Lời cảm ơn!
Đầu tiên, cho tôi gởi lời cảm ơn đến tất cả quý thầy cô Trường Đại học An Giang nói
chung và thầy cô Khoa Kinh tế-Quản trị kinh doanh nói riêng đã truyền đạt những kiến thức quý
báu để cho tôi hoàn thành tốt chương trình học này.
Đồng thời, tôi cũng gởi lời cảm ơn chân thành đến thầy Đặng Anh Tài đã tận tâm hướng
dẫn tôi hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp.
Bên cạnh đó, tôi cũng trân trọng cảm ơn Ban Giám Đốc cùng toàn thể nhân viên Ngân hàng
Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An Giang đã tạo điều kiện cho tôi được thực tập và giúp đỡ cho tôi
thực hiện đề tài này.
Và sau cùng tôi cũng xin gởi lời cảm ơn đến tất cả bạn bè, đã luôn ủng hộ, khuyến khích,
chia sẻ những khó khăn cùng với tôi trong suốt quá trình học tập. Kiến thức những ngày còn ở
giảng đường sẽ là hành trang cho tôi đi tiếp con đường phía trước. Dù có đi đến đâu, làm được
điều gì cho xã hội tôi vẫn không quên những người đã nâng bước cho tôi hòa vào cuộc sống.
Kính chúc Quý thầy cô Khoa Kinh tế-Quản trị kinh doanh và thầy Đặng Anh Tài gặt hái
được nhiều thành công trong công tác giảng dạy!
Kính chúc Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An Giang ngày càng phát triển và
thành công trên con đường hội nhập!
Chúc các bạn thành công!
Chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Lâm Thị Ngọc Kim
TÓM TẮT NỘI DUNG
Đẩy mạnh nông nghiệp phát triển nhanh và bền vững, có khả năng cạnh tranh cùng với các
nước trên thế giới luôn là mối quan tâm hàng đầu của nước ta. Để làm được điều đó thì sự hỗ trợ
của các tổ chức tín dụng là động lực quan trọng thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển. Cũng với vay
trò đó Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An Giang đã tham gia tài trợ nông nghiệp trên
khắp địa bàn Tỉnh, trong đó có huyện Chợ Mới. Để tìm hiểu các hộ nông dân sử dụng nguồn vốn
vay như thế nào, tôi đã chọn đề tài: “Tìm hiểu tình hình sử dụng vốn vay của nông dân Huyện
Chợ Mới vay vốn tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An Giang” để nghiên cứu.
Đề tài ứng dụng phương pháp thống kê miêu tả để phân tích quá trình sử dụng vốn của nông
dân thông qua điều tra chọn mẫu. Mẫu thu hoạch được gồm 27 hồ sơ vay, 08 loại hình sản xuất
kinh doanh, trong đó trồng trọt chiếm 30%, chăn nuôi heo, chăn nuôi cá, trồng trọt và chăn nuôi kết
hợp mỗi loại chiếm 15%, chăn nuôi bò, kinh doanh vật tư nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp kết
hợp với ngành nghề khác chiếm 7% mỗi loại, riêng chỉ có loại hình ngành nghề khác phục vụ nông
nghiệp chỉ có một hồ sơ vay trong mẫu nên chỉ chiếm 4%.
Theo kết quả thống kê, hầu hết các hộ nông dân hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả,
trung bình đầu tư 1 đồng chi phí họ thu lại được 1,26 đồng và sau thanh toán lãi với ngân hàng họ
còn lại 0,32 đồng. Những hộ tham gia sản xuất nông nghiệp kết hợp với ngành nghề khác, hộ chăn
nuôi bò, hộ trồng trọt và chăn nuôi kết hợp là những hộ đạt mức doanh thu và lợi nhuận cao hơn so
với những ngành khác; kinh doanh phục vụ nông nghiệp tuy không biểu hiện hiệu quả qua kết quả
tính toán nhưng đây cũng là ngành đem lại lợi nhuận cao.
Cũng qua quá trình tìm hiểu được biết vẫn còn nhiều hộ nông dân chưa quen với việc dùng
nguồn tài trợ vốn từ ngân hàng, nhờ sự giới thiệu của người thân, bạn bè, người trong gia đình
cùng với chiến lược tiếp thị về tận vùng nông thôn của Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh
An Giang đã giúp họ tiếp cận và sử dụng dịch vụ của Ngân hàng.
Họ cũng là những người rất giữ uy tín với Ngân hàng, doanh thu có được sau vụ mùa sản
xuất kinh doanh, họ dùng số tiền đó để thanh toán hết nợ với Ngân hàng rồi mới dùng đến việc
khác. Đời sống nông dân được cải thiện từ chính lợi nhuận họ tạo được, ngoài phục vụ nhu cầu
sống những hộ này còn dùng để mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư thêm lĩnh vực khác góp phần
đẩy mạnh nền sản xuất nông nghiệp.
“Phục vụ chu đáo, tận tình” là nhận xét của đa số nông dân đối với Ngân hàng Sài Gòn
Thương Tín-Chi nhánh An Giang, họ rất hài lòng với phong cách phục vụ này và đồng ý sẽ vay
vốn tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An Giang khi có nhu cầu. Tuy nhiên, họ vẫn
còn ngại về vấn đề lãi suất và cách xa về vị trí địa lý, do đó việc mở thêm Phòng giao dịch tại
huyện Chợ Mới cũng như tăng cường, giữ vững phong cách phục vụ nhanh chóng, tận tình chu đáo
của Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An Giang sẽ là những yếu tố giúp cho Ngân hàng
ngày càng phát triển.
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 Cơ sở hình thành 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1
1.3 Phương pháp nghiên cứu 1
1.3.1 Thu thập dữ liệu sơ cấp 1
1.3.2 Thu thập dữ liệu thứ cấp 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu 2
1.4 Ý nghĩa nghiên cứu 2
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 3
2.1 Lý luận chung về tín dụng 3
2.1.1 Khái niệm về cho vay 3
2.1.2 Chức năng của tín dụng 3
2.1.3 Vai trò của tín dụng 3
2.2 Quy chế cho vay nông nghiệp 3
2.2.1 Phạm vi và đối tượng điều chỉnh 3
2.2.2 Điều kiện vay vốn 3
2.2.3 Mục đích sử dụng vốn vay 4
2.2.4 Tài sản bảo đảm 4
2.2.5 Hồ sơ vay vốn 4
2.2.6 Thời hạn cho vay 5
2.2.7 Lãi suất cho vay 5
2.2.8 Mức cho vay, loại tiền cho vay 5
2.2.9 Phương thức cho vay 5
2.3 Mô hình và phương pháp nghiên cứu 5
2.3.1 Khái quát quá trình nghiên cứu thống kê 5
2.3.2 Mô hình sản xuất kinh doanh của nông dân 6
2.3.3 Thiết kế nghiên cứu 6
2.3.4 Kết quả nghiên cứu sơ bộ 7
Chương 3: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG SÀI GÒN THƯƠNG TÍN
CHI NHÁNH AN GIANG 8
3.1 Lịch sử hình thành và phát triển 8
3.1.1 Giới thiệu về Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín 8
3.1.2 Giới thiệu về Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An
Giang 10
3.2 Cơ cấu tổ chức-Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi
nhánh An Giang 10
3.2.1 Cơ cấu tổ chức 10
3.2.2 Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận 12
3.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An Giang 13
3.3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh 13
3.3.2 Phương hướng, kế hoạch 2007 14
3.4 Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An Giang và tín dụng đối với sản xuất nông nghiệp
tỉnh 15
Chương 4: TÌM HIỂU TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA NÔNG DÂN
HUYỆN CHỢ MỚI VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG SÀI GÒN THƯƠNG TÍN-
CHI NHÁNH AN GIANG 17
4.1 Tổng quan về huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang 17
4.2 Kết quả nghiên cứu chính thức trong điều tra chọn mẫu 19
4.3 Tình hình vay và sử dụng vốn của nông dân huyện Chợ Mới 21
4.3.1 Sơ lược tình hình trước khi vay vốn tại Sacombank An Giang của nông dân 21
4.3.2 Mức vay vốn của khách hàng 22
4.3.3 Mức độ hài lòng của nông dân vay vốn tại Sacombank An Giang 23
4.4 Tình hình sản xuất kinh doanh của nông dân huyện Chợ Mới vay vốn tại Ngân hàng Sài Gòn
Thương Tín 25
4.4.1 Đối với trồng trọt (lúa) 25
4.4.2 Đối với hộ chăn nuôi 26
4.4.3 Đối với hộ kinh doanh vật tư nông nghiệp 28
4.4.4 Đối với hộ vừa trồng trọt vừa chăn nuôi 28
4.4.5 Đối với hộ vừa tham gia lĩnh vực nông nghiệp, vừa tham gia ngành nghề khác 29
4.4.6 Đối với hộ hoạt động trong lĩnh vực khác phục vụ cho nông nghiệp 30
4.5 Tổng kết quá trình phân tích dữ liệu 31
4.6 Cách xử lý doanh thu của nông dân 35
4.7 Mối quan hệ của nông dân với Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An Giang sau thu
hoạch 37
4.8 Thuận lợi, khó khăn của nông dân trong quá trình sản xuất, kinh doanh 37
4.8.1 Thuận lợi 37
4.8.2 Khó khăn trong quá trình sản xuất, kinh doanh 38
4.9 Giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh của nông dân 38
4.9.1 Giải pháp 38
4.9.2 Kiến nghị 39
KẾT LUẬN 41
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh 13
Bảng 2: Bảng doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ 15
Bảng 3: Bảng thống kê diện tích gieo trồng và sản lượng thu hoạch của huyện Chợ Mới 17
Bảng 4: Bảng thống kê số lượng đàn gia súc, gia cầm của huyện Chợ Mới 18
Bảng 5: Tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh An Giang năm 2004, 2005 18
Bảng 6: Bảng chọn mẫu theo loại hình sản xuất kinh doanh 19
Bảng 7: Bảng tổng hợp mức vay vốn của nông dân phân theo loại hình sản xuất kinh doanh 22
Bảng 8: Bảng ước tính chi phí, doanh thu và lợi nhuận đối với hộ trồng lúa 26
Bảng 9: Bảng ước tính chi phí đối với hộ chăn nuôi cá 26
Bảng 10: Bảng ước tính chi phí, doanh thu và lợi nhuận đối với hộ chăn nuôi cá 26
Bảng 11: Bảng ước tính chi phí, doanh thu và lợi nhuận đối với hộ chăn nuôi heo 27
Bảng 12: Bảng ước tính chi phí, doanh thu và lợi nhuận đối với hộ chăn nuôi bò 27
Bảng 13: Bảng ước tính chi phí, doanh thu và lợi nhuận đối với hộ KDVTNN 28
Bảng 14: Bảng ước tính chi phí, doanh thu và lợi nhuận đối với hộ trồng lúa và chăn nuôi kết hợp
29
Bảng 15: Bảng ước tính chi phí, doanh thu và lợi nhuận đối với hộ vừa tham gia lĩnh vực nông
nghiệp, vừa tham gia ngành nghề khác 30
Bảng 16: Bảng ước tính chi phí, doanh thu và lợi nhuận vụ đầu tiên kể từ khi vay vốn đối với hộ
KDPVNN 30
Bảng 17: Bảng ước tính chi phí, doanh thu và lợi nhuận từ vụ sau kể từ khi vay vốn đối với hộ
KDPVNN 31
Bảng 18: Bảng so sánh chi phí, doanh thu và lợi nhuận ước tính giữa những loại hình sản xuất
kinh doanh 32
Bảng 19: Bảng so sánh Các tỷ số giữa những loại hình sản xuất kinh doanh 32
Bảng 20: Tỷ trọng Lãi vay trên Chi phí 33
Bảng 21: Bảng thống kê cách xử lý doanh thu sau thu hoạch của nông dân 35
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2005, 2006 và kế hoạch 2007 14
Biểu đồ 2: Tỷ trọng doanh số cho vay nông nghiệp 16
Biểu đồ 3: Biểu đồ lựa chọn mẫu theo loại hình sản xuất, kinh doanh 20
Biểu đồ 4: Biểu đồ tỷ lệ giới tính theo loại hình SXKD trong điều tra chọn mẫu 20
Biểu đồ 5: Biểu đồ thể hiện cách nhận biết NH SGTT của khách hàng qua các kênh thông tin 21
Biểu đồ 6: Tỷ trọng các mức vay của nông dân 23
Biểu đồ 7: Cách xử lý của nông dân khi thiếu hụt vốn trong SXKD 24
Biểu đồ 8: Cách giải quyết của nông dân khi gặp khó khăn trong việc hoàn trả nợ vay 25
Biểu đồ 9: Tỷ trọng Lãi vay/Chi phí của các loại hình sản xuất, kinh doanh 34
Biểu đồ 10: Cách xử lý doanh thu của nông dân sau thu hoạch 36
Biểu đồ 11: Biểu đồ thể hiện nhận xét của nông dân đối với Sacombank An Giang 37
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1: Mô hình sản xuất, kinh doanh của nông dân 6
Hình 2: Mô hình tiến hành nghiên cứu 7
HỘP THÔNG TIN
Quy ước về cách tính lãi vay cho mỗi loại hình sản xuất kinh doanh 25
DANH SÁCH NHỮNG TỪ VIẾT TẮT DÙNG TRONG ĐỀ TÀI
CBNV : cán bộ nhân viên
CN : chăn nuôi
CP : chi phí
DS : doanh số
ĐVT : đơn vị tính
GDP : Tổng sản phẩm nội địa
KDPVNN : kinh doanh lĩnh vực khác phục vụ nông nghiệp
KDVTNN : kinh doanh vật tư nông nghiệp
LĐH : lãi điều hòa
LN : lợi nhuận
NH SGTT : Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An Giang
NN : nông nghiệp
Sacombank : Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín
Sacombank An Giang : Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín-Chi
nhánh An Giang
SXNN & khác : vừa tham gia lĩnh vực nông nghiệp, vừa tham gia ngành nghề khác
SXNN : sản xuất nông nghiệp
TCTD : tổ chức tín dụng
TMCP : thương mại cổ phần
TP.HCM : thành phố Hồ Chí Minh
TT & CN : trồng trọt và chăn nuôi
TT : trồng trọt
LỜI MỞ ĐẦU
Nông nghiệp luôn là lĩnh vực được quan tâm hàng đầu trong nền kinh tế nước ta. Xuất
phát từ một nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu với trên 70% dân sống bằng nghề nông là chủ yếu,
dân ta đã từng bước khai khẩn đất hoang, tăng gia sản xuất giúp cho Việt Nam trở thành nước
xuất khẩu gạo đứng hàng thứ ba trên thế giới, không chỉ gạo mà các sản phẩm nông nghiệp
khác của Việt Nam cũng dần có mặt nhiều nơi trên thế giới và được ưa chuộng. Có được điều
này không thể không kể đến sự giúp sức của các tổ chức tín dụng, với nguồn vốn cho vay nông
nghiệp ngày càng tăng đã đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nông dân, đồng thời giúp cho các hộ
nông dân này có điều kiện mở rộng phát triển sản xuất, đem lại lợi nhuận và do đó đời sống của
người dân cũng ngày càng được nâng cao.
Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An Giang từ khi thành lập cho đến nay cũng
đã góp phần đáp ứng nhu cầu vốn nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Mặc dù hướng đến phục vụ
cho các DN nhỏ & vừa nhưng chi nhánh cũng đã hỗ trợ cho vay nông nghiệp hơn 8 tỷ đồng
năm 2005. Riêng đối với huyện Chợ Mới, là huyện đứng đầu trong tỉnh về phát triển sản xuất
nông nghiệp, diện tích nuôi trồng luôn tăng trong các năm vừa qua cho nên nhu cầu về vốn vay
nông nghiệp là rất cao, nhưng việc vay vốn có góp phần cải thiện đời sống của các hộ nông dân
hay không? Do đó tôi chọn huyện Chợ Mới để tìm hiểu tình hình sử dụng vốn vay nông nghiệp
của nông dân vay vốn tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An Giang để giải đáp vấn
đề này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét