Thứ Bảy, 12 tháng 4, 2014

thiết kế trạm xử lý nước thải sinh hoạt cho khu tập thể cục cảnh sát bộ công an tại xã long thới, huyện nhà bè, tp. hồ chí minh (1)


LINK DOWNLOAD MIỄN PHÍ TÀI LIỆU "thiết kế trạm xử lý nước thải sinh hoạt cho khu tập thể cục cảnh sát bộ công an tại xã long thới, huyện nhà bè, tp. hồ chí minh (1)": http://123doc.vn/document/1047127-thiet-ke-tram-xu-ly-nuoc-thai-sinh-hoat-cho-khu-tap-the-cuc-canh-sat-bo-cong-an-tai-xa-long-thoi-huyen-nha-be-tp-ho-chi-minh-1.htm


Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Cho Khu Tập Thể Cán Bộ Chiến Sĩ Bộ Công An
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ô nhiễm nguồn nước do tác động của nước thải sinh hoạt và sản xuất đang là
vấn đề bức xúc hiện nay. Việc bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn nước để cung cấp
cho các hoạt động sinh hoạt và sản xuất, đáp ứng nhu cầu hiện tại và thỏa mãn nhu
cầu của tương lai. Đã và đang là bài toán nan giải đối với quốc gia Việt Nam nói
riêng và Thế giới nói chung. Tp.Hồ Chí Minh là một thành phố lớn, có tầm quan
trọng không những ở trên bình diện quốc gia mà còn cả quốc tế. Định hướng phát
triển kinh tế của thành phố sẽ tập trung vào phát triển mạnh các ngành dịch vụ như
thương mại, tài chính, ngân hàng, du lịch, giao thông vận tải, văn hoá, y tế, đào tạo,
công nhân kỹ thuật cao Để tránh sự tập trung qua mức và tránh tình trạng “quá
tải” cho Tp.Hồ Chí Minh, đặc biệt là khu vực nội thành, thành phố thực hiện chiến
lược phát triển kinh tế ra khu vực ngoại thành và các vùng phụ cận.
Khu tập thể cục cảnh sát bộ công an là một trong những khu trung cư hiện
đại và thân thiện với thiên nhiên của huyện được xây dựng để đáp ứng nhu cầu về
chỗ nghỉ dưỡng và giải quyết vấn đề nhà ở đáp ứng nhu cầu an cư lạc nghiệp cho
dân cư. Tuy nhiên, trong giai đoạn khu dân cư Tập thể đi vào hoạt động các tác
động tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường nảy sinh là tất yếu. Môi trường không khí,
đất, nước mặt, nước ngầm… đều bị tác động ở nhiều mức độ khác nhau do các loại
chất thải phát sinh. Đặc biệt là vấn đề nước thải từ các khu tập thể và các hoạt động
sản xuất dịch vụ vẫn chưa được xử lý mà thải thẳng ra sông. Để góp phần vào việc
bảo vệ môi trường chung của thế giới và giảm bớt nỗi lo về hậu quả ô nhiễm môi
trường của nhân loại đề tài “Thiết kế trạm xử lý nước thải sinh hoạt cho Khu tập thể
cục cảnh sát bộ công an tại xã Long Thới, Huyện Nhà Bè, Tp. Hồ Chí Minh” được
hình thành.
1.2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
Thiết kế trạm xử lý nước thải sinh hoạt cho Khu tập thể cục cảnh sát bộ công
an tại xã Long Thới, Huyện Nhà Bè, Tp. Hồ Chí Minh, công suất 450m
3
/ngàyđêm,
để nước thải sau khi qua hệ thống xử lý đạt quy chuẩn QCVN 14:2008, cột B trước
khi thải ra hệ thống thoát nước chung của khu vực.
GVHD: PGS. TS Trương Thanh Cảnh Trang 1
SVTH: Nguyễn Văn Tuấn
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Cho Khu Tập Thể Cán Bộ Chiến Sĩ Bộ Công An
Góp phần kiểm soát ô nhiễm do nước thải phát sinh ra trong sinh hoạt và hoạt động
sản xuất của Khu Tập thể.
1.2.1 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
- Nắm bắt đặc trưng và thành phần có trong nước thải sinh hoạt
• Chứa thành phần chất hữu cơ nhiều: BOD5, COD, SS, tổng P, tổng N
cao.
• Nhiều vi sinh vật gây bệnh.
• Thành phần chất thải chứa nhiều dầu mỡ, chất tẩy rửa.
- Đưa ra công nghệ xử lý nước thải phù hợp và hiệu quả
Với thành phần ô nhiễm là các tạp chất nhiễm bẩn có tính chất khác nhau, từ
các loại chất không tan đến các chất ít tan và cả những hợp chất tan trong nước, việc
xử lý nước thải sinh hoạt là loại bỏ các tạp chất đó, làm sạch nước và có thể đưa
nước vào nguồn tiếp nhận hoặc đưa vào tái sử dụng. Việc lựa chọn phương pháp xử
lý thích hợp thường được căn cứ trên đặc điểm của các loại tạp chất có trong nước
thải. Nguyên tắc lựa chọn công nghệ xửlý nước thải phụ thuộc vào:
Thành phần và tính chất nước thải
Mức độ cần thiết xử lý nướcthải
Lưu lượng và chế độ xả thải
· Đặc điểm nguồn tiếp nhận
· Điều kiện mặt bằng và địa hình khu vực dự kiến xây dựng trạm xử lý nước thải
· Điều kiện địa chất thuỷ văn, khí hậu tại khu vực dự kiến xây dựng
· Điều kiện cơ sở hạ tầng (cấp điện, cấp nước, giao thông… )
· Điều kiện vận hành và quản lý hệ thông xử lý nước thải
· Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt nói chung thường phụ thuộc vào quy mô
dân số (tức phụ thuộc vào lưu lượng nước thải).
Các phương pháp chính thường được sử dụng trong các công trình xử lý
nước thải sinh hoạt là: phương pháp hóa học, phương pháp hóa lý, và phương pháp
sinh học.
- Đề tài giới hạn trong việc tính toán, thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt
cho khu tập thể cục cảnh sát bộ công an.
GVHD: PGS. TS Trương Thanh Cảnh Trang 2
SVTH: Nguyễn Văn Tuấn
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Cho Khu Tập Thể Cán Bộ Chiến Sĩ Bộ Công An
- Xác định các chỉ tiêu hóa lý, hóa sinh có trong nước thải sinh hoạt để làm cơ
sở cho việc tính toán và thiết kế hệ thống xử lý nước thải.
- Tiến hành tính toán thiết kế và lựa chọn phương án khả thi đáp ứng yêu cầu
kinh tế và điều kiện của Khu Tập Thể.
- Xây dựng chế độ vận hành hệ thống xử lý nước thải .
1.3 PHẠM VI ÁP DỤNG:
Chỉ thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt.
Chỉ áp dụng cho nước thải từ quá trình sinh hoạt và sản suất của Khu Tập thể.
GVHD: PGS. TS Trương Thanh Cảnh Trang 3
SVTH: Nguyễn Văn Tuấn
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Cho Khu Tập Thể Cán Bộ Chiến Sĩ Bộ Công An
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI SINH HOẠT & CÁC PHƯƠNG PHÁP
XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT
2.1NƯỚC THẢI SINH HOẠT
2.1.1 Định nghĩa
Nước thải sinh hoạt là nước thải phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt của các
cộng đồng dân cư như: khu vực đô thị, trung tâm thương mại, khu vực vui chơi giải
trí, cơ quan công sở,… Các thành phần ô nhiễm chính đặc trưng thường thấy ở nước
thải sinh hoạt là BOD5, COD, Nitơ và Phốt pho. Một yếu tố gây ô nhiễm quan trọng
trong nước thải sinh hoạt đó là các loại mầm bệnh được lây truyền bởi các vi sinh
vật có trong phân. Vi sinh vật gây bệnh cho người bao gồm các nhóm chính là
virus, vi khuẩn, nguyên sinh bào và giun sán.
2.1.2 Nguồn phát sinh, đặc tính nước thải sinh hoạt
Nguồn gốc nước thải sinh hoạt
Nước thi sinh hoạt là nước được thải bỏ sau khi sử dụng cho các mục đích
sinh hoạt của cộng đồng: tắm, giặt giũ, tẩy rửa, vệ sinh cá nhân,… Chúng thường
được thaỉ ra từ các căn hộ, cơ quan, trường học, bệnh viện, chợ, và các công trình
cộng cộng khác. Lượng nước thải sinh hoạt của một khu dân cư phụ thuộc vào dân
số, vào tiêu chuẩn cấp nước và đặc điểm của hệ thống thóat nước. Tiêu chuẩn cấp
nước sinh hoạt cho một khu dân cư phụ thuộc vào khả năng cung cấp nước của các
nhà máy nước hay các trạm cấp nước hiện có. Các trung tâm đô thị thường có tiêu
chuẩn cấp nước cao hơn so với các vùng ngoại thành và nông thôn, do đó lượng
nước thải sinh hoạt tính trên một đầu người cũng có sự khác biệt giữa thành thị và
nông thôn. Nước thải sinh hoạt ở các trung tâm đô thị thường thoátt bằng hệ thống
thóat nước dẫn ra các sông rạch, các vùng ngoại thành và nông thôn do không có hệ
thống thóat nước nên nước thải thường được tiêu thoát tự nhiên vào các ao hồ hoặc
thóat bằng biện pháp tự thấm.
Thành phần và đặc tính nước thải sinh hoạt
GVHD: PGS. TS Trương Thanh Cảnh Trang 4
SVTH: Nguyễn Văn Tuấn
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Cho Khu Tập Thể Cán Bộ Chiến Sĩ Bộ Công An
Thành phần của nước thải sinh hoạt gồm 2 loại:
- Nước thải nhiễm bẩn do chất bài tiết của con người từ các phòng vệ
sinh
- Nước thải nhiễm bẩn do các chất thải sinh hoạt: cặn bã từ nhà bếp,
các chất rửa trôi, kể cả làm vệ sinh sàn nhà.
Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất hữu cơ dễ bị phân huỷ sinh học, ngoài ra
còn có cả các thành phần vô cơ, vi sinh vật và vi trùng gây bệnh rất nguy hiểm.
Chất hữu cơ chứa trong nước thải bao gồm các hợp chất như protein(40-50%);
hydrat cacbon(40-50%). Nồng độ chất hữu cơ trong nước thải sinh hoạt dao động
trong khoảng 150-450mg/l theo trọng lượng khô. Có khoảng 20-40% chất hữu cơ
khó bị phân huỷ sinh học. Ở những khu dân cư đông đúc, điều kiện vệ sinh thấp
kém, nước thải sinh hoạt không được xử lý thích đáng là một trong những nguồn
gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Bảng 2.1 Tải trọng chất bẩn theo đầu người.
Chỉ tiêu ô nhiễm
Hệ số phát thải
Các quốc gia gần gũi với
Việt Nam (g/người/ngày)
Theo TCVN (TCXD 51-
2008) (g/người/ngày)
Chất rắn lơ lửng (SS) 70 - 145 50 - 55
BOD
5
đã lắng 45 - 54 25 - 30
BOD
20
đã lắng - 30 - 35
COD 72 - 102 -
N-NH
4
+
2.4 - 4.8 7
Phospho tổng 0.8 - 4.0 1.7
Dầu mỡ 10 - 30 -
Nguồn:Lâm Minh Triết, 2004.
Tác hại đến môi trường
Tác hại đến môi trường của nước thải do các thành phần ô nhiễm tồn tại
trong nước thải gây ra.
- COD, BOD: sự khóang hóa, ổn định chất hữu cơ tiêu thụ một lượng lớn và
gây thiếu hụt oxy của nguồn tiếp nhận dẫn đến ảnh hưởng đến hệ sinh thái
môi trường nước. Nếu ô nhiễm quá mức, điều kiện yếm khí có thể hình
thành. Trong quá trình phân huỷ yếm khí sinh ra các sản phẩm như H
2
S,
NH
3
, CH
4
, làm cho nước có mùi hôi thối và làm giảm pH của môi trường.
- SS: lắng đọng ở nguồn tếp nhận, gây điều kiện yếm khí.
GVHD: PGS. TS Trương Thanh Cảnh Trang 5
SVTH: Nguyễn Văn Tuấn
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Cho Khu Tập Thể Cán Bộ Chiến Sĩ Bộ Công An
- Nhiệt độ: nhiệt độ của nước thải sinh hoạt thường không ảnh hưởng đến đời
sống của thuỷ sinh vật nước.
- Vi trùng gây bệnh: gây ra các bệnh lan truyền bằng đường nước như tiêu
chảy, ngộ độc thức ăn, vàng da,…
- Ammonia, P: đây là những nguyên tố dinh dưỡng đa lượng, nếu nồng độ
trong nước quá cao dẫn đến hiện tượng phú dưỡng hóa ( sự phát triển bùng
phát của các loại tảo, làm cho nồng độ oxy trong nước rất thấp vào ban đêm
gây ngạt thở và diệt vong các sinh vật, trong khi đó vào ban ngày nồng độ
oxy rất cao do quá trình hô hấp của tảo thải ra ).
- Muì: mùi hôi thối, mất mỹ quan.
- Dầu mỡ: gây mùi, ngăn cản khuếch tán oxy trên bề mặt.
Bảo vệ nguồn nước mặt khỏi sự ô nhiễm do nước thải
Nguồn nước mặt là sông hồ, kênh rạch, suối, biển, … nơi tiếp nhận nước thải
từ khu dân cư, đô thị , khu công nghiệp hay các xí nghiệp công nghiệp. Một số
nguồn nước trong số đó làm nguồn nước ngọt quí giá, sống còn của đất nước, nếu
để bị ô nhiễm do nước thải thì chúng ta phải trả giá rất đắt và hậu quả không lường
hết. Vì vậy, nguồn nước phải được bảo vệ khỏi sự ô nhiễm do nước thải.
Ô nhiễm nguồn nước mặt chủ yếu là do tất cả các dạng nước thải chưa xử lý xả vào
nguồn nước làm thay đổi các tính chất hóa lý và sinh học của nguồn nước. Sự có
mặt của các chất độc hại xả vào nguồn nước sẽ làm phá vỡ cân bằng sinh học tự
nhiên của nguồn nước và kìm hãm quá trình tự làm sạch của nguồn nước. Khả năng
tự làm sạch của nguồn nước phụ thuộc vào các điều kiện xáo trộn và pha lõang của
nước thải với nguồn. Sự có mặt của các vi sinh vật, trong đó có các vi khuẩn gây
bệnh, đe doạ tính an tòan vệ sinh nguồn nước.
Biện pháp được coi là hiệu quả nhất để bảo vệ nguồn nước là:
- Hạn chế số lượng nước thải xả vào nguồn nước.
- Giảm thiểu nồng độ ô nhiễm trong nước thải theo qui định bằng cách xử
dụng công nghệ xử lý phù hợp đủ tiêu chuẩn xả ra nguồn nước. Ngòai ra,
GVHD: PGS. TS Trương Thanh Cảnh Trang 6
SVTH: Nguyễn Văn Tuấn
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Cho Khu Tập Thể Cán Bộ Chiến Sĩ Bộ Công An
việc nghiên cứu xử dụng công nghệ sử dụng lại nước thải trong chu trình kín
có ý nghiã đặc biệt quan trọng.
2.2CÁC THÔNG SỐ Ô NHIỄM ĐẶC TRƯNG CỦA NƯỚC THẢI
2.2.1 Thông số vật lý
 Hàm lượng chất rắn lơ lửng
Các chất rắn lơ lửng trong nước ((Total) Suspended Solids – (T)SS - SS) có
thể có bản chất là:
- Các chất vô cơ không tan ở dạng huyền phù (Phù sa, gỉ sét, bùn, hạt sét);
- Các chất hữu cơ không tan;
- Các vi sinh vật (vi khuẩn, tảo, vi nấm, động vật nguyên sinh…).
Sự có mặt của các chất rắn lơ lửng cản trở hay tiêu tốn thêm nhiều hóa chất
trong quá trình xử lý.
 Mùi
Hợp chất gây mùi đặc trưng nhất là H
2
S _ mùi trứng thối. Các hợp chất khác,
chẳng hạn như indol, skatol, cadaverin và cercaptan được tạo thành dưới điều kiện
yếm khí có thể gây ra những mùi khó chịu hơn cả H
2
S.
 Độ màu
Màu của nước thải là do các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, thuốc nhuộm
hoặc do các sản phẩm được tao ra từ các quá trình phân hủy các chất hữu cơ. Đơn vị
đo độ màu thông dụng là mgPt/L (thang đo Pt _Co).
Độ màu là một thông số thường mang tính chất cảm quan, có thể được sử
dụng để đánh giá trạng thái chung của nước thải.
2.2.2 Thông số hóa học
 Độ pH của nước
pH là chỉ số đặc trưng cho nồng độ ion H
+
có trong dung dịch, thường được
dùng để biểu thị tính axit và tính kiềm của nước.
GVHD: PGS. TS Trương Thanh Cảnh Trang 7
SVTH: Nguyễn Văn Tuấn
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Cho Khu Tập Thể Cán Bộ Chiến Sĩ Bộ Công An
Độ pH của nước có liên quan dạng tồn tại của kim loại và khí hoà tan trong
nước. pH có ảnh hưởng đến hiệu quả tất cả quá trình xử lý nước. Độ pH có ảnh
hưởng đến các quá trình trao chất diễn ra bên trong cơ thể sinh vật nước. Do vậy rất
có ý nghĩa về khía cạnh sinh thái môi trường
 Nhu cầu oxy hóa học (Chemical Oxygen Demand - COD)
COD là lượng oxy cần thiết để oxy hoá các hợp chất hoá học trong nước bao
gồm cả vô cơ và hữu cơ. Như vậy, COD là lượng oxy cần để oxy hoá toàn bộ các
chất hoá học trong nước, trong khi đó BOD là lượng oxy cần thiết để oxy hoá một
phần các hợp chất hữu cơ dễ phân huỷ bởi vi sinh vật.
COD là một thông số quan trọng để đánh giá mức độ ô nhiễm chất hữu cơ
nói chung và cùng với thông số BOD, giúp đánh giá phần ô nhiễm không phân hủy
sinh học của nước từ đó có thể lựa chọn phương pháp xử lý phù hợp.
 Nhu cầu oxy sinh học (Biochemical Oxygen Demand - BOD)
BOD (Biochemical oxygen Demand - nhu cầu oxy sinh hoá) là lượng oxy
cần thiết để vi sinh vật oxy hoá các chất hữu cơ theo phản ứng:
Chất hữu cơ + O
2
 CO
2
+ H
2
O + tế bào mới + sản phẩm trung gian
Trong môi trường nước, khi quá trình oxy hoá sinh học xảy ra thì các vi sinh
vật sử dụng oxy hoà tan, vì vậy xác định tổng lượng oxy hoà tan cần thiết cho quá
trình phân huỷ sinh học là phép đo quan trọng đánh giá ảnh hưởng của một dòng
thải đối với nguồn nước. BOD có ý nghĩa biểu thị lượng các chất thải hữu cơ trong
nước có thể bị phân huỷ bằng các vi sinh vật.
 Oxy hòa tan (Dissolved Oxygen - DO)
DO là lượng oxy hoà tan trong nước cần thiết cho sự hô hấp của các sinh vật
nước (cá, lưỡng thê, thuỷ sinh, côn trùng v.v ) thường được tạo ra do sự hoà tan từ
khí quyển hoặc do quang hợp của tảo.
Nồng độ oxy tự do trong nước nằm trong khoảng 8 - 10 ppm, và dao động
mạnh phụ thuộc vào nhiệt độ, sự phân huỷ hoá chất, sự quang hợp của tảo và v.v
Khi nồng độ DO thấp, các loài sinh vật nước giảm hoạt động hoặc bị chết. Do vậy,
DO là một chỉ số quan trọng để đánh giá sự ô nhiễm nước của các thuỷ vực.
 Nitơ và các hợp chất chứa nitơ
Trong nước mặt cũng như nước ngầm nitơ tồn tại ở 3 dạng chính là: ion
amoni (NH
4
+
), nitrit (NO
2
-
) và nitrat (NO
3
-
). Dưới tác động của nhiều yếu tố hóa lý
GVHD: PGS. TS Trương Thanh Cảnh Trang 8
SVTH: Nguyễn Văn Tuấn
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Cho Khu Tập Thể Cán Bộ Chiến Sĩ Bộ Công An
và do hoạt động của một số sinh vật các dạng nitơ này chuyển hóa lẫn nhau, tích tụ
lại trong nước ăn và có độc tính đối với con người. Nếu sử dụng nước có NO
2
-
với
hàm lượng vượt mức cho phép kéo dài, trẻ em và phụ nữ có thai có thể mắc bệnh
xanh da vì chất độc này cạnh tranh với hồng cầu để lấy oxy.
 Phospho và các hợp chất chứa phospho
Trong các loại nước thải, Phospho hiện diện chủ yếu dưới các dạng
phosphate. Các hợp chất Phosphat được chia thành Phosphat vô cơ và Phosphat hữu
cơ.
Phospho là một chất dinh dưỡng đa lượng cần thiết đối với sự phát triển của
sinh vật. Việc xác định Phospho tổng là một thông số đóng vai trò quan trọng để
đảm bảo quá trình phát triển bình thường của các vi sinh vật trong các hệ thống xử
lý chất thải bằng phương pháp sinh học.
Phospho và các hợp chất chứa Phospho có liên quan chặt chẽ đến hiện tượng
phú dưỡng hóa nguồn nước, do sự có mặt quá nhiều các chất này kích thích sự phát
triển mạnh của tảo và vi khuẩn lam.
 Chất hoạt động bề mặt
Các chất hoạt động bề mặt là những chất hữu cơ gồm 2 phần: kị nước và ưa
nước tạo nên sự phân tán của các chất đó trong dầu và trong nước. Nguồn tạo ra các
chất hoạt động bề mặt là do việc sử dụng các chất tẩy rửa trong sinh hoạt và trong
một số ngành công nghiệp.
2.2.3 Thông số vi sinh vật học
Nhiều vi sinh vật gây bệnh có mặt trong nước thải có thể truyền hoặc gây
bệnh cho người. Chúng vốn không bắt nguồn từ nước mà cần có vật chủ để sống ký
sinh, phát triển và sinh sản. Một số các sinh vật gây bệnh có thể sống một thời gian
khá dài trong nước và là nguy cơ truyền bệnh tiềm tàng, bao gồm vi khuẩn, virus,
giun sán.
Vi khuẩn: Các loại vi khuẩn gây bệnh có trong nước thường gây các bệnh về
đường ruột, như dịch tả (cholera) do vi khuẩn Vibrio comma, bệnh thương hàn
(typhoid) do vi khuẩn Salmonella typhosa
GVHD: PGS. TS Trương Thanh Cảnh Trang 9
SVTH: Nguyễn Văn Tuấn
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Cho Khu Tập Thể Cán Bộ Chiến Sĩ Bộ Công An
Virus: có trong nước thải có thể gây các bệnh có liên quan đến sự rối loạn hệ
thần kinh trung ương, viêm tủy xám, viêm gan Thông thường khử trùng bằng các
quá trình khác nhau trong các giai đoạn xử lý có thể diệt được virus.
Giun sán (helminths): Giun sán là loại sinh vật ký sinh có vòng đời gắn liền
với hai hay nhiều động vật chủ, con người có thể là một trong số các vật chủ này.
Chất thải của người và động vật là nguồn đưa giun sán vào nước. Tuy nhiên, các
phương pháp xử lý nước hiện nay tiêu diệt giun sán rất hiệu quả.
2.3CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT
2.3.1 Phương pháp xử lý cơ học
Những phương pháp loại các chất rắn có kích thước và tỷ trọng lớn trong
nước thải được gọi chung là phương pháp cơ học.
Xử lý cơ học là khâu sơ bộ chuẩn bị cho xử lý sinh học tiếp theo. Xử lý nước
thải bằng phương pháp cơ học thường thực hiện trong các công trình và thiết bị như
song chắn rác, bể lắng cát, bể tách dầu mỡ … Đây là các thiết bị công trình xử lý sơ
bộ tại chỗ tách các chất phân tán thô nhằm đảm bảo cho hệ thống thoát nước hoặc
các công trình xử lý nước thải phía sau hoạt động ổn định.
Phương pháp xử lý cơ học tách khỏi nước thải sinh hoạt khoảng 60% tạp
chất không tan, tuy nhiên BOD trong nước thải giảm không đáng kể. Để tăng cường
quá trình xử lý cơ học, người ta làm thoáng nước thải sơ bộ trước khi lắng nên hiệu
suất xử lý của các công trình cơ học có thể tăng đến 75% và BOD giảm đi 10 – 15%.
Một số công trình xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học bao gồm:
 Song chắn rác
Song chắn rác dùng để giữ lại các tạp chất thô như giấy, rác, túi nilon, vỏ cây
và các tạp chất có trong nước thải nhằm đảm bảo cho máy bơm, các công trình và
thiết bị xử lý nước thải hoạt động ổn định.
Song chắn rác là các thanh đan xếp kế tiếp nhau với các khe hở từ 16 đến
50mm, các thanh có thể bằng thép, inox, nhực hoặc gỗ. Tiết diện của các thanh này
là hình chữ nhật, hình tròn hoặc elip. Bố trí song chắn rác trên máng dẫn nước thải.
Các song chắn rác đặt song song với nhau, nghiêng về phía dòng nước chảy để giữ
rác lại. Song chắn rác thường đặt nghiêng theo chiều dòng chảy một góc 50 đến 90
0
.
GVHD: PGS. TS Trương Thanh Cảnh Trang 10
SVTH: Nguyễn Văn Tuấn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét