Báo Cáo Tổng Hợp Bùi Thanh Nga – KTPT 47A - QN
- Ngày 01/11/1995, Chính phủ ra quyết định số 75/CP quy định chức
năng, nhiệm vụ quyền hạn, tổ chức bộ máy của Bộ kế hoạch và đầu tư trên cơ
sở hợp nhất Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước và Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và
đầu tư.
Trải qua hơn nửa thế kỷ cho đến nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày
càng lớn mạnh và trưởng thành với các thành tích to lớn trong việc xây dựng
các kế hoạch khôi phục kinh tế, cải tạo XHCN, các kế hoạch hàng năm, kế
hoạch dài hạn, chiến lược, quy hoạch phát triển 10 năm, 20 năm…
1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn
theo quy định tại Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002
của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Bộ, cơ quan ngang bộ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
-1. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các dự án luật, pháp lệnh, các
dự thảo văn bản quy phạm pháp luật khác về lĩnh vực kế hoạch và đầu tư
thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
-2. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch tổng
thể, dự án kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, vùng lãnh thổ, kế
hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm và các cân đối chủ yếu của nền kinh tế
quốc dân, trong đó có cân đối tài chính, tiền tệ, vốn đầu tư xây dựng cơ bản
làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch tài chính - ngân sách.
-3. Ban hành các quyết định, chỉ thị, thông tư trong lĩnh vực kế hoạch và
đầu tư thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
-4. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm thực hiện các văn
bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê
duyệt và các văn bản pháp luật khác thuộc phạm vi quản lý của Bộ.
-5. Lập quy hoạch, kế hoạch:
5 GV hướng dẫn: TH.S Vũ Cương
Báo Cáo Tổng Hợp Bùi Thanh Nga – KTPT 47A - QN
Trình Chính phủ chương trình hành động thực hiện kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội đã được Quốc hội thông qua. Hướng dẫn các Bộ, cơ
quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương xây dựng quy hoạch, kế hoạch phù hợp. Tổng hợp
quy hoạch, kế hoạch phát triển, kế hoạch, thẩm định các quy hoạch phát triển
ngành, vùng lãnh thổ của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính
phủ và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tổng hợp các cân đối chủ yếu
của nền kinh tế quốc dân.
-6. Về đầu tư trong nước và ngoài nước:
Trình Chính phủ quy hoạch, kế hoạch, danh mục các dự án đầu tư
trong nước, các dự án thu hút vốn đầu tư nước ngoài và điều chỉnh trong
trường hợp cần thiết. Thẩm định các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết
định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, cấp giấy phép đầu tư cho các dự
án theo thẩm quyền.
-7. Về quản lý ODA:
Là cơ quan đầu mối trong việc thu hút, điều phối, quản lý ODA, chủ
trì soạn thảo chiến lược, quy hoạch thu hút và sử dụng ODA, hướng dẫn cơ
quan chủ quản xây dựng danh mục và nội dung các chương trình, dự án ưu
tiên vận động ODA, tổng hợp danh mục các chương trình, dự án sử dụng
ODA trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
-8. Về quản lý đấu thầu:
Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ kế hoạch đấu thầu và kết quả
đấu thầu các dự án thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ,
theo dõi việc tổ chức thực hiện các dự án đấu thầu đã được Chính phủ phê
duyệt.
-9. Về quản lý nhà nước các khu công nghiệp, các khu chế xuất:
6 GV hướng dẫn: TH.S Vũ Cương
Báo Cáo Tổng Hợp Bùi Thanh Nga – KTPT 47A - QN
Trình Chính phủ quy hoạch, kế hoạch phát triển, Thẩm định và trình
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể các khu công nghiệp, khu
chế xuất, việc thành lập các khu công nghiệp, khu chế xuất, hướng dẫn triển
khai quy hoạch, kế hoạch phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất đã
được phê duyệt.
-10. Về doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh:
Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan trình Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ chiến lược, chương trình, kế hoạch sắp xếp, đổi mới, phát
triển doanh nghiệp nhà nước, cơ chế quản lý và chính sách hỗ trợ đối với sắp
xếp doanh nghiệp nhà nước và phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc các
thành phần kinh tế, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về khuyến khích
đầu tư trong nước. Làm đầu mối thẩm định đề án thành lập, sắp xếp, tổ chức
lại doanh nghiệp nhà nước theo phân công của Chính phủ.
-11. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học, ứng
dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong các lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc
phạm vi quản lý của Bộ.
-12. Thực hiện hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực kế hoạch và đầu tư
thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật.
-13. Quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực kế hoạch và
đầu tư thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định pháp luật, quản lý và chỉ
đạo hoạt động đối với các tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ.
-14. Quản lý nhà nước các hoạt động của hội, tổ chức phi Chính phủ
trong các lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy
định của pháp luật.
-15. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng,
tiêu cực và xử lý các vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực kế hoạch và đầu tư
thuộc thẩm quyền của Bộ.
7 GV hướng dẫn: TH.S Vũ Cương
Báo Cáo Tổng Hợp Bùi Thanh Nga – KTPT 47A - QN
-16. Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính
của Bộ theo mục tiêu và nội dung, chương trình cải cách hành chính Nhà
nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
-17. Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế, chỉ đạo thực hiện chế độ tiền
lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ,
công chức, viên chức nhà nước thuộc Bộ quản lý, đào tạo bồi dưỡng về
chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức trong các lĩnh
vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ.
-18. Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách
được phân bổ theo quy định của pháp luật.
1.3. Cơ cấu tổ chức của Bộ.
a) Các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước:
1. Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân;
2. Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ;
3. Vụ Tài chính, tiền tệ;
4. Vụ Kinh tế công nghiệp;
5. Vụ Kinh tế nông nghiệp;
6. Vụ Thương mại và dịch vụ;
7. Vụ Kết cấu hạ tầng và đô thị;
8. Vụ Quản lý khu công nghiệp và khu chế xuất;
9. Vụ Thẩm định và giám sát đầu tư;
10. Vụ Quản lý đấu thầu;
11. Vụ Kinh tế đối ngoại;
12. Vụ Quốc phòng - An ninh;
13. Vụ Pháp chế;
14. Vụ Tổ chức cán bộ;
15. Vụ Khoa học, Giáo dục, Tài nguyên và Môi trường;
8 GV hướng dẫn: TH.S Vũ Cương
Báo Cáo Tổng Hợp Bùi Thanh Nga – KTPT 47A - QN
16. Vụ Lao động, Văn hoá, Xã hội;
17. Cục Đầu tư nước ngoài;
18. Cục Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa;
19. Thanh tra;
20. Văn phòng.
Vụ Kinh tế đối ngoại, Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân, Vụ Kinh tế địa phương
và lãnh thổ, Văn phòng được lập phòng do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư
quyết định sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
b) Các tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ:
1. Viện Chiến lược phát triển;
2. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương;
3. Trung tâm Thông tin kinh tế - xã hội quốc gia;
4. Trung tâm Tin học;
5. Báo Đầu tư;
6. Tạp chí Kinh tế.
II.Viện chiến lược -phát triển
2.1. Sơ lựơc quá trình hình thành và phát triển của viện chiến lược phát
triển.
Viện chiến lược phát triển thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư được thành lập
trên cơ sở tiền thân là hai vụ thuộc Uỷ ban kế hoạch Nhà nước là vụ Tổng hợp
kinh tế quốc dân dài hạn và vụ kế hoạch phân vùng kinh tế.
Qúa trình hình thành và phát triển của viện như sau:
- Năm 1964:
Theo quyết định số 47-CP ngày 09/03/1964 của Hội đồng chính phủ thành lập
hai vụ là Vụ Tổng hợp kế hoạch kinh tế quốc dân dài hạn và Vụ Kế hoạch
phân vùng kinh tế .
9 GV hướng dẫn: TH.S Vũ Cương
Báo Cáo Tổng Hợp Bùi Thanh Nga – KTPT 47A - QN
- Năm 1974:
Theo nghị định số 49/CP ngày 25/03/1974 của Hội đồng chính phủ thành lập
viện phân vùng và quy hoạch .
- Năm 1983:
Theo quyết định số 69/HĐBT ngày 09/07/1983 của Hội đồng Bộ trưởng về tổ
chức sửa đổi, bổ sung tổ chức trực thuộc uỷ ban kế hoạch Nhà nước, giải thể
Vụ tổng hợp kinh tế quốc dân dài hạn và thành lập viện nghiên cứu kế hoạch
dài hạn.
- Năm 1986:
Đổi tên Viện phân vùng và quy hoạch thành Viện phân bố lực lượng sản xuất
.
- Năm 1988:
Giải thể Viện nghiên cứu kế hoạch dài hạn và Viện phân bố lực lượng sản
xuất thuộc Uỷ ban kế hoạch Nhà nước theo quy định số 198 UB/TCCB ngày
19/08/1988 của chủ nhiệm Uỷ ban kế hoạch Nhà nước.
- Năm 1994:
Đổi tên Viện Kế hoạch dài hạn và Viện phân bố lực lượng sản xuất thành
Viện chiến lược phát triển (có vị trí tương đương Tổng cục loạiI ) theo quyết
định số 11-UB/TCCB của Chủ nhiệm Uỷ ban kế hoạch Nhà Nước ngày
01/10/1994.
- Năm 2003:
Thủ tướng chính phủ ký quyết định Viện chiến lược phát triển là Viện cấp
quốc gia .
2.2. Nhiệm vụ và chức năng.
2.2.1. Chức năng
- Viện Chiến lược phát triển là Viện cấp quốc gia, trực thuộc Bộ Kế hoạch và
Đầu tư, có chức năng nghiên cứu và đề xuất về chiến lược, quy hoạch phát
10 GV hướng dẫn: TH.S Vũ Cương
Báo Cáo Tổng Hợp Bùi Thanh Nga – KTPT 47A - QN
triển kinh tế - xã hội của cả nước, các vùng lãnh thổ, tổ chức nghiên cứu khoa
học, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên ngành và tổ chức hoạt động tư vấn về
lĩnh vực chiến lược, quy hoạch theo quy định của pháp luật.
- Viện Chiến lược phát triển là đơn vị sự nghiệp khoa học, có tư cách pháp
nhân, con dấu và tài khoản riêng, hoạt động tự chủ theo quy định của pháp
luật.
2.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn
- Tổ chức nghiên cứu và xây dựng các đề án về chiến lược, quy hoạch phát
triển kinh tế - xã hội của cả nước, các vùng lãnh thổ theo sự phân công của Bộ
trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
- Giúp Bộ trưởng thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến chiến lược, quy
hoạch, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ cho các đơn vị chức năng của
Bộ, ngành, địa phương lập quy hoạch phát triển của mình.
- Tham gia thẩm định các dự án quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các dự án quy hoạch phát triển
ngành, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế thuộc địa phương quản lý
theo phân công của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
- Tổ chức triển khai thực hiện các chương trình nghiên cứu khoa học về lĩnh
vực chiến lược, quy hoạch được giao và nghiên cứu các lĩnh vực khoa
học khác theo quy định của pháp luật.
- Nghiên cứu lý luận và phương pháp luận về xây dựng chiến lược, quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.
- Phân tích, tổng hợp và dự báo các biến động kinh tế - xã hội, khoa học,
công nghệ, môi trường và các yếu tố khác tác động đến chiến lược, quy
hoạch để phục vụ nghiên cứu chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh
tế - xã hội.
11 GV hướng dẫn: TH.S Vũ Cương
Báo Cáo Tổng Hợp Bùi Thanh Nga – KTPT 47A - QN
- Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế về lĩnh vực chiến lược, quy hoạch theo
sự phân công của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
- Tổ chức thực hiện hoạt động tư vấn về lĩnh vực chiến lược, quy hoạch,
tham gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên ngành và đào tạo sau đại học theo
quy định của pháp luật.
- Quản lý tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng
của Viện và quản lý tài chính, tài sản, kinh phí được giao theo quy định của
pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao.
2.3. Kết quả hoàn thành công việc của Viện trong những năm gần đây
(2005-2008) và phương hướng thực hiện năm 2009.
2.3.1.Tình hình hoạt động của Viện trong các năm gần đây
a)Tình hình nghiên cứu đề án .
Trong các năm qua dưới sự lãnh đạo của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư,
Viện chiến lược và phát triển đã thực hiện nhiều đề án, bao gồm các công tác
xây dựng chiến lược quy hoạch, dự báo kinh tế và một số chương trình khác.
- Công tác xây dựng chiến lược.
+ Làm đầu mối giúp Bộ Kế hoạch và đầu tư triển khai nghiên cứu chiến
lược phát triển kinh tế xã hội thời kỳ 2001-2010.
+ Nghiên cứu chuyên đề, tham gia xây dựng báo cáo sơ bộ về quan điểm
và tư tưởng chỉ đạo của chiến lược để báo cáo tiểu ban chỉ đạo.
- Công tác quy hoạch.
+ Phương hướng và giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế thời kỳ 2006-2010.
+ Phát triển kinh tế - xã hội vùng phía Tây đương Hồ Chí Minh.
+ Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Nam Bộ đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020.
12 GV hướng dẫn: TH.S Vũ Cương
Báo Cáo Tổng Hợp Bùi Thanh Nga – KTPT 47A - QN
+ Chương trình hành động của chính phủ thực hiện quyết định số 37-
NQ/TW ngày 1/7/2004 của Bộ chính trị về phương hướng phát triển kinh tế
xã hội và đảm bảo quốc phòng an ninh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ và
nghị quyết số 39 – NQ/TW ngày 1/7/2004 cho các vùng Bắc Trung Bộ và
duyên hải miền Trung đến năm 2010.
+ Đề án phát triển tổng thể kinh tế - xã hội khu vực kinh tế Vân Phong
tỉnh Khánh Hoà.
+ Đề án quy hoạch tổng thể Vịnh Bắc Bộ đến 2020.
+ Đề án quy chế hoạt động của khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô.
- Các công tác khác .
+ Đề án hợp tác hai nước Việt Nam – Trung Quốc về phát triển hành
lang và vành đai kinh tế .
+ Dự thảo nghị định của chính phủ ban hành danh mục lĩnh vực và địa
bàn đầu tư .
+ Tham gia hai chương về chiến lược và quy hoạch trong dự thảo pháp
lệnh kế hoạch .
+ Đề án phân tíc , dự báo lợi thế so sánh , hạn chế , thử thách và lựa chọn
chiến lựơc phát triển hiệu quả, bền vững của Việt Nam .
+ Đề án điều tra, phân tích và đánh giá tổng hợp lực lượng cốt yếu của
nguồn nhân lực Việt Nam phục vụ xây dựng chiến lược và quy hoạch phát
triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Chiến lược
phát triển kinh tế biển và vùng ven biển Việt Nam đến năm 2020.
b) Tình hình nghiên cứu khoa học .
- Viện đã tập trung nhiều trong việc nghiên cứu lý luận và phương pháp
nghiên cứu. Công tác nghiên cứu khoa học đã được thúc đẩy chất lượng nâng
cao góp phần phục vụ tốt hơn cho việc hoàn thành các nhiệm vụ chuyên
môn .Viện đã hoàn thành nhiều đề tài cấp Bộ và cấp Nhà nước.
13 GV hướng dẫn: TH.S Vũ Cương
Báo Cáo Tổng Hợp Bùi Thanh Nga – KTPT 47A - QN
- Hoàn thành thủ tục đăng ký 11 đề tài nghiên cứu khoa học(NCKH) cấp
Bộ cho năm 2008.
1. Quan hệ tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam
cho đến năm 2015.
2. Nghiên cứu, xác định những khó khăn và đề xuất các giải pháp đẩy nhanh
việc hình thành và phát triển các khu kinh tế ở nước ta.
3. Hiện trạng và định hướng cải tiến chính sách phát triển vùng ở nước ta.
4. Giải pháp phát triển có hiệu quả các hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế xã
hội trên địa bàn tỉnh( trường hợp nghiên cứu tỉnh Vĩnh Phúc ).
5. Nghiên cứu giải pháp giải quyết việc làm cho lao động dọc theo quốc lộ 5
trong quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang phát triển
công nghiệp(lấy ví dụ tỉnh Hải Duơng ).
6. Ảnh hưởng của tuyến hành lang kinh tế Côn Minh – Răng Gun tới sự phát
triển kinh tế Việt Nam.
8. Giải pháp tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện chủ trương đưa các
tỉnh Long An, Tây Ninh và Bình Phước vào các tỉnh trọng điểm phía Nam.
9. Nghiên cứu quan hệ tăng trưởng với đô thị hoá trong thời gian vừa qua
phục vụ cho phát triển kinh tế ở nước ta trong giai đoạn tới(lấy ví dụ là vùng
kinh tế trọng điểm Bắc Bộ ).
10. Nguồn nhân lực chất lượng cao: Hiện trạng phát triển, sử dụng các giải
pháp tăng cường.
11. Xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ yêu cầu bứt phá vùng khó khăn Tây
Bắc.
- Thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước.
+ Đề tài KC.09.11“ Cơ sở khoa học cho việc phát triển kinh tế xã hội
dải ven biển Việt Nam, đề xuất mô hình phát triển cho một số khu vực trọng
điểm ”thuộc chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước
14 GV hướng dẫn: TH.S Vũ Cương
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét