§Ò ¸n m«n häc
Mục tiêu kiểm toán tài chính còn giúp cho các đơn vị được kiểm toán thấy rõ
những tồn tại sai sót để khắc phục nhằm nâng cao chất lượng thông tin tài chính của đơn
vị. Trong đó các khái niệm trung thực, hợp lý, hợp pháp được hiểu:
- Trung thực là thông tin tài chính và tài liệu kế toán phản ánh đúng sự
thật nội dung, bản chất và giá trị của NVKTPS.
- Hợp pháp là thông tin tài chính và tài liệu kế toán phản ánh đúng pháp
luật, đúng chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp
nhận).
- Hợp lý là thông tin tài chính và tài liệu kế toán phản ánh trung thực cần
thiết và phù hợp về không gian thời gian và sự kiện được nhiều người
thừa nhận.
Để đạt được mục tiêu tổng quát nói trên cần cụ thể hoá hơn nữa cơ sở để thu nhập
thông tin cấu thành và tiến trình thực hiện các yêu cầu trung thực, hợp lý, hợp pháp
trong chức năng xác minh, cơ sở để thu nhập thông tin xuất phát từ đặc điểm đối tượng
kiểm toán tài chính. Có thể thấy đặc điểm nổi bật là BCTC được hình thành qua công
nghệ xử lý thông tin kế toán.
1.1.1/Cơ sở công nghệ thông tin kế toán với việc xác định mục tiêu kiểm toán
Trong quá trình xử lý thông tin kế toán các phương pháp kĩ thuật riêng có của kế
toán như chứng từ, tính giá, đối ứng tài khoản và tổng hợp – cân đối kế toán kết hợp
chặt chẽ và tạo thành quy trình có tính liên hoàn để tạo ra sản phẩm cuối cùng là BCTC.
Do vậy tính trung thực và hợp lý của BCTC với ý nghĩa là mục tiêu chung phải được
xác định cụ thể từ chính các yếu tố đó đã được thể chế qua các văn bản pháp lý cụ thể.
Để có cơ sở và xác định các mục tiêu này cần xem xét chức năng hình thức của
mỗi phương kế toán và yêu cầu quản lý vốn và tài sản từ mỗi phương pháp kế toán.
Đầu tiên, chứng từ kế toán là phương pháp thông tin và minh chứng về sự hình
thành của các nghiệp vụ kinh tế tài chính. Để thực hiện được những chức năng này đòi
hỏi mỗi bản chứng từ phải được ghi chép đúng về số lượng, đơn giá và tính toán chính
xác thành tiền qua các phép toán số học. Đồng thời, mỗi bản chứng từ cần tạo ra mối
liên kết có tính liên hoàn với các sổ tổng hợp (qua định khoản kế toán) và các sổ chi tiết
thông qua việc xác định và ghi đủ các yếu tố giúp cho việc phân loại chi tiết các nghiệp
vụ phát sinh. Về mặt pháp lý, bước công nghệ chứng từ còn đòi hỏi tuân thủ các thủ tục
§Ò ¸n m«n häc
về chứng từ kể cả việc xác định và ghi chép qua kiểm soát và xét duyệt đến luân chuyển
và lưu trữ chứng từ.
Thứ hai, tính giá là phương pháp biểu hiện giá trị của các loại tài sản, dịch vụ
khác nhau thành thước đo chung (tiền tệ) để tổng hợp chúng theo đơn vị đo lường thống
nhất. Trong kế toán, giá của tài sản, dịch vụ là giá trị thực mà đơn vị kế toán (tổ chức
kinh tế và cơ quan) bỏ tiền ra mua (giá trị thực tế). Do đó tính giá phải tôn trọng một
trong những nguyên tắc cơ bản của kế toán là nguyên tắc "hoạt động liên tục". Đồng
thời để tính giá từng loại tài sản đòi hỏi phải phân loại đúng đối tượng tính giá (đặc biệt
là loại dịch vụ, sản phẩm để tính giá) theo yêu cầu quản lý và đặc điểm của đơn vị kế
toán để mở sổ chi tiết thích hợp.
Thứ ba, đối ứng tài sản là phương pháp phân loại tài sản và (nguồn) vốn để phản
ánh sự vận động từng loại tài sản, từng loại nguồn vốn theo quan hệ đối ứng "nợ - có" .
Dựa vào thông lệ chung của kế toán quốc tế và đặc điểm cùng yêu cầu quản lý của mỗi
quốc gia trong mỗi thời kỳ cụ thể người ta xây dựng những văn bản pháp lý quy định hệ
thống tài khoản cụ thể cùng các quan hệ đối ứng của các nghiệp vụ cơ bản tạo ra "công
nghệ chuẩn " cho việc phân loại và phản ánh các nghiệp vụ trong quá trình hoạt động
của từng loại đơn vị kết toán (loại doanh nghiệp hoặc đơn vị công cộng) theo từng hình
thức kế toán (loại sổ tổng hợp cùng liên kết giữa sổ tổng hợp với chứng từ, sổ chi tiết
với BCTC). Do vậy, trước hết các đơn vị kế toán phải phân loại và phản ánh đúng các
quan hệ đối ứng đã được quy định. Tuy nhiên, dù cụ thể đến thế nào, các văn bản pháp
lý cũng không thể dự kiến hết các nghiệp vụ cụ thể phát sinh cần phân loại cùng các
quan hệ đối ứng thích hợp. Do vậy đơn vị kế toán cơ sở phải dựa vào bản chất và các
quan hệ vốn có của các nghiệp vụ để phân loại và định khoản đúng các nghiệp vụ phát
sinh để ghi sổ. Đồng thời với các việc ghi chép, phải thực hiện việc xét soát lại các
nghiệp vụ để đảm bảo đúng đắn (không khai khống) và đầy đủ (không bỏ sót). Trên cơ
sở đó, cuối kỳ kế toán cần cộng số phát sinh và tính ra số dư chính xác để kết chuyển
vào các BCTC cùng các bảng tổng hợp khác.
Tổng hợp – cân đối kế toán là phương pháp khái quát các quan hệ kinh tế tài
chính theo mối quan hệ vốn có thành bảng tổng hợp – cân đối với những chỉ tiêu (khoản
mục) được phân loại nhất quán với loại tài khoản và thống nhất về pháp lý trên những
nguyên tắc cơ bản. Để có BCTC trung thực, hợp lý và hợp pháp, trước hết các bảng
tổng hợp phải phù hợp về nội dung và số tiền trên từng khoản mục về hệ thống tài
§Ò ¸n m«n häc
khoản (tổng hợp và chi tiết) cụ thể số tiền phản ánh trên các tài khoản phải được chuyển
vào bảng tổng hợp vừa đầy đủ về cơ cấu (trọn vẹn) vừa đúng với thực tế phát sinh của
nghiệp vụ và tồn tại của tài sản (hiệu lực). Tiếp đó, mỗi bảng tổng hợp phải thực hiện sự
cân đối vốn có giữa các mặt của các mối quan hệ kinh tế trong bảng : cân đối giữa vốn
và tài sản, cân đối giữa số dư đầu kỳ và số phát sinh tăng với số phát sinh giảm và số dư
cuối kỳ ; cân đối giữa thu với chi và thu nhập. Đặc biệt, trong bảng cân đối tài sản còn
phải phân định giữa quyền sở hữu tài sản với quyền sử dụng tạm thời đối với tài sản,
giữa nghĩa vụ và pháp lý về vốn với các nghĩa vụ hợp đồng ngắn hạn, tạm thời về vốn./
Các bước trên được thực hiện trong quan hệ liên hoàn, kế tiếp nhau để hình thành
BCTC với những khoản mục cụ thể. Mỗi khoản mục lại chứa đựng cả mặt định lượng
(số tiền), và mặt định tính (nội dung kinh tế) và được thể chế hoá trên những văn bản
pháp lý cụ thể. Có thể khái quát các bước công việc chính của công nghệ xử lý thông tin
kế toán trong quan hệ và việc xác định mục tiêu cụ thể của kiểm toán tài chính qua bảng
dưới đây:
Quy trình công nghệ kế toán
Yêu cầu quản lý và phương
hướng
Phương
pháp
Chức năng
Hình thức
cơ bản
Mục tiêu cơ bản của xác
minh và điều chỉnh
Chứng từ
-Thông tin về nghiệp vụ
-Minh chứng cho nghiệp
vụ
Bản chứng
từ
-Ghi đúng số lượng, đơn giá
và thành tiền.
-Tuân thủ các thủ tục chứng
từ
-Liên kết với các bước sau
Tính giá
-Phản ánh giá trị thực của
tài sản
-Tập hợp chi phí theo loại
Sổ chi tiết
-Phân loại đối tượng tính giá
-Phản ánh giá trị thực của tài
sản dịch vụ theo nguyên tắc
hoạt động liên tục
Đối với tài
khoản
-Phân loại tài sản và vốn
-Phản ánh vận động của
tài sản và vốn qua từng
nghiệp vụ
Sổ tổng
hợp
-Phân loại đúng yêu cầu
quản lý
-Định khoản và ghi sổ đúng,
cộng dồn số dư và chuyển
số chính xác
Tổng hợp
– cân đối
-Khái quát các quan hệ
tài chính
Bảng tổng
hợp
-Phân tích quyền sở hữu (tài
sản) và nghĩa vụ (vốn) với
§Ò ¸n m«n häc
kế toán
-Cân đối tổng thể hoặc bộ
phận
quan hệ hợp đồng (ngoài
bảng)
-Cân đối tài sản với vốn, thu
và chi (và số dư)
-Chuyển đúng với số dư
(hoặt số phát sinh) vào
khoản mục tương ứng
Bảng 1: Công nghệ kế toán với việc xác định mục tiêu kiểm toán
Từ tất cả những điều trình bày trên, có thể thấy mục tiêu xác minh tính trung
thực, hợp lý và hợp pháp của BCTC cần được cụ thể hoá theo các yếu tố của hệ thống
kế toán (phương pháp kế toán) trong quan hệ trực tiếp với việc hình thành các bảng này.
Theo đó mục tiêu xác minh cần phải hướng tới là:
Tính có thực của các thông tin với ý nghĩa các thông tin phản ánh tài sản hoặc
vốn phải được đảm bảo bằng sự tồn tại của tài sản, vốn hoặc tính thực tế xảy ra của các
nghiệp vụ.
Tính trọn vẹn của thông tin với ý nghĩa thông tin phản ánh trên bảng khai tài
chính không bị sót trong quá trình xử lý.
Tính đúng đắn của việc tính giá với ý nghĩa giá tài sản cũng như giá phí (giá
thành) đều được hình thành theo phương pháp kế toán là giá thực tế đơn vị phải chi để
mua hoặc thực hiện các hoạt động.
Tính chính xác về cơ học trong các phép tính số học cộng dồn cũng như khi
chuyển số, sang trang trong công nghệ kế toán.
Tính đúng đắn trong phân loại và trình bày với ý nghĩa tuân thủ các quy định cụ
thể trong phân loại tài sản và vốn cũng như các quá trình kinh doanh qua hệ thống tài
khoản tổng hợp và chi tiết cùng việc phản ánh các quan hệ đối ứng để có thông tin hình
thành BCTC. Những trường hợp đặc thù đều phải được giải trình rõ ràng.
Tính đúng đắn trong việc phản ánh quyền và nghĩa vụ của đơn vị kế toán trên
BCTC với ý nghĩa tài sản phản ánh trên báo cáo phải thuộc quyền sở hữu (hoặc sử dụng
lâu dài) của đ¬n vị, còn vốn và công nợ phản ánh đúng nghĩa vụ của đơn vị này.
Những hướng xác minh kể trên được dùng cho mọi khoản mục mọi thành
phần(gọi chung là phần hợp thành) kiểm toán như một "khung" chung nên được gọi là
mục tiêu chung. Khi áp dụng vào từng phần hợp thành kiểm toán, cần xuất phát từ đặc
§Ò ¸n m«n häc
điểm riêng của từng phần hợp thành để xây dựng "khung" cụ thể hơn cho từng phần và
gọi là mục tiêu đặc thù. Đây là một trong những nội dung chính trong kiểm toán. Ở đây,
cần đặc biệt quan tâm đến quan hệ giữa mục tiêu hợp lý chung của toàn bộ BCTC với
các mục tiêu chung của kiểm toán cho mọi phần hành mà cả các nhà quản lý và KTV
phải cam kết và quán triệt.
Cũng như các tài liệu kế toán khác, các bảng tổng hợp kế toán được hình thành
từ những người làm công tác kế toán và quản lý ở đơn vị được kiểm toán(khách thể
kiểm toán) và được gọi chung là nhà quản lý. Trong một tổ chức hoặc cơ quan, người
đại diện hợp pháp cao nhất là thủ trưởng (giám đốc, Tổng giám đốc các doanh nghiệp
và thủ trưởng các tổ chức, cơ quan khác). Theo tính phổ biến của pháp lý, thủ trưởng
đơn vị phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động trong đơn vị, trong đó có cả trách nhiệm
về quá trình hình thành các BCTC. Quá trình hình thành tài liệu này bao gồm cả các
công việc lập, kiểm tra, kiểm soát theo yêu cầu về pháp lý với từng tài liệu cụ thể và
thuộc trách nhiệm của nhà quản lý. KTV thực hiện chức năng xác minh và bày tỏ ý kiến
các đối tượng này. Tất nhiên, kiểm toán tài chính không phải là quá trình xét duyệt lại
các nghiệp vụ theo phương pháp kế toán và kiểm tra của các nhà quản lý mà bằng
phương pháp chuyên môn của kiểm toán với trách nhiệm riêng của KTV để thu được
những sản phẩm riêng theo chuẩn mực của kiểm toán. Tuy nhiên,giữa quá trình hình
thành các thông tin và quá trình kiểm toán các thông tin đó đều có đối tượng chung và
có phần mục đích chung và phục vụ yêu cầu của những người quan tâm. Do vậy các
mục tiêu kiểm toán cần được xác định trong quan hệ trong quan hệ về trách nhiệm giữa
nhà quản lý và KTV.Trong quan hệ này nhà quản lý trước hết là thủ trưởng đơn vị kiểm
toán phải chịu trách nhiệm về tính trung thực, hợp lý, hợp pháp của các thông tin. Trong
quản lý hiện đại, trách nhiệm này được chuẩn hoá trong các văn bản pháp lý, trong đó
quy định nhà quản lý phải lập các giải trình hoặc xác nhận hay cam đoan về độ tin cậy
của các thông tin và tính tuân thủ các chuẩn mực trong việc lập và trình bày các BCTC.
Trên cơ sở đó KTV xác minh lại các thông tin trên từng phần hoặc khoản mục cũng như
trên toàn bộ BCTC. Có thể khái quát các mối quan hệ cơ bản qua sơ đồ:
§Ò ¸n m«n häc
Theo sơ đồ trên bố cục được dùng để triển khai các mục tiêu kiểm toán bao gồm
xác nhận (giải trình) của nhà quản lý và các mục tiêu kiểm toán chung và các mục tiêu
kiểm toán đặc thù.
1.1.2/ Xác nhận (giải trình) của nhà quản lý (giám đốc)
Những xác nhận của nhà quản lý trực tiếp liên quan với các nguyên tắc kế toán
đã được thừa nhận. Những xác nhận là bộ phận của tiêu chuẩn mà ban giám đốc dùng
để ghi sổ và tiết lộ các thông tin kế toán trên các BCTC. Mặt khác, theo nguyên lý
chung về phân định chức năng quản lý, nhà quản lý với đại diện cao nhất là giám đốc
hay thủ trưởng đơn vị được kiểm toán (khách thể kiểm toán) phải chịu trách nhiệm về
độ tin cậy hợp lý về các thông tin trên BCTC thông qua việc xây dựng hệ thống kiểm
soát nội bộ nói chung về hệ thống kế toán nói riêng đủ mạnh: KTV có chức năng đưa ra
ý kiến xác minh về sự tin cậy, hợp lý của các thông tin trên BCTC với những bằng
chứng thuyết phục. Trong quản lý hiện đại, các nguyên lý được thể chế hoá thành các
văn bản pháp lý cụ thể trong đó có hệ thống chuẩn mực kiểm toán. Chuẩn mực quốc tế
Người quan tâm
Báo cáo
tài chính
Các bộ
phận hợp
thành
Xác nhận
của nhà
quản lý
Xác nhận
của kiểm
toán viên
Bằng
chứng
kiểm toán
Kiểm toán và kiểm
soát
Cam kết về trách nhiệm và
quan hệ công tác
Xác định tính hợp
lý chung
Tính có
thực của
thông tin
về tài sản,
nghiệp vụ
Tính đầy
đủ của
thông tin
trong
khoản
mục
Tính
đúng đắn
của tính
giá tài
sản, dịch
vụ
Tính
chính xác
cơ học
của việc
ghi sổ
chuyển sổ
Tính
đúng đắn
của việc
phân loại,
trình bày
các khoản
mục
Tính
đúng đắn
của thông
tin trong
phản ánh
quyền và
nghĩa vụ
§Ò ¸n m«n häc
và chuẩn mực riêng của từng quốc gia trong hiệp hội kế toán quốc tế đều có những
chuẩn mực quy định rõ ràng trách nhiệm của nhà quản lý và của KTV về độ tin cậy, hợp
lý của các BCTC. Trong quan hệ đó nhà quản lý cần cam kết trách nhiệm quản lý của
mình trong việc trình bày các thông tin tài chính cần được kiểm toán. Về nội dung thì
các thông tin này rất đa dạng nhưng có ba loại chính sau đây:
1. Những cam kết chung về trách nhiệm của nhà quản lý trong việc trình bày
đúng các BCTC. Thuộc loại này có cam kết hoặc giải trình về tính độc lập
khách quan và trung thực của những nhà quản lý cấp cao và những người
có liên quan trực tiếp đến việc hình thành các thông tin tài chính, cam kết
và giải trình về hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ nói chung và hệ
thống kế toán nói riêng trong quan hệ với tính trọng yếu của thông tin
trong BCTC.
2. Những cam kết về từng mặt, từng yếu tố cấu thành sự trung thực và hợp
lý. Các yếu tố cụ thể cần xét trong quan hệ trách nhiệm của nhà quản lý
trong tổ chức và thực hiện công nghệ kế toán trong quan hệ với kiểm soát
nội bộ. Trong quan hệ với công nghệ xử lý thông tin kế toán, mỗi số dư
hoặc số phát sinh ghi trên mỗi khoản mục của BCTC đều phải qua các
bước công nghệ từ chứng từ kế toán đến các bảng tổng hợp – cân đối kế
toán. Các thao tác cụ thể trong mỗi bước công nghệ này cũng được thể
chế hoá trong các văn bản pháp lý về kế toán đòi hỏi nhà quản lý phải
tuân thủ theo một quy định công nghệ nào đó, mỗi con số trên các BCTC
trong hệ thống bảng tổng hợp – cân đối đều phải lường tới các mục tiêu
chung: có thực, trọn vẹn, chính xác cơ học, phản ánh đúng quyền và nghĩa
vụ, loại và giá cả tài sản, của vốn và nghiệp vụ theo đúng quy định trong
văn bản pháp lý đang có hiệu lực. Vì vậy trong quan hệ với trách nhiệm
về sự trung thực hợp lý chung với các BCTC, nhà quản lý cũng phải chịu
trách nhiệm ngay từ các yếu tố cụ thể nói trên của đòi hỏi trung thực hợp
lý. Chuẩn mực kiểm toán của Mỹ đã phân chia năm loại xác nhận của nhà
quản lý chung cho các bộ phận hợp thành của BCTC:
Thứ nhất: Xác nhận về sự tồn tại hoặc phát sinh: là sự cam kết về tính có
thực của các con số trên BCTC: các số dư trên bảng cân đối tài sản chẳng
hạn, nhà quản lý xác nhận mọi số dư về tài sản, về vốn đều tồn tại thực tế
§Ò ¸n m«n häc
vào ngày lập bảng; với các phát sinh (trong báo cáo kết quả kinh doanh)
nhà quản lý phải cam kết là thực tế đã xảy ra trong kỳ kế toán. Xác nhận
này nhằm tránh tình trạng khai không đúng hoặc khai không các khoản
tiền không có thực vào BCTC.
Thứ hai: Xác nhận về sự trọn vẹn: Là sự cam kết đã bao hàm trong các
BCTC tất cả các nghiệp vụ, các số dư cần và có thể trình bày trong bảng
tương ứng. Xác nhận về sự trọn vẹn có quan hệ ngược với xác nhận về sự
tồn tại hoặc phát sinh, xác nhân về sự trọn vẹn có quan hệ với khả năng bỏ
sót những nghiệp vụ đáng phải phản ánh trong các BCTC. Trái lại xác
nhận về sự tồn tại và phát sinh lại quan hệ với khả năng dôi ra của những
khoản tiền đáng ra không được ghi vào bảng này. Trong chuẩn mực kiểm
toán Việt Nam, cả hai mặt đối lập này được hợp nhất trong khái niệm
"đúng đắn" được ghi trong cam kết số 6 của chuẩn mực 580: "Các yếu tố
sau đây được ghi nhận một cách đúng đắn và trong trường hợp cần thiết
các thông tin thích hợp đã được nêu ra trong phần thuyết minhBCTC
-Số dư và nghiệp vụ được thực hiện với các bên có liên quan
-Thua lỗ từ các hợp đồng mua bán
-Thoả thuận và các khả năng mua lại tài sản đã được chuyển
nhượng trước đây
-Các tài sản được đem đi thế chấp"
Thứ ba: Xác nhận về quyền và nghĩa vụ: Là sự cam kết trong các BCTC
các tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc sử dụng lâu dài của đơn vị và công
nợ thuộc nghĩa vụ thanh toán của đơn vị tại thời điểm lập bảng. Trong
chuẩn mực kiểm toán Việt Nam cam kết số 9 và 10 của chuẩn 580 nêu
rõ:"Công ty là chủ sở hữu tất cả các tài sản trên báo cáo tài chính và
không có bất kỳ tài sản nào bị cầm cố thế chấp hoặc bị cầm giữ, ngoại
trừ những tài sản được nêu trong phần thuyết minh X của báo cáo tài
chính. Tất cả các khoản nợ, cam kết vay và các khoản bảo lãnh của công
ty với bên thứ ba đã được công ty thanh toán và giải trình trong phần X
" .(3, 580)
Thứ tư: Xác nhận về định giá và phân bổ: Giá trong kế toán được xác định
theo nguyên tắc "hoạt động liên tục" và do đó giá trong kế toán biểu hiện
§Ò ¸n m«n häc
giá tài sản do đơn vị thực tế bỏ tiền ra mua hoặc thực hiện dịch vụ. Vì
vậy, xác nhận về định giá là sự cam kết về sự thích hợp về giữa số tiền
phản ánh trên BCTC với số tiền đơn vị chi ra cho tài sản, vốn, cổ phần,
thu nhập,và chi phí ghi trên bảng từ đó các khoản tính vào thu nhập và
phân phối cũng phản ánh giá trị thực tế.
Thứ năm: Xác nhận về phân loại và trình bày là cam kết về sự phù hợp
giữa sự phân loại và trình bày các phần hợp thành của BCTC với những
quy định đang có hiệu lực về sự phân loại và thuyết trình các bộ phận này.
3. Những cam kết (giải trình) về mối quan hệ của nhà quản lý với KTV.
Tuỳ theo luật định và thực tiễn phát sinh cũng như nhu cầu giải quyết về
mối quan hệ giữa khách thể và chủ thể kiểm toán. Loại cam kết thứ ba này
có thể bao gồm các vấn đề về tính độc lập khách quan của giám đốc, của
ban kiểm toán nội bộ và KTV bên ngoài; về cách thức làm việc và phối
hợp giữa ban quản lý, bộ phận kiểm toán nội bộ với KTV bên ngoài
Về hình thức, xác nhận hay giải trình của nhà quản lý có ý nghĩa khác
nhau trong quan hệ với bằng chứng kiểm toán cũng rất đa dạng. Chuẩn
mực kiểm toán Việt Nam số 580 khoản 13 xác định:
"Các giải trình bằng văn bản được đánh giá là các bằng chứng kiểm toán
có giá trị hơn các giải trình bằng lời nói. Các giải trình bằng văn bản
được thể hiện dưới các hình thức :
- bản giải trình của giám đốc
-Thư của KTV liệt kê ra tất cả những hiểu biết của mình về các giải trình
của giám đốc và được giám đốc xác nhận là đúng
-biên bản họp hội đồng quản trị hoặc báo cáo tài chính đã được giám đốc
ký "
Về cách thức sử dụng xác nhận hay giải trình, KTV phải thu nhập và lưu vào hồ
sơ kiểm toán để làm bằng chứng kiểm toán. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp các bằng
chứng này không thể thay thế các bằng chứng khác như hoá đơn, quyết toán, biên bản
kiểm kê Trong trường hợp nhà quản lý từ chối cung cấp giải trình theo yêu cầu của
KTV làm hạn chế phạm vi kiểm toán thì KTV phải đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần
hoặc ý kiến từ chối.
§Ò ¸n m«n häc
Nếu cam kết của nhà quản lý phải hướng tới bước đòi hỏi của công nghệ kế toán
thì xác minh của KTV trước hết phải tập trung vào việc xem xét độ tin cậy của các cam
kết trên. Hơn nữa trách nhiệm chung của nhà quản lý, và KTV là đảm bảo độ tin cậy cảu
thông tin trong BCTC. Do vậy giữa xác nhận của nhà quản lý và mục tiêu kiểm toán có
quan hệ chặt chẽ với nhau về cả nội dung và các yếu tố cấu thành độ trung thực hợp lý
của BCTC. Do đó trong hệ thống mục tiêu kiểm toán bao gồm các mục tiêu kiểm toán
chung.
1.1.3/ Mục tiêu kiểm toán chung:
Được chia làm hai loại : mục tiêu hợp lý chung và mục tiêu chung khác.
1.1.3.1/ Mục tiêu hợp lý chung:
Mục tiêu này bao hàm việc xem xét, đánh giá tổng thể số tiền ghi trên khoản mục
trên cơ sở cam kết chung về trách nhiệm của nhà quản lý và thông tin thu được qua khảo
sát thực tế ở khách thể kiểm toán trong quan hệ với việc lựa chọn các mục tiêu khác. Do
đó đánh giá sự hợp lý chung cũng hướng tới khả năng sai sót cụ thể của các số tiền trên
khoản mục. Trên cơ sở đó có thể đánh giá khả năng đạt được của các mục tiêu khác.
Nếu KTV không nhận thấy mục tiêu hợp lý chung đã đạt được tất yếu phải dùng đến
mục tiêu chung khác. Từ đó KTV sẽ lập kế hoạch thu thập những bằng chứng chi tiết
hơn trên các khoản mục hay phần hành động cụ thể với những mục tiêu xác định. Việc
định vị các bộ phận cấu thành kèm theo định hướng mục tiêu tương ứng này sẽ giúp ích
rất lớn cho kiểm toán nâng cao hiệu suất hoạt động do có được kết luận đúng đắn, trên cơ
sở đó có bằng chứng đầy đủ và có hiệu lực và chi phí kiểm toán ít.
Đồng thời, mục tiêu hợp lý chung đòi hỏi sự nhạy bén, khả năng phán đoán cùng
tác phong sâu sát với thực tế ở đơn vị cña KTV.
1.1.3.2/ Mục tiêu chung khác:
Những mục tiêu chung khác này được đặt ra tương ứng với cam kết của nhà quản
lý là hiệu lực, tính trọn vẹn, quyền và nghĩa vụ, chính xác cơ học, phân loại và trình bày.
Mục tiêu hiệu lực là tính xác minh vào tính có thật của số tiền trên các khoản
mục. Có thể xem mục tiêu này là hướng tới tính đúng đắn về nội dung kinh tế của khoản
mục trong quan hệ với các nghiệp vụ, các bộ phận cấu thành khoản mục đó. Từ đó số
tiền ghi vào BCTC phải là những con số thực tế, tức là những xác nhận này đề cập tới
vấn đề tài sản, nợ và vốn cân đối trong bảng cân đối tài sản có thực vào ngày lập bảng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét