Thứ Tư, 2 tháng 4, 2014

Thanh Tâm Tai Nhân - Nguyên Du


LINK DOWNLOAD MIỄN PHÍ TÀI LIỆU "Thanh Tâm Tai Nhân - Nguyên Du": http://123doc.vn/document/548270-thanh-tam-tai-nhan-nguyen-du.htm


Thử so sánh Thanh Tâm Tài Nhân với đại thi
hào Nguyễn Du
» Tác giả: Bắc Giang
» Dịch giả:
» Thể lọai: Biên khảo
» Số lần xem: 2785
1. Thử so sánh Thanh Tâm Tài Nhân với đại thi hào Nguyễn Du
Trong văn chương Việt Nam nói đến truyện Kiều không phải là một
điều mới mẻ hay xa lạ, truyện Kiều đã ăn sâu vào tiềm thức người dân
Việt không khác gì ca dao, tục ngữ. Mọi người từ giới thức giả cho đến
đám bình dân ai ai cũng biết, cũng nhớ một vài câu không ít thì nhiều,
kể cả dân quê ta từ các ôngï già bà lão ở những miền đồi núi xa xôi hẻo
lánh cho đến những người chưa từng cắp sách đến trường, không hề
biết đọc biết viết, cũng truyền nhau, cũng thuộc lòng một vài câu Kiều,
cũng biết ê a:
Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau
Thậm chí trong lúc ru em, hát hò ở những hội hè đình đám, bạn bè họp
mặt, chén chú chén anh, truyện Kiều cũng được mang ra nào là lẩy
Kiều, bói Kiều, đố Kiều, giải Kiều, tuồng hát Kiều, lập hội Kiều, kỷ
niệm Kiều, có nhiều người thuộc Kiều đến nỗi có thể đọc thuộc lòng
hơn ba ngàn câu một cách dễ dàng không vấp váp. Truyện Kiều cho
đến nay không còn bị giới hạn trong phạm vi giải trí, văn chương mà
còn là vấn đề văn hóa của một dân tộc. Truyện Kiều không những chỉ
phổ biến ở nước ta mà lại còn được dịch ra hàng chục thứ tiếng khiến
nhiều người ngoại quốc khi đọc qua cũng phải thán phục, khen thầm.
Có nhiều giả thuyết về nguồn gốc của nó nhưng chúng ta ai ai cũng biết
Nguyễn Du viết truyện Kiều dựa vào một trong hai tác phẩm của Trung
Hoa sau đây:
1/ Nguyễn Du tình cờ đọc một truyện ngắn có tên Phong Tình Cổ Lục
rút trong Ngu Sơ Tân Chí của Dư Hoài mà viết ra truyện Kiều hay
Đoạn Trường Tân Thanh bằng thể thơ lục bát, Đây là một truyện ngắn
chỉ có khoảng hơn kém 1100 chữ, viết bằng văn xuôi, kể lại cuộc đời
phong ba của nàng Vương Thúy Kiều, nên ngay trong hai câu mở đầu
cụ đã xác nhận nguồn gốc đó:
Cảo thơm lần giở trước đèn
“Phong tình cổ lục” còn truyền sử xanh
Nhưng trong Phong Tình Cổ Lục, Dư Hoài chỉ viết đến đoạn Thúy
Kiều tự vẫn trên sông Tiền Đường, hơn nữa Thúy Kiều của Dư Hoài
chỉ là cô bé hát dạo tầm thường gặp một chàng hào hoa ăn chơi cho đến
khi giặc giã nổi lên mới kết duyên cùng tên giặc bể Từ Hải.
2/ Sau khi đọc kỹ Bản Phường của Phạm Quý Thích và Bản Kinh của
vua Dực Tông, cụ Trần Trọng Kim và Bùi Kỷ đã cho rằng Nguyễn Du
nhân đọc một tiểu thuyết của Thanh Tâm Tài Nhân là Kim Vân Kiều
truyện, kể về một cô bé mang tên Vương Thúy Kiều tài sắc vẹn toàn
nhưng gian truân khổ sở, dựa vào quyển sách này mà tiên sinh viết ra
Đoạn Trường Tân Thanh, ta thấy có chữ “ Tân” có nghĩa là “mới” để so
sánh với bản “cũ” của Thanh Tâm Tài Nhân.
Nhưng cũng còn nhiều giả thuyết khác cho rằng Kim Vân Kiều truyện
của Thanh Tâm Tài Nhân cũng chỉ kể lại từ một câu chuyện có thật do
Mao Khôn, một người thuộc quân đội của Hồ Tôn Hiến ghi lại trong
sách “Ký tiễu trừ Từ Hải bản mạt”. Câu chuyện này về sau cũng được
nhiều người kể lại tuy có nhiều điểm khác nhau nhưng đại loại đều
tương tự thí dụ như Lý Thúy Kiều truyện của Đới Sĩ Lâm, Kim Vân
Kiều truyện của Dư Hoài v v.
Hầu hết các sách giáo khoa của chúng ta đều cho rằng giả thuyết của cụ
Trần Trọng Kim và Bùi Kỷ có nhiều bằng chứng xác đáng, có thể chấp
nhận được. Vậy ta thử so sánh một vài đoạn trong Kim Vân Kiều
truyện và ĐTTT xem vì lý do nào tác phẩm này lại nổi tiếng, được
nhiều người ưa chuộng và tác phẩm nào mới thực sự là tác phẩm đưa
truyện Kiều lên tột đỉnh của danh vọng.
Nếu trong văn chương Việt Nam, ĐTTT của Nguyễn Du là một kiệt
tác, làm say mê hàng triệu triệu người từ thế kỷ này sang thế kỷ khác,
thì trong văn chương Trung Hoa hầu như không mấy ai biết tới Kim
Vân Kiều truyện và Thanh Tâm Tài Nhân cũng chỉ là một nhà văn
trung bình bởi vì lời văn của Thanh Tâm Tài Nhân rất thô sơ, tầm
thường, không gây được cảm hứng cho người đọc. Ta hãy thử mở Kim
Vân Kiều truyện để xem lối hành văn của Thanh Tâm Tài Nhân khi
giới thiệu sắc đẹp hai chị em Thúy Vân, Thúy Kiều: (dịch theo bản số
A.593 E.F.E.O).
“Con gái lớn là Thúy Kiều, con gái nhỏ là Thúy Vân, sinh ra đã có vẻ
đẹp dễ thương, tính nết điềm đạm. Cả hai người đều thông thạo thơ
phú”.
Chúng ta thấy phần mở đầu thật đột ngột, tầm thường, lối hành văn rất
thô sơ, ấu trĩ, câu văn vừa nhát gừng, vừa quê mùa như là một thể loại
văn nói hơn là văn viết, nói thì nói sao cũng được miễn là người đối
thoại có thể hiểu, nhưng viết thì đòi hỏi phải ra câu, ra cú có đầy đủ chủ
từ, động từ, tĩnh từ, văn phạm phải nghiêm chỉnh, phải có những câu
chuyển tiếp, tác giả dùng quá nhiều dấu chấm, dấu phẩy làm ý tưởng
cũng như lời văn không còn liên tục, bị ngắt quãng từng đoạn, nên văn
phong rời rạc. Chỉ mới đọc qua đoạn ngắn mở đầu người đọc đoán rằng
đây có thể do một cậu học trò nhà quê nào đó tập tễnh viết văn chứ
không phải của một văn sĩ, đừng nói đến một nhà văn nổi tiếng.
Trong khi cùng một ý đó, để giới thiệu sắc đẹp hai chị em Thúy Vân,
Thuý Kiều, cụ Tiên Điền đã dùng bốn câu lục bát êm ái nhẹ nhàng mà
lại bóng bẩy, nồng nàn:
Đầu lòng hai ả Tố Nga
Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân
Mai cốt cách tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười
Bốn câu giới thiệu này thật tuyệt vời, thật linh động, thật quyến rũ. Giả
thử chúng ta chưa hề gặp mặt hai chị em Thúy Vân, Thúy Kiều, nhưng
chỉ mới đọc qua đoạn tả trên cũng thấy đam mê, hào hứng. Cụ Tiên
Điền đã dùng những chữ mà không một nhà thơ nào có thể tìm ra được
chữ khác hay hơn, trong sáng hơn như chữ “Tố Nga” để tả một người
đẹp như chị Hằng Nga trên cung quảng, cốt cách quí phái sang trọng
như mai vàng ngày tết, tinh thần thanh khiết như tuyết trắng trên đồi.
Mỗi người cao sang lộng lẫy khác nhau như những Tiên Nga giáng thế.
Cách dùng chữ, dùng âm điệu của cụ Tiên Điền rất nên thơ, từng câu,
từng vần vang dội như nhạc sĩ sử dụng cung bậc của âm thanh khi trầm
khi bổng để lôi cuốn người nghe, tạo cho người nghe một cảm giác say
mê, thanh thoát, nhẹ nhàng, bay bổng
Bước sang phần tả tài sắc của hai ả Tố Nga này, Thanh Tâm Tài Nhân
viết:
“Duy Thúy Kiều vốn người phong lưu yểu điệu, tính tình hào hoa và
thích âm luật rất giỏi đàn hồ cầm. Thúy Vân vốn tánh điềm đạm, thấy
Thúy Kiều ham chơi hồ cầm, lúc nhàn rỗi thường can gián rằng: “Âm
nhạc không phải việc của người con gái chốn khuê môn, nếu người
ngoài nghe thấy sẽ không tiện”. Thúy Kiều cũng biết vậy nhưng không
theo, thường làm bài ca “Bạc mệnh oán” đem phổ vào hồ cầm, âm điệu
rất ai oán khiến ai nghe thấy cũng phải rơi lệ”.
Lối diễn tả sơ sài, nhạt nhẽo, câu văn quê mùa, cục mịch, làm người
đọc không tưởng tượng ra được cái tài, cái sắc của cả hai chị em, diễn
tả một trang tuyệt sắc không phải chỉ nói cô ta đẹp đã là đủ, diễn tả một
người có tài không thể chỉ nói cô ấy biết đánh đàn hồ cầm, biết chơi âm
nhạc, làm cho người nghe phải rơi lệ là đủ cho ngườiø đọc thán phục
tài năng của Thúy Kiều! Văn chương nếu chỉ giản dị như vậy thì ai ai
cũng có thể trở thành văn sĩ một cách dễ dàng! Khác xa với Nguyễn Du
khi nói về tài đức của Thúy Vân Thúy Kiều thì dùng thể so sánh với
mai, với tuyết, với trăng rằm như “mai cốt cách, tuyết tinh thần” hoặc
“khuôn trăng dầy đặn”, “mây thua nước tóc, tuyết nhường mầu da”,
chẳng cần phải nói hai nàng là những người con gái đẹp mà chỉ cần biết
cái đẹp ấy rõ ràng đã làm cho:
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
Viết văn, làm thơ là một thiên khiếu, viết làm sao để lôi cuốn người đọc
từ trang này sang trang khác,lời văn nhẹ nhàng thanh thoát, tình tiết éo
le, bố cục vững chắc, làm cho câu chuyện càng ngày càng hấp dẫn là
cái tài của nhà văn, nhà thơ. Thật khác xa, khi mở ĐTTT ta sẽ thấy cái
tài của đại thi hào Nguyễu Du, để tả tài sắc của hai chị em Kiều, trước
hết, cụ tả tài sắc của Thúy Vân trước rồi sau đó đến Thúy Kiều làm nổi
bật nhân vật chính, sắc sảo hơn, mặn mà hơn, còn phong cách của Thúy
Vân thì đoan trang, dịu dàng, phúc hậu, tươi như hoa nở, ngọt ngào như
dòng suối trong khi Thúy Kiều lại thông minh hơn,một hai nghiêng
nước nghiêng thành, sắc đã là vậy, tài còn gấp đôi. Thêm vào đóù với
lời thơ trong sáng, phong phú, chữ dùng chính xác, bay bướm làm cho
người đọc có cảm tưởng được xem một bức tranh của một danh họa vẽ
hai giai nhân liễu yếu đào tơ, cành vàng lá ngọc. Lối diễn tả của
Nguyễn Du làm cho người đọc như muốn dừng lại ở từng chữ, từng câu
đang nhẩy múa trước mắt mà hưởng trọn vẹn cái đẹp, cái tài của trang
quốc sắc thiên hương. Trong đoạn diễn tả cái đẹp của Thúy Vân,
Nguyễn Du dùng những câu nhẹ nhàng trong sáng như “trang trọng
khác vời”, “khuôn trăng đầy đặn” “ngọc thốt đoan trang” “mây thua
nước tóc” “tuyết nhường mầu da”, làm cho người đọc như lạc vào cõi
tiên với người trinh nữ trong trắng, trinh anh. Còn về tài sắc của Thúy
Kiều, nhân vật chính trong truyện mà tác giả muốn nhấn mạnh thì
Nguyễn Du dùng thể so sánh như một họa sĩ dùng mầu sắc đối chọi làm
nổi bật hầu người thưởng lãm thấy được cái mịn màng, đoan trang, thơ
ngây của một cô gái đang tuổi dậy thì. Chúng ta hãy dừng chân lại ở
từng cung điệu, từng nét chấm phá đang hòa theo nhạc khúc nghê
thường để thấy cái đẹp, cái quyến rũ của hai trang tuyệt sắc giai nhân
này:
Vân xem trang trọng khác vời (19)
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc, tuyết nhường mầu da
Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn
Làn thuy thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh
Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một, tài đành họa hai
Ta để ý thấy Nguyễn Du dùng những câu rất bóng bẩy như “sắc sảo
mặïn mà” “làn thu thủy nét xuân sơn” “hoa ghen thua thắm” “liễu hờm
kém xanh” “Nghiêng nước, nghiêng thành” thật tượng thanh, tượng
hình, dễ lôi cuốn người đọc, làm cho người đọc như chìm đắm trong cái
đẹp, cái thanh tao của vũ trụ, của thiên nhiên, của con người. Khác xa
lối dùng chữ của Thanh Tâm Tài Nhân quê mùa, mộc mạc
Qua một đoạn khác, ta hãy xem Thanh Tâm Tài Nhân tả cảnh từ biệt
giữa Kim, Kiều trong lần hội ngộ đầu tiên nhân ngày hội Thanh minh:
“Kim Trọng ngây ngất cả người, xiêu xiêu cả tinh thần, bụng bảo dạ:
“Thế này thì mình đến tương tư chết mất” rồi chàng lẩm bẩm tự thề
không lấy được Thúy Kiều thì suốt đời không lấy ai nữa. Vì vướng có
Vương Quan ở đấy, không tiện nán lại ở lâu, Kim Trọng đành phải nói
qua loa rồi cáo từ lui gót.
Vương viên ngoại cũng sai người đến đón hai nàng lên kiệu.”
Chàng Kim này quả thật táo bạo, mới gặp nhau lần đầu đã bị cú sét ái
tình đánh trúng không còn giẫy giụa gì được, thề thốt lung tung, giả thử
nếu không có Vương Quan ở đó dám chàng ăn tươi nuốt sống con gái
nhà người ta!! Thanh Tâm Tài Nhân dùng lời văn trắng trợn, thô lỗ, nếu
không muốn nói là sống sượng!
Cùng cảnh giã biệt ấy, cụ Tiên Điền dùng tám câu lục bát nhẹ nhàng,
kín đáo mà làm cho cảnh vật bên ngoài cũng phải mủi lòng buồn bã:
Người quốc sắc, kẻ thiên hương
Tình trong như đã, mặt ngoài còn e
Chập chờn cơn tỉnh, cơn mê
Rốn ngồi chẳng tiện, rứt về chỉn khôn
Bóng tà như giục cơn buồn
Khách đà lên ngựa, người còn ngó theo
Dưới cầu nước chảy trong veo
Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha.
Tâm sự “kẻ ở người đi” thật là buồn bã, giờ chia tay thật não nùng cho
những kẻ mới yêu nhau, mặc dù đôi uyên ương còn đang đắm chìm
trong cơn mê muội nhưng vẫn còn biết giữ lễ giáo, nho phong “Tình
trong như đã, mặt ngoài còn e”, để rồi khi giờ chia tay đã điểm, hai kẻ
yêu nhau như còn trong cơn nửa tỉnh nửa mê, còn vấn vương, luyến
tiếc:
Khách đà lên ngựa, người còn ngó theo.
Buổi chia ly nào cũng vấn vương, cũng buồn bã, lối diễn tả của cụ
Nguyễn Du đâu có thua gì lỗi diễn tả của Đặng Trần Côn trong Chinh
Phụ Ngâm Khúc ở đoạn giã biệt của chàng tuổi trẻ với người chinh phụ
trên cầu sông Vỵ:
Nhủ rồi tay lại trao liền
Bước đi một bước lại vin áo chàng
Hay là:
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngát một mầu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai
Bây giờ chúng ta hãy lần giở những trang cuối cùng của Kim Vân Kiều
truyện, sau mười lăm năm lưu lạc, biết bao thương nhớ, khổ nhục, đắng
cay để xem Thanh Tââm Tài Nhân tả cảnh Kim Kiều tái ngộ thật sỗ
sàng như sau:
“Thúy Kiều đề thơ xong, trao cho Kim Trọng, nói: đây là tình yêu em
tặng anh, xin anh vui nhận. Kim Trọng đọc thơ, nói: đây thật là tấm
tình chí thiết, chân thật và trung trinh. Anh đâu phải chỉ ưa thích mối
tình hèn yếu, xin em hãy quên thứ tình đó. Nghe vậy Thúy Kiều sung
sướng. Thế rồi đôi tình nhân vào giường khép màn: muôn vàn khoái lạc
thỏa thuê, chỉ trừ một việc mây mưa cuối cùng.”
Thật là kinh hoàng, thật là thô lỗ, tôi nghĩ Thanh Tâm Tài Nhân hơi quá
tay, người đọc có cảm tưởng đang đọc đoạn trích trong một “dâm thư”
hơn là đọc một tác phẩm văn chương có giá trị. Thực tình ông muốn tả
một cặp trai gái bình thường hay chỉ muốn tả cảnh phòng the của
một Liễu Hạ Huệ!! Làm sao có được cảnh: “Thế rồi đôi tình nhân vào
giường khép màn, muôn vàn khoái lạc thỏa thuê, chỉ trừ việc mây mưa
cuối cùng???”, mà dù có trừ việc mây mưa ấy đi chăng nữa, thiết tưởng
tác giả cũng không nên nói ra, nói ra chẳng nâng cao được giá trị đạo
đức của đôi trai tài gái sắc, mà chỉ làm cho người đọc ghê sợ, kinh
hoàng!!!
Cũng một ý tưởng ấy, ta hãy so sánh với những vần thơ trong sáng sau
đây của cụ Tiên Điền:
Mấy lời tâm phúc ruột già
Tương tri đường ấy mới là tương tri
Chở che đùm bọc thiếu gì
Trăm năm danh tiết cũng vì đêm nay
Thoắt thôi tay lại cầm tay
Càng yêu vì nết, càng say vì tình
Thêm nến giá, nối hương bình
Cùng nhau lại chúc chén quỳnh giao hoan.
Ta thấy cùng tả một cảnh cái đêm hôm ấy sau mười lăm năm lưu lạc
mà cụ Tiên Điền lại khéo léo, nhẹ nhàng, thơ mộng không trắng trợn,
không lộ liễu như Thanh Tâm Tài Nhân!!
Trong văn xuôi cũng như văn vần (thơ) cái khó nhất của người viết là
phần đối thoại, đối thoại phải làm sao ngắn gọn, nhưng đủ diễn tả hết ý,
không cầu kỳ, không khoa trương. Ta hãy lắng nghe cụ Nguyễn Du viết
phần đối thoại của hai nhân vật Kim Trọng và Thúy Kiều trong lúc
Kim Kiều hội ngộ (từ câu 305-358). Đoạn này diễn tả cảnh Kim Trọng
sau lần gặp gỡ Thúy Kiều vào ngày hội Thanh Minh trở về bị tương tư
rồi tìm cách thuê căn phòng của thương gia Ngô Việt ở gần nhà Thúy
Kiều:
Có cây, có đá sẵn sàng.
Có hiên Lãm Thúy, nét vàng chưa phai
Ngày ngày chàng chờ mong được gặïp Thúy Kiều cho thỏa lòng mong
nhớ:
Tường đông ghé mắt ngày ngày hằng trông.
Tình cờ một hôm nhìn ra ngoài sân thấy một bóng hồng thướt tha,
chàng Kim vội vàng chạy ra thì nàng đã biến mất nhưng còn thoang
thoảng đâu đó hương thơm nồng nàn:
Hương còn thơm nức, người đà vắng tanh
Thì hóa ra nàng Kiều đã lẫn trốn đâu đó và cố tình để lại chiếc trâm
vàng:
Trên đào nhác thấy một cành kim thoa
Biết Thúy Kiều còn ở đâu đó vì còn e lệ chưa dám ra mặt, chàng Kim
liền ướm hỏi:
“Thoa này bắt được như không (305)
Biết đâu hợp phố mà mong châu về?”
Ý chàng muốn trả lại cây trâm vàng mà không biết ai là chủ, thì bỗng
chợt bên kia bức tường có tiếng trả lời:
“Ơn lòng quân tử sá gì của rơi (308)
Chiếc thoa nào của mấy mươi
Mà lòng trọng nghĩa khinh tài xiết bao!”
Đây là cơ hội ngàn vàng của một chàng trai si tình, ta hãy theo dõi
chàng Kim tán tỉnh nàng Kiều cùng những lời từ chối khéo léo của một
tiểu thư khuê các:
“Tiện đây xin một hai điều (329)
Đài gương soi đến dấu bèo cho chăng?”
Ngần ngừ nàng mới thưa rằng:
“Thói nhà băng tuyết, chất hằng phỉ phong
Dù khi lá thắm chỉ hồng
Nên chăng thì cũng tại lòng mẹ cha
Nặng lòng xót liễu vì hoa
Trẻ thơ đã biết đâu mà dám thưa”
Nàng Kiều là một con nhà trâm anh thế phiệt, e lệ thẹn thùng, tuy trong
bụng đã bằng lòng nhưng mặt ngoài còn ngại ngùng chờ quyết định của
mẹ cha, trước sự tấn công vũ bão của chàng Kim nàng như bị khuất
phục:
Rằng: “Trong buổi mới lạ lùng (349)
Nểà lòng có lẽ cầm lòng cho đang
Đã lòng quân tử đa mang
Một lời vâng tạc, đá vàng thủy chung!”
Nghe xong những câu gắn bó, đa tình của nàng Kiều, chàng Kim lòng
như mở hội vội vàng đề nghị trao đổi tín vật làm tin:
Được lời như mở tấm lòng (353)
Giở kim thoa với khăn hồng trao tay
Và cuối cùng chúng ta hãy yên lặng để thưởng thức giây phút nghiêm
trọng của tình yêu, của những thề nguyền gắn bó, của những cái gì
thiêng liêng nhất trong cuộc đời những kẻ yêu nhau:
Rằng: “Trăm năm cũng từ đây (355)
Của tin gọi một chút này làm ghi!”
Sẵn tay bả, quạt hoa quì
Với cành thoa ấy tức thì đổi trao (358)
Phải thú thật, ta không thể tìm thấy một cuộc tình nào lãng mạn hơn,
tình tứ hơn, đam mê hơn mà tất cả lại được đóng khung trong vòng lễ
giáo Khổng Mạnh, không sỗ sàng, không bỡn cợt, không suồng sã,
không kịch cỡm như đoạn văn sau đây của Thanh Tâm Tài Nhân:
- “Cành phương thoa này không biết con gái nhà ai đánh rơi để mà đem
trả. Lại không thấy có người nào cả, ta tìm mà chẳng thấy có lối nào.
Làm sao được, làm sao được?
Chàng nói to hai lần như thế, bỗng nghe ở đầu tường có tiếng con gái
se sẽ đáp rằng:
- Thoa ấy là của cháu đánh mất, người quân tử đã có lòng tốt như thế,
thì xin trả lại cho cháu.
Kim Trọng vội đáp rằng:
-Té ra là của tiểu thư ở hàng xóm đấy à? Lẽ tôi phải trả chứ.
- Chàng mà trả lại cho thì cảm bội vô cùng.
- Đã là của tiểu thư thì tôi đâu dám không trả, song tiểu thư phải xem
cho kỹ mới khỏi lầm.
Cô kia ở bên kia tường lại nói:
- Thoa của cháu là thoa kim phụng trên có ba viên bảo thạch, chín hạt
trân châu, không cần xem nữa chính của cháu rồi.
- Cô nói thế quả không sai, lẽ tôi phải trả, nhưng cũng phải trao tay cho
cô thì mới ổn chứ.
Người con gái ấy nghe nói đến đó, đứng nghĩ một hồi, không biết làm
sao, đành phải đứng lộ ra một nửa mình và ra mặt mà nhận. Kim sinh
thấy chính là Thúy Kiều, lòng mừng hí hởn mà nói:
- Thoa này thế ra là của Vương tiểu thư đánh mất mà tôi lại may mắn
bắt được, khiến tôi lại nhờ nó mà thấy được phương dung, thực là hạnh
phúc quá.
Thúy Kiều cũng biết đấy là Kim Trọng, bèn mừng thầm mà nói:
- Chàng Kim ơi. Sao lại nói như vậy? Đó là may mắn cho em mà thoa
ấy lại là chính anh bắt được . Anh trả lại cho, cái cao nghĩa ấy của anh
biết lấy gì mà hồi báo được?
Kim sinh nói:
- Cái thoa là của mấy mươi mà cần phải hồi báo? Duy từ khi tiểu sinh
bắt được cái thoa này chỉ ôm một mối khổ tâm, chẳng biết cô có thấu
cho chăng?
Thúy Kiều nói:
- Em mất thoa chỉ vì ham hái hoa đào mà vướng mất có phải là hữu ý
đâu? Nay anh bắt được cũng là việc ngẫu nhiên, có gì mà lại khổ tâm?
Kim Trọng nói:
- Chính vì chuyện được thoa, mất thoa đều là xuất ư vô tâm, nay nhân
việc được mất mà bỗng gặp nhau, há chẳng phải là duyên xui khiến hay
sao?
Thúy Kiều nghe xong bất giác má đỏ bừng, đứng một hồi không nói
được, bỗng thở dài một tiếng mà nói:
- Sao mà chàng đa tình thế? Song thiếp là con gái có dám tự chủ đâu.
Chỉ vì chàng nặng vì tình, thiếp phải nể lòng không lẽ cầm lòng cho
đặng. Chàng chưa vợ, thiếp chưa chồng, sao chúng ta lại không tính
việc trăm năm? Song ví bằng nhân ái mà sinh tình, nhân tình mà lầm
lỡ, thì không phải là điều thiếp sở nguyện đâu.
Kim sinh nói:
- Cô đã nhận cùng nhau giai lão, thì tiểu sinh cũng xin vâng theo, lẽ nào
còn dám nghĩ điều bất tiếu nữa? Chỉ xin phát thệ để thỏa lòng khát mộ
bấy lâu ”
Đến đây tôi không dám lạm bàn thêm và cũng vì muốn tôn trọng tính
khách quan trong lúc phê bình, tôi xin mượn lời của học giả Đào Duy
Anh (Trích trong “ Khảo luận về Kim Vân Kiều”)
“Lời đàm thoại trong nguyên văn đã sỗ sàng mà lại dài dòng và tủn
mủn quá, khiến ta lấy làm khó chịu khi thấy Thúy Kiều quá dạn dĩ và
có vẻ lẳng lơ, khiêu khích, và thấy cặp trai gái này chỉ ưa nói lý sự
vụn.”
Quả thật nếu đem so sánh đoạn văn xuôi trên của Thanh Tâm Tài Nhân
với những vần thơ củ cụ Tiên Điền Nguyễn Du thì thật thua xa cả về
cách hành văn, từng lời đối thoại cho đến giá trị văn học, giá trị đạo
đức: một đằng thanh cao, tao nhã, một đằng cộc cằn thô lỗ; một đằng
lời nói nhẹ nhàng, bóng bẩy, cao sang, một đằng quê mùa, cải lương
như những lời đối đáp của cặp nhân tình ít học; một đằng bố cục gọn
gàng, lớp lang, một đằng rườm rà, lủng củng. Những câu đối đáp của
cụ Tiên Điền có lúc nhẹ nhàng bóng bẩy, có lúc lễ phép đoan trang,
không như những lời đối đáp của Thanh Tâm Tài Nhân lúc lẳng lơ,
phàm tục, lúc lộ liễu, trơ tráo. Không thể một người con gái mới mười
mấy tuổi đầu con nhà gia giáo, thấm nhuần Nho học mà có thể nói
được câu: “Chàng chưa vợ, thiếp chưa chồng, sao chúng ta không tính
chuyện trăm năm?”, nhất là ở thời buổi mấy trăm năm về trước, năm
Gia Tĩnh triều Minh (1522) rất là cổ hủ, khó khăn “Nam nữ thụ thụ bất
thân” .
Giá trị của ĐTTT không phải là ở những lời ong, tiếng ve, tiếng khen,
tiếng chê của những người tự nhận là nhà phê bình, nhà nghiên cứu văn
học mà tự nó như một bức tranh thủy mạc vẽ trên miếng lụa mỏng quý
giá với một cặp tình nhân, một vành trăng, một khóm trúc, một giòng
suối, một cành hoa khe khẽ lung lay trước gió đã thu hút và khiêu gợi
cảm xúc của người đọc. Nguyễn Du không những chỉ nói lên cái đẹp
của một cuộc tình đầy sóng gió, truân chuyên mà còn đưa ra một triết
lý của cuộc sống, một giá trị về luân lý đầy tình tự dân tộc.
Nói tóm lại, nếu đem so sánh tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của
Thanh Tâm Tài Nhân và ĐTTT của cụ Tiên Điền thì khác xa một trời
một vực cả về giá trị văn chương lẫn giá trị đạo đức. Các cụ Ngô Đức
Kế và Huỳnh Thúc Kháng kết luận ĐTTT là một dâm thư, nhiều khi
hơi quá đáng, danh từ này đáng lẽ phải nhường lại cho Kim Vân Kiều
truyện của Thanh Tâm Tài Nhân mới đúng! Như chúng ta đã thấy từ
nguyên bản của Thanh Tâm Tài Nhân mà cụ Tiên Điền lấy ra làm thi
hứng có phần còn sỗ sàng, phi đạo đức hơn nhiều. Komatsu Kiyoshi,
người đã dịch ĐTTT ra Nhật ngữ từ nguyên bản Pháp văn của Nguyễn
Văn Vĩnh đã phải công nhận: “Nguyễn Du nhân bản hơn Thanh Tâm
Tài Nhân, Nguyễn Du đã nêu lên tất cả các đặc tính nhân văn: trung
thành, kính tâm, hiếu tâm, ái tâm và trinh tháo” (Kim Van Kieou,
Tokyo: Toho, 1943, trang 341). Rene Crayssac, một trong nhiều người
đã phiên dịch ĐTTT ra Pháp ngữ cũng đã viết: “Áng thơ kiệt tác của
Nguyễn Du có thể so sánh mà không sợ kém văn chương kiệt tác của
bất cứ thời nào, nước nào” (Kim vân Kiều, Rene Crayssac, trang
LXX) . Hơn thế nữa, Gs Hà Như Chi đã nhận định khách quan như sau:
“Cụ Nguyễn Du đã giữ y nguyên sự tích của “Kim Vân Kiều truyện”
mà không thêm bớt gì. Nhưng nguyên văn thì tự thuật rườm rà, tỉ mỉ,
có đoạn hơi thô lỗ, kết cấu lại quá dễ dãi rời rạc, trái lại ĐTTT là một
công trình nghệ thuật cân đối, hoàn hảo, kết cấu chặt chẽ sít sao, tình ý
đậm đà khéo léo, văn chương tươi đẹp, thắm đượm mầu sắc Việt Nam
và đầy dẫy thi vị”. Đa số các dịch giả khi dịch ĐTTT sang tiếng ngoại
quốc đều dùng bản của cụ Nguyễn Du chứ không ai dùng bản của
Thanh Tâm Tài Nhân và đa số trong chúng ta mặc dù đam mê truyện

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét