Chủ Nhật, 9 tháng 2, 2014

Mở rộng hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Thái Hà

Luận văn tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Bất
các doanh nghiệp và các nhà kinh doanh chủ yếu sử dụng nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng
nhằm đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn cho công việc kinh doanh của mình, đồng thời đảm
bảo an toàn trong giao dịch trong kinh doanh.
Tại Việt Nam, từ những năm 80, bảo lãnh đã được đề cập trong các văn bản pháp
luật. Song từ năm 1980 đến năm 1990, bảo lãnh của ngân hàng chỉ do NHNN thực hiện
như một công cụ hỗ trợ kinh doanh cho các doanh nghiệp nhà nước vay vốn nước ngoài
để sản xuất kinh doanh. Sau công cuộc đổi mới trong hệ thống ngân hàng năm 1998, các
NHTM Việt Nam đã có sụ phát triển đáng ghi nhận,là kênh cung cấp vốn quan trọng cho
nền kinh tế đất nước. Các nghiệp vụ ngân hàng cũng ngày càng phát triển phong phú và đa
dạng. Tuy nhiên, còn nhiều nghiệp vụ ngân hàng mới chỉ thực hiện ở giai đoạn bước đầu,
trong đó có nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng. Nghiệp vụ này hết sức phức tạp đòi hỏi phải
tuân thủ các tập quán và thông lệ quốc tế. Năm 1994, quy chế bảo lãnh và tái bảo lãnh của
thống đốc NHNN được ban hành và lần đầu tiên áp dụng cho các NHTM Việt Nam. Tuy
là một nghiệp vụ ngân hàng mới và chưa có hành lang pháp lý chặt chẽ song bảo lãnh
ngân hàng đã dần khẳng định vị trí không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường hiện đại.
Do yêu cầu bức thiết của nền kinh tế về hoạt động bảo lãnh ngân hàng, các văn bản pháp
lý về nghiệp vụ mới này lần lượt ra đời như:
 Quyết định 192/QĐ-NH ngày 17/09/1992 của thống đốc NHNN về bảo lãnh
và tái bảo lãnh vay vốn nước ngoài.
 Quyết định 196/QĐ-NH14 ngày 19/09/1994 của thống đốc NHNN về quy
chế nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng. Đây là cơ sở pháp lý đầu tiên về nghiệp vụ
bảo lãnh của các NHTM.
 Quyết định 283/2000/QĐ-NHNN14 ngày 25/08/2000 của thống đốc NHNN
về việc ban hành quy chế bảo lãnh ngân hàng thay thế cho các quyết định
trước đây. Đây chính là một bước hoàn thiện cơ sở pháp lý đầu tiên cho các
hoạt động bảo lãnh ngân hàng.
 Quyết định 386/QĐ-NHNN ngày 11/04/2001 về việc sửa đổi bổ xung một số
điều trong quy chế bảo lãnh ngân hàng.
SVTH: Nguyễn Thị Kiều Loan Lớp: Tài Chính Công 45
5
Luận văn tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Bất
 Quyết định số 112/2003/QĐ-NHNN về việc sửa đổi bổ xung quy chế bảo
lãnh ngân hàng.
Đến nay, hoạt động bảo lãnh ngân hàng đã phát triển một cách nhanh chóng, đem
lại nguồn thu lớn cho các NHTM. Và trong tương lai, nghiệp vụ này còn phát triển hơn
nữa trước những đòi hỏi bức thiết của nền kinh tế thị trường và sẽ trở thành một trong
những hoạt động chính của các NHTM trong tiến trình hội nhập.
Nghiệp vụ bảo lãnh được thực hiện tại ngân hàng TMCP Bắc Á ngay từ khi
thành lập. Đến nay, trước xu thế hội nhập với kinh tế thế giới, nhu cầu thị trường và sự
cạnh tranh khốc liệt giữa các NHTM, thì hoạt động bảo lãnh đang trở thành một công cụ
cạnh tranh hiệu quả của ngân hàng, và trong tương lai, hoạt động này còn phát triển hơn
nữa.
1.1.2.Khái Niệm nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng
Có rất nhiều cách khái niệm khác nhau về nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng, song về
bản chất và phương thức thực hiện, các khái niệm này đều nêu bật lên nghĩa vụ của
người phát hành bảo lãnh phải thanh toán cho người nhận bảo lãnh nếu người đó có bằng
chứng chứng minh người được bảo lãnh vi phạm hợp đồng cam kết.
Theo quyết định số 283/2000/QĐ-NHNN14 ngày 28/08/2000 quy định như sau:
“Bảo lãnh ngân hàng là cam kết bằng văn bản của TCTD( bên bảo lãnh) với bên có
quyền( bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ thay cho khách hàng( bên được
bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam
kết với bên nhận bảo lãnh. Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho TCTD số tiền đã
được trả thay “.
Theo luật các TCTD điều 20 có định nghĩa cụ thể về bảo lãnh của ngân hàng như
sau: “ Bảo lãnh ngân hàng là cam kết bằng văn bản của TCTD với bên có quyền về việc
thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiên đúng
nghĩa vụ cam kết; khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho các TCTD số tiền đã được
trả thay”.
Bộ luật dân sự nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam điều 366 có định nghĩa
về bảo lãnh như sau:” Bảo lãnh là việc người thứ ba (gọi là người bảo lãnh) cam kết với
SVTH: Nguyễn Thị Kiều Loan Lớp: Tài Chính Công 45
6
Luận văn tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Bất
bên có quyền (gọi là người nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa
vụ ( gọi là bên được bảo lãnh) nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực
hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ “ .
Hình thức của bảo lãnh ngân hàng là hợp đồng bảo lãnh, hay còn gọi là thư bảo
lãnh. Thư bảo lãnh là văn bản cam kết giữa ngân hàng với khách hàng về quyền lợi và
nghĩa vụ của các bên trong việc bảo lãnh và hoàn trả.
Như vậy, bảo lãnh của ngân hàng là cam kết bằng văn bản, là hình thức cấp tín
dụng bằng chữ ký. tại thời điểm tham gia bảo lãnh, ngân hàng không trực tiép xuất vốn
mà chỉ dùng khả năng tài chính và uy tín của mình để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ đã
cam kết từ trước.
Từ những định nghĩa trên, ta thấy tham gia vào hoạt động bảo lãnh có ít nhất là
ba chủ thể, đó là:
 Bên bảo lãnh: là các TCTD, là bên đứng ra phát hành thư bảo lãnh cam kết
sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh khi bên này vi phạm nghĩa
vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Theo quy định của quyết định
283/2000/QĐ-NHNN14, TCTD thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh bao gồm: Các
ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng
đầu tư, ngân hàng phát triển, ngân hàng chính sách, ngân hàng liên doanh, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, ngân hàng hợp tác, các loại hình
ngân hàng khác và các TCTD phi ngân hàng được thành lập và hoạt động
theo luật các TCTD ( gọi chung là các TCTD); các ngân hàng được Thống
đốc ngân hàng nhà nước cho phép thực hiện thanh toán quốc tế được thực
hiện bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán và các hình thức bảo lãnh khác mà bên
nhận bảo lãnh là các tổ chức, cá nhân nước ngoài; TCTD thực hiện bảo lãnh
hối phiếu, lệnh phiếu theo quy định của pháp luật về thương phiếu.
 Bên được bảo lãnh: là bên yêu cầu ngân hàng mở thư bảo lãnh. Theo quy
chế bảo lãnh (ban hành kèm theo quyết định 283/2000/QĐ-NHNN14), bên
được bảo lãnh gồm: Các doanh nghiệp nhà nước, các loại hình doanh nghiệp
theo quy định của luật doanh nghiệp, hợp tác xã, các doanh nghiệp có vốn đầu
SVTH: Nguyễn Thị Kiều Loan Lớp: Tài Chính Công 45
7
Luận văn tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Bất
tư nước ngoài, doanh nghiệp nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác liên
doanh và các dự án đầu tư tại Việt Nam hoặc vay vốn để thực hiện các dự án
tại Việt Nam, các tổ chức tín dụng, hộ kinh doanh cá thể và các cá nhân trong
nước và nước ngoài.
 Bên nhận bảo lãnh: là các tổ chức, cá nhân có đủ năng lực pháp luật dân sự
và năng lực hành vi dân sự. Đó là bên thụ hưởng lợi ích từ hợp đồng bảo lãnh
1.1.3. Đặc điểm của bảo lãnh ngân hàng
1.1.3.1.Bảo lãnh ngân hàng là mối quan hệ đa phương.
Hoạt động bảo lãnh của ngân hàng là mối quan hệ đa phương. Tham gia vào hoạt
động này có ít nhất ba chủ thể, đó là: bên phát hành bảo lãnh ( ngân hàng), bên được bảo
lãnh, bên nhận bảo lãnh. Các chủ thể tham gia có mối quan hệ với nhau thông qua các
hợp đồng: Hợp đồng kinh tế, hợp đồng bảo lãnh, thư bảo lãnh. Cụ thể như sau:
Sơ đồ 1: Mối quan hệ giữa các bên trong bảo lãnh ngân hàng

-
- HĐ1: Hợp đồng kinh tế
- HĐ2: Hợp đồng bảo lãnh
- HĐ3: Cam kết bảo lãnh( thư bảo lãnh )
Trước hết, hoạt động bảo lãnh được phát sinh trong mối quan hệ kinh tế giữa bên
nhận bảo lãnh và bên được bảo lãnh. Hai chủ thể này thoả thuận và ký kết hợp đồng kinh
tế. Trong đó, bên nhận bảo lãnh yêu cầu phải có bảo lãnh của ngân hàng. Theo đó, bên
được bảo lãnh tới ngân hàng yêu cầu ngân hàng bảo lãnh và chỉ khi bên được bảo lãnh
SVTH: Nguyễn Thị Kiều Loan Lớp: Tài Chính Công 45
8
Bên bảo lãnh
Bên nhận bảo lãnhBên được bảo lãnh
HĐ2 HĐ3
HĐ1
Luận văn tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Bất
đáp ứng được yêu cầu của của ngân hàng thì bảo lãnh mới được xác lập. Lúc này, phát
sinh những mối quan hệ sau:
+ Quan hệ giữa ngân hàng và bên được bảo lãnh thông qua hợp đồng bảo lãnh
( HĐ2). Đó là mối quan hệ giữa ngân hàng cấp tín dụng và bên hưởng tín dụng.
+ Quan hệ giữa bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh thông qua cam kết bảo
lãnh( hay thư bảo lãnh). Thư bảo lãnh do ngân hàng phát hành trao cho bên nhận bảo
lãnh trong đó quy định những điều kiện để bên nhận bảo lãnh có thể nhận được thanh
toán của ngân hàng trong trường hợp bên được bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ đã cam kết.
Như vậy, các chủ thể tham gia trong hoạt động bảo lãnh có mối quan hệ chặt chẽ
với nhau trên cơ sở quyền lợi và nghĩa vụ. Ba hợp đồng trên tuy độc lập với nhau song
nó vẫn có ảnh hường qua lại với nhau. Đó chính là đặc điểm rất khác biệt của hoạt động
bảo lãnh ngân hàng.
1.1.3.2. Bảo lãnh ngân hàng mang tính độc lập.
Mặc dù quan hệ trong bảo lãnh là mối quan hệ đa phương, tuy nhiên quyền lợi và
nghĩa vụ của các chủ thể tham gia lại mang tính độc lập tương đối. Đây chính là một đặc
điểm nổi bật của bảo lãnh. Điều này có nghĩa là việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh không
phụ thuộc vào bất cứ giao dịch hay yếu tố nào ngoài giao dịch bảo lãnh. Ngân hàng phải
có trách nhiệm thanh toán cho bên nhận bảo lãnh khi bên này yêu cầu và có bằng chứng
chứng minh sự vi phạm hợp đồng của bên được bảo lãnh. Ngân hàng không thể viện vào
các lý do thuộc về mối quan hệ giữa ngân hàng với bên được bảo lãnh như: bên được
bảo lãnh còn nợ ngân hàng hay bên được bảo lãnh vi phạm hợp đồng với ngân hàng…để
trì hoãn hoặc không thực hiện thanh toán cho bên nhận bảo lãnh. Khi có yêu cầu thanh
toán, ngân hàng phải thanh toán ngay cho bên nhận bảo lãnh sau đó mới quay ra thu nợ
đối với bên được bảo lãnh. Lúc đó, hình thức cấp tín dụng bằng chữ ký chuyển sang cấp
tín dụng bằng tiền. Khoản nợ này se được chuyển sang khoản nợ xấu, khó đòi của ngân
hàng, ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro.
Mặc dù vậy, tính độc lập của bảo lãnh chỉ mang tính tương đối. Tuỳ từng trường
hợp mà tính độc lập có thể cao hoặc cũng có thể thập. Tính độc lập của bảo lãnh phụ
thuộc vào các điều kiện đi kèm. Nếu bảo lãnh yêu cầu kèm theo quyết định của trọng tài
SVTH: Nguyễn Thị Kiều Loan Lớp: Tài Chính Công 45
9
Luận văn tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Bất
hay toà án thì nghĩa vụ bảo lãnh của ngân hàng không chỉ phụ thuộc vào thoả thuận
trong thư bảo lãnh mà còn phải phụ thuộc vào quyết định của người thứ ba là trọng tài
hoặc toà án.
Đặc điểm này của bảo lãnh cũng giúp phân biệt bảo lãnh với bảo hiểm, vì nghĩa
vụ thanh toán bảo hiểm của công ty bảo hiểm chỉ được thực hiện khi người được bảo
hiểm có đầy đủ bằng chứng chứng minh tổn thất đã xảy ra thuộc phạm vi bảo hiểm.
1.1.3.3. bảo lãnh là hoạt động ngoại bảng
Về bản chất, bảo lãnh là hình thức tài trợ bằng uy tín, qua đó bên được bảo lãnh
có thể tìm kiếm nguồn tài trợ mới, mua được hàng hoá hoặc thực hiện các phương án sản
xuất kinh doanh… nhằm thu lợi. Khi thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh, ngân hàng chưa phải
xuất quỹ tiền ngay do đó bảo lãnh được coi như là một hoạt động ngoại bảng vì hoạt
động của nó không làm thay đổi bảng cân đối kế toán. Tuy nhiên, khi rủi ro xảy ra ( khi
khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng kinh tế đã ký kết với
bên nhânj bảo lãnh) thì ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán thay cho bên nhận
bảo lãnh. Đó cũng chính là lúc ngân hàng phải thực sự xuất quỹ tiền mặt, điều này làm
ảnh hưởng đến bảng cân đối kế toán của ngân hàng. Khoản chi này được xếp vào khoản
tín dung “xấu” , cấu thành nợ quá hạn. Khi đó, hoạt động bảo lãnh đã được chuyển từ tài
sản ngoại bảng vào tài sản nội bảng.
Như vậy, nếu hoạt động bảo lãnh có chất lượng kém không những có ảnh hưởng
xấu tới uy tín của ngân hàng mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới tài sản của ngân hàng. Vì
vậy, cần phải cân nhắc kỹ trước khi đưa ra quyết định bảo lãnh nhằm tránh những khoản
tài trợ “ xấu” này.
Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam ghi nhận bảo lãnh là một nghiệp vụ tín dụng
của ngân hàng, nhưng từ việc phân tích đặc điểm trên, ta thấy bảo lãnh không phản ánh
đúng bản chất của tín dụng là chuyển lượng giá trị (tài sản) của chủ thể này cho chủ thể
khác. Bảo lãnh chỉ trở thành một hoạt động tín dụng khi ngân hàng phải xuất tiền ra
thanh toán thay cho khách hàng. Khi đó, bảo lãnh là một khoản cho vay bắt buộc. Ngoài
ra, thu nhập từ hoạt động tín dụng được hạch toán vào thu nhập từ dịch vụ ngân hàng
chứ không dựa vào chênh lệch lãi suất như hoạt động tín dụng.
SVTH: Nguyễn Thị Kiều Loan Lớp: Tài Chính Công 45
10
Luận văn tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Bất
1.1.3.4. Bảo lãnh tiến hành trên cơ sở chứng từ.
Tất cả các hoạt động của ngân hàng đều dựa trên cơ sở chứng từ và hoạt
động bảo lãnh cũng không phải là ngoại lệ. Cam kết bảo lãnh của ngân hàng cũng
là một văn bản mà việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của ngân hàng dựa trên văn
bản đó. Khi bên được bảo lãnh vi phạm hợp đồng đã ký kết, muốn được ngân
hàng thanh toán, bên nhận bảo lãnh cũng phải mang đến ngân hàng những chứng
từ phù hợp với hợp đồng bảo lãnh. Nếu chứng từ không phù hợp, ngân hàng có
quyền từ chối yêu cầu thanh toán.
1.1.4.Vai trò của ngân hàng khi thực hiện hoạt động bảo lãnh
1.1.4.1.Cung cấp công cụ đảm bảo cho khách hàng
Bằng việc cam kết sẽ thanh toán cho bên nhận bảo lãnh khi bên được bảo lãnh
không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trong hợp đồng kinh tế, bảo lãnh
đã tạo niềm tin với bên nhận bảo lãnh. Và như thế, hợp đồng kinh tế được hình thành
một cách dễ dàng.
Với chức năng này, bảo lãnh thực sự trở thành chất xúc tác giúp cho các hợp
đồng thương mại, xây dựng, giao dịch hàng hoá trong nước và quốc tế được ký kết một
các xuôn sẻ.
1.1.4.2. Đôn đốc khách hàng thực hiện hợp đồng
Bảo lãnh không chỉ là một công cụ đảm bảo mà còn là công cụ thúc đẩy việc thực
hiện hợp đồng. Bằng những giàng buộc về tài chính, ngân hàng buộc bên được bảo lãnh
trong hợp đồng kinh tế đã ký kết, ngân hàng đã tạo ra áp lực thực hiện đúng hợp đồng,
làm giảm thiểu những vi phạm từ phía người được bảo lãnh. Ngoài ra, ngân hàng còn
thường xuyên kiểm tra, giám sát tăng tính hiệu quả cho việc thực hiện hợp đồng đã ký
kết
1.1.5.Phân biệt bảo lãnh với một số hình thức bảo đảm khác
1.1.5.1.phân biệt bảo lãnh với thư tín dụng (L/C)
- Nghiệp vụ bảo lãnh có chức năng đảm bảo quyền lợi cho người thụ hưởng khi
rủi ro xảy ra, còn thư tín dụng có chức năng đảm bảo thanh toán cho người thụ hưởng
SVTH: Nguyễn Thị Kiều Loan Lớp: Tài Chính Công 45
11
Luận văn tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Bất
khi người thụ hưởng giao hàng theo đúng hợp đồng đã ký kết. Như vậy, bảo lãnh mang
tính dự phòng, còn thư tín dụng mang tính thực hiện.
- Bảo lãnh bảo vệ quyền lợi của bên thứ ba, người yêu cầu ngân hàng phát hành
thư bảo lãnh phải chịu phí bảo lãnh, còn thư tín dụng bảo vệ quyền lợi của cả hai bên,
phí phát hành thư tín dụng được phân bổ đều cho cả hai bên.
- Bảo lãnh và thư tín dụng chịu sự điều chỉnh của các hệ thống pháp luật khác
nhau, kể cả hệ thống pháp luật quốc gia và hệ thống pháp luật quốc tế.
Tóm lại, điểm khác nhau căn bản giữa thư tín dụng (L/C) và bảo lãnh là: bảo lãnh
là một công cụ bảo đảm còn thư tín dụng là một công cụ thanh toán.
1.1.5.2.Phân biệt bảo lãnh với bảo hiểm.
Bảo lãnh ngân hàng Bảo hiểm
- Do ngân hàng thực hiện
- Phí trả một lần khi ký kết hợp đồng bảo
lãnh
- Khách hàng phải ký quỹ hoặc có tài sản
đảm bảo
- Thông thường là ngắn hạn
- Khi rủi ro xảy ra, ngân hàng thanh toán
cho bên thụ hưởng, đồng thời truy đòi bên
được bảo lãnh
- Ngân hàng trả tiền ngay khi bên thụ
hưởng có đầy đủ chứng từ chứng minh sự
vi phạm hợp đồng của bên được bảo lãnh.
- Do công ty bảo hiểm thực hịên
- Phí trả nhiều lần, tuỳ từng loại hình bảo
hiểm
- Khách hàng không cần ký quỹ, không cần
có tài sản đảm bảo
- Thường là trung và dài hạn
- Khi rủi ro xảy ra, công ty bảo hiểm thanh
toán cho người thụ hường số tiền trích từ
quỹ bảo hiểm dưới hình thức san sẻ rủi ro từ
những người đóng phí bảo hiểm.
- Khi rủi ro xảy ra, công ty bảo hiểm không
trả ngay tiền bảo hiểm mà phải thu thập
bằng chứng và xác định mức độ thiệt hại
1.1.6.Phân loại bảo lãnh ngân hàng.
Bảo lãnh ngân hàng rất phong phú và đa dạng về loại hình, tuỳ theo phương thức
phát hành, mục đích, điều kiện thanh toán, bản chất… mà người ta phân bảo lãnh thành
các loại hình khác nhau.
1.1.6.1.Căn cứ theo phương thức phát hành bảo lãnh.
SVTH: Nguyễn Thị Kiều Loan Lớp: Tài Chính Công 45
12
Luận văn tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Bất
Theo phương thức này, bảo lãnh được chia thành: bảo lãnh trực tiếp, bảo lãnh
gián tiếp và đồng bảo lãnh.
 Bảo lãnh trực tiếp ( Direct guarantee).
Bảo lãnh trực tiếp là một loại bảo lãnh mà trong đó, ngân hàng phát hành
chịu trách nhiệm trực tiếp cho bên được bảo lãnh. Sau khi thực hiện nghĩa vụ thay, ngân
hàng phát hành bảo lãnh có quyền truy đòi số tiền đã thanh toán thay từ phía người được
bảo lãnh.
Loại bảo lãnh này chịu sự chi phối của luật trong nước và khi hết hạn có thể trực
tiếp tất toán với người được bảo lãnh mà không cần có sự hoàn trả thư bảo lãnh. Ưu
điểm của loại bảo lãnh này là người được bảo lãnh không phải mất thêm chi phí hoa
hồng cho ngân hàng đại lý nước ngoài.
Trong bảo lãnh trực tiếp, thường có ba chủ thể tham gia, đó là: ngân hàng bảo
lãnh, bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh. Trường hợp bên nhận bảo lãnh là người
nước ngoài, có thể còn có sự tham gia của ngân hàng thông báo ở cùng quốc gia đó.
Sơ đồ 1.2: bảo lãnh trực tiếp (Direct guarantee)
(3.2)
(2) (4)
(3.1)
(3)
SVTH: Nguyễn Thị Kiều Loan Lớp: Tài Chính Công 45
13
Ngân hàng phát hành_
Issuing bank
Ngân hàng thông báo_
Advíing bank
Người thụ hưởng_
Beneficiary
người yêu cầu bảo lãnh_
Account party
Luận văn tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Bất
(1) gười được bảo lãnh và người nhận bảo lãnh ký kết hợp đồng cơ sở ( hợp đồng
kinh tế), làm phát sinh nghĩa vụ cần được bảo lãnh.
(2) Người được bảo lãnh yêu cầu ngân hàng phát hành thư bảo lãnh
(3.1) Ngân hàng phát hành bảo lãnh phát hành thư bảo lãnh gửi tới người nhận
bảo lãnh
(3.2) Trường hợp người nhận bảo lãnh ở nước ngoài, ngân hàng phát hành sẽ đề
nghị ngân hàng đại lý của mình có trụ sở tại nước của người nhận bảo lãnh, thông báo và
chuyển nội dung thư bảo lãnh tới người thụ hưởng. Ngân hàng này được gọi là ngân
hàng thông báo ( Advising bank).
(4) Ngân hàng thông báo thực hiện việc thông báo và chuyển nội dung thư bảo
lãnh tới người nhận bảo lãnh.
Ngân hàng thông báo sẽ chịu trách nhiệm về tính chính xác, tính chân thực của
bảo lãnh như: chữ ký, mã SWIFT, mã Telex…và không chịu trách nhiệm về nội dung
thư bảo lãnh, trách nhiệm thanh toán và những tranh chấp phát sinh nếu có.
 Bảo lãnh gián tiếp
Đây là loại bảo lãnh mà trong đó, ngân hàng bảo lãnh phát hành bảo lãnh theo chỉ
thị của một ngân hàng trung gian phục vụ cho người được bảo lãnh dựa trên yêu cầu của
người nhận bảo lãnh.
Khi rủi ro xảy ra, ngân hàng phát hành bảo lãnh sẽ thanh toán theo cam kết bảo
lãnh đã phát hành, sau đó yêu cầu ngân hàng chỉ thị trả khoản tiền mà mình đã thanh
toán thay. Như vậy, trong bảo lãnh gián tiếp, người được bảo lãnh không bồi hoàn trực
tiếp cho ngân hàng phát hành bảo lãnh mà chỉ bồi hoàn cho ngân hàng chỉ thị, ngân hàng
phục vụ người được bảo lãnh. Trách nhiệm bồi hoàn của ngân hàng chỉ thị được thể hiện
thông qua một cam kết gọi là cam kết bảo lãnh đối ứng do chính ngân hàng này đưa ra.
Bảo lãnh đối ứng cũng có đầy đủ các nội dung và điều khoản quy định như trong bảo
lãnh chính, Việc áp ụng bảo lãnh gián tiếp thường do người nhận bảo lãnh yêu cầu nhằm
thuận lợi hơn trong giao dịch đòi tiền sau này.
Trong bảo lãnh đối ứng thường có ít nhất bốn bên tham gia. Đó là: ngân hàng chỉ
thị ( ngân hàng phục vụ người được bảo lãnh), ngân hàng phát hành bảo lãnh, là ngân
SVTH: Nguyễn Thị Kiều Loan Lớp: Tài Chính Công 45
14

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét