuyển sang dùng gas thay cho than đá. Thế nhưng giải
pháp này cũng không được thực hiện triệt để do làm như vậy sẽ nâng giá thành sản phẩm
lên rất cao. Ở những làng nghề sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ thì việc sử dụng hoá chất có hạn
chế song tình trạng ô nhiễm môi trường ở những nơi này cũng đang ở mức báo động. Đa
số các làng nghề bị ô nhiễm bởi chất thải sản xuất, bụi, khí độc, cặn bã, nước thải xả ra
trong quá trình sản xuất. Trong khi đó người dân lại trực tiếp sống trong môi trường ấy
nên tất nhiên phải gánh chịu hậu quả từ chính những việc làm của mình.
Vấn đề mai một làng nghề: Hiện nay tình hình chung về hiệp hội làng nghề Việt
nam thì 60% là có chiều hướng xu thoái nặng, nguyên nhân là có những nghề là mùa vụ
chứ không truyền thống, ví dụ mùa mưa đan nón, cuối năm đi nặn tò he để bán cho du
khách và cho các cháu. Tức là họ vừa làm đồng rồi lại về nhà làm thêm.
Nói đến vấn đề mai một làng nghề truyền thống, không thể không nói đến hiện
tượng các nghệ nhân đang dần lớn tuổi, trong khi các thanh niên trẻ giờ đây đang dời bỏ
làng quê để ra thành phố kiếm tìm một cuộc sống mới hiện đại, với thu nhập cao hơn. Có
thực trạng là ở nông thôn Việt Nam bây giờ phần lớn là người đứng tuổi, trong làng nghề
cũng vậy, có những làng nghề do tình hình kinh doanh không phát triển, thu nhập bị giảm
sút nên thanh niên không mặn mà lắm với việc theo các nghề cũ ở các làng nghề, mà họ
đi các nơi khác.
3.1.2 Tiếp cận vấn đề theo hướng mối tương quan giữa mô hình sản xuất kinh
doanh của làng nghề tới mục tiêu kinh tế và mục tiêu xã hội:
Từ những phân tích trên, chúng ta có thể thấy được làng nghề có ý nghĩa lớn lao về
cả kinh tế lẫn xã hội. Vậy mô hình sản xuất kinh doanh của làng nghề có liên quan gì tới
việc thực hiện các mục tiêu trên? Đấy chính là câu hỏi cần làm rõ nếu như chúng ta tiếp
14

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét