Thứ Bảy, 19 tháng 4, 2014

một số giải pháp của thanh tra sở giao thông công chính nhằm tăng cường công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông và tắc nghẽn giao thông ở đô thị


LINK DOWNLOAD MIỄN PHÍ TÀI LIỆU "một số giải pháp của thanh tra sở giao thông công chính nhằm tăng cường công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông và tắc nghẽn giao thông ở đô thị": http://123doc.vn/document/1051175-mot-so-giai-phap-cua-thanh-tra-so-giao-thong-cong-chinh-nham-tang-cuong-cong-tac-dam-bao-trat-tu-an-toan-giao-thong-va-tac-nghen-giao-thong-o-do-thi.htm


Chuyên đề tốt nghiệp
tin, quảng cáo; trông giữ các phương tiện giao thông; tổ chức các hoạt động văn
hoá, xã hội, tuyên truyền.
- Lòng đường dành cho xe cơ giới và xe thô sơ.
Có bốn hình thức đi lại phổ biến trong giao thông đô thị:
1- Đi lại trung tâm thành phố (nội bộ);
2- Từ trung tâm thành phố ra ngoại thành;
3- Ngoại thành đến trung tâm thành phố;
4- Ngoại thành - ngoại thành. Quy mô và tần suất đi lại của mỗi hình thức
tại Việt Nam chưa được thống kê, ở Mỹ có hơn 90% số lao động đi lại giữa
ngoại thành và trung tâm thành phố…
1.1.3. Phương tiện giao thông đô thị.
Phương tiện giao thông đô thị là yếu tố thứ hai sau đường sá trong giao
thông đô thị. Chi phí đi lại của xã hội và cá nhân phụ thuộc vào hai yếu tố là
đường sá và phương tiện giao thông. Việc lựa chọn phương tiện đi lại của dân cư
phụ thuộc rất lớn vào cơ cấu dân số, mức thu nhập và tập quán đi lại. Sự phân
hoá dân số thành các nhóm giàu nghèo trong kinh tế thị trường diễn ra nhanh
chóng và được thể hiện rõ nét trong giao thông. Nhóm giàu đi bằng xe sang
trọng, nhưng nhóm nghèo chưa hẳn đã chịu đi bằng xe công cộng. Đó là do tập
quán người dân thích tự do với phương tiện riêng của mình, đồng thời xem ra chi
phí cũng không cao hơn so với đi xe công cộng nhiều lắm. Các loại phương tiện
giao thông phổ biến ở Việt Nam hiện nay là: Xe máy, ô tô riêng, xe đạp, xe công
cộng. Trong đó phương tiện chủ yếu của người dân thành phố là xe máy.
1.1.4. Giao thông tĩnh.
Trần Anh Hoàng Đô thị 46
5
Chuyên đề tốt nghiệp
Bãi đỗ xe là yếu tố không kém phần quan trọng trong giao thông đô thị
hiện đai. Vấn đề này chưa được quan tâm đúng mức, do đó trong các thành phố
rất ít bãi đỗ cho ô tô con, ít bãi gửi xe được quy hoạch; hơn nữa các bãi gửi xe
được hình thành một cách tuỳ tiện. Hiện tượng đỗ xe bên đường rất phổ biến;
trình độ dân trí và ý thức tôn trọng pháp luật kém, lấn chiếm lề, hè đường… làm
ảnh hưởng đến giao thông đô thị.
1.1.5. Tổ chức giao thông.
Phân luồng, phân tuyến, hệ thống tín hiệu, việc duy trì trật tự giao thông…
là những yếu tố tổ chức và quản lý nhằm nâng cao hiệu quả giao thông đô thị.
1.1.6. Vai trò của giao thông đô thị tới phát triển kinh tế xã hội
Hệ thống giao thông trong thành phố nếu được bố trí hợp lý và khai thác
hiệu quả sẽ đóng góp đáng kể cho hiệu quả kinh tế của thành phố khiến nó trở
nên hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài và vai trò quốc tế của nó cũng
được nâng cao. Nhất là trong điều kiện nền kinh tế mở, quốc tế hoá và khu vực
hoá đời sống kinh tế, sở dĩ Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà
Nẵng… đã thu hút phần lớn các dự án đầu tư một phần nhờ vị trí và mạng lưới
giao thông thuận lợi hơn các vùng khác ở nước ta. Hệ thống cơ sở hạ tầng phát
triển- trong đó có giao thông vận tải- đã góp phần tăng tính hấp dẫn của các đô
thị, thu hút các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, phần nào đẩy nhanh quá
trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
Mặt khác giao thông đô thị cũng góp phần quan trọng về mặt công bằng
xã hội vì tác động tới đời sống hàng ngày của các tầng lớp dân cư. Một hệ thống
giao thống đô thị hợp lý và hấp dẫn sẽ có tác dụng kính thích phát triển của các
thành phần kinh tế, tăng cường thời gian nhàn rỗi do giảm được thời gian hành
trình của tất cả các thành viên trong xã hội. Theo thống kê của nhiều nước trên
Trần Anh Hoàng Đô thị 46
6
Chuyên đề tốt nghiệp
thế giới, năng suất của một nhân viên văn phòng, một công nhân doanh nghiệp…
sẽ giảm khoảng 50% trong thời gian đầu sau khi bị tắc nghẽn giao thông và vẫn
tiếp tục bị giảm 10%- 20% trong giờ thứ hai sau đó.
Hệ thống đường sá có vai trò quyết định tới phát triển kinh tế đô thị. Việc
lựa chọn vị trí của các công ty, nơi ở của các hộ gia đình phần lớn phụ thuộc vào
hệ thống đường sá và phương tiện đi lại trong thành phố. Thời gian và chi phí
vẩn chuyển hàng hoá đi lại phụ thuộc rất nhiều vào độ dài và chất lượng đường
sá. Giá cả của các mảnh đất phụ thuộc nhiều vào mức độ thuận tiện của nó về
giao thông. Một mảnh đất có thể tăng giá gấp nhiều lần nhờ cớ việc mở một con
đường gần đó.
Giao thông thuận tiện sẽ tạo điều kiện phát triển các sinh hoạt văn hoá,
giáo dục, vui chơi, thể thao trong một đô thị phát triển.
Giao thông đô thị phát triển cũng góp phần tạo ra công bằng xã hội. Rõ
ràng đối với những người dân có thu nhập thấp, lại phải sống trong những khu
nhà tạm, điều kiện đi lại khó khăn sẽ làm cho sự phân hoá giàu nghèo càng rõ
ràng hơn.
1.2. Cơ sở hạ tầng đô thị.
1.2.1. khái niệm cơ sở hạ tầng đô thị.
Toàn bộ các công trình giao thông vận tải, bưu điện, thông tin liên lạc,
dịch vụ xã hội như: đường sá, kênh mương dẫn nước, cấp thoát nước, sân bay,
nhà ga xe lửa, ô tô, cảng sông, cảng biển, cơ sở năng lượng, hệ thống mạng điện,
đường ống dẫn xăng, dầu, dẫn khí ga, hơi đốt, kho tàng, giao thông vận tải, giáo
dục phổ thông và chuyên nghiệp, y tế, dịch vụ ăn uống công cộng, nghỉ ngơi du
lịch, vui chơi giải trí, rác thải môi trường đô thị được gọi là cơ sở hạ tầng đô
thị.
Trần Anh Hoàng Đô thị 46
7
Chuyên đề tốt nghiệp
Tóm lại, cơ sở hạ tầng đô thị là những tài sản vật chất và các hoạt động hạ
tầng có liên quan dùng để phục vụ các nhu cầu kinh tế – xã hội của cộng đồng
dân cư đô thị.
Trên thực tế, cơ sở hạ tầng là cơ sở nền tảng đảm bảo sự phát triển bền
vững của cả một hệ thống đô thị quốc gia nói riêng và sự phát triển bền vững của
một quốc gia nói chung. Cho nên người ta thường dùng thuật ngữ cơ sở hạ tầng
đô thị với nội dung đồng nhất khi dùng thuật ngữ “kết cấu hạ tầng đô thị” hoặc
thuật ngữ “hạ tầng đô thị”.
Khái niệm thuật ngữ “cơ sở hạ tầng của đô thị” dùng để chỉ các công trình
có ý nghĩa trên nền móng của đô thị như: đường sá, cầu cống, hệ thống cấp thoát
nước, dịch vụ xã hội (dịch vụ công) của đô thị.
1.2.2. phân loại cơ sở hạ tầng đô thị.
Tùy theo các căn cứ, có thể phân kết cấu hạ tầng đô thị thành những loại
khác nhau như sau:
- Về tính chất ngành cơ bản có thể phân ra:
+ Kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị
+ Kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội đô thị
+ Kết cấu hạ tầng dịch vụ xã hội đô thị
- Về tính chất phục vụ có thể phân ra:
+ Kết cấu hạ tầng đô thị phục vụ sản xuất vật chất
+ Kết cấu hạ tầng đô thị phục vụ về nhu cầu văn hóa tinh thần
- Về trình độ phát triển có thể phân ra:
+ Kết cấu hạ tầng đô thị phát triển cao
Trần Anh Hoàng Đô thị 46
8
Chuyên đề tốt nghiệp
+ Kết cấu hạ tầng đô thị phát triển trung bình
+ Kết cấu hạ tầng đô thị phát triển thấp
- Về quy mô đô thị có thể phân ra:
+ Kết cấu hạ tầng siêu đô thị
+ Kết cấu hạ tầng đô thị cực lớn
+ Kết cấu hạ tầng đô thị lớn
+ Kết cấu hạ tầng đô thị trung bình
+ Kết cấu hạ tầng đô thị nhỏ
1.2.3. giao thông đô thị là một phần của cơ sở hạ tầng đô thị.
Hệ thống giao thông quốc gia có ý nghĩa rất quan trọng trong phát triển
kinh tế – xã hội. Đó là một trong các yếu tố hình thành đô thị. Không có giao
thông liên lạc thì không có kinh tế hàng hóa và cũng không có đô thị.
Hệ thống giao thông đường bộ nối liền các tỉnh, thành phố, đô thị với nhau
sẽ tạo khả năng giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các vùng trong nước và quốc tế.
Song thực trạng hệ thống giao thông đường bộ quốc gia ở nước ta hiện đang
thiếu về quy mô, số lượng và xuống cấp về chất lượng. Nó đang hạn chế và cản
trở sự phát triển của các đô thị.
Hệ thống giao thông đường bộ ở nước ta có khoảng 11.352 km đường
quốc lộ; 1449 km đường tỉnh lộ, 4211 km đường đô thị. Mật độ đường so với
dân số còn rất thấp 0,17 km/1000 người; trong khi đó thế giới là 0,5 km/1000
ngườ. Đã vậy, chát lượng đường bộ ở nước ta đang xuống cấp trước đòi hỏi của
nhu cầu phát triển kinh tế và phục vụ cuộc sống của nhân dân.
Trần Anh Hoàng Đô thị 46
9
Chuyên đề tốt nghiệp
Nhìn chung hệ thống giao thông đường bộ nước ta đang bất cập với yêu
cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Đầu tư mở rộng, cải tạo nâng cấp hệ
thống giao thông đường bộ quốc gia đang là vấn đề cấp bách. Song việc mở
rộng, cải tạo nâng cấp hệ thống giao thông gặp khó khăn lớn, đó là thiếu vốn.
Hệ thống giao thông đường sắt nước ta có chiều dài khoảng 2530 km. Cả
nước có 4 tuyến đường sắt Hà Nội – thành phố Hồ Chí Minh; Hà Nội – Lạng
Sơn; Hà Nội – Lào Cai; Hà Nội – Bãi Cháy, Quảng Ninh với tổng số chiều dài
hơn 2000 km; khối lượng vận tải hàng hóa năm 1995 trên 1.500.000 tấn; vận tải
hành khách trên 8,5 triệu lượt ngừời.
Tuy nhiên vận tải đường sắt cũng gây nhiều khó khăn cho giao thông đô
thị, cụ thể ở Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Việt Trì, Bắc
Ninh đều có đường sắt chạy qua cắt ngang đường giao thông nội thị gây cản trở,
ùn tắc. Hiện tượng giao thông cắt đồng mức giữa đường xe lửa với đường ô tô
nội đô cần sớm được khắc phục.
Giao thông đường thủy, một loại hình vận tải rất kinh tế, nó không chỉ có
khả năng vận tải bảo đảm lưu thông hàng hóa giữa các tỉnh, thành phố trong
nước mà còn với các nước trong khu vực và trên thế giới. Các cảng biển của
nước ta nói chung còn nhiều hạn chế. Gần đây không ít các chuyên gia và giám
đốc các công ty hàng hải lớn liên tục báo động các cảng, đặc biệt cảng Sài Gòn
và cảng Hải Phòng, sẽ bị ùn tắc trong nhiều năm tới nếu chính phủ Việt Nam
không kịp nâng cấp và mở rộng hai cảng chính này cũng như xây dựng hoàn
chỉnh mạng lưới cảng có quy mô lớn cho tàu biển.
Đường hàng không: Việc khai thác vận tải hàng không nước ta cũng rất
hiệu quả, nhất là tuyến vận tải hàng không Bắc – Nam. Hiện nay cả nước ta có
Trần Anh Hoàng Đô thị 46
10
Chuyên đề tốt nghiệp
17 sân bay có thể đưa vào khai thác, trong đó có 3 sân bay: Nội Bài, Tân Sơn
Nhất, Đà Nẵng đang khai thác nhiều chuyến bay trong nước và quốc tế.
2. Tắc nghẽn giao thông.
2.1. Khái niệm.
Tắc nghẽn giao thông là tình trạng không thể lưu thông được của xe cộ do
hệ thống giao thông bị quá tải hoặc do những nguyên nhân bất khả kháng. Tắc
nghẽn giao thông là một hiện tượng phổ biến ở các đô thị hiện đại.
Bản thân từ ùn tắc dùng trong lĩnh vực giao thông đã diễn giải rất đúng
nguyên nhân và diễn biến của tình trạng tắc đường. Trước tiên, dòng phương tiện
đang chuyển động bị ùn ứ lại và cứ sau mỗi phút như thế thì lại có thêm hàng
ngàn phương tiện ở mỗi chiều dồn đến gần tâm mầm gây ùn ứ. Khi mật đọ
phương tiện tại đoạn này càng dày đặc thêm đạt trạng thái bão hòa và càng được
nối dài ra các phía thì khả năng thoát khỏi khu vực của các phương tiện giao
thông ở vùng trung tâm khu vực ùn ứ càng khó khăn, dẫn đến tắc nghẽn chuyển
động. Mặt khác, ki xảy ra ùn ứ nhất thời không giải quyết được nhanh chóng thì
các phương tiện có khuynh hướng lấn sang làn đường ngược chiều ở những nơi
không có dải phân cách, làm cho làn xe ngược chiều không thoát đi được và
đoạn ùn ứ càng kéo dài mãi ra các phía cho đến nơi có nhánh rẽ đi được.
2.2. Hậu quả.
Ở các đô thị, đặc biệt là các đô thị ở các nước đang phát triển như Việt
Nam, tình trạng tắc nghẽn giao thông xảy ra thường xuyên. Thiệt hại của tắc
nghẽn có thể chia làm ba nhóm sau:
- Sự lãng phí về năng lượng.
- Ô nhiễm không khí.
Trần Anh Hoàng Đô thị 46
11
Chuyên đề tốt nghiệp
- Tổn thất về kinh tế.
2.2.1. Tắc nghẽn giao thông gây lãng phí về năng lượng.
Các phương tiện giao thông đều có một định mức vận tốc nhất định, nghĩa
là khi xe chạy với vận tốc định mức đó thì sự tiêu hao năng là thấp nhất. Tắc
nghẽn giao thông xảy ra thì các phương tiện như ô tô, xe máy phải chạy chậm
lại, thậm chí là không di chuyển được nhưng vẫn nổ máy, do đó sự tiêu hao năng
lượng sẽ tăng lên. Do đó tắc nghẽn giao thông sẽ gây lãng phí lớn về các loại
năng lượng như xăng, dầu
2.2.2. Ô nhiễm môi trường do tắc nghẽn giao thông.
Nhiều năm nay, cùng với quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh chóng thì số
lượng các phương tiện giao thông ở các đô thị nước ta cũng tăng nhanh, chủng
loại phương tiện cũng đa dạng và phong phú hơn đồng nghĩa với việc khí thải từ
các phương tiện giao thông cũng ngày một tăng, không khí ngày càng ô nhiễm
hơn. khi tắc nghẽn giao thông xảy ra thì một lượng lớn các khí thải độc hại từ
các phương tiện giao thông được sả ra ảnh hưỏng tới môi trưòng và sức khoẻ con
người. Các khí này có nồng độ cao hơn nhiều so với tiêu chuẩn cho phép do đó
chúng có tác động rất lớn tới sức khỏe của không chỉ những người có mặt tại
điểm ách tắc mà còn tác động tới cộng đồng cư dân xung quanh.
Ở các điểm tắc nghẽn thì các nồng độ các chất thải trên đều cao gấp nhiều
lần so với tiêu chuẩn cho phép. Với nồng độ quá cao như vậy, bản thân những
người có mặt tại điểm tắc đường phải chịu đựng một lượng chất lượng chất độc
rất lớn. Do đó có thể dẫn tới hậu quả xấu như các chất độc xâm nhập vào cơ thể,
tác dụng lên đường tiêu hoá, hô hấp, tuần hoàn, tăng cường lượng chì trong máu,
ức chế khả năng vận chuyển oxi trong máu, khống chế hoạt động của một số loại
Trần Anh Hoàng Đô thị 46
12
Chuyên đề tốt nghiệp
hoocmon, làm rối loạn hoạt động của một số cơ quan chức năng. Điều này trong
thực tế dẫn đến hiện tượng hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu ở rất nhiều người sống
trong khu vực và những người thường xuyên đi lại trên các tuyến đường giao
thông, các điểm tắc nghẽn. Theo y học, đây chính là những triệu chứng nhiễm
độc nhẹ. Trong trường hợp tiếp xúc nhiều, liên tục có thể dẫn tới nhiều triệu
trứng nhiễm độc nặng như : Buồn nôn, mệt mỏi, xanh xao, viêm phế quản
Hơn nữa, khả năng ảnh hưởng, tác động tới hệ thần kinh, hệ tiêu hoá, hô hấp của
các chất độc này về lâu dài là rất nguy hiểm. Do đó xác suất bị các bệnh đường
hô hấp, tim mạch của cộng đồng dân cư xung quanh các khu vực có đường giao
thông mật độ cao, thường xảy ra ách tắc rất lớn, đặc biệt là các bệnh về phổi. Rõ
ràng, mức độ nguy hại của các khí độc thải ra trong quá trình tắc nghẽn giao
thông và các tuyến giao thông có mật độ cao ảnh hưởng tới môi trường sức khoẻ
cộng đồng dân cư quanh vùng là rất nghiêm trọng
2.2.3. Tổn thất về kinh tế do ngừng trệ các hoạt động giao thông.
Nếu xét đô thị như một cơ thể sống thì giao thông vận tải có chức năng
tương đương như cơ thể sống trong cơ thể đó. Khi các mạch máu của hệ tuần
hoàn bị tắc nghẽn có nghĩa là xảy ra sự ngừng trệ các hoạt động lưu thông. Một
xã hội muốn tồn tại thì luôn phải diễn ra các hoạt động sản xuất- lưu thông- phân
phối- tiêu dùng. Trong đó lưu thông giữ vai trò làm trung gian, nối liền giữa
người sản xuất và người tiêu dùng. Khi tắc nghẽn giao thông thì quá trình lưu
thông không thể diễn ra bình thường. Tắc nghẽn gây ra tổn thất về kinh tế, tăng
thời gian và chi phí đi lại của người dân, của việc vận chuyển hàng hoá, làm cho
nền kinh tế kém hiệu quả. Một đô thị thường xảy ra tắc nghẽn giao thông thì sẽ
trở nên kém hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, sức hút các dự án đầu tư sẽ bị giảm
sút đáng kể dù cho cơ chế, chính sách của đô thị có thông thoáng hấp dẫn đến
đâu.
Trần Anh Hoàng Đô thị 46
13
Chuyên đề tốt nghiệp
Chương II. Thực trạng tình hình trật tự an toàn giao thông
và tắc nghẽn giao thông.
1. Tình hình trật tự an toàn giao thông.
* Tình hình trật tự an toàn giao thông hiện nay trên địa bàn thành
phố Hà nội:
- Mạng lưới đường nội thành Hà nội có tổng chiều dài 230 km với diện
tích khoảng 2,5 triệu km
2
, mạng lưới phân bổ không đều giữa các Quận.
Ví dụ : Quận Hoàn Kiếm có 13,9 km đường/km
2
, trong khí đó Quận Đống
Đa có 2,19 km đường /1km
2
, bình quân Hà nội mới đạt 4,7km đường/km
2

0,19 km đường/ 1000 dân. Tỷ lệ này so với các nước trong khu vực là rất thấp,
mặc dù nhà nước và thành phố trong những năm qua đã chú trọng đầu tư cho
công tác duy tu, duy trì, chỉnh trang các tuyến đường, các nút giao thông, xây
dựng một số tuyến đường phố mới, nhưng tốc độ đô thị hoá nhanh, sự bùng nổ
dân số, đặc biệt là sự gia tăng của các phương tiện giao thông mà trong đó giao
thông cá nhân là chủ yếu. Trong đó phương tiện cá nhân xe đạp, xe máy chiếm
hơn 90%, Hà nội hiện nay có khoảng trên 90.000 xe ô tô các loại, 700.000 xe
máy, 250 xe Lambrô, 6.000 xe xích lô, 1.000.000 xe đạp và hơn 300 xe buýt các
loại. Mức độ gia tăng từ 10 đến 15%/năm đối với ô tô, tăng 20 -25%/năm đối với
xe máy, riêng xe đạp đã bão hoà.
- Cơ cấu phương tiện đi lại ở Hà nội là : đi bộ 1,5%; xe đạp chiếm 31,6%;
xe máy chiếm 60,3%; xích lô chiếm 1,1%; xe con chiếm 2,8%, xe buýt chiếm
1,5%, các phương tiện khác chiếm 1,2%.
- Mạng lưới đường thiếu và lạc hậu, ngắn, giao cắt nhiều, số đường có
chiều rộng >15m chưa quá 45% cho nên đã dẫn đến tình trạng hiện nay hệ thống
Trần Anh Hoàng Đô thị 46
14

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét