Thứ Tư, 16 tháng 4, 2014

BCKH 2006-2007


LINK DOWNLOAD MIỄN PHÍ TÀI LIỆU "BCKH 2006-2007": http://123doc.vn/document/557785-bckh-2006-2007.htm


SKKN: Tìm hiểu và đề ra những biện pháp, giải pháp giúp học sinh học tốt bộ môn tiếng Anh.
Giáo viên: Nguyễn Minh Chính - Trường:THCS Trường Chinh - Năm học:2006-2007
1
SKKN: Tìm hiểu và đề ra những biện pháp, giải pháp giúp học sinh học tốt bộ môn tiếng Anh.
Giáo viên: Nguyễn Minh Chính - Trường:THCS Trường Chinh - Năm học:2006-2007
2
SKKN: Tìm hiểu và đề ra những biện pháp, giải pháp giúp học sinh học tốt bộ môn tiếng Anh.
MỤC LỤC

Trang
I. MỞ ĐẦU: 4

1. Lý do chọn đề tài 4
2. Mục đích nghiên cứu 4
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4
4. Nhiệm vụ nghiên cứu 5
5. Phương pháp nghiên cứu 5
II. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI: 5
CHƯƠNG1: CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 5
1. Cở sở pháp lí 5
2. Cơ sở lí luận 5
3. Cơ sở thực tiễn 6
CHƯƠNG2: THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 6
1. Khái quát phạm vi nghiên cứu 6
2. Thực trạng 6
3. Nguyên nhân của thực trạng 6
CHƯƠNG3: BIỆN PHÁP, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 7
1. Cơ sở đề xuất các giải pháp 7
2. Các giải pháp chủ yếu 7
3. Tổ chức triển khai thực hiện 10
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận 11
2. Những kiến nghò 11
Giáo viên: Nguyễn Minh Chính - Trường:THCS Trường Chinh - Năm học:2006-2007
3
SKKN: Tìm hiểu và đề ra những biện pháp, giải pháp giúp học sinh học tốt bộ môn tiếng Anh.
SÁNG KIẾN KINH NG H I ỆM
Đề tài: TÌM HIỂU VÀ ĐỀ RA NHỮNG BIỆN PHÁP, GIẢI PHÁP
GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT BỘ MÔN TIẾNG ANH
Giáo viên : Nguyễn Minh Chính
Đơn vò : Trường THCS Trường Chinh
Huyện : Đông Hòa
I. MỞ ĐẦU:
1/ Lý do chọn đề tài:
Trong thời đại bùng nổ thông tin và xu thế toàn cầu hóa như hiện nay, việc
dạy và học ngoại ngữ trở thành một bộ môn không thể thiếu và quan trọng trong
chương trình giáo dục và mục tiêu đào tạo của mỗi quốc gia. Ở nước ta cũng vậy,
không ngoài mục tiêu chung đó. Ngoại ngữ đã được triển khai dạy và học rộng khắp,
được nhiều người quan tâm. Chính vì ngoại ngữ có thể giúp chúng ta trao đổi, học
hỏi, nắm bắt được thông tin và có thể giao tiếp được với thế giới bên ngoài.
Để phù hợp với tình hình hiện nay, để đạt được mục tiêu và hiệu quả đào tạo
kòp với các nước trong khu vực và thế giới, bộ sách giáo khoa mới chương trình đang
được áp dụng giảng dạy ở nhà trường như hiện nay theo tôi là rất phù hợp vì có thể
đáp ứng được mục đích cuối cùng của việc học ngoại ngữ đó là giao tiếp. Tuy nhiên
làm thế nào để đạt được, đòi hỏi người dạy và người học phải luôn có sự cố gắng, nổ
lực và có sự đầu tư thích đáng. Chúng ta, những người trực tiếp giảng dạy bộ môn có
thể làm gì để giúp các em học tốt, tiến bộ, có kết quả và có sự hứng thú yêu thích bộ
môn tiếng Anh. "Tìm hiểu và đề ra những biện pháp, phương pháp giúp học sinh học
tốt và yêu thich bộ môn tiếng Anh" luôn là điều mà bản thân tôi nhiều năm qua đã
suy nghó, thực hiện và xin đựoc đưa ra đây một vài suy nghó, biện pháp và giảp pháp
sau. Đây cũng chính là phần sáng kiến kinh nghiệm của cá nhân tôi.
2/ Mục đích nguyên cứu:
Nhằm mục đích giúp cho giáo viên chúng ta có thể biết được những tâm tư,
suy nghó của các em về bộ môn tiếng Anh: yêu thích như thế nào; hứng thú học tập
ra sao; tiếp thu bộ môn như thế nào; học tập bộ môn tiếng Anh ra sao; khả năng giao
tiếp của các em đến đâu, đến mức độ nào; .
3/ Đối tượng và phạm vi nguyên cứu:
Đối tượng nguyên cứu là học sinh THCS đang theo học môn tiếng Anh tại
trường. Bản thân thực hiện việc tìm hiểu, nguyên cứu này đối với học sinh lớp 9C,
lớp được phân công giảng dạy bộ môn tiếng Anh năm học: 2006-2007.
Giáo viên: Nguyễn Minh Chính - Trường:THCS Trường Chinh - Năm học:2006-2007
4
SKKN: Tìm hiểu và đề ra những biện pháp, giải pháp giúp học sinh học tốt bộ môn tiếng Anh.
4/ Nhiệm vụ nguyên cứu:
Nhiệm vụ của giáo viên là đưa ra những câu hỏi phỏng vấn cần thiết nhằm
giúp cho giáo viên có thể nắm được mọi thông tin có liên quan đến việc học tập bộ
môn tiếng Anh của các em tại trường và ở nhà như thế nào, các em đã chuẩn bò gì
cho việc học tập bộ môn tiếng Anh, yêu thích và hứng thú học tập bộ môn tiếng Anh
hay không.
Học sinh có nhiệm vụ trả lời hết những câu hỏi của giáo viên đặt ra với đầy
đủ thông tin một cách trung thực và khách quan.
5/ Phương pháp nguyên cứu:
Giáo viên chuẩn bò khoảng 10 câu hỏi, sắp xếp thời gian phù hợp ghi lên
bảng và yêu cầu các em ghi về nhà trả lời ra giấy ( mỗi em một tờ ). Sau đó thu lại
và tổng hợp điều tra, thống kê tỉ lệ. Để qua đó giáo viên có được câu trả lời và có
những giải pháp, biện pháp nhằm nhắc nhở, giúp đỡ và yêu câu thêm cho các em
trong việc học tập bộ môn tiêng Anh.
II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI:
CHƯƠNGI: CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1/ Cơ sở pháp lý:
- Chỉ thò số 25/2006/CT-UBND ngày 18 tháng 08 năm 2006 của UBND Tỉnh
Phú Yên, V/v cuộc vận động: “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành
tích trong giáo dục”.
- Quyết đònh số: 3859/QĐ-BGD&ĐT ngày 28 tháng 07 năm 2006 của Bộ trưởng
BGD&ĐT, V/v cuộc vận động: “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành
tích trong giáo dục”.
- Chương trình cải cách giáo dục với bộ SGK anh văn mới với mục tiêu cuối
cùng cho việc dạy và học môn tiếng Anh là giao tiếp vàsử dụng tốt tiếng Anh.
2/ Cơ sở lý luận:
Tiếng Anh được sử dụng rộng khắp trên thế giới. Vì vậy có thể nói tiếng Anh là
một ngôn ngữ quốc tế và tiếng Anh đóng một vai trò hết sức cần thiết trong quan hệ
giao tiếp với thế giới bên ngoài. Đấùt nước ta đang trên đà hội nhập vì vậy việc sử
dụng tiếng Anh để giao tiếp là hết sức cần thiết. Chính vì vậy việc học tiếng Anh
của các em sẽ giúp ích các em rất nhiều trong việc giao tiếp sau này. Để có một
kiến thức nhất đònh và vốn tiếng Anh cần thiết cho việc dùng tiếng Anh để giao tiếp.
Đây cũng là mục tiêu cuối cùng của bộ môn tiếng Anh.
3/ Cơ sở thực tiễn:
Giáo viên: Nguyễn Minh Chính - Trường:THCS Trường Chinh - Năm học:2006-2007
5
SKKN: Tìm hiểu và đề ra những biện pháp, giải pháp giúp học sinh học tốt bộ môn tiếng Anh.
- Nhằm nâng cao chất lượng bộ môn, giúp học sinh yếu nắm được kiến thức
cơ bản của bài học và đưa phong trào học tập môn tiếng Anh nói riêng, phong trào
học tập của lớp nói chung .
- Giáo viên có thể giúp các em có thể học bộ môn tiếng Anh có hiệu quả hơn
và hứng thú hơn trong việc học môn tiếng Anh.
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU:
1/ Khái quát phạm vi nghiên cứu:
- Học sinh lớp 9C: 39 học sinh .
- Số học sinh được nghiên cứu 39.
2/ Thực trạng:
Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm rất thấp và thực tế giảng dạy bộ môn
trên lớp một vài tuần, bản thân nhận thấy các em chưa hứng thú với môn học, chưa
nhiệt tình, trong học tập và nhiều em còn rất ngại theo học bộ môn cũng như chưa
hứng thú gì mấy đối với môn học. Nguyên nhân vì đâu?
3/ Nguyên nhân của thực trạng:
Bản thân đã thực hiện một cuộc phỏng vấn với 9C só số 39 học sinh một trong
những lớp đã được phân công giảng dạy năm học 2006 – 2007 bằng cách ghi hàng
loạt câu hỏi lên bảng, các em ghi và trả lời ra giấy, và câu trả lời trên được giải đáp
cụ thể như sau:
Đồ dùng học tập Có Không
SL % SL %
Sách giáo khoa 38 97,4 1 2,6
Sách bài tập kèm theo 20 51,3 19 48,7
Bảng động từ bất qui tắc 12 30,7 27 69,3
Từ điển Anh - Việt 5 12,8 34 87,2
* Nhận xét: Hầu hết các em có đủ sách giáo khoa để học. Những đồ dung học tập
khác phục vụ cho việc học bộ môn tiếng Anh còn quá thiếu thốn chưa đầy đủ, chưa
được gia đình đầu tư như: sách bài tập, bảng động từ bất qui tắc, từ điển, …
Thời gian học bộ môn tiếng Anh
ở nhà(giờ/ tuần)
> 7 giờ 4 – 7 giờ < 4 giờ
SL % SL % SL %
5 12,8 12 30,7 22 69,3
* Nhận xét: Phần lớn các em phải phụ giúp gia đình làm công việc nhà và
đầu tư thời gian vào việc học bộ môn rất ít, không phù hợp hoặc chưa có thời gian
biểu cho học tập bộ môn.
Giáo viên: Nguyễn Minh Chính - Trường:THCS Trường Chinh - Năm học:2006-2007
6
SKKN: Tìm hiểu và đề ra những biện pháp, giải pháp giúp học sinh học tốt bộ môn tiếng Anh.
Cách học, khả năng và yêu thích
bộ môn tiếng Anh
Có (đủ) Có (không
nhiều)
Không
SL % SL % SL %
Học và làm hết bài tập theo yêu
cầu của giáo viên đề ra.
10 25,6 17 43,6 12 30,7
Tự giác làm bài tập ở sách bài
tập
6 15,4 10 25,6 23 59
Học thuộc long hết từ vựng 7 17,9 8 20,5 24 61,5
Thường xuyên trao đổi học tập ở
bạn bè
7 17,9 32 82,1
Thường xuyên tiếp cận với giáo
viên để trao đổi, học hỏi thêm.
5 12,8 34 87,2
Có thể đọc và phát âm tốt tiếng
Anh
4 10,3 10 25,6 25 64,1
Có thể nói và viết tiếng Anh 4 10,3 7 17,9 28 71,8
Yêu thích bộ môn tiếng Anh 5 12,8 7 17,9 27 69,2
* Nhận xét:
- Đa số các em còn quá lười biếng chưa ý thức việc học tập, chưa học và làm
hết bài tập cũng như mọi yêu cầu của giáo viên.
- Tỉ lệ học sinh tự giác học tập và làm bài tập ỏ sách bài tập còn quá thấp.
- Trao đổi và học tập ở bạn bè (học nhóm) rất ít.
- Tiếp cận với thầy cô bộ môn để học hỏi, trao đổi về các vướng mắc chưa có.
- Khả năng tự đọc và học từ mới không mấy dễ dàng, có nhiều em còn quá
khó khăn.
- Hầu hết các em còn chưa có phương pháp học tập, học yếu, mất căn bản nên
đâm ra chán nả. V v…
Vậy chúng ta phải làm gì để giải quyết các vân đề trên? Chắc chắn mọi người
trong chúng ta đều mong muốn tìm ra những biện pháp và phương pháp nào đó để
khắc phục, có thể giúp các em vượt qua những trở ngại của bản thân để học tốt hơn,
tiến bộ hơn và ngày càng làm cho các em có sự hứng thú, yêu thích bộ môn hơn. Đối
với bản thân sau khi tìm hiểu đã có những giải pháp và đã đem lại ít nhiều hiệu quả
trong thời gian qua.
CHƯƠNG 3 : BIỆN PHÁP, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1.Cơ sở đề xuất các giải pháp:
- Thông qua câu trả lời từ các bảng thống kê và nhận xét trên.
2/ Các giải pháp chủ yếu:
Giáo viên: Nguyễn Minh Chính - Trường:THCS Trường Chinh - Năm học:2006-2007
7
SKKN: Tìm hiểu và đề ra những biện pháp, giải pháp giúp học sinh học tốt bộ môn tiếng Anh.
a/ Những yêu cầu thiết yếu đối với mỗi học sinh:
* Những yêu cầu tối thiểu: ( do hoàn cảch và điều kiện học tập khác nhau)
Giáo viên chúng ta cũng nên nhắc nhở học sinh:
- Ngoài sách giáo khoa, phải có sách bài tập dùng để giải bài tập sau khi học
xong bài.
- Phải có bảng động từ bất qui tắc để dùng khi cần thiết.
- Phải có từ điển Anh - Việt dùng để tra và đọc từ mới một cách dễ dàng. Hơn
nữa đọc được và đúng mới nhớ lâu, có sự tra cứu mới khắc sâu và mở rộng vốn từ.
Những em yếu vớii những từ đã học nhưng không nhớ cũng có thể tra lại để học và
hiểu bài.
- SGK không có phần “pronunciation” nhưng học sinh cần phải học thêm một
ít cách đọc các ký hiệu phát âm để có thể đọc đúng phiên âm. (Học ở đâu, khi nào,
thời gian nào, bao lâu la tuỳ theo sự bố trí thích hợp giữa giáo viên với học sinh vì
theo phân phối chương trình không qui đònh phần này).
* Những yêu cầu bổ trợ:
- Một cuốn từ điển Việt – Anh cũng rất cần thiết để giải quyết các nhu cầu
giao tiếp một cách nhanh chóng, viết đoạn văn, viết thư, …
- Máy cassette và băng để nghe cũng giúp cho các em phát triển kỹ năng
nghe, thư giãn và học tiếng Anh qua bài hát phù hợp với lứa tuổi của các em.
* Cách học: Giáo viên hướng dẫn và nhắc nhở học sinh.
- Thời gian học: Có thể nói học càng nhiều càng tốt. Nếu học sinh không có
nhiều thời gian vì bận giúp gia đình, giáo viên khuyên các em nên bố trí học ít nhất 3
lần/ tuần (mỗi lần từ 1 đến 2 giờ)
- Vừa đọc vừa ghi lên bảng hay ghi ra giấy, vừa phân tích cả về từ loại vừa
đặt câu. ( Các thao tác viết giúp học sinh thu nạp từ mới khá nhanh chóng vì đôi khi
tay viết nhớ lâu hơn não đọc!)
- Nên đọc lớn các bài “reading comprehension” để luyện kỹ năng phát âm.
- Bản thân phải tưởng tượng, đóng vai, diễn xuất một cách thoải mái, tự nhiên
ở các bài đối thoại, hội thoại hay các phần “role play” tại lớp.
- Phải thường xuyên tập nói và dùng tiếng Anh khi có thể: trong giờ học hay
giờ ra chơi, nhà bạn bè, & …
- Phải ghi chép đầy đủ vào vở học và xem lại bài sau khi học xong bài ở lớp.
- Phải làm bài thường xuyên sau khi học xong bài ở lớp với đủ dạng bài tập.
- Nên trao đổi với các bạn trong học tập và tiếp cận với giáo viên để giải
quyết những vấn đề khuất mắc, những khó khăn trong quá trình các em học.
Trên đây là những biện pháp tối thiểu của giáo viên dành cho học sinh. Thế
còn giáo viên bằng cách nào để lôi cuốn học sinh yêu thích bộ môn? Làm thế nào để
Giáo viên: Nguyễn Minh Chính - Trường:THCS Trường Chinh - Năm học:2006-2007
8
SKKN: Tìm hiểu và đề ra những biện pháp, giải pháp giúp học sinh học tốt bộ môn tiếng Anh.
bộ môn trở nên hấp dẫn hơn? Tiết dạy được sinh động hơn? Học sinh tiếp thu cũng
tốt hơn? Theo tôi dạy tiếng Anh không chỉ đơn thuần là dạy ngữ liệu mà còn truyền
đạt cho học sinh hiểu biết thêm về văn hoá lẫn nghệ thuật giao tiếp? Vậy nói đến
văn hoá và nghệ thuật phải như thế nào? Tất nhiên phải phong phú và đa dạng. Song
để thể hiện sự phong phú và đa dạng về mặt nghệ thuật ở mỗi tiết dạy đòi hỏi người
giáo viên phải không ngừng tìm tòi và tạo ra ý tưởng và thực hiện ý tưởng về phương
pháp dạy học cho riêng mình.
b/ Những phương pháp và thủ thuật giáo viên có thể gây cho học sinh hứng thú ở
mỗi tiết học trên lớp:
- Phần chào hỏi ở mỗi tiết học phải luôn được thay đổi lời chào, giới thiệu
( Có thể theo chủ điểm: ngày, tháng, năm, mùa) nhằm tránh sự nhàm chán.
Ví dụ: Vào dòp năm mới giáo viên có thể nói hay hỏi các em một vài câu về
năm mới và chúc mừng các em “Happy New Year”. Hay vào ngày nhà giáo Việt
Nam (Teachers’Day) giáo viên có thể nói một vài câu về ngày nhà giáo, V/v
- Phải có phần “dẫn dắt” ở mỗi tiết học với nhiều thủ thuật khác nhau nhằm
lôi cuốn học sinh vào nội dung trọng tâm bài dạy và nên dùng nhiều cách dẫn nhập
khác nhau.
- Giải thích từ vựng phải kết hợp nhiều techniques, đặc biệt nên có sự diễn
xuất, cử chỉ hành động, kèm theo chút hài hước (nếu là giải thích bằng tiếng Anh).
- Luôn khuyến khích động viên và ghi điểm tốt hay cộng điểm thêm vào bài
kiểm tra mỗi lần học sinh phát biểu đúng, có ý phát biểu hay hoặc có ý sáng tạo.
Thật ra trong học sinh có nhiều em có sáng kiến rất hay đôi lúc giáo viên cũng
không ngờ như vậy và mỗi lần như vậy giáo viên chúng ta lại có thêm một kinh
nghiệm.
Ví dụ: ở một vài phần luyện nói tự do. Yêu cầu của sách giáo khoa là luyện
tập theo căp (2 em), nhưng các em lại làm việc theo nhóm 3 em, 1 em đưa ra ý kiến,
1 em trả lời đồng ý và 1 em trả lời không đồng ý cũng rất hay.)
- Thỉnh thoảng giáo viên cũng tập cho các em hát một vài bài hát tiếng Anh
phù hợp với các em.
Ví dụ: Đến mùa Giáng Sinh chúng ta có thể tập cho các em bài Merry
Christmas .
( We wish you a merry Christmas)3 and a Happy New Year.
- Tập cho các em hát lại các bài hát có trong chương trình ở phần “Listen” như
bài hát nổi tiếng ở các nước nói tiếng Anh “Auld Lang Syne” nhằm giúp các em yêu
thích hơn kích thích hưng phấn trong học tập.
- Nếu là giáo viên chủ nhiệm nên lồng ghép trò chơi hay thảo luận nhỏ bằng
tiếng Anh khoảng 5 đến 10 phút ở tiết sinh hoạt lớp nếu có thời gian nhưng phải là
một cuộcc trao đổi thân mật.
Giáo viên: Nguyễn Minh Chính - Trường:THCS Trường Chinh - Năm học:2006-2007
9
SKKN: Tìm hiểu và đề ra những biện pháp, giải pháp giúp học sinh học tốt bộ môn tiếng Anh.
- Giáo viên nên tạo mối quan hệ tốt thân mật với học sinh để tạo điều kiện
giúp các em dễ dàng tiếp cận học hỏi nhằm thúc đẩy kỹ năng nghe nói và tạo được
cảm giác là được tiếp xúc với từ đó dẫn đến cảm hứng thú vò.
- Cùng một kiểu bài giáo viên nên tập khai thác nhiều cách dạy khác nhau
nhằm tránh sự nhàm chán cho giáo viên và cho cả học sinh. Vì chúng ta biết rằng
giáo viên có phấn khởi dạy thì trò mới phấn khởi học.
- Nên có vài câu hỏi dễ ở mỗi tiết học dành cho các em yếu kém trả lời nhằm
khuyến khích các em trả lời. Có như vậy các em yếu kém này mới cảm thấy vui và
hứng thú học tập vì cảm thấy cũng có một chút đóng góp vào tiết học và không còn
thấy mình thụ động nữa. Hơn nũa bạn bè trong lớp cũng nghó các em này đã có một
chút tiến bộ rồi.
- Trong quá trình dạy chúng ta cũng chú trọng đến phần ngữ điệu cao giọng,
thấp giọng, … để thu hút các em giúp các em tập trung hơn không bò nhàm chán nếu
ngữ điệu cứ đều đều.
- Nên sử dụng những hô thán từ như: Oh, Ah, Hm, Wow, Well, Oh dear, … để
biểu đạt những ngạc nhiên, cảm xúc, … kèm theo nét mặt cử chỉ, điệu bộ sẽ làm cho
tiết học vui hơn, các em cũng sẽ cảm thấy phấn khởi hơn.
- Đồ dùng dạy học cũng có một phần ảnh hưởng không nhỏ đến sự tiếp thu
kiến thức và gây hứng thú học tập cho các em nên cũng phải đầy đủ, đa dạng và hấp
dẫn một chút.
3/ Tổ chức, triển khai thực hiện :
a. Cách tổ chức:
- Tổ chức thí điểm trên các lớp trực tiếp giảng dạy.
- Tổ chức trong tập thể giáo viên tổ Ngoại ngữ cùng thực hiện.
- Thường xuyên kiểm tra đôn đốc nhắc nhở học sinh học tập và thực hiện
những yêu cầu thiết yếu và đòi hỏi cần thiết cho học sinh về học tập bô môn tiếng
Anh.
b. Kết quả đạt được :
- Sau khi điều tra tình hình học tập của các em bản thân tôi đã đưa ra một số
yêu cầu cần thiết, trang bò cho các em nhưng việc cần làm, phải làm. Luôn là người
đôn đốc nhắc nhở và theo dõi tình hình học tập của các em. Hơn thế nữa bản thân đã
vận dụng những phương pháp thủ thuật luôn làm cho học sinh cảm thấy thích thú, vui
vẻ và có sự yêu thích môn học. Bản thân nhận thấy:
- Sau một thời gian các em học hành chăm hơn, có sự cố găng hơn, nhiều em
đã có sự tiến bộ vượt bậc và say mê môn học hơn.
- Đa số các em hiểu bài, phát biểu xây dựng bài sôi nổi, nhiệt tình đóng góp
tích cực vào tiết dạy phát huy được vai trò chủ đạo từ phía học sinh.
- Hầu hết các em có thể phát âm được, đôi lúc còn sai xót nhưng không quá
kém như trước đây, đọc tương đối trôi chảy hơn không còn ê a nữa.
Giáo viên: Nguyễn Minh Chính - Trường:THCS Trường Chinh - Năm học:2006-2007
10
SKKN: Tìm hiểu và đề ra những biện pháp, giải pháp giúp học sinh học tốt bộ môn tiếng Anh.
- Vốn từ của các em cũng nâng lên rõ rệt.
- Đặc biệt các em có thể tự tin trong giao tiếp, đối thoại nhau. Nhiều em rất
tốt, rất tự nhiên, rất đáng khen.
- Một số em yếu, kém đã vươn lên trung bình, tỉ lệ học sinh khá giỏi nhiều
hơn. Phong trào học tập bộ môn tiếng Anh được học sinh chú ý đầu tư theo chiều
sâu, chất lượng bộ môn ngày càng nâng cao .
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
1/ Kết luận :
Theo tôi để giúp học sinh học tốt môn tiếng Anh và có sự hứng thú trong học
tập, ta cần chú ý:
- Nắm chắc các đối tượng học sinh, tạo nhu cầu học tập, hiểu biết cho các em.
Trang bò cho các em những việc cần làm và phải làm.
- Tổ chức hướng dẫn phương pháp học tập một cách chu đáo cho học sinh.
- Tổ chức nhiều hình thức học tập sao cho có tính hấp dẫn lôi cuốn học sinh
tham gia.
- Qua đó phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
- Thường xuyên theo dõi đôn đốc kiểm tra miệng, vở chuẩn bò bài mới, vở bài
tập và đồ dùng học tập của học sinh nhằm phát huy, khuyến khích động viên kòp thời
cho các em .
- Lên lớp luôn tạo mối quan hệ thân mật với học sinh để các em dễ tiếp cận
trao đổi thêm các vương mắc.
- Lên lớp phải có sử dụng ĐDDH.
- Tạo điều kiện giúp các em sử dụng tiếng Anh, nói và thực hành tiếng Anh.

Trên đây là những suy nghó, biện pháp, những phương pháp và thủ thuật mà
cá nhân tôi đã áp dụng trong việc dạy và học mấy năm qua. Xin được nêu lên chút ý
kiến đóng góp nhằm góp phần vào việc giảng dạy bộ môn và công cuộc giáo dục
chung được tốt hơn. Xin chân thành cảm ơn.
Nhà trường Hoà Hiệp Bắc, ngày 20/10/2007
Người viết
Nguyễn Minh Chính
Giáo viên: Nguyễn Minh Chính - Trường:THCS Trường Chinh - Năm học:2006-2007
11
SKKN: Tìm hiểu và đề ra những biện pháp, giải pháp giúp học sinh học tốt bộ môn tiếng Anh.
PHẦN ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CÁC CẤP:
I/ ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG:
________________________________________________________________________
________________________________________________________________________
________________________________________________________________________
________________________________________________________________________
________________________________________________________________________
________________________________________________________________________
________________________________________________________________________
________________________________________________________________________
________________________________________________________________________
____________________________________________________
II/ ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NGÀNH GIÁO DỤC
HUYỆN ĐÔNG HOÀ:
________________________________________________________________________
________________________________________________________________________
________________________________________________________________________
________________________________________________________________________
________________________________________________________________________
________________________________________________________________________
________________________________________________________________________
________________________________________________________________________
________________________________________________________________________
________________________________________________________________________
________________________________________________________________________
________________________________________________________________________
________________________________________________________________________
________________________________________________________________________
________________________________________________________________________
________________________________________________________________________
________________________________________________________________________
________________________________________________________________________
________________________________________________________________________
________________________________________________________________________
Giáo viên: Nguyễn Minh Chính - Trường:THCS Trường Chinh - Năm học:2006-2007
12
SKKN: Tìm hiểu và đề ra những biện pháp, giải pháp giúp học sinh học tốt bộ môn tiếng Anh.
________________________________________________________________________
__________________________________________________
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa mới tiếng Anh 9.
2. Sách giáo viên tiếng Anh 9.
3. Cá tài liệu học thay sách bộ SGK tiếnng Anh mới.
4.Tài liệu hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2006-2007 của nhà xuất bản
giáo dục.
5.Chỉ thò số 25/2006/CT-UBND ,Ngày 18 tháng 08 năm 2006 của
UBND Tónh Phú Yên. V/v cuộc vận động :”Nói không với tiêu cực
trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”
6.Quyết đònh,số :3859/QĐ-BGD&ĐT,Ngày28 tháng07 năm 2006 của
Bộ trưởng BGD&ĐT,V/v cuộc vận động :”Nói không với tiêu cực
trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”
Giáo viên: Nguyễn Minh Chính - Trường:THCS Trường Chinh - Năm học:2006-2007
13
SKKN: Tìm hiểu và đề ra những biện pháp, giải pháp giúp học sinh học tốt bộ môn tiếng Anh.
Giáo viên: Nguyễn Minh Chính - Trường:THCS Trường Chinh - Năm học:2006-2007
14

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét