Chi nhánh hoạt động trên sự kế thừa toàn bộ bộ máy, cơ cấu hoạt động của
hội sở trước đây. Điều đó tạo những thuận lợi cho chi nhánh trong suốt quá
trình hoạt động so với các chi nhánh khác mới thành lập trong cùng hệ thống.
Sau 2 năm hoạt động, chi nhánh đã kinh doanh có hiệu quả, có lợi nhuận cao
nhất trong toàn hệ thống, luôn dẫn đầu về huy động vốn và cho vay. Với
những kết quả kinh doanh ấn tượng trong một thời gian ngắn, chi nhánh Hà
Nội ngày càng vững chắc đi lên, quyết tâm hoàn thành kế hoạch kinh doanh
đã đề ra, thực hiện chiến lược dài hạn của cả hệ thống VP Bank là trở thành
ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam.
Trong nền kinh tế có rất nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau, nhiều ngành
nghề khác nhau, do vậy mục đích vay vốn của các cá nhân và tập thể cũng rất
đa dạng. Tuy vậy, những dự án xin vay vốn tại Chi nhánh VP Bank Hà Nội
chỉ tập trung chủ yếu trong một số lĩnh vực là: Thương mại – Dịch vụ, Xây
dựng, Cho vay xây nhà, Mua ô tô…
Các lĩnh vực hoạt động của VPBank:
VP Bank hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng
trên cơ sở thực hiện các nghiệp vụ sau:
- Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của các tổ chức, cá nhân.
- Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước.
- Vay vốn của NHNN và các tổ chức tín dụng khác.
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân.
- Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác.
- Hùn vốn, liên doanh và mua cổ phần theo pháp luật hiện hành.
5
- Thực hiện dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng.
- Thực hiện kinh doanh ngoại tệ.
- Huy động vốn từ nước ngoài.
- Thanh toán quốc tế và thực hiện các dịch vụ liên quan đến thanh toán
quốc tế.
- Thực hiện các dịch vụ chuyển tiền trong và ngoài nước dưới nhiều hình
thức, đặc biệt là chuyển tiền nhanh Western Union.
2. Vài nét về phòng giao dịch Trần Xuân Soạn:
Phòng Giao dịch số 66 Trần Xuân Soạn trực thuộc Chi nhánh cấp I Hà
Nội. Vào ngày 08/08/2007, Phòng được chuyển từ số 4 – Dã Tượng về địa
điểm mới và hoạt động độc lập từ đó đến nay. Đây là một vị trí đẹp, nằm ở
trung tâm thành phố, phía sau Chợ Mơ nên lượng khách khá nhiều. Ngôi nhà
5 tầng thoáng mát tạo điều kiện tốt để các hoạt động giao dịch diễn ra. Tầng 1
là bộ phận tiếp xúc khách hàng và kế toán. Tầng 2 là tầng làm việc của Phòng
phục vụ khách hàng và phòng tiếp khách. Tại đây có 2 phòng nhỏ là Phòng
Kế toán và Phòng phục vụ khách hàng (Trước đây gọi là Phòng tín dụng).
Tầng 3 là phòng làm việc của Trưởng phòng giao dịch. Mọi hoạt động chủ
yếu diễn ra ở 2 tầng 1 và 2.
Sơ đồ I.1: Sơ đồ tổ chức của Phòng giao dịch Trần Xuân Soạn
6
TRƯỞNG PHÒNG
Phòng Phục
vụ khách
hàng
Phòng Kế toán - Ngân quỹ
II. THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ:
1. Hoạt động tín dụng và thẩm định dự án đầu tư thời gian qua:
Kể từ tháng 8/ 2007 tới nay, mới chỉ qua 8 tháng hoạt động, phòng giao
dịch Trần Xuân Soạn đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận trong công
tác tín dụng và thẩm định dự án đầu tư. Trong thời gian qua, đã có khoảng 55
hợp đồng tín dụng được thực hiện với số tiền đã giải ngân khoảng 35 tỷ đồng.
Các loại tín dụng chủ yếu tại phòng giao dịch bao gồm:
- Tín dụng khách hàng cá nhân: Đây là mảng tín dụng quan trọng nhất của
phòng giao dịch. Tính đến thời điểm này đã có khoảng 40 hợp đồng tín dụng
với số tiền giải ngân khoảng 23 tỷ đồng. Hầu hết mục đích của những hợp
đồng tín dụng này là để xây nhà hoặc mua ôtô, phục vụ nhu cầu cá nhân.
Nguyên nhân đây là mảng quan trọng vì phòng giao dịch Trần Xuân Soạn là
mắt xích cơ sở của toàn bộ mạng lưới VPBank. Vì vậy, người dân thích đến
đây để giao dịch hơn là đến những chi nhánh lớn.
Trong một thời gian ngắn hoạt động, đạt được kết quả này là một thành
công đáng ghi nhận đối với các cán bộ phòng giao dịch. Điều này càng khẳng
định mục tiêu của VPBank là hướng đến các khách hàng cá nhân và doanh
nghiệp nhỏ và vừa.
- Tín dụng khách hàng doanh nghiệp: Đây cũng là mảng chiếm vị trí
không nhỏ trong hoạt động của phòng giao dịch. Hiện nay, đã có khoảng 15
hợp đồng tín dụng được thẩm định và giải ngân với số tiền là 12 tỷ đồng (dự
tính số tiền cho vay là 23 tỷ). Trong số những dự án vay vốn tại đây, phần lớn
7
Phòng Phục vụ
khách hàng
Doanh nghiệp
Phòng Phục vụ
khách hàng Cá
nhân
là các dự án đầu tư mới vào hoạt động kinh doanh taxi (9 dự án), còn lại là
các dự án vay vốn nhằm bổ sung kinh phí hoạt động, mua phương tiện đi
lại… Nguyên nhân của việc hầu hết các dự án vay vốn để kinh doanh taxi là
do đây là phòng giao dịch cấp cơ sở, tuy được xem xét những dự án có vốn
vay lớn, nhưng hạn mức duyệt của phòng chỉ là 6 tỷ, còn lại là phải đưa lên
chi nhánh cấp cao hơn. Vì vậy, những dự án lớn thường sẽ lên các chi nhánh
để giao dịch thuận lợi hơn. Đây là một trong những khó khăn mà phòng giao
dịch gặp phải. Chính vì điều này, mục tiêu của phòng giao dịch trong năm nay
sẽ trở thành chi nhánh cấp 2 để mở rộng quy mô hoạt động.
Nhận xét chung: Trong một thời gian ngắn hoạt động, đạt được kết quả này
là một thành công đáng ghi nhận đối với các cán bộ phòng giao dịch. Điều
này càng khẳng định mục tiêu của VPBank là hướng đến các khách hàng cá
nhân và doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tuy còn nhiều khó khăn nhưng tôi tin
phòng giao dịch sẽ đạt được nhiều thành công hơn nữa trong thời gian tới.
2. Quy trình thẩm định:
Quy trình thẩm định dự án đầu tư được tiến hành dựa trên Quy trình
nghiệp vụ tín dụng doanh nghiệp của Ngân hàng VPBank. Quy trình đó có thể
được tóm tắt ở sơ đồ sau:
8
Sơ đồ II.1: Quy trình thẩm định dự án đầu tư
9
Bước 2
Tiếp nhận hồ sơ vay
Bước 1
Tiếp xúc với khách hàng,
hướng dẫn lập hồ sơ
Bước 3a
Nhân viên A/O Doanh nghiệp thẩm định
khách hàng về mọi mặt, trừ tài sản bảo đảm
Bước 3b
Phòng thẩm định tài sản bảo đảm thực hiện
định giá tài sản bảo đảm và lập tờ trình
Bước 4
Tập hợp hồ sơ trình Ban tín dụng/
Hội đồng tín dụng
Bước 5
Hoàn thiện hồ sơ tín dụng
Bước 6
Thực hiện quyết định cấp tín dụng
Bước 7
Kiểm tra, xử lý nợ vay
Bước 8
Tất toán hợp đồng tín dụng
A/O: Phục vụ khách hàng
2.1. Bước 1 - Tiếp xúc với khách hàng, hướng dẫn lập hồ sơ:
Nhân viên phòng A/O doanh nghiệp tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với
doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn tại ngân hàng để nắm bắt một số thông tin
về doanh nghiệp đó:
- Thông tin về tư cách pháp lý, tổ chức của khách hàng.
- Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng trong thời gian qua, các
thuận lợi cũng như khó khăn của doanh nghiệp trong giai đoạn gần đây.
- Nhu cầu vay vốn của khách hàng là bao nhiêu, vay vốn theo hình thức
nào.
- Nội dung dự án, phương án kinh doanh, khả năng hoàn trả nợ vay, cơ cấu
nguồn vốn thực hiện dự án.
- Phương án bảo đảm tín dụng.
- Các thông tin khác có liên quan đến doanh nghiệp cũng như dự án của
họ.
Đồng thời, nhân viên A/O doanh nghiệp cũng phải thông báo cho khách
hàng về các thông tin sau:
- Lãi suất cho vay.
- Điều kiện cho vay.
10
- Các sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng đang có.
- Các thông tin công khai khác về ngân hàng.
Sau khi trao đổi, nếu nhận thấy khách hàng phù hợp với các điều kiện cho
vay của VPBank thì nhân viên A/O doanh nghiệp dựa vào các quy định hiện
hành sẽ chuyển cho khách hàng bản danh mục các hồ sơ tài liệu mà khách
hàng cần hoàn thiện để ngân hàng xét duyệt cho vay.
Nếu khách hàng chưa có kinh nghiệm trong việc đi vay vốn, nhân viên
A/O doanh nghiệp có thể hướng dẫn cụ thể nhưng không được làm thay, tuyệt
đối không được tư vấn, phối hợp để ngụy tạo số liệu. Chính vì vậy, việc yêu
cầu khách hàng cung cấp hồ sơ cần rất cẩn thận, tránh sai sót nhưng cũng
đồng thời phải tránh gây tâm lý khó chịu cho khách hàng.
Nếu sau những trao đổi ban đầu mà nhân viên A/O doanh nghiệp thấy
khách hàng không đủ điều kiện cần thiết và không đủ khả năng bổ sung chúng
thì cần thông báo ngay để khách hàng chủ động tìm phương án khác.
Đây là công việc đầu tiên của các cán bộ thẩm định khi có khách hàng đến
vay vốn. Vì vậy, điều quan trọng nhất là phải tạo được cảm tình đối với khách
hàng, từ đó lấy được càng nhiều thông tin về khách hàng càng tốt. Đối với
công việc này, theo tôi các cán bộ thẩm định đã thực hiện khá tốt. Qua một
thời gian tiếp xúc, tôi thấy các anh chị ở phòng đều rất nhiệt tình, vui vẻ và
tạo được nhiều thiện cảm đối với tôi. Đối với khách hàng cũng vậy, khi họ
đến giao dịch, các cán bộ đều vui vẻ và tạo điều kiện tốt nhất để công việc
diễn ra trôi chảy. Tôi chưa thấy sự không hài lòng nào từ phía khách hàng về
công tác tiếp xúc.
11
2.2. Bước 2 - Tiếp nhận hồ sơ vay vốn:
Nhân viên A/O doanh nghiệp kiểm tra toàn bộ hồ sơ của khách hàng.
Kiểm tra về số lượng hồ sơ:
Nhân viên tín dụng căn cứ vào hồ sơ khách hàng cung cấp và đối chiếu với
các quy định tại quy chế cho vay của VPBank và các quy định khác để kiểm
tra đối chiếu với hồ sơ thực tế. Nếu thấy số lượng hồ sơ chưa đủ thì yêu cầu
khách hàng bổ sung.
Kiểm tra về tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ:
Các tài liệu như phương án kinh doanh, giấy đề nghị vay vốn, biên bản
họp Hội đồng quản trị (hoặc sáng lập viên, Hội đồng thành viên) thông qua
phương án bao gồm cả phương án vay vốn ngân hàng… bắt buộc phải là bản
chính và được ký bởi người đại diện hợp pháp của bên vay trước pháp luật.
Nếu các tài liệu không thể cung cấp được bản chính thì sử dụng bản sao có
công chứng . Các hồ sơ tài sản bảo đảm có thể nhận bản sao để tiến hành định
giá nhưng nhân viên A/O doanh nghiệp phải đối chiếu bản chính hồ sơ gốc
của tài sản bảo đảm với bản sao do khách hàng cung cấp nhằm tránh tình
trạng hồ sơ bản chính của tài sản bảo đảm đang được thế chấp tại một ngân
hàng khác (gọi là tình trạng đảo nợ).
Nhân viên A/O doanh nghiệp bàn giao hồ sơ tài sản bảo đảm cho Phòng
thẩm định tài sản bảo đảm để thẩm định giá trị tài sản bảo đảm. Công việc
12
này cần được tiến hành ngay sau khi khách hàng cung cấp hồ sơ để tránh việc
kéo dài thời gian.
Theo tôi, công việc này được thực hiện khá chuyên nghiệp. Lý do vì
phòng thẩm định có 5 cán bộ, mỗi cán bộ đều đảm nhận một vài loại dự án
riêng biệt nên tính chuyên môn hóa thể hiện khá rõ. Vì vậy, thời gian cũng
như công việc tiếp nhận hồ sơ được giảm xuống và được đơn giản đi đáng kể.
2.3. Bước 3a - Nhân viên A/O doanh nghiệp thẩm định khách hàng về mọi
mặt, trừ tài sản bảo đảm:
Thẩm định khách hàng:
Nhân viên A/O doanh nghiệp tiến hành thẩm định về khách hàng thông
qua các bước:
- Hỏi thông tin CIC qua mạng Internet, nghiên cứu và tham khảo thông
qua các nguồn thông tin khác.
- Thẩm định về tư cách pháp lý của khách hàng, năng lực hành vi dân sự
của khách hàng.
- Thẩm định lịch sử hình thành, phát triển và uy tín của doanh nghiệp.
- Kiểm tra thực lực tài chính, tính hợp lệ của hồ sơ tài chính.
- Đến tận nơi tìm hiểu thực trạng khách hàng.
- Đánh giá hoạt động giao dịch của khách hàng qua tài khoản mở tại
VPBank.
Thẩm định về phương án, dự án vay vốn:
- Thẩm định tính khả thi, hiệu quả của phương án vay.
13
- Đánh giá thực lực tài chính của khách hàng để phục vụ phương án đó.
- Nhận xét xem nhu cầu vay đó có phù hợp với các quy định của VPBank
hay không.
Từ những công đoạn thẩm định trên, nhân viên A/O doanh nghiệp tập hợp
tài liệu, lập tờ trình thẩm định. Tờ trình thẩm định là kết quả của cán bộ thẩm
định về khách hàng vay vốn trong đó ghi rõ ý kiến của cán bộ thẩm định về
tính khả thi của dự án, về món vay, bảo lãnh và hạn mức tín dụng. Tất cả hồ
sơ và tờ trình thẩm định sau đó được chuyển lên trưởng phòng tín dụng.
Trưởng phòng tín dụng sẽ xem xét, kiểm tra về nghiệp vụ thông qua yêu
cầu của cán bộ tín dụng và chỉnh sửa, bổ sung.
Để thực hiện được bước này có hiệu quả, cần có một số yêu cầu như sau:
- Nguồn thông tin về khách hàng cũng như dự án cần đầy đủ, chính xác.
- Nhân viên thẩm định phải có kinh nghiệm.
- Khách hàng phải có sự hợp tác với các nhân viên thẩm định.
2.4. Bước 3b - Phòng thẩm định tài sản bảo đảm thực hiện định giá tài sản
bảo đảm và lập tờ trình:
Nhân viên thẩm định tài sản bảo đảm nhận giấy đề nghị đánh giá tài sản
kèm theo bộ hồ sơ tài sản bảo đảm từ phòng phục vụ khách hàng.
Nhân viên thẩm định tài sản chủ động liên hệ với chủ tài sản để:
- Nắm thông tin về tài sản, hẹn thời gian để tiến hành thẩm định, đề nghị
khách hàng bổ sung hồ sơ liên quan đến tài sản và đối chiếu với bản chính của
hồ sơ tài sản.
14
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét