Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2014

Chính sách của Nhà nước phong kiến Việt Nam đối với vấn đề ruộng đất

cháu ông được đời đời làm quan coi đất ấy. Thực ra vùng đất rộng lớn đó vốn thuộc
quyền cai quản của dòng họ Lê Lương từ trước và vốn là một lãnh chúa lớn của địa
phương này. Rõ ràng, việc phong cấp mang ý nghĩa khẳng định quyền sở hữu tối
cao về ruộng đất của Nhà nước mới.
Ruộng đất trong nước nhìn chung thuộc sở hữu làng xã. Nhân dân trong làng
theo tập tục chia đều ruộng cho nhau để cày cấy và hàng năm nộp thuế cho Nhà
nước.Những làng mới được thành lập bằng phương thức khai hoang cũng sử dụng
phương thức phân chia này. Tất nhiên không tránh khỏi sự tồn tại của các trang trại
của con cháu các viên quan đô hộ cũ thời Đường hoặc các thổ hào địa phương.
Ruộng đất tư hữu hình thành tuy chưa nhiều, chưa phổ biến.
Phải đến thời Lý, nhà nước mới bắt đầu có chính sách cụ thẻ trong vấn đề
ruộng đất.
- Đối với ruộng đất công làng xã
Làng xã hình thành sớm ở nước ta, nhưng khái niệm làng, chạ nảy sinh từ xa
xưa được duy trì cho đến các thời kỳ sau này. Theo sử cũ chúng ta biết rằng thế kỷ
X bên cạnh giáp vẫn còn hương, thôn, động, sách, trang trại. Công cuộc khẩn
hoang mở rộng diện tích canh tác càng khẩn trương thì số làng xã lập ra càng
nhiều. Trên đà phát triển của chế độ chính trị, triều Lý và Trần ngày càng nắm chắc
hơn các làng xã - đơn vị kinh tế, hành chính của quốc gia. Việc củng cố quyền
thống trị của Nhà nước Trung ương đối với các làng xã và việc nắm số đinh trong
nước không chỉ liên quan đến yêu cầu chính trị, quân sự. Thông thường các làng cổ
truyền đều có bộ phận ruộng công và dân đinh là những người được hưởng, họ phải
chịu mọi nghĩa vụ, sưu dịch đối với Nhà nước. Sự phát triển của xã hội đòi hỏi Nhà
nước phải nắm được tổng diện tích ruộng đất trong nước. Sử cũ cho ta thông tin về
vấn đề này: Năm 1092 nhà Lý “định số ruộng thu tô mỗi mẫu 3 thăng để cấp lương
cho quân”. Không một nguồn tư liệu đương thời nào nói đến khái niệm “điền bạ”.
Mãi đến năm 1398 chủ trương này mới được đặt ra. Vấn đề ở đây là nếu không có
điền bạ thì nhà Trần làm cách nào để nắm được số ruộng đất cụ thể để đánh thuế
5
theo đúng chế độ, phong thưởng hay ban cấp cho những người có công, cung nữ,
phi tần, hoặc cấp thái ấp cho các vương hầu? Mà thời Trần, làng xã đã phân hoá rất
nhiều, rất nhiều làng không có ruộng công, nhiều làng lại có cả ruộng công, ruộng
tư. Vì vậy cần phải có hình thức nào đó để quản lý số ruộng đất cần thiết. Trong
mộc bài Đa Bối có ghi giới hạn Đông Tây Nam Bắc đã ghi rõ trong địa tô, trong
giấy tờ. Có lẽ đây là một hình thức quản lý ruộng đất đương thời và với nhiều hình
thức thô sơ khác, nhà Trần mới mạnh dạn chủ trương bán ruộng công cho dân mua
làm ruộng tư hoặc làm các việc khác.
Ruộng công làng xã tuy thuộc sở hữu Nhà nước nhưng vẫn do làng xã quản
lý. Nhà nước Trung ương giao cho các làng xã quản lý và lo việc phân chia cày
cấy, thu thuế tô theo đúng lệ. Làng xã có quyền hưởng thụ toàn bộ ruộng đất công
của mình, có quyền phân chia cho các thành viên đến tuổi (18 tuổi) theo cách thức
và tục lệ của mình.
Chúng ta đề cập đến vấn đề ban cấp ruộng đất hộ nông dân. Nhà nước tiến
hành ban cấp bổng lộc cho các quan lại, phong thưởng cho những người có công
bằng làng ấp hay hộ nông dân. Thời Lý, phần lớn các đại thần có công đều được
ban thực ấp. Theo Thần tích địa phương, thái uý Tô Hiến Thành được ban thực ấp
ở An Lão (Bình Lục – Hà Nam Ninh). Có thể thấy ban thực ấp tức là cho hưởng tô
thuế của ấp đó. Hình thức ban thực ấp không thấy sử đời Trần ghi lại, song được thi
hành khá đều đặn trong các triều đại Lê. Chỉ trong các nguồn sử liệu tư nhân như
Thần tích, gia phả, chúng ta mới bắt gặp khái niệm thực ấp thi hành trong đời Trần.
Bên cạnh chính sách ban thưởng thực ấp, nhà Lý còn thực hiện hình thức ban
thưởng khác là ban thực ấp kèm thật phong. Trong bia Càn Ni sơn Hương Nghiêm
tự bi minh dựng cuối năm Thiên Phù Duệ Vũ thứ 5 (1125) ở Phủ Lý (Đông Sơn -
Thanh Hoá) và Hoàng Việt thái phó lưu quân mộ chí dựng năm Thiên Thuận thứ 3
(1130) thì Thái uý Lưu Khánh Đàm được ban “thực ấp 6700 hộ (mộ chí ghi 6000
gia) ăn thật phong 300 hộ”. Hay tri châu Hà Hưng Tông có thực ấp 1900 hộ và thật
phong 900 hộ, hoặc Lý Bất Nhiễm tước hầu, có thực ấp 7500 hộ, thật phong 1500
6
hộ… Hình thức này là đặc trưng của thời Lý, sang thời Trần không còn nữa. Vậy
thực chất của nó là gì? Trước hết đó là hình thức đánh giá công lao và đóng góp
của người được ban cấp đối với nhà Lý. Chức, hàm, tước càng cao thì số lượng ban
cấp càng nhiều. Lý Thường Kiệt và sau ông là Đỗ Anh Vũ có chức hàm gần giống
nhau và đều được ban tước là Việt Quốc Công thì số lượng thực ấp và thật phong
tính theo hộ như nhau: thực ấp 1 vạn hộ, thật phong 4 nghìn hộ.
Theo nhiều nhà sử học, phần thực ấp (số lượng hộ được ăn) là chỉ có danh
mà không có thật. Tức là người được ban cấp trên danh nghĩa được nhận một số
lượng thực ấp phù hợp và xứng đáng với quan chức và đóng ghóp của người đó.
Nhưng do thực ấp của triều đình không đủ để thực hiện việc ban cấp theo đúng số
lượng được ghi. Cho nên nhà Lý đã một mặt đánh giá công lao của người được ban
thực ấp, mặt khác lại quy định cụ thể số hộ mà họ được thật sự phong thưởng.
Số lượng thật phong có thể là một thực tế. Thật phong cũng tính theo hộ.
Mỗi đơn vị hộ trong thật phong vẫn phải đóng một số tô thuế nhất định cho triều
đình theo thực trạng tài sản thì nay chuyển cho người được cấp phong. Như vậy
hình thức phong thưởng này không đặt ra một sự tương ứng với số ruộng đất hay
một số làng xã nào đó. Nghĩa là ở đây Nhà nước Trung ương vẫn giữ cho mình
quyền sở hữu ruộng đất. Khi người được phong chết hay vì lý do nào đó bị cách
chức, Nhà nước không cần thiết phải thực hiện một hành vi sung công điền sản hay
lấy lại ruộng đất. Chế độ thực ấp kèm thật phong không tạo điều kiện cho sự củng
cố sở hữu ruộng đất phong kiến tư nhân sinh ra điền trang, thái ấp.
Sang thời Trần, bên cạnh chủ trương phong thưởng bằng ruộng đất, Nhà
nước thi hành chính sách ban cấp thang mộc ấp. Đây là hình thức du nhập từ Trung
Quốc phong kiến, thang mộc ấp là đất của nhà vua ban cho chư hầu để lấy thu nhập
chi phí vào việc “trai giới” khi về chầu. Nó cũng có nghĩa là đất gốc của một thời
đại
Các hình thức ban thưởng kiểu thực ấp, thang mộc ấp bằng đơn vị làng, ấp
chỉ phù hợp với thời Lý Trần, khi Nhà nước Trung ương chưa nắm chắc được số
7
lượng ruộng đất của từng địa phương trong nước và chưa đặt ra cách ban thưởng
bằng ruộng đất. Có khả năng ruộng đất công làng xã thuộc sở hữu Nhà nước chiếm
ưu thế. Việc ban thưởng theo đơn vị làng, ấp, do đó ít ảnh hưởng đến bộ phận
ruộng đất tư hữu của nhân dân.
Một hình thức ban thưởng nữa là thác đao điền. Tài liệu ghi về thác đao điền
sớm nhất là Việt điện u linh (đầu thế kỷ XIV) được Đại Việt sử ký toàn thư chép lại:
“Trong khoảng niên hiệu Thiên Cảm Thánh Vũ (1014 – 1046) theo Thánh Tông đi
đánh ở miền Nam… Khi thắng trận trở về định công, Phụng Hiểu nói: “Thần không
muốn thưởng tước, xin cho đứng trên núi Băng Sơn ném đao lửa đi xa, đao rơi
xuống chỗ nào trong đất công (nguyên văn là quan địa) thì xin ban cho làm sản
nghiệp. Vua nghe theo. Phụng Hiểu lên núi, ném đao xa đến hơn 10 dặm, đao rơi
xuống hương Đa Mi. Vua bèn lấy ruộng ấy ban cho, tha thóc thuế cho ruộng ném
đao ấy. Vì vậy người Châu Ái gọi (ruộng) thưởng công là (ruộng) ném đao””.
Như vậy thời nhà Lý, Nhà nước đã lấy ruộng công làng xã phong thưởng cho
những người có công một cách quy mô. Số ruộng này theo Lý Tế Xuyên và Phan
Huy Chú, được biến thành ruộng tư, nhưng theo các nguồn sử liệu khác thì chỉ là
ruộng thế lộc (nghĩa là Nhà nước vẫn giữ quyền sở hữu). Đến nhà Trần hình thức
thác đao không còn được đề cập đến nữa.
Đến đời Trần, hình thức phong cấp đáng lưu ý là thái ấp. Thái ấp và điền
trang đều là những ruộng đất của tầng lớp quý tộc quan liêu đời Trần, nhưng tính
chất và đặc điểm lại khác nhau. Thái ấp là ruộng đất do vua ban cấp cho các quý
tộc triều Trần có công, quy mô tương đối nhỏ, chỉ 1 – 2 xã. Trên danh nghĩa, ruộng
đất thái ấp thuộc quyền sở hữu của nhà nước, triều đình có quyền lấy của người này
ban cho người khác. Quý tộc có quyền sử dụng và hưởng hoa lợi về đất đai. Quyền
chiếm dụng ruộng đất có điều kiện và hạn chế, mang tính thụ động cuả các quý tộc
đối với các thái ấp đảm bảo cho thái ấp không có khả năng phát triển các yếu tố cát
cứ hay chống lại chính quyền trung ương (bởi quy mô nhỏ bé của nó) như các thái
ấp lãnh địa ở Tây Âu thời Trung đại.
8
Điền trang là các trang trại lớn của các quý tộc, họ trực tiếp quản lý và sử
dụng sức lao động của gia nô, nô tì và có quyền thừa kế. Điền trang thuộc sở hữu tư
nhân. Trong khoảng một thế kỷ, kinh tế điền trang quý tộc đã phát triển mạnh, chủ
yếu ở bãi bồi ven sông. Chế độ điền trang hàm chứa những yếu tố và xu thế cát cứ.
Việc ban cấp thái ấp cho các vương hầu ở thời Trần đánh dấu bước phát triển
trên con đường phong kiến hoá của chế độ sở hữu Nhà nước về ruộng đất công làng
xã. Đồng thời việc chiếm hữu có điều kiện các thái ấp tạo điều kiện cho các vương
hầu trở thành những quý tộc có quyền lực.
Tóm lại, thế kỷ X đến thế kỷ XV, nhất là thời Lý Trần, bằng nhiều hình thức
khác nhau từ phong hộ đến phong đất, Nhà nước quân chủ Trung ương tập quyền
đã dần dần tăng cường quyền lực của mình đối với ruộng công làng xã. Việc ban
thưởng bằng ruộng đất mở đầu cho việc sử dụng ruộng đất làm bổng lộc cho các
quan lại. Chế độ sở hữu về ruộng đất lấn thêm một bước vào quyền chiếm hữu của
làng xã.
- Đối với ruộng đất tư
Nhà nước phong kiến Việt Nam trung đại khuyến khích và tôn trọng hình
thức này.
Vào thời Lý, chế độ sở hữu ruộng đất tư nhân đã phổ biến và phát triển. Hiện
tượng mua bán, kiện tụng và cúng tặng ruộng đất đã xuất hiện ở nhiều nơi và Nhà
nước đã ban hành nhiều điều luật công nhận quyền tư hữu này. Vua Anh Tông đã
quy định phép chuộc ruộng và nhận ruộng, ruộng cầm đợ trong 20 năm được
chuộc, tranh nhau ruộng đất trong vòng 5 năm hay 10 năm thì được quyền kiện. Có
ruộng vườn hoang mà người khác cày cấy thì tranh nhận lại không quá 1 năm, ai
làm trái bị phạt 80 trượng. Ruộng đã bán đoạn có khế ước thì không được chuộc, ai
trái cũng bị 80 trượng. Tranh nhận ruộng ao mà dùng binh khí đánh tử thương cũng
bị 80 trượng, xử tội đồ và đem ruộng ao trả cho người bị tử thương. Như vậy nhà
Lý đã chấp nhận nguyên tắc ruộng chiếm giữ lâu năm thì thành tư hữu, thậm chí
9
tạo điều kiện cho bọn cường hào, địa chủ địa phương cướp chiếm ruộng vườn bỏ
hoang của nhân dân lao động.
Văn bia Càn Ni sơn Hương Nghiêm tự bi minh có ghi sự kiện tranh chấp
ruộng đất “Năm Tân Mùi (1091) có hai chàng phò ký lang họ Thiều và họ Tô xin
lại khoảnh ruộng đất của tổ tiên là quan bộc xạ Lê Lương. Vua xét lời tâu bèn trả
lại giáp Bối Lý cho thuộc về họ hàng Lê Công. Do đó mùa thu năm ấy, thái uý Lý
Công đến tận nơi, cho chuộc ruộng đất, lập bia đá và chia ruộng công cho hai giáp,
rồi ông lại tới đầm A Lôi, chia một nửa đầmcho giáp Bối Lý, một nửa đầm cho
giáp Viên Đàm ”. Hiện tượng con cháu đòi lại ruộng đất xa xưa của quan bộc xạ Lê
Lương thời Đinh Tiên Hoàng cách đó hơn 100 năm là khẳng định quyền thừa kế
ruộng đất. Đầu năm 1128, Lý Thần Tông “xuống chiếu rằng: phàm dân có ruộng
đất bị sung công cùng là bị tội phải làm điền nhi thì đều được tha cả”. Sau đó để
hạn chế sự kiện tụng và tranh chấp ruộng đất, năm 1135, Lý Thần Tông lại quy
định: “Những người đã bán ruộng ao không được tăng tiền lên mà chuộc lại, làm
trái phải tội ”.
Như vậy mua bán ruộng đất đã là hiện tượng tương đối phổ biến và quy định
của pháp luật khá cụ thể. Nhà nước công khai khẳng định quyền mua bán ruộng đất
của các tầng lớp xã hội. Hình thức kinh doanh và đơn vị canh tác ruộng đất tư hữu
này cũng khó xác định cụ thể. Có thể thấy rằng hình thức bóc lột chủ yếu là tá điền
nộp tô kết hợp kiểu bóc lột lao dịch.
Ở thời Trần, chế độ sở hữu tư nhân phát triển lên một bước cao hơn. Ngay từ
năm 1227, do sự phát triển của việc mua bán và tranh chấp ruộng đất, nhà Trần đã
phải quy định rõ về việc điểm chỉ lên các giấy tờ, văn khế mua bán ruộng đất, của
cải của tư nhân. Sự phát triển mạnh mẽ cuả chế độ sở hữu tư nhân về ruộng đất
buộc nhà Trần phải công nhận và bảo vệ nó. Năm 1254, nhà Trần thực hiện một
chủ trương chưa từng có từ trước tới nay là bán ruộng quan (quan điền) cho dân
mua làm ruộng tư, mỗi một diện là 5 quan. Có lẽ đây là đòi hỏi của tư hữu ruộng
đất, nhưng việc làm của triều đình đã mở rộng cửa cho ruộng đất tư hữu và sự thay
10
đổi của các chủ sở hữu. Tiền tệ thâm nhập mạnh mẽ vào ruộng đất, ruộng đất trở
thành hàng hoá qua bán, trao đổi tạo ra cho xã hội một tầng lớp đặc biệt là địa chủ
thường hay địa chủ thứ dân và tầng lớp tiểu nông tư hữu nhỏ phổ biến trong xã hội.
Năm 1248, nhà Trần tiến hành đắp đê trong cả nước. Để bảo vệ quyền lợi tư
hữu ruộng đất của dân, chính quyền đã hạ lệnh cho các quan địa phương nếu đắp
vào ruộng dân thì đo đạc mà đền bù bằng tiền. Việc mua bán ruộng đất công khai,
hợp pháp lại đựơc nhà nước ủng hộ bằng pháp lệnh năm 1254 làm cho sở hữu địa
chủ phát triển mạnh thêm. Nhưng chính sự mua bán ruộng đất cũng làm cho tính
chất sở hữu trong thành phần kinh tế này luôn dao động, không tập trung, không ổn
định như thái ấp, điền trang. Lệnh bán ruộng công làm ruộng tư năm 1254 cũng tạo
điều kiện cho gia đình tiểu nông mua thêm ruộng đất. Những năm mất mùa đói
kém là lúc mà ruộng đất chuyển từ dân nghèo vào địa chủ. Cuối mùa xuân 1292,
tình trạng mua bán ruộng đất lại dồn dập hơn. Triều đình phải ra lệnh quy định thể
thức làm văn tự bán đoạn hay độ ruộng đất, lại xuống chiếu rằng những người mua
dân lương thiện thì cho chuộc lại, ruộng đất và nhà ở thì không theo luật này.
Sản xuất tiểu nông cộng sinh với các loại hình quan hệ sản xuất khác nhau.
Các thành phần kinh tế điển trang, thái ấp, địa chủ…đều dựa trên sản xuất tiểu
nông dưới những hình thức và mức độ bóc lột khác nhau. Và trên một hàm nghĩa
rộng lớn hơn: nông dân “tự do”, nông dân tá điền, nông nô (không loại trừ một bộ
phận gọi là nô) đã hoà vào nhau lập thành một thành phần kinh tế xã hội rộng lớn.
Nó góp phần rất lớn cùng với sở hữu ruộng đất Nhà nước, hạn chế sự phát triển của
điền trang, thái ấp, hạn chế con đường phong kiến theo kiểu lãnh địa bóc lột nông
nô trong thế kỷ XIII và các thế kỷ sau.
Đến cuối thế kỷ XVI, xã hội Đại Việt thời nhàTrần lâm vào tình trạng khủng
hoảng kinh tế xã hội trầm trọng. Điều trông thấy rõ nhất là sự suy yếu đến bất lực
của chính quyền Trung ương. Nhà nước hầu như không điều hành nổi bộ máy quan
lại và các địa phương. Hàng loạt các biến đổi đã diễn ra trong suốt từ thế kỷ XI đến
thế kỷ XIV trong hệ thống bộ máy nhà nước.
11
Nhà nứơc Trung ương không ngừng tìm mọi biện pháp để củng cố quyền lực
mà một trong những vấn đề then chốt là tìm cách nắm chắc quyền quản lý ruộng
đất, nhằm hình thành quyền sở hữu tối cao về ruộng đất trên thực tế (tức là bao
gồm cả quyền tịch thu hay sung công ruộng đất tư nhân trong những trường hợp
cần thiết). Quá trình này bắt đầu từ thời Lý khi xu hướng thống nhất quốc gia giành
được ưu thế hoàn toàn. Năm 1092 vua Lý Nhân Tông ra lệnh cho cả nước lập sổ
điền bạ để thu tô. Đây là mốc mở đầu quá trình can thiệp vào quản lý toàn bộ đất
đai trong cả nước.
Quá trình phát triển tự nhiên của của sở hữu tư nhân, sự phát triển của ruộng
tư là hiện tượng có tính quy luật. Đến nhà Trần, nhà nước có những chính sách
khuyến khích thì sự phát triển đó đặc biệt được đẩy mạnh: 1256 Nhà nước bán
quan điền; 1266 vua xuống chiếu cho phép vương hầu, côngchúa, phò mã, cung tần
chiêu tập dân phiêu tán để khai khẩn ruộng hoang, lập ra điền trang. Sở hữu tư nhân
phát triển mạnh mẽ. Ruộng đất tư hữu phát triển không chỉ trên vùng đất mới khai
hoang mà còn qua cả con đường chuyển hoá từ ruộng công sang ruộng tư, tức là
bao gồm cả quá trình tư hữu hoá ruộng đất công. Rõ ràng ở đây tồn tại một hiện
tượng nghịch lý: Nhà nước ra sức củng cố quyền lực của chính quyền trung ương,
đồng thời có những tác động thuận chiều cho sở hữu tư nhân dưới mọi hình thức
phát triển mạnh. Sở hữu làng xã ngày càng bị thu hẹp và chịu sự chi phối của thế
lực địa phương. Sở hữu phong kiến lớn ngày càng đóng vai trò quan trọng trong
quan hệ ruộng đất.
Sở hữu tư nhân phát triển không những đụng chạm đến diện tích đất công mà
còn kéo theo những chuyển biến về cấu trúc xã hội. Xã hội tồn tại những mâu thuẫn
cần giải quyết, đòi hỏi phải có một sự cải cách.
Tháng 7 năm 1397, Hồ Quý Ly ban hành chính sách hạn chế ruộng đứng tên
(ruộng tư). Sử ghi lại: “Các đại vương, trưởng công chúa không bị hạn định số
ruộng, cho đến thứ dân, ruộng không quá 10 mẫu. Người nào nhiều ruộng đựơc
phép lấy ruộng chuộc tội, số ruộng thừa ra thì sung công ”. Để tạo điều kiện thực
12
hiện chính sách hạn danh điền, năm 1398, Hồ Quý Ly ra lệnh những người có
ruộng đất tư phải cung khai diện tích thuộc sở hữu của mình và cắm thẻ ghi rõ họ
tên trên bờ ruộng. Nhà nước cũng giao cho các quan phủ, châu, huyện phải cùng
nhau đi đo, khám và lập sổ sách. Thời hạn hoàn thành công việc này là 5 năm, thửa
nào không có thẻ cắm là ruộng không chủ , bị sung công.
Chính cách hạn điền của Hồ Quý Ly là sự khẳng định sự xác lập trên thực tế
quyền sở hữu tối cao của Nhà nước. Với quyền lực đó, Nhà nước đứng ra tiến hành
một cuộc tổng điều chỉnh trên quy mô cả nước. Đây là lần đầu tiên Nhà nước công
khai dùng biện pháp cứng rắn can thiệp trực tiếp vào quyền sở hữu cá nhân, kể cả
ruộng tư của tầng lớp quý tộc. Nó còn trực tiếp chống lại khuynh hướng phát triển
của sở hữu phong kiến lớn và thông qua đó khôi phục lại quyền sở hữu trên một bộ
phận ruộng đất quan trọng. Nhà nước sử dụng quyền lực để bảo vệ cơ sở kinh tế.
Thực chất chính sách nàylà nhằm củng cố địa vị của chính quyền trung
ương, của thiết chế tập quyền. Trong hoàn cảnh lúc đó, chính sách nàylà biểu hiện
của thái độ đoạn tuyệt với mô hình kinh tế xã hội cũ, với phương thức cai trị theo
kiểu “thân dân” chuyển sang hình thức chuyên chế.
Theo phép hạn danh điền thì quyền lợi của đại vương và trưởng công chúa
không bị đụng chạm đến. Loại đối tượng thứ hai được miễn trừ là các sở hữu tư
nhân có 10 mẫu ruộng trở xuống, nghiã là tuỵêt đại địa chủ và toàn bộ nông dân có
sở hữu ruộng tư - tầng lớp đại diện cho hình thức kinh thế tiến bộ lúc đó - không bị
chính sách hạn điền động chạm đến. Đối tượng bị chĩa mũi nhọn là các chủ sở hữu
có hơn 10 mẫu ruộng mà địa vị xã hội không phải đại vương hay công chúa, chủ
yếu là các chủ điền trang. Mục đích là nhằm xoá bỏ loại hình kinh tế điền trang.
Có thể nghĩ rằng chính sách hạn danh điền của Hồ Quý Ly không được thực
hiện một cách rộng khắp và triệt để. Năm 1399, nhân vụ mưu sát Hồ Quý Ly bị bại
lộ, một số tướng soái của nhà Trần cùng hơn 370 “tòng phạm” bị giết, gia tài điền
sản của họ bị tịch thu. Tổng diện tích ruộng đất thuộc sở hữu Nhà nước tănglên
đáng kể và còn sung công một lượng lớn nô tỳ.
13
Năm 1401, Hồ Quý Ly ban hành phép hạn nô: “chiếu theo phẩm cấp mà
được nuôi nhiều hay ít khác nhau. Số thừa ra nộp lên nhà vua”. Đây là biện pháp
không thể tách rời chính sánh hạn điền nhằm hạn chế gia nô của mỗi quý tộc, đồng
thời ngăn chặn quá trình nông nô hoá đang phát triển lan tràn. Nó không phải là
chính sách nhằm giải phóng nô tỳ mà chủ yếu và trước hết nhằm bảo vệ quỳên
kiểm soát dân đinh của chính quyền trung ương.
Như vậy vào cuối thế kỷ XIV, chế độ sở hữu nhà nước về ruộng đất bị thu
hẹp lại, chế độ sở hữu ruộng đất lớn, sở hữu tư nhân phát triển mạnh. Chế độ sở
hữu điền trang của quý tộc đặc biệt nổi bật, nhưng vẵn nằm trong khuôn khổ liên
kết chặt chẽ với bên ngoài chứ không phải tách biệt hoàn toàn – song cũng đe doạ
làm sụp đổ ưu thế của chế độ sở hữu Nhà nước về ruộng đất. Trước những mâu
thuẫn đó, chính quyền Hồ Quý Ly đẫ tiến hành cải cách nhằm hạn chế sự phát triển
chế độ nông nô, nô tỳ, tước đoạt bớt ruộng đất tư hữu, khôi phục ưu thế của chế độ
sở hữu Nhà nước về ruộng đất và của chế độ chiếm hữu làng xã. Nó còn làm hãm
lại bước phát triển cuả quan hệ sản xuất phong kiến.
Vấn đề ở đây là xu thế phát triển của quan hệ sản xuất phong kiến là tất yếu.
Cải cách của Hồ Quý Ly mở rộng diện tích công trên cơ sở mối quan hệ cũ không
giải quyết được những vấn đề xã hội đặt ra.
2. Từ thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XVI
Sau nhà Hồ, ách thống trị của nhà Minh đặt lên nước ta, hàng loạt các cuộc
khởi nghĩa của nhân dân ta đã nổ ra, kết quả là nhà Lê thành lập với chiến thắng
của Lê Lợi. Vừa lên ngôi, nhà Lê đã đảm nhận sứ mệnh lịch sử to lớn qiải quyết
các vấn đề xã hội đặt ra
Ngay từ 1427, Lê Lợi đã ra lệnh thu thuế ruộng công để tích trữ và kêu gọi
nhân dân phiêu tán trở về quê quán nhận lại ruộng đất cày cấy và xây dựng lại làng
xóm. Năm 1428, nhà Lê hạ lệnh làm sổ ruộng sổ hộ, ra lệnh cho các địa phương
thống kê số ruộng đất của các quan ty ngạch cũ, các thế gia triều trước…dâng nộp
lên vua. Nhà Lê đã khẳng định quyền sở hữu tối cao của mình với lãnh thổ quốc
14

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét