Để nhận biết cơ sở tính thuế của nợ phải trả trên Bảng Cân đối kế toán của
doanh nghiệp, phải căn cứ vào các yếu tố sau:
- Giá trị khoản chi phí được khấu trừ vào thu nhập chịu thuế trong các năm
tương lai do khoản nợ phải trả đó tạo ra; hoặc
- Giá trị ghi sổ của khoản nợ phải trả đó.
5.2 – Xác định “Cơ sở tính thuế của nợ phải trả”
5.2.1 - Nhận biết cơ sở tính thuế của nợ phải trả phát sinh từ các giao dịch có
ảnh hưởng đến thu nhập hoặc chi phí để xác định kết quả kinh doanh trong năm tại
thời điểm phát sinh giao dịch.
Cơ sở tính thuế được xác định là số chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của khoản
nợ phải trả đó và giá trị khoản chi phí được khấu trừ vào thu nhập chịu thuế trong
các năm tương lai do khoản nợ phải trả đó tạo ra.
Ví dụ:
(1) Nợ phải trả ngắn hạn có khoản “chi phí phải trả” về chi phí trích trước lương
nghỉ phép với giá trị ghi sổ là 300. Chi phí phải trả tương ứng không được khấu trừ ngay
trong năm hiện hành mà chỉ được khấu trừ toàn bộ cho mục đích tính thuế thu nhập trong
các năm sau trên cơ sở thực chi là 300. Cơ sở tính thuế thu nhập của khoản nợ phải trả đó là
không (0) và làm phát sinh một khoản chênh lệch tạm thời có giá trị là 300.
(2) Nợ phải trả ngắn hạn có khoản “Tiền phạt phải trả” với giá trị ghi sổ là 100.
Tiền phạt không được khấu trừ cho mục đích tính thuế thu nhập trong năm hiện hành
và cả các năm trong tương lai. Cơ sở tính thuế thu nhập của khoản tiền phạt phải trả
này là 100. Trường hợp này không phát sinh chênh lệch tạm thời.
5.2.2 - Nhận biết cơ sở tính thuế của nợ phải trả phát sinh từ các giao dịch
không có ảnh hưởng đến thu nhập hoặc chi phí để xác định kết quả kinh doanh trong
năm tại thời điểm phát sinh giao dịch.
Cơ sở tính thuế được xác định bằng giá trị ghi sổ của khoản nợ phải trả đó.
Các khoản nợ phải trả phát sinh từ các giao dịch loại này không làm phát sinh chênh
lệch tạm thời.
Ví dụ: Một khoản nợ phải trả phát sinh do mua hàng trả chậm có giá trị ghi sổ
là 200. Việc thanh toán khoản nợ phải trả người bán này không ảnh hưởng đến thu
nhập chịu thuế tại thời điểm thanh toán nên giá trị được khấu trừ cho mục đích thuế
khi thanh toán là bằng không (0). Cơ sở tính thuế thu nhập của khoản nợ này là 200.
Trường hợp này không phát sinh chênh lệch tạm thời.
6 – Xác định các khoản “Chênh lệch tạm thời”
6.1 – Phân biệt “Chênh lệch tạm thời” và “Chênh lệch vĩnh viễn” giữa lợi
nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế
- Các khoản chênh lệch tạm thời: là chênh lệch phát sinh do sự khác biệt về thời
điểm doanh nghiệp ghi nhận thu nhập hoặc chi phí và thời điểm pháp luật về thuế quy
định tính thu nhập chịu thuế hoặc chi phí được khấu trừ khỏi thu nhập chịu thuế.
Ví dụ ghi nhận thu nhập vào một năm nhưng thuế thu nhập được tính ở một năm
khác, hoặc ghi nhận chi phí vào một năm nhưng chi phí đó chỉ được khấu trừ vào thu
nhập chịu thuế ở một năm khác.
- Các khoản chênh lệch vĩnh viễn: là chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và thu
nhập chịu thuế phát sinh từ các khoản doanh thu, thu nhập khác, chi phí được ghi nhận
vào lợi nhuận kế toán nhưng lại không được tính vào thu nhập, chi phí khi xác định
thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
5
Ví dụ: Thu nhập từ cổ tức được chia là khoản thu nhập không chịu thuế và được
loại trừ toàn bộ ra khỏi thu nhập chịu thuế khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp
phải nộp. Tiền phạt không được pháp luật về thuế cho phép khấu trừ khi xác định thu
nhập chịu thuế.
6.2 - Xác định “Chênh lệch tạm thời chịu thuế”
(1) Chênh lệch tạm thời chịu thuế: Là các khoản chênh lệch tạm thời làm phát sinh
thu nhập chịu thuế khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong tương lai
khi giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản hoặc nợ phải trả liên quan được thu hồi hay
được thanh toán. Chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh khi:
+ Giá trị ghi sổ của tài sản lớn hơn cơ sở tính thuế của tài sản đó;
+ Giá trị ghi sổ của nợ phải trả nhỏ hơn cơ sở tính thuế của nó.
(2) Xác định giá trị các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế:
+ Đối với tài sản: Chênh lệch tạm thời chịu thuế là chênh lệch giữa giá trị ghi
sổ của tài sản lớn hơn cơ sở tính thuế của tài sản đó.
+ Đối với nợ phải trả: Chênh lệch tạm thời chịu thuế là chênh lệch giữa giá trị
ghi sổ của khoản nợ phải trả nhỏ hơn cơ sở tính thuế của khoản nợ phải trả đó.
(3) Một số trường hợp làm phát sinh chênh lệch tạm thời chịu thuế:
+ Chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh từ việc một khoản chi phí chỉ được
ghi nhận trong các năm sau nhưng đã được khấu trừ vào thu nhập chịu thuế trong
năm hiện tại.
Ví dụ: Thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ theo kế toán dài hơn thời gian sử
dụng hữu ích do cơ quan thuế xác định dẫn đến chi phí khấu hao TSCĐ theo kế toán
trong những năm đầu nhỏ hơn chi phí khấu hao được khấu trừ vào thu nhập chịu thuế
do cơ quan thuế xác định
+ Chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh từ việc điều chỉnh tăng các khoản
mục thuộc vốn chủ sở hữu: Khi áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế toán hoặc điều
chỉnh hồi tố sai sót trong các năm trước theo quy định của Chuẩn mực kế toán số 29
“Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót”, trường hợp các khoản
mục thuộc vốn chủ sở hữu được điều chỉnh tăng, làm phát sinh khoản chênh lệch tạm
thời chịu thuế, doanh nghiệp phải ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả.
6.3 – Xác định các khoản “Chênh lệch tạm thời được khấu trừ”:
(1) Chênh lệch tạm thời được khấu trừ: Là các khoản chênh lệch tạm thời làm
phát sinh các khoản được khấu trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh
nghiệp trong tương lai khi giá trị ghi sổ của các tài sản hoặc nợ phải trả liên quan được
thu hồi hay được thanh toán. Chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh khi:
+ Giá trị ghi sổ của tài sản nhỏ hơn cơ sở tính thuế của tài sản đó;
+ Giá trị ghi sổ của nợ phải trả lớn hơn cơ sở tính thuế của nó.
(2) Xác định giá trị các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ:
+ Đối với tài sản: Chênh lệch tạm thời được khấu trừ là chênh lệch giữa giá trị
ghi sổ của tài sản nhỏ hơn cơ sở tính thuế của tài sản đó.
+ Đối với nợ phải trả: Chênh lệch tạm thời được khấu trừ là chênh lệch giữa giá
trị ghi sổ của khoản nợ phải trả lớn hơn cơ sở tính thuế của khoản nợ phải trả đó.
6
(3) Một số trường hợp làm phát sinh chênh lệch tạm thời được khấu trừ:
+ Chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh từ việc ghi nhận doanh thu
trong các năm sau nhưng thuế thu nhập được tính trong năm hiện tại.
Ví dụ: Trường hợp doanh nghiệp có khoản doanh thu nhận trước về tiền cho
thuê nhà hoặc cơ sở hạ tầng trong nhiều năm. Khoản doanh thu nhận trước này được
ghi nhận vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh một năm bằng số tiền nhận trước
chia cho tổng số thời gian thuê nhưng doanh nghiệp thực hiện nộp thuế thu nhập
doanh nghiệp cho toàn bộ số tiền nhận trước ngay trong năm thu được tiền.
+ Chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh từ việc ghi nhận một khoản chi
phí trong năm hiện tại nhưng chỉ được khấu trừ vào thu nhập chịu thuế trong năm
sau:
Ví dụ: Chi phí phải trả về sửa chữa lớn TSCĐ được ghi nhận trong năm hiện tại
nhưng chỉ được khấu trừ vào thu nhập chịu thuế khi các khoản chi phí này thực tế phát
sinh trong các năm sau; hoặc doanh nghiệp áp dụng phương pháp khấu hao nhanh cho
TSCĐ nhưng chi phí khấu hao chỉ được chấp nhận khấu trừ cho mục đích tính thuế
thu nhập trong năm theo phương pháp khấu hao đường thẳng.
+ Chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh từ việc điều chỉnh giảm các
khoản mục thuộc vốn chủ sở hữu: Khi áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế toán hoặc
điều chỉnh hồi tố sai sót trong các năm trước theo quy định của Chuẩn mực kế toán số
29 “Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót”, trường hợp số dư
đầu năm của khoản mục “Lợi nhuận chưa phân phối” được điều chỉnh, làm phát sinh
khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ, doanh nghiệp phải điều chỉnh số dư đầu
năm của khoản mục “Tài sản thuế thu nhập hoãn lại”.
B – Quy định cụ thể
1 - Kế toán “Thuế thu nhập doanh nghiệp” và “Chi phí thuế thu nhập
doanh nghiệp hiện hành”
1.1 - Sửa đổi, bổ sung phương pháp ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
phản ánh trên Tài khoản 3334 – “Thuế thu nhập doanh nghiệp”
Tài khoản 3334 – “Thuế thu nhập doanh nghiệp” phản ánh số thuế thu nhập
doanh nghiệp phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.
HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG CÁC QUY ĐỊNH SAU:
1 - Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong năm được ghi nhận vào chi phí
thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành; Số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp
trong năm lớn hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp xác định khi kết thúc năm
tài chính được ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành và giảm trừ vào
số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.
2 - Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của các năm trước do doanh nghiệp
tự xác định lớn hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp do phát hiện sai sót
không trọng yếu được ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành và được
giảm trừ vào số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.
3 – Doanh nghiệp được điều chỉnh số dư đầu năm Tài khoản 3334 “Thuế
TNDN” và tài khoản 421 “Lợi nhuận chưa phân phối” (TK 4211 - Lợi nhuận chưa
phân phối năm trước) đối với số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp thêm hoặc số
7
thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp giảm của các năm trước do áp dụng hồi tố thay
đổi chính sách kế toán hoặc điều chỉnh hồi tố sai sót trọng yếu của các năm trước.
KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA
TÀI KHOẢN 3334 – “THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP”
Bên Nợ:
- Số thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp;
- Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của các năm trước đã ghi nhận lớn hơn
số phải nộp của các năm đó do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước
được ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành trong năm hiện tại;
- Số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp trong năm lớn hơn số thuế thu
nhập doanh nghiệp phải nộp được xác định khi kết thúc năm tài chính.
Bên Có
- Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.
Thuế thu nhập doanh nghiệp của các năm trước phải nộp bổ sung do phát hiện
sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi tăng chi phí thuế thu nhập doanh
nghiệp hiện hành của năm hiện tại.
Tài khoản 3334 – “Thuế thu nhập doanh nghiệp” có thể có số dư bên Có
hoặc số dư bên Nợ.
Số dư bên Có:
- Số thuế thu nhập doanh nghiệp còn phải nộp;
- Điều chỉnh tăng số dư đầu năm đối với số thuế thu nhập doanh nghiệp hiện
hành của các năm trước phải nộp bổ sung do áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế
toán hoặc điều chỉnh hồi tố sai sót trọng yếu của các năm trước.
Số dư bên Nợ:
- Số thuế thu nhập doanh nghiệp nộp thừa;
- Điều chỉnh tăng số dư đầu năm đối với số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp
của các năm trước được giảm trừ vào số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm
nay do áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế toán hoặc điều chỉnh hồi tố sai sót trọng
yếu của các năm trước.
1.2 - Bổ sung Tài khoản 821 – “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp”
Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh
nghiệp bao gồm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành và chi phí thuế thu
nhập doanh nghiệp hoãn lại làm căn cứ xác định kết quả hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp trong năm tài chính hiện hành.
HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU:
1- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp được ghi nhận vào tài khoản này là chi
phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn
lại khi xác định lợi nhuận (hoặc lỗ) của một năm tài chính.
2- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành là số thuế thu nhập doanh
nghiệp phải nộp tính trên thu nhập chịu thuế trong năm và thuế suất thuế thu nhập
doanh nghiệp hiện hành.
8
3 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ việc :
- Ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả trong năm;
- Hoàn nhập tài sản thuế thu nhập hoãn lại đã được ghi nhận từ các năm trước.
4 - Thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại là khoản ghi giảm chi phí thuế
thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ việc:
- Ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại trong năm;
- Hoàn nhập thuế thu nhập hoãn lại phải trả đã được ghi nhận từ các năm trước.
KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA
TÀI KHOẢN 821 – CHI PHÍ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
Bên Nợ:
- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành phát sinh trong năm;
- Thuế thu nhập doanh nghiệp của các năm trước phải nộp bổ sung do phát hiện
sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi tăng chi phí thuế thu nhập doanh
nghiệp hiện hành của năm hiện tại;
- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh trong năm từ việc ghi
nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả (Là số chênh lệch giữa thuế thu nhập hoãn lại
phải trả phát sinh trong năm lớn hơn thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập
trong năm);
- Ghi nhận chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (Số chênh lệch giữa tài
sản thuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập trong năm lớn hơn tài sản thuế thu nhập
hoãn lại phát sinh trong năm);
- Kết chuyển chênh lệch giữa số phát sinh bên Có TK 8212 lớn hơn số phát
sinh bên Nợ TK 8212 – “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại” phát sinh trong
năm vào bên Có Tài khoản 911 – “Xác định kết quả kinh doanh”.
Bên Có:
- Số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp trong năm nhỏ hơn số thuế
thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp được giảm trừ vào chi phí thuế thu nhập doanh
nghiệp đã ghi nhận trong năm;
- Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được ghi giảm do phát hiện sai sót
không trọng yếu của các năm trước được ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
hiện hành trong năm hiện tại;
- Ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại và ghi nhận tài sản thuế
thu nhập hoãn lại (số chênh lệch giữa tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong
năm lớn hơn tài sản thuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập trong năm);
- Ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (số chênh lệch giữa
thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm lớn hơn thuế thu nhập hoãn
lại phải trả phát sinh trong năm);
- Kết chuyển số chênh lệch giữa chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
phát sinh trong năm lớn hơn khoản được ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
hiện hành trong năm vào bên Nợ Tài khoản 911 – “Xác định kết quả kinh doanh”;
- Kết chuyển số chênh lệch giữa số phát sinh bên Nợ TK 8212 lớn hơn số phát
sinh bên Có TK 8212 - “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại” phát sinh trong
năm vào bên Nợ Tài khoản 911 - “Xác định kết quả kinh doanh”.
9
Tài khoản 821 – “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp” không có số dư cuối
năm.
Tài khoản 821 - “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp” có 2 Tài khoản cấp
2:
- Tài khoản 8211 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành;
- Tài khoản 8212 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại.
A - TÀI KHOẢN 8211 - CHI PHÍ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP HIỆN HÀNH
Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
của doanh nghiệp.
HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU:
1 – Hàng quý, kế toán căn cứ vào tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp để ghi
nhận số thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành tạm phải nộp vào chi phí thuế thu nhập
hiện hành.
2 - Cuối năm tài chính, căn cứ vào tờ khai quyết toán thuế, nếu số thuế thu
nhập doanh nghiệp hiện hành tạm phải nộp trong năm nhỏ hơn số phải nộp cho năm
đó, kế toán ghi nhận số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp thêm vào chi phí thuế
thu nhập hiện hành. Trường hợp số thuế thu nhập tạm phải nộp trong năm lớn hơn số
phải nộp của năm đó, kế toán phải ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện
hành là số chênh lệch giữa số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp trong năm lớn
hơn số phải nộp.
3 - Trường hợp phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước liên quan
đến khoản thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của các năm trước, doanh nghiệp
được hạch toán tăng (hoặc giảm) số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của các năm
trước vào chi phí thuế thu nhập hiện hành của năm phát hiện sai sót.
4 - Kết thúc năm, kế toán kết chuyển giữa chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
hiện hành phát sinh trong năm vào Tài khoản 911 – “Xác định kết quả kinh doanh” để
xác định kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm.
KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA
TÀI KHOẢN 8211 - CHI PHÍ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP HIỆN HÀNH
Bên Nợ:
- Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tính vào chi phí thuế thu nhập doanh
nghiệp hiện hành phát sinh trong năm;
- Thuế thu nhập doanh nghiệp của các năm trước phải nộp bổ sung do phát hiện
sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi tăng chi phí thuế thu nhập doanh
nghiệp hiện hành của năm hiện tại.
Bên Có:
- Số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp trong năm nhỏ hơn số thuế
thu nhập tạm phải nộp được giảm trừ vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện
hành đã ghi nhận trong năm;
10
- Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được ghi giảm do phát hiện sai sót
không trọng yếu của các năm trước được ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
hiện hành trong năm hiện tại;
- Kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành vào bên Nợ Tài
khoản 911 – “Xác định kết quả kinh doanh”.
Tài khoản 8211 – “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành” không
có số dư cuối kỳ.
B - TÀI KHOẢN 8212 - CHI PHÍ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP HOÃN LẠI
Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
phát sinh trong năm của doanh nghiệp.
HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG
MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU:
1 - Cuối năm tài chính, kế toán phải xác định số thuế thu nhập hoãn lại phải trả
để ghi nhận vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại. Đồng thời phải xác định
tài sản thuế thu nhập hoãn lại để ghi nhận vào thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp
(Ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại).
2 - Kế toán không được phản ánh vào Tài khoản này tài sản thuế thu nhập hoãn
lại hoặc thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ các giao dịch được ghi nhận trực
tiếp vào vốn chủ sở hữu.
3 - Cuối năm tài chính, kế toán phải kết chuyển số chênh lệch giữa số phát sinh
bên Nợ và số phát sinh bên Có TK 8212 “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn
lại” vào Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”.
KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA
TÀI KHOẢN 8212 – CHI PHÍ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP HOÃN LẠI
Bên Nợ:
- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh trong năm từ việc ghi
nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả (là số chênh lệch giữa thuế thu nhập hoãn lại phải
trả phát sinh trong năm lớn hơn thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong
năm);
- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại được ghi nhận từ số chênh lệch
giữa tài sản thuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập trong năm lớn hơn tài sản thuế thu
nhập hoãn lại phát sinh trong năm;
- Kết chuyển chênh lệch giữa số phát sinh bên Có TK 8212 lớn hơn số phát
sinh bên Nợ TK 8212 – “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại” phát sinh trong
năm vào bên Có tài khoản 911 – “Xác định kết quả kinh doanh”.
Bên Có:
- Ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (số chênh lệch giữa tài
sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm lớn hơn tài sản thuế thu nhập hoãn lại
được hoàn nhập trong năm).
- Ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (số chênh lệch giữa
thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm lớn hơn thuế thu nhập hoãn
lại phải trả phát sinh trong năm).
- Kết chuyển chênh lệch giữa số phát sinh bên Có TK 8212 nhỏ hơn số phát
sinh bên Nợ TK 8212 – “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại” phát sinh trong
năm vào bên Nợ tài khoản 911 – “Xác định kết quả kinh doanh”.
11
Tài khoản 8212 – “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại” không có
số dư cuối kỳ.
1) Phương pháp ghi chép các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu liên quan đến chi
phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
1 - Hàng quý, khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp theo quy
định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, kế toán phản ánh số thuế thu nhập doanh
nghiệp tạm phải nộp Nhà nước vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, ghi:
Nợ TK 8211– Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
Có TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp.
Khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp vào NSNN, ghi:
Nợ TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp
Có các TK 111, 112,…
2 - Cuối năm tài chính, căn cứ vào số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải
nộp, kế toán ghi:
+ Nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp trong năm lớn hơn số
thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp, kế toán phản ánh bổ sung số thuế thu nhập
doanh nghiệp còn phải nộp, ghi:
Nợ TK 8211– Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
Có TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp.
Khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp vào NSNN, ghi:
Nợ TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp
Có các TK 111, 112,…
+ Nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp trong năm nhỏ hơn số
thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp, thì số chênh lệch kế toán ghi giảm chi phí
số thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, ghi:
Nợ TK 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp
Có TK 8211– Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.
3 - Trường hợp phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước liên quan
đến khoản thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của các năm trước, doanh nghiệp
được hạch toán tăng (hoặc giảm) số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của các năm
trước vào chi phí thuế thu nhập hiện hành của năm phát hiện sai sót.
+ Trường hợp thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của các năm trước phải
nộp bổ sung do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi tăng chi
phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của năm hiện tại, ghi:
Nợ TK 8211 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
Có TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp.
Khi nộp tiền, ghi:
Nợ TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp
Có các TK 111, 112…
12
+ Trường hợp số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được ghi giảm do phát
hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi giảm chi phí thuế thu nhập
doanh nghiệp hiện hành trong năm hiện tại, ghi:
Nợ TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp
Có TK 8211 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
4 - Cuối năm tài chính, kế toán kết chuyển chi phí thuế thu nhập hiện hành, ghi:
+ Nếu TK 8211 có số phát sinh Nợ lớn hơn số phát sinh Có, thì số chênh lệch
ghi:
Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 8211– Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.
+ Nếu TK 8211 có số phát sinh Nợ nhỏ hơn số phát sinh Có, thì số chênh lệch
ghi:
Nợ TK 8211– Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh.
2) Kế toán “Thuế thu nhập hoãn lại phải trả” và “Tài sản thuế thu
nhập hoãn lại” trên báo cáo tài chính riêng của doanh nghiệp
2.1 – Phương pháp xác định và kế toán “Thuế thu nhập hoãn lại phải trả”
2.1.1 – Xác định các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế:
- Cuối năm tài chính, khi lập báo cáo tài chính, kế toán phải xác định cơ sở tính
thuế của tài sản và các khoản nợ phải trả làm căn cứ xác định các khoản chênh lệch
tạm thời chịu thuế. Việc xác định các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế được thực
hiện theo quy định tại Mục I của Thông tư này.
- Các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế được sử dụng làm căn cứ xác định
thuế thu nhập hoãn lại phải trả trong năm trên báo cáo tài chính riêng của doanh
nghiệp phải được phản ánh vào “Bảng xác định chênh lệch tạm thời chịu thuế” phát
sinh trong năm (Biểu số 01).
- “Bảng xác định chênh lệch tạm thời chịu thuế” dùng để phản ánh chi tiết từng
khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh trong năm làm cơ sở xác định thuế thu
nhập hoãn lại phải trả.
Biểu số 01
Bảng xác định chênh lệch tạm thời chịu thuế
Năm
Chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh trong năm
Tăng Giảm
STT
Diễn giải
Phát
sinh từ các
giao dịch
trong năm
hiện hành
Phát sinh do áp
dụng hồi tố chính
sách kế toán và điều
chỉnh hồi tố các sai
sót phát sinh từ các
năm trước
Hoàn
nhập từ các
giao dịch
trong năm
hiện hành
Hoàn nhập do
áp
áp dụng hồi tố thay
đổi chính sách kế
toán và điều chỉnh
hồi tố các sai sót
13
phát sinh từ các
năm trước
1 2 3 4 5 6
I Chênh lệch tạm
thời phát sinh
1 Phát sinh từ
2 Phát sinh từ
3 Phát sinh từ
II Chênh lệch tạm
thời được hoàn nhập
1 Hoàn nhập do
2 Hoàn nhập do
Tổng cộng
* Căn cứ để lập “Bảng xác định chênh lệch tạm thời chịu thuế” là số chênh lệch
tạm thời chịu thuế phát sinh trong năm liên quan đến từng tài sản hoặc khoản nợ phải
trả hoặc giao dịch.
* Dòng tổng cộng chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh trong năm là căn cứ
để ghi vào cột “Chênh lệch tạm thời chịu thuế tăng” hoặc cột “Chênh lệch tạm thời
chịu thuế giảm” trong “Bảng xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả” (Biểu số 02).
2.1.2 – Xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả
- Cuối năm, căn cứ vào số chênh lệch tạm thời chịu thuế đã xác định được và
các khoản điều chỉnh trực tiếp tăng, giảm số dư đầu năm của Tài khoản “Lợi nhuận
chưa phân phối” (do áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế toán hoặc điều chỉnh hồi tố
các sai sót trọng yếu của các năm trước, kế toán lập “Bảng xác định thuế thu nhập
hoãn lại phải trả” (Biểu số 02) làm căn cứ ghi nhận và trình bày thuế thu nhập hoãn lại
phải trả trên báo cáo tài chính riêng.
- “Bảng xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả” là bảng tổng hợp để xác định
thuế thu nhập hoãn lại phải trả được ghi nhận trong năm và xác định thuế thu nhập
hoãn lại phải trả giảm do hoàn nhập các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế của các
năm trước.
Biểu số 02
Bảng xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả
Năm
Chênh lệch tạm thời
chịu thuế trong năm
Thuế thu nhập
hoãn lại phải trả
Thuế thu nhập hoãn
lại phải trả
14
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét