Thứ Tư, 22 tháng 1, 2014

Kế toán chi phí và tính giá thành sản phảm tại Công ty cổ phần phát triển kinh tế Hà Nội.docx

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
hàng (kể cả ngân hàng ngoại tệ), được sử dụng con dấu riêng theo quy định
của Nhà nước.
Vốn đầu tư ban đầu của Công ty là: 8.120.979.200 đồng
Trong đó: Vốn cố định: 5.963.979.200 đồng
Vốn lưu động: 2.157.000.000 đồng
Kể từ ngày thành lập đến nay Công ty đã qua 5 lần đăng ký thay đổi
kinh doanh và địa chỉ mới của trụ sở công ty.
Lần 1: Đăng ký thêm ngành nghề kinh doanh:
Kinh doanh nhà ở, đầu tư, nhận thầu, xây dựng các công trình công
nghiệp, nông nghiệp dân dụng và xây dựng khác phục vụ nhu cầu trong nước
và ngoài nước.
Lần 2: Đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh:
Liên doanh Đầu tư khai thác và Xuất khẩu Lâm sản, Khoáng sản tại
Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
Lần 3: Đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh
Buôn bán dụng cụ cơ khí, vật tư, phụ tùng thay thế các loại máy công
nghiệp, ngư nghiệp, hàng nông, lâm, thủy sản, xăng dầu, thiết bị ngành bưu
chính viễn thông, vật liệu xây dựng, cao su và các sản phẩm từ cao su, nhựa
và các sản phẩm từ nhựa.
Lần 4: Đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh:
- Xuất nhập khẩu các mặt hàng lương thực và các sản phẩm chế biến từ
lương thực. Nhập khẩu các mặt hàng bột mỳ, kim khí, điện máy, vật liệu xây
dựng, thiết bị văn phòng phục vụ sản xuất và đời sống (theo Quyết định số
3804/QĐ-UB ngày 16/9/1998 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội).
- Thi công lắp đặt hệ thống cấp nước, thoát nước, đường dây và trạm
biến áp đến 35KVA; Kinh doanh khí đốt ga (có quyết định số 1955/QĐ-UB
ngày 26/3/2002 của UBND Thành phố Hà Nội).
Lần 5: Đăng ký Trụ sở giao dịch mới tại:
Khu Liên Cơ - Số 33 Phố Tân Ấp - Hà Nội.
5
Nguyễn Thị Ngọc Bích - Lớp : Kế toán K36 (ĐK)
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành xây dựng, thương mại và dịch
vụ, với đội ngũ cán bộ công nhân viên bao gồm các kỹ sư, kiến trúc sư, kỹ
thuật viên và công nhân lành nghề, Công ty cổ phần phát triển kinh tế Hà Nội
đã và đang tham gia hoạt động trên các lĩnh vực xây dựng dân dụng, nhà ở,
công trình văn hóa, công nghiệp, công trình công cộng, công trình kỹ thuật hạ
tầng đô thị, công trình giao thông, thủy lợi, kinh doanh xuất nhập khẩu hàng
hoá.
1.2. Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất
1.2.1. Các ngành nghề kinh doanh chính:
* Xây dựng công trình nhà ở, công trình dân dụng, công trình văn hóa.
* Xây dựng công trình công cộng và phần bao che công trình công
nghiệp quy mô lớn.
* Xây dựng các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị, các công trình giao
thông đường bộ, công trình thủy lợi.
* Lập, quản lý và thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ bản để phát
triển các khu đô thị, khu phố và các công trình đô thị khác, liên doanh với các
tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để phát triển sản xuất và thực hiện các
đề án đầu tư của Công ty.
* Kinh doanh nhà.
* Kinh doanh khách sạn, dịch vụ du lịch và lữ hành quốc tế.
6
Nguyễn Thị Ngọc Bích - Lớp : Kế toán K36 (ĐK)
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1.2.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty:
Phó GĐ KT
Phó GĐ TT
Phó GĐ KD
Các xí nghiệp
Các đội trực thuộc
Phòng TCông
Phòng KHKT
Phòng T.Chức
Văn Phòng
Phòng
Kế Toán
Phòng KTTT
Phòng Dự án
GIÁM ĐỐC
7
Nguyễn Thị Ngọc Bích - Lớp : Kế toán K36 (ĐK)
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Giám đốc phụ trách chung, có quyền ra lệnh và quyết định
- Các phó giám đốc là trực tuyến đối với một số phòng ban được phân
công phụ trách, lãnh đạo chức năng đối với các Xí nghiệp và các đội trực
thuộc nhưng không có quyền ra lệnh. Các phó giám đốc điều hành trực tiếp
các phòng chức năng và sử dụng được kinh nghiệm của các chuyên gia giúp
giám đốc ra quyết định.
- Các phòng ban chức năng có nhiệm vụ tham mưu: đề xuất các chủ
trương biện pháp giúp Giám đốc Công ty tổ chức quản lý, điều hành sản xuất
kinh doanh và chịu trách nhiệm hướng dẫn kiểm tra, tổng hợp tình hình về sản
xuất kinh doanh và thực hiện các mặt quản lý. Chịu trách nhiệm cá nhân về
các hoạt động của phòng mình phụ trách
- Các Xí nghiệp được thành lập để trực tiếp thực hiện thi công các công
trình, được Công ty uỷ quyền.
- Trực tiếp chỉ đạo kiểm tra, theo dõi, điều độ kịp thời trong thi công, đảm
bảo đúng thiết kế kỹ thuật, chất lượng công trình, tiến độ thi công và an toàn.
1.2.3. Đặc điểm lao động của Công ty
Trong bất cứ một ngành nghề nào thì yếu tố lao động cũng là một trong
những yếu tố có vai trò quan trọng bậc nhất. Lao động là nguồn gốc sáng tạo ra
sản phẩm, là nhân tố quyết định nhất của lực lượng sản xuất kinh doanh. Nhờ
có lao động và thông qua các phương tiện sản xuất mà các yếu tố đầu vào là nguyên
vật liệu có thể kết hợp với nhau tạo ra thực thể sản phẩm. Như vậy việc nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh chịu ảnh hưởng rất lớn vào yếu tố lao động.
Chất lượng CBCNV của Công ty được thể hiện như sau:
Biểu 2: Chất lượng cán bộ chuyên môn kỹ thuật năm 2006
Stt
Cán Bộ chuyên môn
và kỹ thuật
Số
lượng
Theo thâm niên công tác (Năm)
>5 >10 >15 Ghi chú
Đại học và trên Đại học 82 49 27 6
8
Nguyễn Thị Ngọc Bích - Lớp : Kế toán K36 (ĐK)
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1 Kỹ sư Xây dựng 35 15 14 6
2 Kỹ sư thuỷ lợi 13 9 4
3 Kỹ sư cơ khí 10 7 3
4 Kỹ sư giao thông 8 6 2
5 Kỹ sư điện 8 6 2
6 Cử nhân kinh tế - tài chính 5 3 2
7 Kỹ sư tin học 1 1
8 Kiến trúc sư 2 2
II Cao Đẳng và Trung cấp 22 21 1
1 CĐ Kỹ thuật 5 5
2 CĐ Ngân hàng - Kế toán 4 4
3 TC Xây dựng 5 4 1
4 TC Tài chính - Tiền lương 4 4
5 TC Điện Cơ khí 3 3
6 TC Khác 1 1
9
Nguyễn Thị Ngọc Bích - Lớp : Kế toán K36 (ĐK)
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Biểu 3: Chất lượng công nhân kỹ thuật Đơn vị: Người
Stt
Công nhân kỹ thuật
theo nghề
Số
lượng
Bậc thợ
<4/7 4/7 5/7 6/7 7/7
1 Công nhân nề 170 20 90 30 28 2
2 Công nhân mộc 60 10 20 17 10 3
3 Công nhân cơ khí 60 10 15 30 4 1
4 C.N chuyên làm đường 60 15 20 15 10
5 Công nhân lái xe 10 2 6 2
6 Công nhân vận hành máy
(đào, ủi, xúc…)
17 2 10 5
7 Công nhân trắc đạc 4
8 Công nhân điện 15 5 5 5
9 Công nhân sơn, bả 30 10 20
10 Công nhân hàn 5 2 3
Tổng cộng 431 76 189 104 52 6
Qua bảng trên ta thấy số lượng cán bộ lãnh đạo, quản lý, làm công tác
khoa học - kỹ thuật là 104 người, trong đó có 82 người có trình độ đại học.
Đây là một tỷ lệ cao, thể hiện số cán bộ quản lý có trình độ cao trong công ty
là rất lớn. Điều này tạo điều kiện tốt cho công ty trong việc điều hành hoạt
động sản xuất kinh doanh, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho công ty thực
hiện chiến lược đa dạng hoá ngành nghề sản xuất kinh doanh góp phần nâng
cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Với số lượng 535 lao động, lại trong điều kiện kinh tế thị trường có sự
cạnh tranh gay gắt như hiện nay, việc bố trí công ăn việc làm cho 431 lao
động là việc làm rất khó tuy nhiên Công ty cổ phần phát triển kinh tế Hà Nội
đó làm được trong những năm qua, đây là một thành công lớn của Công ty và
chiến lược trong thời gian tới của Công ty là đa dạng hoá ngành nghề kinh
doanh để tạo ổn định công ăn việc làm cho lao động thời vụ nói riêng và của
công nhân toàn công ty nói chung.

10
Nguyễn Thị Ngọc Bích - Lớp : Kế toán K36 (ĐK)
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1.3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán.
Cụ thể kế toán phải thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
- Phản ánh đầy đủ chính xác, kịp thời toàn bộ chi phí sản xuất thực tế phát
sinh .
- Kiểm tra tình hình thực hiện các định mức chi phí vật tư, nhân công,
chi phí sử dụng máy thi công và các chi phí dự toán khác. Phát hiện kịp
thời các khoản chênh lệch so với định mức, dự toán các khoản chi phí ngoài
kế hoạch, các khoản thiệt hại, mất mát, hư hỏng, trong quá trình sản xuất để
đề ra các biện pháp ngăn chặn kịp thời .
- Tính toán chính xác, kịp thời giá thành sản phẩm xây lắp các sản phẩm
và lao vụ hoàn thành của doanh nghiệp .
- Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch hạ giá thành của doanh nghiệp theo
từng công trình, hạng mục công trình, từng loại sản phẩm và lao vụ, vạch ra
khả năng và các biện pháp hạ giá thành một cách hợp lý và có hiệu quả .
- Xác định đúng đắn và bàn giao thanh toán kịp thời khối lượng công tác
xây lắp hoàn thành. Định kỳ kiểm tra và đánh giá khối lượng thi công dở dang
theo nguyên tắc quy định .
- Đánh giá đúng đắn kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở từng công
trình, hạng mục công trình, từng bộ phận thi công, tổ, đội sản xuất trong
từng thời kỳ nhất định, kịp thời lập các báo cáo về chi phí sản xuất và giá
thành công tác xây lắp, cung cấp chính xác kịp thời các thông tin hữu ích về
chi phí sản xuất và giá thành phục vụ cho yêu cầu quản lý của lãnh đạo công
ty .
1.31. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán.
Bộ máy kế toán Công ty cổ phần phát triển kinh tế Hà Nội được tổ chức
theo hình thức kế toán tập trung. Với hình thức này thì toàn bộ công việc kế
toán được tập trung tại phòng kế toán Công ty. Các đội, đơn vị sản xuất trực
thuộc Công ty không tổ chức bộ phận kế toán riêng mà chỉ bố trí các nhân
viên thống kê, kế toán làm nhiệm vụ hướng dẫn hạch toán ban đầu, thu thập,
phân loại, kiểm tra các chứng từ ban đầu sau đó lập Bảng kế toán chuyển
chứng từ ban đầu về phòng Kế toán - Tài chính. Tại đây, việc ghi chép kế toán
được tiến hành.
11
Nguyễn Thị Ngọc Bích - Lớp : Kế toán K36 (ĐK)
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Tổ chức bộ máy kế toán ở Công ty cổ phần phát triển kinh tế Hà Nội.
KẾ TOÁN TRƯỞNG
Kế toán tổng hợp
Kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng
Kế toán Vật tư - Công cụ dụng cụ
Kế toán Tài sản cố định
Kế toán tiền lương, BHXH
Thủ quỹ
Nhân viên thống kê ở các đội sản xuất trực thuộc

Chức năng - nhiệm vụ của các bộ phận:
+ Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm trước Nhà nước, Giám đốc về mặt
nghiệp vụ đó là công tác tài chính kế toán. Tổ chức điều hành công tác hạch
toán kế toán của Công ty.
+ Kế toán tổng hợp: Giúp cho kế toán trưởng về công tác kế toán tổng
hợp . Đó là thực hiện phân tích hoạt động sản xuất của Công ty, tình hình
thanh toán với Nhà nước, xác định kết quả kinh doanh, tiến hành trích lập các
quỹ và lập báo cáo tài chính hàng quý, hàng năm.
+ Kế toán tiền mặt, tiền ngân hàng: chịu trách nhiệm theo dõi giúp kế
toán trưởng hạch toán quỹ tiền mặt, kế toán thu chi.
12
Nguyễn Thị Ngọc Bích - Lớp : Kế toán K36 (ĐK)
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
+ Thủ quỹ: Giữ két, thực thi theo lệnh của kế toán trưởng, căn cứ vào
chứng từ gốc (hợp lệ) để xuất, nhập, ghi sổ quỹ phần thu, chi của kế toán tiền
mặt.
+ Kế toán vật tư, CCDC: Giúp cho kế toán trưởng về công tác theo dõi
tiêu hao (chi phí) về vật tư cho sản xuất (nhập - xuất - tồn) xác định chi phí
nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ cho từng công trình, hạng mục công trình.
+ Kế toán TSCĐ: Chịu trách nhiệm quản lý và theo dõi sự biến động của
TSCĐ trong Công ty. tính khấu hao, tăng giảm, nguyên giá và giá trị còn lại
của TSCĐ
1.3.2. Đặc điểm tổ chức hình thức bộ sổ kế toán.
* Chế độ chứng từ :
Kế toán Công ty sử dụng các chứng từ hướng dẫn theo quyết định
1141TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ tài chính bao gồm: các mẫu hoá
đơn các loại sổ kế toán tổng hợp, bảng kê, bảng phân bổ, các sổ Cái, sổ kế
toán chi tiết theo quy định và yêu cầu quản lý.
* Chế độ tài khoản:
Kế toán Công ty áp dụng hệ thống tài khoản ban hành theo quyết
định 1141/TC/QĐ/CDSDKT ngày 1/11/1995 của Bộ Tài chính và các
thông tư hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Chế độ kế toán doanh nghiệp của
Bộ Tài chính.
* Chế độ Báo cáo Tài chính:
+ Niên độ kế toán bắt đầu từ 01/1 đến 31/12 hàng năm.
+ Lập Báo cáo tài chính định kỳ theo quý, nộp cho Tổng công ty và
các cơ quan chức năng.
+ Mẫu biểu Báo cáo tài chính:áp dụng mẫu biểu theo quyết định số
167/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 và sửa đổi, bổ sung theo thông tư
số89/2002/TT-BTC ngày 09/10/2002 của Bộ Tài chính.
Ngoài ra Công ty còn lập các Báo cáo nhanh tuỳ theo yêu cầu quản lý
của Công ty.
* Hình thức kế toán:
Công ty cổ phần phát triển kinh tế Hà nội hiện đang áp dụng hình
thức kế toán Chứng từ ghi sổ.
13
Nguyễn Thị Ngọc Bích - Lớp : Kế toán K36 (ĐK)
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Theo hình thức này, các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đã được
phản ánh ở chứng từ gốc đều được phân loại thành các loại chứng từ có cùng
nội dung tính chất nghiệp vụ để lập Chứng từ ghi sổ, sau đó sử dụng chứng từ
ghi sổ để lập sổ kế toán tổng hợp là Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ và sổ Cái các
tài khoản. Các sổ kế toán chi tiết được mở căn cứ vào các chứng từ gốc đính
kèm theo Chứng từ ghi sổ đã lập.
- Cuối tháng, kế toán lập Bảng Cân đối tài khoản để kiểm tra tính chính
xác của việc ghi chép kế toán tổng hợp và lập Bảng Tổng hợp chi tiết theo
từng tài khoản cấp 1 đã được mở chi tiết để kiểm tra tính chính xác của việc
ghi chép kế toán chi tiết.
- Cuối mỗi quý, căn cứ vào Bảng Tổng hợp chi tiết và Bảng Cân đối tài
khoản, kế toán lập bảng Cân đối kế toán và các Báo cáo tài chính khác.
Hệ thống sổ kế toán được sử dụng trong hình thức này gồm :
- Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ
- Sổ Cái các tài khoản
- Sổ Chi tiết
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ:
Sơ đồ hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ
Chứng từ gốc
Báo cáo
Quỹ
Bảng tổng hợp
Chứng từ gốc
Chứng từ ghi sổ
Sổ Cái
Bảng cân đối
phát sinh
Báo cáo tài chính
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Số thẻ kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết
14
Nguyễn Thị Ngọc Bích - Lớp : Kế toán K36 (ĐK)
14

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét