Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368
Phần II: PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
DOANH.
1. Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trong thời đại ngày nay, hoạt động sản xuất tạo ra của cải vật chất và
dịch vụ luôn gắn liền với cuộc sống của con người, công việc sản xuất thuận
lợi khi các sản phẩm tạo ra được thị trường chấp nhận tức là đồng ý sử dụng
sản phẩm đó. Để được như vậy thì các chủ thể tiến hành sản xuất phải có khả
năng kinh doanh. Nếu loại bỏ các phần khác nhau nói về phương tiện, phương
thức, kết quả cụ thể của hoạt động kinh doanh thì có thể hiểu kinh doanh là
các hoạt động kinh tế nhằm mục tiêu sinh lời của chủ thể kinh doanh trên thị
trường.
Hoạt động sản xuất kinh doanh, theo luật định, là việc thực hiện một,
một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, sản xuất tiêu thụ sản
phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.
Hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích tạo ra của cải vật chất
cho xã hội và tạo ra lợi nhuận cho các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh.
Bản chất của hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra giá trị cho các loại sản
phẩm hoặc dịch vụ. Giá trị gia tăng cho phép doanh nghiệp trả thù lao cho
người lao động, yếu tố quan trọng hàng đầu để tạo lên một xã hội. giá trị gia
tăng cũng cho phép doanh nghiệp bù đắp hao mòn (hữu hình, vô hình) của
máy móc thiết bị và tài sản cố định mà nó sử dụng, qua đó bảo toàn năng lực
sản xuất của doanh nghiệp và rộng hơn là của toàn bộ nền kinh tế. Giá trị gia
SV: Nguyễn Thị Thu Trang 5 Lớp: Kế hoạch 46A
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368
tăng cũng cho phép doanh nghiệp thực hiện các nghĩa vụ với Nhà nước, thông
qua các đóng góp về thuế và hình thức khác theo luật định. Cuối cùng người
chủ doanh nghiệp sẽ không thể có lợi nhuận (mục tiêu hàng đầu của các nhà
đầu tư) nếu như doanh nghiệp của họ không tạo ra được giá trị, hay ngược lại
là phá hủy giá trị. Do vậy nhiệm vụ hàng đầu, nếu không muốn nói là duy
nhất của hoạt động sản xuất kinh doanh là tạo ra giá trị cho sản phẩm và dịch
vụ.
Hoạt động kinh doanh có các đặc điểm:
• Do một chủ thể thực hiện và gọi là chủ thể kinh doanh, chủ thể
đó có thể là cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp.
• Kinh doanh phải gắn liền với thị trường, các chủ thể kinh doanh
có mối liên hệ mật thiết với nhau, đó là quan hệ với các bạn hàng, với chủ thể
cung cấp đầu vào, với khách hàng, với đối thủ cạnh tranh, với Nhà nước. Các
mối quan hệ này giúp cho các chủ thể kinh doanh duy trì hoạt động kinh
doanh đưa doanh nghiệp của mình ngày càng phát triển.
• Kinh doanh phải có sự vận động của đồng vốn: Vốn là yếu tố
quyết định cho công việc kinh doanh, không có vốn thì không thể có hoạt
động kinh doanh. Chủ thể kinh doanh sử dụng vốn mua nguyên vật liệu, thiết
bị sản xuất, thuê lao động…
• Mục đích chủ yếu của hoạt động kinh doanh là lợi
Trong cơ chế thị trường hiện nay của nước ta, mục tiêu bao trùm của
các doanh nghiệp là kinh doanh có hiệu quả và tối đa hóa lợi nhuận. Môi
trường kinh doanh luôn biến đổi đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có chiến lược
kinh doanh thích hợp. Công việc kinh doanh là một nghệ thuật đòi hỏi sự tính
toán nhanh nhạy biết nhìn nhận vấn đề ở tầm chiến lược. Hiệu quả hoạt động
sản xuất kinh doanh luôn gắn liền với hoạt động kinh doanh, có thể xem xét
SV: Nguyễn Thị Thu Trang 6 Lớp: Kế hoạch 46A
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368
nó trên nhiều góc độ. Để hiệu khái niệm hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh cần xem xét đến hiệu quả kinh tế của một hiện tượng.
“Hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (hoạc một quá trình) kinh tế là
một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài
lực, vật lực, tiền vốn) để đạt được mục tiêu xác định”, nó biểu hiện mối quan
hệ tương quan giữa kết quả thu được và toàn bộ chi phí bỏ ra để có kết quả
đó, phản ánh được chất lượng của hoạt động kinh tế đó.
Từ định nghĩa về hiệu quả kinh tế của một hiện tượng như trên ta có thể
hiểu “Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế
phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu đã đề ra, nó
biểu hiện mối quan hệ tương quan hệ tương quan giữa kết quả thu được và
những chi phí bỏ ra để có được kết quả đó, sự chênh lệch giữa hai đại lượng
càng lớn thì hiệu quả càng cao”. Trên góc độ này thì hiệu quả là đồng nhất
với lợi nhuận của doanh nghiệp và khả năng đáp ứng về mặt chất lượng của
sản phẩm đối với nhu cầu của thị trường.
Thực chất khái niệm hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là biểu
hiện mặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh, phản ánh trình độ sử dụng
các nguồn lực (nguyên vật liệu, thiết bị máy móc, lao động và đồng vốn) để
đạt được mục tiêu cuối cùng của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp là mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận.
Để hiểu rõ bản chất của hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh chúng
ta có thể dựa vào việc phân biệt hai khái niệm kết quả và hiệu quả.
* Kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh là những gì mà doanh
nghiệp đạt được sau một quá trình sản xuất kinh doanh nhất định, kết quả là
mục tiêu cần thiết của mỗi doanh nghiệp. Kết quả hoạt động sản xuất kinh
SV: Nguyễn Thị Thu Trang 7 Lớp: Kế hoạch 46A
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368
doanh có thể là những đại lượng cụ thể có thể định lượng cân đong đo đếm
được cũng có thể là những đại lượng chỉ phản ánh được mặt chất lượng hoàn
toàn có tính chất định tính như thương hiệu, uy tín, sự tín nhiệm của khách
hang về chất lượng sản phẩm. Chất lượng bao giờ cũng là mục tiêu của doanh
nghiệp.
*Trong khái niệm hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp đã sử dụng cả hai chỉ tiêu là kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để có
được kết quả đó (cả trong lý thuyết và thực tế thì hai đại lượng này có thể
được xác định đơn vị giá trị hay hiện vật) nhưng nếu sử dụng đơn vị hiện vật
thì khó khăn hơn vì trạng thái hay đơn vị tính của đầu vào hay đầu ra là khác
nhau còn sử dụng đơn vị giá trị sẽ luôn đưa được các các đại lượng khác nhau
về cùng một dơn vị. Trong thực tế người ta sử dụng hiệu quả hoạt động sản
xuất kinh doanh là mục tiêu cuối cùng của hoạt động sản xuất cũng có những
trường hợp sử dụng nó như là một công cụ để đo lường khả năng đạt đến mục
tiêu đề ra.
2. Vai trò của hoạt động đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh.
Để tiến hành bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào con người cũng
cần phải kết hợp yếu tố con người và yếu tố vật chất nhằm thực hiện công
việc phù hợp với ý đồ trong chiến lược và kế hoạch sản xuất kinh doanh của
mình trên cơ sở nguồn lực có sẵn. Để thực hiện điều đó bộ phận quản trị
doanh nghiệp sử dụng rất nhiều công cụ hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh. Việc xem xét và tính toán hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
không những chỉ cho biết việc sản xuất đạt được ở trình độ nào mà còn cho
phép các nhà quản trị tìm ra những nhân tố để đưa ra những biện pháp thích
hợp trên cả hai phương diện tăng kết quả và giảm chi phí kinh doanh nhằm
nâng cao hiệu quả.
SV: Nguyễn Thị Thu Trang 8 Lớp: Kế hoạch 46A
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368
Bản chất của hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là phản ánh trình
độ sử dụng các nguồn lực đầu vào, do đó xét trên phương diện lý luận và thực
tiễn, phạm trù hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh đóng vai trò rất quan
trọng trong việc đánh giá, so sánh phân tích kinh tế nhằm tìm ra một giải pháp
tối ưu nhất để đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Với vai trò là phương
tiện đánh giá và phân tích kinh tế, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
không chỉ được sử dụng ở mức độ tổng hợp, đánh giá chung trình độ sử dụng
đầu vào ở toàn bộ doanh nghiệp mà còn đánh giá được trình độ sử dụng từng
yếu tố đầu vào ở phạm vi toàn doanh nghiệp cũng như đánh giá được trình độ
sử dụng từng yếu tố đầu vào ở phạm vi từng doanh nghiệp.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, vai trò của nâng cao hiệu quả
hoạt động sản xuất kinh doanh được thể hiện cụ thể:
• Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là cơ sở để đảm bảo
sự tồn tại và phát triển của Doanh nghiệp.
Mọi nguồn tài nguyên trên trái đất đều là hữu hạn và ngày càng cạn
kiệt, khan hiếm do hoạt động khai thác, sử dụng hầu như không có kế hoạch
của con người. Trong khi đó, mật độ dân số của từng vùng, từng quốc gia
ngày càng tăng và nhu cầu sử dụng sản phẩm hàng hóa dịch vụ là phạm trù
không có giới hạn – càng nhiều càng đa dạng, càng chất lượng tốt. Sự khan
hiếm đòi hỏi con người phải có lựa chọn kinh tế, nhưng đó mới chỉ là điều
kiện cần, khi đó con người phát triển kinh tế theo chiều rộng: tăng trưởng kết
quả sản xuất trên cơ sở gia tăng các yếu tố sản xuất. Điều kiện đủ là cùng với
sự phát triển của khoa học kỹ thuật ngày càng có nhiều phương pháp khác
nhau để tạo ra sản phẩm dịch vụ cho phép cùng với những nguồn lực đầu vào
nhất định người ta có thể tạo ra rất nhiều loại sản phẩm khác nhau, sự phát
triển kinh tế theo chiều dọc nhường chỗ cho sự phát triển kinh tế theo chiều
SV: Nguyễn Thị Thu Trang 9 Lớp: Kế hoạch 46A
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368
sâu: sự tăng trưởng kết quả của sản xuất chủ yếu nhờ vào việc cải tiến các yếu
tố sản xuất về mặt chất lượng, ứng dụng của các tiến bộ kỹ thuật mới, hoàn
thiện công tác quản trị và cơ cấu kinh tế. Nói một cách khác là nhờ vào hiệu
quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhận thức được tầm quan trọng đó, doanh
nghiệp để tồn tại và phát triển thì điều kiện cần và đủ là phải nâng cao hiệu
quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Như ta đã biết mục tiêu của các doanh
nghiệp hoạt động kinh doanh là tối đa hóa lợi nhuận, để thực hiện mục tiêu
này cần phải sử dụng tiết kiệm các nguồn lực mà hiệu quả kinh doanh càng
cao thì càng tiết kiệm được nguồn lực sản xuất. Vì vậy nâng cao hiệu quả hoạt
động sản xuất kinh doanh là tất yếu khách quan để doanh nghiệp đạt được
mục tiêu của mình.
• Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là nhân tố thúc đẩy
sự cạnh tranh và tiến bộ hoạt động sản xuất kinh doanh
Trong cơ chế thị trường việc giải quyết ba vấn đề kinh tế sản xuất cái
gì?, sản xuất cho ai?, sản xuất như thế nào?, được quyết định theo quan hệ
cung cầu, giá cả thị trường, cạnh tranh và hợp tác, doanh nghiệp phải tự đưa
ra chiến lược kinh doanh và chịu trách nhiệm với kết quả kinh doanh của
mình, lúc này mục tiêu lợi nhuận trở thành mục tiêu quan trọng mang tính
chất quyết định. Trong điều kiện khan hiếm nguồn lực thì việc nâng cao hiệu
quả hoạt động sản xuất kinh doanh là yếu tố tất yếu đối với mọi doanh
nghiệp. Mặt khác doanh nghiệp còn chịu sự cạnh tranh khốc liệt, để tồn tại và
phát triển được, phương châm của các doanh nghiệp luôn luôn phải là không
ngừng nâng cao chất lượng và năng suất lao động, dẫn đến việc nâng cao hiệu
quả kinh doanh là tất yếu cụ thể là doanh nghiệp phải tạo ra sản phẩm chất
lượng tốt, mẫu mã đẹp, giá cả hợp lí. Để đạt được điều đó doanh nghiệp
không ngừng tìm tòi, đầu tư thiết bị sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ
SV: Nguyễn Thị Thu Trang 10 Lớp: Kế hoạch 46A
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368
hiện đại, tiến bộ trong kinh doanh.
• Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là nhân tố cơ bản tạo
ra sự thắng lợi của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động trên thị
trường.
Bên cạnh vấn đề doanh nghiệp cần quan tâm đến hiệu quả hoạt động sản
xuất kinh doanh và điều chỉnh việc sử dụng các yếu tố nguồn lực một cách
hiệu quả thì qua đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh
nghiệp tìm ra được nhưng thuận lợi,khó khăn còn tồn tại để đưa ra những
giải pháp phù hợp và mang tính chiến lược để giải quyết những vấn đề còn
tồn tại đó. Làm được như vậy doanh nghiệp sẽ tạo cho mình một vị thế
vững chắc trên thị trường, là nền tảng nâng cao năng lực cạnh tranh trong
tương lai.
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
• Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp.
Thứ nhất, môi trường pháp lý, môi trường này bao gồm Luật, văn bản
dưới Luật, qui trình, qui phạm kỹ thuật sản xuất…Tất cả các qui phạm kỹ
thuật sản xuất kinh doanh đều tác động trực tiếp đến hiệu quả và kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đó là những qui định của Nhà
nước về những thủ tục, vấn đề lien quan đến phạm vi hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp khi tham gia vào môi
trường sản xuất kinh doanh cần pahir nghiên cứu, tìm hiểu và chấp hành theo
đúng những qui định đó.
Môi trường pháp lý tạo môi trường hoạt động cho doanh nghiệp, một
môi trường pháp lý lành mạnh sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiến hành
SV: Nguyễn Thị Thu Trang 11 Lớp: Kế hoạch 46A
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368
thuận lợi các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình lại vừa điều chỉnh các
hoạt động kinh tế vĩ mô theo hướng chú trọng dến các mục tiêu khác ngoài
mục tiêu lợi nhuận. Ngoài ra các chính sách liên quan đến hình thức thuế,
cách tính, thu thuế có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.
Môi trường pháp lý tạo sự bình đẳng của mọi loại hình hoạt động kinh
doanh, mọi doanh nghiệp có quyền và nghĩa vụ như nhau trong phạm vi hoạt
động của mình. Tính công bằng và nghiêm minh của luật pháp ở bất kỳ mức
độ nào đều có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Nếu môi trường kinh doanh mà mọi thành viên đều tuân thủ
pháp luật thì hiệu quả tổng thể sẽ lớn hơn, ngược lại, nhiều doanh nghiệp sẽ
tiến hành hoạt động kinh doanh bất chính, sản xuất hàng giả, trốn lậu thuế,
gian lận thương mại, vi phạm cá qui định về bảo vệ môi trường làm hại tới xã
hội.
Thứ hai, môi trường chính trị, văn hóa – xã hội là hình thức, thể chế
đường lối chính trị của Đảng và Nhà nước quyết định các chính sách, đường
lối kinh tế chung, từ đó quyết định các lĩnh vực, loại hình hoạt động sản xuất
kinh doanh của các doanh nghiệp. Môi trường chính trị ổn định sẽ có tác dụng
thu hút các hình thức đầu tư nước ngoài lien doanh, lien kết tạo thêm được
nguồn vốn lớn cho doanh nghiệp mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của
mình. Ngược lại nếu môi trường chính trị rối ren, thiếu ổn định thì không
những hoạt động hợp tác sản xuất kinh doanh với các doanh nghiệp nước
ngoài hầu như là không có mà ngay hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp trong nước cũng gặp nhiều bất ổn.
Môi trường văn hóa – xã hội bao gồm các nhân tố điều kiện xã hội,
phong tục tập quán, trình độ lối sống của người dân…Đây là những yếu tố rất
SV: Nguyễn Thị Thu Trang 12 Lớp: Kế hoạch 46A
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368
gần gũi và có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ có thể duy trì và thu được lợi
nhuận khi sản phẩm làm ra phù hợp với nhu cầu, thị hiếu khách hàng, phù
hợp với lối sống của người dân nơi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doah.
Những yếu tố này là do môi trường văn hóa – xã hội qui định.
Thứ ba là môi trường kinh tế, một nhân tố bên ngoài tác động rất lớn
đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tăn trưởng
kinh tế quốc dân, chính sách kinh tế của Chính phủ, tốc độ tăng trưởng, chất
lượng của sự tăng trưởng hàng năm của nền kinh tế, tỷ lệ lạm phát, thất
nghiệp, cán cân thương mại…luôn là các nhân tố tác động trực tiếp các quyết
định cung – cầu và từ đó tác động trực tiếp đến kết quả và hiệu quả hoạt động
sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp, là tiền đề để Nhà nước xây dựng
các chính sách vĩ mô như chính sách tài chính, các chính sách ưu đãi với các
doanh nghiệp, chính sách ưu đãi các hoạt động đầu tư…ảnh hưởng rất cụ thể
đến kế hoạch sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.
Ngoài ra, tình hình kinh doanh hay sự xuất hiện thêm của các đối thủ
cạnh tranh của mình. Một môi trường cạnh tranh lành mạnh sẽ thúc đẩy các
doanh nghiệp cùng phát triển, cùng hướng tới mục tiêu hiệu quả hoạt động
sản xuất kinh doanh của mình. Tạo điều kiện để các cơ quan quản lý kinh tế
nhà nước làm tốt công tác dự báo điều tiết đúng đắn các hoạt động và có
chính sách mang lại hiệu quả kinh tế cho các doanh nghiệp.
Thứ tư là môi trường thông tin. Trong nền kinh tế thị trường, cuộc cách
mạng về thông tin đang diễn ra mạnh mẽ bên cạnh cuộc cách mạng khoa học
công nghệ. Để làm bất kì một khâu nào của quá trình sản xuất kinh doanh cần
phải có thông tin, vì thông tin bao trùm lên các lĩnh vực, thông tin để điều tra
khai thác thị trường cho ra một sản phẩm mới, thông tin kỹ thuật sản xuất,
SV: Nguyễn Thị Thu Trang 13 Lớp: Kế hoạch 46A
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368
thông tin về thị trường tiêu thụ sản phẩm, thông tin về đối thủ cạnh tranh,
thông tin về kinh nghiệm thành công hay nguyên nhân thất bại của các doanh
nghiệp đi trước. Doanh nghiệp muốn hoạt động sản xuất kinh doanh của mình
có hiệu quả thì phải có hệ thống thông tin đầy đủ, kịp thời chính xác. Ngày
nay thông tin được coi là đối tượng kinh doanh, nền kinh tế thị trường là nền
kinh tế thông tin hóa.
Biết khai thác và sử dụng thông tin một cách hợp lí thì việc thành công
trong kinh doanh là rất cao, đem lại thắng lợi trong cạnh tranh, giúp doanh
nghiệp xác định phương hướng kinh doanh tận dụng được thời cơ hợp lý
mang lại kết quả kinh doanh thắng lợi.
Thứ năm là môi trường quốc tế. trong xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế
như hiện nay thi môi trường quốc tế có sức ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp. Các xu hướng, chính sách bảo hộ hay mở
cửa, sự ổn định hay biến động về chính trị, những cuộc bạo động, khủng bố,
những khủng hoảng về tài chính, tiền tệ, thái độ hợp tác làm ăn của các quốc
gia, nhu cầu và xu thế sử dụng hàng hóa có liên quan đến hoạt động của
doanh nghiệp đều có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Môi trường quốc tế ổn định là cơ sở để các doanh nghiệp tiến hành
nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
• Các nhân tố bên trong doanh nghiệp.
Ngoài những nhân tố vĩ mô với sự ảnh hưởng như đã nói ở trên, hiệu
quả hoạt động sản xuất kinh doanh của daonh nghiệp được quyết định bởi các
nhân tố bên trong doanh nghiệp, đây là các yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp tới
kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Một là nhân tố quản trị doanh nghiệp và cơ cấu tổ chức. Hoạt động sản
SV: Nguyễn Thị Thu Trang 14 Lớp: Kế hoạch 46A
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét