Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368
Các khoản giảm trừ bao gồm:
- Chiết khấu thương mại (kế toán sử dụng tài khoản 521- chiết khấu
thương mại để phản ánh, tài khoản này còn có các tiểu khoản để phản ánh chi
tiết như: TK 5211-chiết khấu hàng hoá, TK 5212-chiết khấu thành phẩm, TK
5213-chiết khấu dịch vụ): Là khoản doanh nghiệp giảm giá niêm yết cho khách
hàng do việc người mua đã mua hàng (sản phẩm, hàng hoá), dịch vụ với khối
lượng lớn theo thoả thuận về chiết khấu thương mại đã ghi trên hợp đồng kinh
tế hoặc các cam kết mua bán hàng.
- Giảm giá hàng bán (kế toán sử dụng tài khoản 532- giảm giá hàng bán
để phản ánh): Là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hoá kém phẩm chất,
sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu.
- Hàng bán bị trả lại (kế toán sử dụng tài khoản 531-hàng bán bị trả lại để
hạch toán): Là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là tiêu thụ bị khách hàng
trả lại và từ chối thanh toán do các nguyên nhân như: vi phạm cam kết, hợp đồng
kinh tế; hàng bị mất, kém phẩm chất; hàng không đúng chủng loại, quy cách…
2.2. Doanh thu hoạt động tài chính
Là các khoản thu từ các hoạt động liên doanh, liên kết, góp vốn cổ phần,
cho thuê tài sản, lãi tiền gửi; thu từ hoạt động mua bán chứng khoán và hoàn
nhập dự phòng giảm giá chứng khoán…(kế toán sử dụng tài khoản 515-doanh
thu hoạt động tài chính để phản ánh).
2.3. Doanh thu khác (thu nhập bất thường)
Là các khoản thu từ hoạt động xảy ra không thường xuyên như: nhượng
bán, thanh lý tài sản cố định; tiền phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng; quà
tặng, quà biếu… (kế toán sử dụng tài khoản 711-thu nhập khác để phản ánh).
* Bên cạnh đó, có thể phân loại doanh thu theo tiêu thức doanh thu đã
thực hiện hay chưa thực hiện:
- Doanh thu thực hiện
- Doanh thu chưa thực hiện
Ph¹m Thu Hoµi KiÓm to¸n 44
5
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368
Trong đó, doanh thu chưa thực hiện là khoản chênh lệch giữa bán hàng
trả chậm, trả góp theo cam kết với giá bán trả ngay hoặc là số tiền nhận trước
nhiều năm về cho thuê tài sản đối với các đơn vị cho thuê hoạt động… (kế
toán sử dụng tài khoản 3387-doanh thu chưa thực hiện để hạch toán).
Ngoài ra trong quá trình hạch toán doanh thu, kế toán còn sử dụng các
tài khoản khác như: Hàng tồn kho (TK 152, 155, 156), giá vốn hàng bán (TK
632), thuế giá trị gia tăng đầu ra (TK 33311)…
3. Các quy định trong hạch toán doanh thu
3.1. Các quy định chung
- Doanh thu và chi phí liên quan đến cùng một giao dịch phải được ghi
nhận đồng thời theo nguyên tắc phù hợp và phải theo năm tài chính.
- Chỉ ghi nhận doanh thu trong kì kế toán khi đồng thời thoả mãn các
điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng, doanh thu cung cấp dịch vụ, doanh thu
tiền lãi…Khi không thoả mãn các điều kiện đó thì không được hạch toán vào
tài khoản doanh thu.
- Hàng hoá trao đổi để lấy hàng hoá tương tự về bản chất thì không được
coi là giao dịch tạo ra doanh thu và không được ghi nhận là doanh thu.
- Doanh thu kể cả doanh thu nội bộ phải được theo dõi riêng biệt theo
từng loại doanh thu: doanh thu bán hàng, doanh thu cung cấp dịch vụ, doanh
thu tiền lãi, tiền bản quyền. Trong từng loại doanh thu lại được chi tiết theo
từng thứ doanh thu, ví dụ doanh thu bán hàng có thể chi tiết thành doanh thu
bán sản phẩm, hàng hoá… nhằm phục vụ cho việc xác định đầy đủ, chính xác
kết quả kinh doanh.
- Nếu trong kì phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng như
chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại thì phải được
hạch toán riêng biệt.
- Cuối kì kế toán doanh nghiệp phải xác định kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh. Toàn bộ doanh thu thực hiện trong kì phải được kết chuyển vào tài
Ph¹m Thu Hoµi KiÓm to¸n 44
6
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368
khoản 911- Xác định kết quả kinh doanh. Các tài khoản doanh thu không có số
dư cuối kì.
3.2. Điều kiện xác định doanh thu
Chuẩn mực kế toán 14 quy định các điều kiện xác định doanh thu như sau:
- Doanh thu được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản đã thu được
hoặc sẽ thu được.
- Doanh thu phát sinh từ giao dịch, sự kiện được xác định bởi thoả thuận
giữa doanh nghiệp với bên mua hoặc bên sử dụng tài sản. Doanh thu được xác
định là giá trị hợp lý của các khoản đã thu được hoặc sẽ thu được sau khi trừ đi
các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và giá trị hàng bán bị trả lại.
- Đối với các khoản tiền hoặc tương đương tiền không được ghi nhận
ngay thì doanh thu được xác định bằng cách quy đổi giá trị danh nghĩa của các
khoản sẽ thu được trong tương lai về giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận
doanh thu theo tỉ lệ lãi suất hiện hành.
- Trường hợp hàng hoá trao đổi lấy hàng hoá không tương tự thì được
coi là một giao dịch tạo ra doanh thu. Khi đó doanh thu được xác định bằng
giá trị hợp lý của hàng hoá đem trao đổi sau khi điều chỉnh các khoản tiền trả
thêm hoặc thu thêm.
3.3. Sơ đồ tài khoản hạch toán doanh thu
Sơ đồ 1: Sơ đồ kế toán tổng quát doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
vụ trong doanh nghiệp:
TK 521,532,531 TK 511,512 TK 111, 112,131
Kết chuyển các khoản Doanh thu tiêu thụ sản phẩm
ghi giảm doanh thu (không có thuế GTGT)
TK 3332, 3333
Thuế TTĐB, thuế XK phải nộp TK 33311
về hàng đã tiêu thụ trong kỳ Thuế GTGT đầu ra
TK 911 phải nộp
K/c doanh thu thuần về tiêu
thụ sản phẩm trong kỳ
Ph¹m Thu Hoµi KiÓm to¸n 44
7
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368
II. KIỂM TOÁN DOANH THU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO
TÀI CHÍNH
1. Vai trò của kiểm toán doanh thu trong kiểm toán Báo cáo tài chính
Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh có một vị trí đặc biệt
quan trọng trong Báo cáo tài chính của doanh nghiệp, phản ánh kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh và tình hình thực hiện các nghĩa vụ của doanh
nghiệp đối với Ngân sách Nhà nước…của một kì kế toán.
Các chỉ tiêu doanh thu cũng như các chỉ tiêu chi phí phản ánh trên Báo
cáo kết quả hoạt động kinh doanh có mối quan hệ chặt chẽ với các chỉ tiêu
phản ánh trên Bảng cân đối kế toán, với các chỉ tiêu thu - chi tiền mặt, tiền gửi;
nhập - xuất vật tư, hàng hoá…Do đó thông qua việc kiểm toán doanh thu có
thể phát hiện ra những sai sót gian lận trong việc hạch toán các chỉ tiêu có liên
quan phản ánh trên Bảng cân đối kế toán và ngược lại.
Các chỉ tiêu doanh thu, chi phí…là cơ sở để xác định chỉ tiêu lợi nhuận,
thuế thu nhập và các nghĩa vụ khác của doanh nghiệp. Cho nên, qua việc kiểm
toán doanh thu có thể phát hiện những sai sót, những gian lận trong việc hạch
toán và xác định các chỉ tiêu có liên quan đó.
2. Đặc điểm của doanh thu ảnh hưởng đến công tác kiểm toán
Do chu trình bán hàng và ghi nhận doanh thu là một trong chuỗi các chu
trình nghiệp vụ có mối liên hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình sản xuất kinh
doanh nên khi tiến hành kiểm toán phải kết hợp kết quả kiểm toán các khoản
mục liên quan như vốn bằng tiền, các khoản phải thu, khoản mục hàng tồn
kho… và thực tế trong hầu hết các cuộc kiểm toán, kiểm toán viên đều thực
hiện riêng rẽ kiểm toán khoản mục doanh thu do tính chất quan trọng và phức
tạp của khoản mục doanh thu.
Trong quá trình kiểm toán doanh thu, kiểm toán viên phải căn cứ vào
lĩnh vực hoạt động kinh doanh của khách hàng, bởi lĩnh vực này ảnh hưởng
đến những rủi ro kiểm toán mà kiểm toán viên có thể mắc phải. Những lĩnh
vực kinh doanh có ảnh hưởng đến rủi ro kiểm toán như: vận chuyển hành
Ph¹m Thu Hoµi KiÓm to¸n 44
8
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368
khách, vận chuyển hành lý, hàng hoá thư tín, bán hàng, đồ lưu niệm… với
những lĩnh vực kinh doanh này thường có gian lận trong kế toán và thường
tiềm ẩn rủi ro tiềm tàng ảnh hưởng đến công tác kiểm toán.
Trong hạch toán doanh thu, nhiều khi doanh nghiệp cố tình hạch toán
doanh thu sai chế độ nhằm trốn thuế, lậu thuế và ghi giảm doanh thu, từ đó ảnh
hưởng đến tính trung thực của thông tin trên báo cáo tài chính. Ví dụ:
- Nhóm hàng có thuế suất cao chuyển sang nhóm hàng có thuế suất thấp
nhằm trốn thuế, lậu thuế
- Điều kiện về giá bán của hàng đại lý kí gửi là hạch toán vào doanh thu
bán hàng khoản hoa hồng mà doanh nghiệp được hưởng khi bán theo đúng giá
niêm yết. Song trên thực tế các đại lý bán với giá trên cơ sở cung cầu về từng
loại hàng hoá.
- Đối với doanh thu bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp thì
doanh thu được ghi nhận theo giá bán trả ngay tại thời điểm ghi nhận doanh
thu. Phần lãi từ khoản chênh lệch giữa giá bán trả chậm, trả góp với giá bán trả
ngay được ghi nhận vào tài khoản "doanh thu chưa thực hiện". Nhưng nhiều
doanh nghiệp lại hạch toán hoàn toàn tiền lãi thu được vào doanh thu của năm
tài chính.
3. Mục tiêu kiểm toán doanh thu
3.1. Mục tiêu kiểm toán chung
Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200 "Mục tiêu và nguyên tắc cơ bản
chi phối kiểm toán Báo cáo tài chính" xác định:
"Mục tiêu của kiểm toán Báo cáo tài chính là giúp cho kiểm toán viên và
công ty kiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận rằng Báo cáo tài chính có được lập
trên cơ sở Chuẩn mực và Chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận), có
tuân thủ pháp luật có liên quan và có phản ánh trung thực và hợp lý trên các
khía cạnh trọng yếu hay không?"
Ph¹m Thu Hoµi KiÓm to¸n 44
9
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368
Mục tiêu kiểm toán Báo cáo tài chính còn giúp cho đơn vị kiểm toán
thấy rõ những tồn tại, sai sót để khắc phục nhằm nâng cao chất lượng thông tin
tài chính của đơn vị.
Với mỗi khoản mục trên Báo cáo tài chính có các mục tiêu kiểm toán
riêng phù hợp với mỗi khoản mục đó.
Trước tiên, mục tiêu hợp lý chung trong kiểm toán doanh thu là: Các
nghiệp vụ bán hàng và ghi nhận doanh thu đều có căn cứ hợp lý, số liệu trên
tài khoản doanh thu là đúng đắn và phù hợp với các quy định và chuẩn mực
được chấp nhận.
Cùng với mục tiêu hợp lý chung, kiểm toán viên còn sử dụng các mục
tiêu chung khác nhằm đánh giá một cách chính xác và đầy đủ nhất về khoản
mục doanh thu. Các mục tiêu này được tóm tắt thông qua biểu sau:
Biểu số 1: Các mục tiêu chung của kiểm toán khoản mục doanh thu.
Mục tiêu chung Mục tiêu kiểm toán doanh thu
Tính có thật Doanh thu bán hàng đã ghi sổ là có căn cứ hợp lý
Tính trọn vẹn Doanh thu bán hàng được ghi sổ đầy đủ
Tính được phép Doanh thu được phê chuẩn về chế độ bán hàng và giá bán
Tính định giá Doanh thu bán hàng được đánh giá đúng đắn
Tính chính xác cơ học Các nghiệp vụ bán hàng được ghi vào sổ tổng hợp, tính toán
và cộng dồn chính xác
Tính phân loại Doanh thu bán hàng đã được phân loại
Tính kịp thời Doanh thu bán hàng được ghi sổ đúng kỳ
3.2. Mục tiêu kiểm toán cụ thể
- Doanh thu ghi sổ là có thật: Kiểm toán viên cần căn cứ vào các quy
định hiện hành về tiêu thụ, về ghi sổ với nghiệp vụ bán hàng, từ đó kiểm tra sự
phát sinh của khoản mục doanh thu được ghi sổ là hoàn toàn có thật.
- Doanh thu bán hàng đã được phê chuẩn về phương thức bán hàng, về
giá bán hay không: kiểm toán viên xem xét các chính sách về giá bán, phương
Ph¹m Thu Hoµi KiÓm to¸n 44
10
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368
thức bán hàng và thanh toán của doanh nghiệp thông qua các văn bản, các hợp
đồng kinh tế…
- Xem xét các nghiệp vụ tiêu thụ có được ghi sổ đầy đủ hay không:
kiểm toán viên cần kết hợp với nghiệp vụ thanh toán, cụ thể là phần giao dịch
với ngân hàng, khách hàng, nghiệp vụ về quỹ nhằm phát hiện các khoản doanh
thu ngoài sổ sách.
- Việc tính toán và ghi sổ doanh thu có chính xác hay không: kiểm toán
viên thường căn cứ vào đơn giá, số lượng hàng hoá, dịch vụ bán ra và căn cứ
vào chứng từ vận chuyển, từ đó kiểm toán viên tiến hành tính toán lại để xác
nhận tính chính xác của sổ liệu ghi sổ bán hàng và ghi sổ doanh thu.
- Xem xét phân loại doanh thu có phù hợp với chế độ kế toán hay
không, cụ thể như:
+ Phân biệt doanh thu nội bộ và doanh thu bán hàng cho các khách
hàng bên ngoài.
+ Xem xét việc hạch toán trên các tài khoản khác nhau như doanh
thu thu tiền ngay, doanh thu bán hàng trả chậm, trả góp, doanh thu nhận
trước…
+ Tính chính xác trong việc xác định doanh thu và thuế phải nộp
trên doanh thu thực hiện của các nhóm hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
hoặc thuế xuất khẩu.
- Doanh thu bán hàng có được ghi chép đúng kì kế toán hay không:
kiểm toán viên kiểm tra xem các nghiệp vụ bán hàng của năm nay có bị hạch
toán nhầm hay cố tình sang năm sau hay không hoặc ngược lại. Kiểm toán
viên cũng cần phải phân biệt hai loại doanh thu đã thực hiện và doanh thu chưa
thực hiện.
Đối với các chỉ tiêu khác có liên quan đến hoạt động bán hàng như chiết
khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại…cũng thực hiện kiểm
toán tương tự như đối với doanh thu, tuy nhiên kiểm toán viên phải quan tâm
tới những quy định hiện hành có liên quan tới các chỉ tiêu đó.
Ph¹m Thu Hoµi KiÓm to¸n 44
11
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368
4. Cơ sở kiểm toán khoản mục doanh thu
Trong cuộc kiểm toán để tiến hành kiểm toán khoản mục doanh thu,
kiểm toán viên cần phải dựa vào một số tài liệu của khách hàng như:
- Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
- Các quy chế chính sách của Nhà nước, của công ty khách hàng về
doanh thu cũng như những quy định về giá bán, chiết khấu thương mại, giảm
giá hàng bán…
- Các chứng từ gốc: Đơn đặt hàng, các hợp đồng kinh tế đã kí kết về bán
hàng và cung cấp dịch vụ, cho thuê tài chính hoặc các khế ước tín dụng, hợp
đồng cho thuê tài chính…
- Các hoá đơn: Hoá đơn bán hàng, hoá đơn giá trị gia tăng, vận đơn…
- Các bản quyết toán, thanh lý hợp đồng bán hàng và cung cấp dịch vụ, biên
bản giao nhận hàng hoá, bảng đối chiếu tình hình thanh toán với khách hàng…
- Các chứng từ phải thu (tiền mặt, séc), giấy báo Có kèm theo bản sao
kê của Ngân hàng
- Sổ sách kế toán: Sổ cái, sổ chi tiết các tài khoản 511, 512, 515,131,…,
sổ Nhật kí thu tiền
- Các bản kê bán hàng đại lý và các báo cáo doanh thu khác.
5. Rủi ro tiềm tàng liên quan đến doanh thu
5.1. Doanh thu phản ánh trên sổ sách cao hơn thực tế
Trường hợp này thường được biểu hiện cụ thể là doanh nghiệp đã hạch
toán vào doanh thu những khoản thu chưa đủ các yếu tố xác định là doanh thu
hoặc số doanh thu đã phản ánh trên sổ sách báo cáo cao hơn so với doanh thu
trên các chứng từ kế toán. Ví dụ:
- Người mua đã ứng trước nhưng doanh nghiệp chưa xuất hàng hoá hoặc
cung cấp dịch vụ cho người mua hoặc đã xuất hàng nhưng các thủ tục mua bán
chưa hoàn thành và người mua chưa chấp nhận thanh toán, nhưng doanh
nghiệp đã ghi nhận khoản ứng trước đó là doanh thu tiêu thụ trong kì.
Ph¹m Thu Hoµi KiÓm to¸n 44
12
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368
- Số liệu đã tính toán và ghi sổ bán hàng sai đã làm tăng doanh thu so
với số liệu phản ánh trên chứng từ kế toán.
5.2. Doanh thu hàng bán bị trả lại cao hơn thực tế
Một số tình huống sai phạm có thể xảy ra như: hàng chưa bị trả lại kế
toán đã ghi giảm doanh thu; hàng hoá bị trả lại ở kỳ sau nhưng kế toán lại ghi
giảm doanh thu ở kỳ này…
5.3. Doanh thu phản ánh trên sổ sách, báo cáo kế toán thấp hơn so với
thực tế
Trường hợp này thường được biểu hiện cụ thể là doanh nghiệp chưa
hạch toán vào doanh thu các khoản thu đã đủ điều kiện để xác định là doanh
thu như quy định hoặc số doanh thu đã phản ánh trên sổ sách, báo cáo kế toán
thấp hơn so với doanh thu trên các chứng từ kế toán. Chẳng hạn:
- Doanh nghiệp đã làm thủ tục bán hàng và cung cấp dịch vụ cho khách
hàng, khách hàng đã trả tiền hoặc đã thực hiện các thủ tục chấp nhận thanh toán
nhưng đơn vị chưa hạch toán hoặc hạch toán nhầm vào các tài khoản khác.
- Số liệu đã tính toán và ghi sổ sai đã làm giảm doanh thu so với số liệu
phản ánh trên chứng từ kế toán.
6. Yêu cầu của kiểm toán doanh thu
Kiểm toán doanh thu phải đạt được những yêu cầu sau:
- Thu thập bằng chứng chứng minh việc hạch toán doanh thu và hệ
thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp đã đảm bảo cho việc hạch toán
doanh thu là trung thực, hợp lý và đúng quy định của Nhà nước.
- Thu thập đủ bằng chứng chứng minh mọi nghiệp vụ phát sinh về
doanh thu đã hạch toán phản ánh đầy đủ trong sổ kế toán.
- Thu thập đủ bằng chứng chứng minh mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh
về doanh thu đã hạch toán và được phân loại chính xác, tính toán đúng đắn
và có thực.
- Thu thập bằng chứng chứng minh không có nghiệp vụ nào hạch toán
không đúng kì kế toán theo quy định.
Ph¹m Thu Hoµi KiÓm to¸n 44
13
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368
- Thu thập bằng chứng chứng minh không có nghiệp vụ bán hàng nào
sai chế độ chính sách và không được sự phê chuẩn của Ban giám đốc.
III. QUY TRÌNH KIỂM TOÁN DOANH THU TRONG KIỂM
TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1. Lập kế hoạch kiểm toán
Đây là giai đoạn đầu tiên mà các kiểm toán viên cần thực hiện trong mỗi
cuộc kiểm toán. Việc lập kế hoạch kiểm toán không chỉ xuất phát từ yêu cầu
chính của cuộc kiểm toán nhằm chuẩn bị những điều kiện cơ bản cho cuộc
kiểm toán mà còn là nguyên tắc cơ bản trong công tác kiểm toán đã được quy
định thành chuẩn mực và đòi hỏi các kiểm toán viên phải tuân theo đầy đủ
nhằm đảm bảo tiến hành công tác kiểm toán có hiệu quả và chất lượng. Chuẩn
mực kiểm toán Việt Nam số 300 quy định: "Kế hoạch kiểm toán phải được lập
một cách thích hợp nhằm đảm bảo bao quát hết các khía cạnh trọng yếu của
cuộc kiểm toán, đảm bảo phát hiện những vấn đề tiềm ẩn và cuộc kiểm toán
được tiến hành đúng đắn".
Việc lập kế hoạch kiểm toán doanh thu trong cuộc kiểm toán Báo cáo tài
chính được tiến hành đồng thời với trình tự lập kế hoạch toàn diện cuộc kiểm
toán, bao gồm những bước công việc sau:
1.1. Chấp nhận thư hẹn kiểm toán và ký kết hợp đồng kiểm toán
Trước tiên phải có sự liên lạc giữa kiểm toán viên với khách hàng tiềm
năng. Khi khách hàng có yêu cầu kiểm toán, kiểm toán viên phải đánh giá khả
năng chấp nhận kiểm toán hay không? Còn đối với khách hàng hiện tại, kiểm
toán viên phải quyết định liệu có tiếp tục kiểm toán hay không? Trên cơ sở đã
xác định được khách hàng có thể thực hiện kiểm toán, công ty kiểm toán sẽ tiến
hành các bước công việc cần thiết để chuẩn bị lập kế hoạch kiểm toán bao gồm:
- Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán: kiểm toán viên phải đánh
giá xem việc chấp nhận một khách hàng mới hay tiếp tục kiểm toán cho một
khách hàng cũ có làm tăng rủi ro cho hoạt động của kiểm toán viên hay làm
hại đến uy tín của công ty kiểm toán hay không? Để làm được điều đó kiểm
Ph¹m Thu Hoµi KiÓm to¸n 44
14
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét