Thứ Hai, 10 tháng 2, 2014

Đánh giá cơ hội và thách thức của Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Tạp Phẩm trong hoạt động xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Hoa Kỳ

Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Đàm Quang Vinh
Đồ gốm sứ
1.1.1.2. Lĩnh vực kinh doanh đồ thủ công mỹ nghệ trên thị trường Hoa Kỳ
Hoa Kỳ chủ yếu nhập khẩu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ thị
trường châu Á, bởi chi phí sản xuất ở trong nước về lĩnh vực này thường cao
hơn hẳn ở thị trường châu Á, độ tinh xảo trong từng thiết kế cũng không thể
sánh được với các sản phẩm đến từ châu Á như Trung Quốc, Việt Nam.
Người dân Hoa Kỳ lại rất ưa chuộng các sản phẩm thủ công mỹ nghệ
bởi nó có nguồn gốc tự nhiên lại có tính nghệ thuật cao đồng thời họ lại có mức
sống rất cao.
Theo thống kê, trên thị trường Hoa thị trường đỗ thủ công mỹ nghệ
được chia ra như sau: 32,34% Trung Quốc, 8,55% cho Canada, 4,46% cho
nhập khẩu Italia và chỉ có khoảng 2% là dành cho Việt Nam.
Hoa Kỳ là quốc gia nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ nhiều nhất trên
thế giới, chủ yếu là hàng mây tre, hàng gốm sứ, thảm, rèm mành, các sản phẩm
thêu, đá quý mỹ nghệ… Các mặt hàng trên đều là những sản phẩm mà Việt Nam
có khả năng cạnh tranh tốt.
Điều đó lý giải vì sao kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam
sang Hoa Kỳ ngày càng tăng, và đạt mức tăng cao nhất là 76% vào năm 2002,
năm đầu tiên thực hiện BTA- Hiệp định Thương Mại Song Phương được ký
giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Kim ngạch xuất khẩu loại hàng này của Việt Nam
sang Hoa Kỳ đã đạt 55,2 triệu USD năm 2004 so với con số 13,1 triệu USD năm
Đặng Khánh Linh 5 Lớp KDQT 48B
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Đàm Quang Vinh
2000, và đạt mức 73,5 triệu USD trong 5 tháng đầu năm 2005 và được nhiều
chuyên gia nhận định rằng sẽ tăng trưởng hơn nữa.
Điều này vẫn là một con số nhỏ bé song phần nào cũng chứng tỏ được
rằng hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam là được tại Hoa Kỳ. Hoa Kỳ là một
thị trường đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp kinh doanh đồ thủ công mỹ nghệ
ở Việt Nam khai thác và phát triển.
1.1.2. Lịch sử ra đời và phát triển của Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu
Tạp Phẩm
1.1.2.1. Lịch sử hình thành
Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Tạp Phẩm tiền thân là doanh nghiệp
Nhà Nước, trực thuộc Bộ Thương Mại ( nay là Bộ Công Thương), được thành
lập từ 05/03/1956. Năm 2006 công ty chuyển sang hình thức công ty cổ phần.
Trong các thời kỳ khác nhau, sự phát triển kinh doanh mặt hàng xuất
nhập khẩu của công ty đã không ngừng phát triển và đáp ứng tương đối tốt các
nhu cầu kinh tế.
Các thông tin chính về công ty:
Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU TẠP PHẨM
Tên giao dịch: Vietnam National Sundries Import & Export Corporation
Địa chỉ: 36 Bà Triệu, Hà Nội
Điện thoại: (84-4) 3825 3111
Fax: (84-4) 3825 5917
Email: tocontap@fpt.vn
Website: http://tocontapphanoi.com
Tổng Giám đốc: Ông Cao Văn Thủy
Đặng Khánh Linh 6 Lớp KDQT 48B
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Đàm Quang Vinh
1.1.2.2. Quá trình phát triển
Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Tạp Phẩm được thành lập năm
1956 và là 1 trong 13 đầu mối xuất nhập khẩu của cả nước khi đó. Công ty
chuyên kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu: hàng gia dụng, giày
da, sản phẩm cao su, quần áo .
Từ năm 1980-1990, hòa vào xu thế mở cửa của cả nước, công ty
chuyển sang lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp, đa dạng các mặt
hàng xuất nhập khẩu như : thủ công mỹ nghệ , hàng may mặc, nông sản, hải sản
và mở rộng thị trường sang các châu lục như Châu Âu, Châu Á, Mĩ, Canada,
Úc…
Năm 2002, Công ty mở rộng phạm vi trên lĩnh vực xuất khẩu lao động,
kinh doanh phát triển nhà và văn phòng, kinh doanh kho bãi và các dịch vụ hỗ
trợ giáo dục .
Công ty luôn lấy uy tín làm tôn chỉ trong tất cả các hoạt động kinh doanh
của mình . Chính vì điều đó, các đối tác của công ty luôn nhận được sự hài lòng
trong quan hệ, sản phẩm chất lượng và hiệu quả kinh tế cao. Với hơn 50 năm kinh
doanh trong lĩnh vực ngoại thương, Công ty tin tưởng sẽ mang lại cho khách hàng
sản phẩm chất lượng cao nhất, dịch vụ hoàn hảo nhất với giá cả cạnh tranh.
Các chi nhánh của công ty:
• Chi nhánh tại Hải Phòng:
• Địa chỉ: 96A Nguyễn Đức Cảnh, Tp Hải Phòng
• Điện thoại: +84 31 3700 752
• Fax: +84 4 3700 512
• Hoạt động chính: Kinh doanh, giao nhận các sản phẩm tại cảng Hải
Phòng
Đặng Khánh Linh 7 Lớp KDQT 48B
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Đàm Quang Vinh
• Chi nhánh tại Tp Hồ Chí Minh:
• Địa chỉ: A75/28 Đường Bạch Đằng, Quận Tân Bình, Tp Hồ Chí Minh
• Điện thoại: +84 4 38487956/ 3848 7957/ 3848 7958
• Fax: +84 4 3848 7955
• Hoạt động chính: Kinh doanh giao nhận nhập khẩu các sản phẩm tại Tp
Hồ Chí Minh – Kinh doanh xuất khẩu các mặt hàng nói chung
1.1.3. Lĩnh vực kinh doanh của Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Tạp Phẩm
Lĩnh vực kinh doanh của công ty gồm có:
• Kinh doanh hàng nông sản, lâm sản, hải sản, thực phẩm, công nghệ phẩm,
• Kinh doanh sản phẩm dệt, may, da giày (trừ các loại lâm sản Nhà nước cấm)
Kinh doanh vật tư, máy móc thiết bị , nguyên liệu, vật liệu xây dựng, hóa chất
(trừ các loại Nhà nước cấm), kim khí , điện máy, phương tiện vận tải.
• Kinh doanh khách sạn và dịch vụ khách sạn.
• Kinh doanh trong lĩnh vực đại lý bán buôn, bán lẻ hàng hóa (đồ uống, rượu
bia, nước giải khát không bao gồm kinh doanh quán bar, vũ trường, phòng
hát karaoke)/
• Tổ chức gia công, chế biến, hợp tác đầu tư, liên doanh liên kết với các tổ
chức trong và ngoài nước.
• Kinh doanh ( không bao gồm kinh doanh quán bar)
• Kinh doanh máy móc, vật tư, thiết bị y tế và máy móc, thiết bị ngành in
• Mua bán sắt thép, phế liệu, phá dỡ tàu biển cũ làm phế liệu trong nước
• Kinh doanh phân bón máy móc, vật tư phục vụ nông nghiệp( không bao gồm
thuốc bảo vệ thực vật)
Đặng Khánh Linh 8 Lớp KDQT 48B
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Đàm Quang Vinh
• Kinh doanh các dụng cụ, thiết bị và máy móc trong ngành dịch vụ
• Kinh doanh các thiết bị phòng cháy, chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn
• Kinh doanh gỗ ép định hình, sản xuất mua bán hàng thêu, hàng may mặc
1.1.4. Đặc điểm bộ máy quản lý của công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu
Tạp Phẩm
1.1.4.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Hình 1.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Tạp Phẩm
1.1.4.2. Hoạt động của các bộ phận trong bộ máy quản lý
Đại hội cổ đông : Bao gồm các cổ đông của Công ty là cơ quan có
thẩm quyền cao nhất, quyết định các vấn đề quan trọng của Công ty như sửa đổi,
bổ sung điều lệ Công ty, quyết định phương hướng hoạt động của Công ty,
thông qua Báo cáo tài chính hàng năm, bầu hội đồng quản trị… ĐHĐCĐ họp
theo định kỳ hàng năm và có thể được triệu tập bất thường trong các trường hợp
theo quy định của Điều lệ Công ty.
Hội đồng quản trị: Gồm 4 thành viên do ĐHĐCĐ bầu ra. HĐQT có
nhiệm vụ triển khai thực hiện các Nghị quyết do Đại hội cổ đông đã đề ra.
Đặng Khánh Linh 9 Lớp KDQT 48B
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Đàm Quang Vinh
HĐQT có quyền quyết định các vấn đề về: kế hoạch phát triển SXKD và ngân
sách hàng năm; xác định mục tiêu hoạt động và mục tiêu chiến lược trên cơ sở
các mục tiêu Đại hội cổ đông đề ra; quyết định cơ cấu tổ chức của Công ty; bổ
nhiệm, bãi nhiệm các chức danh Giám đốc, phó Giám đốc và Kế toán trưởng
Công ty… Ngoài ra còn một số quyền và nghĩa vụ khác theo quy định tại Điều
lệ hoạt động của Công ty.
Ban kiểm soát: Gồm 3 thành viên do ĐHĐCĐ bầu ra. BKS có quyền:
Được tham gia ý kiến chỉ định Công ty kiểm toán độc lập; thảo luận các vấn đề
với cơ quan kiểm toán về tính chất và phạm vi kiểm toán; Kiểm tra các báo cáo
tài chính hàng quý, sáu tháng hoặc 1 năm; Thảo luận các vấn đề khó khăn, tồn
tại của các cuộc kiểm tra…Ngoài ra BKS còn có một số quyền hạn và trách
nhiệm khác theo quy định tại Điều lệ hoạt động của Công ty.
Tổng giám đốc: do HĐQT chỉ định ra và chịu trách nhiệm trước HĐQT
về mọi kết quả hoạt động SXKD của Công ty. Tổng Giám đốc Công ty là thành
viên của Hội đồng quản trị, có quyền đề xuất với HĐQT quyết định về cơ cấu tổ
chức của Công ty, đề xuất nhân sự bộ máy giúp việc và quyết định các vấn đề
về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Tổng Giám đốc là đại diện pháp
nhân của Công ty và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hoạt động sản xuất
kinh doanh do mình quyết định. Ngoài ra Tổng Giám đốc còn có một số quyền
và nghĩa vụ khác theo quy định tại Điều lệ hoạt động của Công ty.
Phó Tổng giám đốc: Do HĐQT bổ nhiệm có trách nhiệm giúp việc cho
Tổng Giám đốc Công ty về điều hành một số mặt công tác theo phân công của
Giám đốc. Phó Tổng Giám đốc Công ty có quyền tham gia vào việc xây dựng
phương án kinh doanh của Công ty; có quyền thay Tổng Giám đốc Công ty
quyết định các vấn đề liên quan theo phân công, ủy quyền của Tổng Giám
đốc Trực tiếp phụ trách công tác sáng kiến cải tiến kỹ thuật và là Chủ tịch Hội
đồng BHLĐ; Có quyền đề nghị Tổng Giám đốc Công ty khen thưởng, kỷ luật,
Đặng Khánh Linh 10 Lớp KDQT 48B
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Đàm Quang Vinh
bổ nhiệm, miễn nhiệm với các chức danh cán bộ quản lý sản xuất…và một số
quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Công ty.
Phòng tổ chức hành chính: Có trách nhiệm tham mưu giúp việc cho
Giám đốc Công ty về lĩnh vực tổ chức, lao động tiền lương và công tác hành
chính: bố trí sắp xếp cán bộ, tuyển dụng và đào tạo, thực hiện các chế độ chính
sách với người lao động…Là thường trực công tác Thi đua khen thưởng Công
ty; quản lý lực lượng bảo vệ, nhà ăn ca và nhà trẻ Công ty.
Phòng kinh doanh: Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về việc
tổ chức các hoạt động nhằm tiêu thụ sản phẩm; Lập kế hoạch tiêu thụ cho từng
tháng, quý và năm; tham mưu với Giám đốc về các biện pháp nhằm đẩy mạnh
tiêu thụ.
Các phòng kinh doanh xuất nhập khẩu
• Phòng Xuất Nhập Khẩu 1
Điện thoại: +84 4 3825 4115
Lĩnh vực kinh doanh : Chuyên Xuất và Nhập khẩu giấy và bột giấy và các
sản phẩm khác bao gồm: báo, giấy viết, giấy carto, giấy duplex, giấy vệ sinh ,
giấy ảnh, các thiết bị công nghiệp, thép ống, sản phẩm điện, điện tử
• Phòng Xuất Nhập Khẩu 2
Điện thoại: +84 4 3825 3571
Lĩnh vực kinh doanh: văn phòng phẩm, hàng mỹ phẩm, thể thao, đồ gốm,
thủy tinh, dụng cụ âm nhạc, đồ chơi trẻ em, vật liệu cho sản xuất điện (nhựa, dây
đồng tráng men, rotor,các sản phẩm cao su…), xe đạp, xe máy, lốp xe
• Phòng Xuất Nhập Khẩu 3
Điện thoại: +84 4 3825 4257
Đặng Khánh Linh 11 Lớp KDQT 48B
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Đàm Quang Vinh
Lĩnh vực kinh doanh: Sản phẩm dệt, may mặc, vải, sản phẩm làm từ len và
da, hàng thêu ren, trái cây tươi, sản phẩm nhựa , bánh kẹo
• Phòng Xuất Nhập Khẩu 5
Điện thoại: +84 4 3825 6847
Lĩnh vực kinh doanh: thực phẩm đóng hộp , thịt hun khói, cá hồi tươi, thịt
cừu, rượu, bảnh thạch cao,sợi thủy tinh
• Phòng Xuất Nhập Khẩu 6
Điện thoại: +84 4 3825 3617
Lĩnh vực kinh doanh: Máy móc và thiết bị điện, dây cáp, thiết bị văn
phòng, máy ảnh,điều hòa nhiệt độ , máy giặt
• Phòng Xuất Nhập Khẩu 7
Điện thoại: +84 4 3825 3111
Lĩnh vực kinh doanh: Các sản phẩm nông nghiệp, đồ thủ công mỹ nghệ ,
các sản phẩm từ gỗ, thiết bị y tế, máy móc công nghiệp , các loai giày dép bằng
chất liệu khác nhau
• Phòng Xuất Nhập Khẩu 8
Điện thoại: +84 4 3825 3617/ +84 4 3825 3619
Lĩnh vực kinh doanh: Gốm sứ, sơn mài, các loại túi xách, gạo, nguyên liệu
sản xuất mì ăn liền, len, thảm, thiết bị vệ sinh, dụng cụ giáo dục, thiết bị thí
nghiệm , thép phế liệu…
1.1.5. Hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Tạp Phẩm
1.1.5.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty
• Cung cấp nhiều mặt hàng trên nhiều thị trường để tránh rủi ro. Có thể cụ thể
qua cơ cấu sản phẩm chính được cung cấp và thị trường xuất khẩu chính:
Đặng Khánh Linh 12 Lớp KDQT 48B
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Đàm Quang Vinh
 Sản phẩm chính của công ty:Đồ thủ công mỹ nghệ chiếm 19,78% doanh thu
và 26,4 % lợi nhuận gộp; sản phẩm da giày, quần áo chiếm 59,53% doanh
thu và 57,05% lợi nhuận gộp;thức ăn đóng hộp chiếm 18,63% doanh thu và
13,94% lợi nhuận gộp; lĩnh vực xuất khẩu lao động chiếm 2,06% doanh thu
và 2,61 % lợi nhuận gộp.
19.78%
59.53%
18.63%
2.06%
Đồ thủ công mỹ nghệ
Da giày, may mặc
Thức ăn đóng hộp
Xuất khẩu lao động
Nguồn: Phòng Xuất Khẩu
Hình 1.2. Cơ cấu các sản phẩm xuất khẩu của Công ty Cổ phần Xuất Nhập
Khẩu Tạp Phẩm giai đoạn 2007- 2010
 Cơ cấu thị trường xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm 2009 của công ty EU là
thị trường chính với 26%, Mỹ 16,8%; Nhật Bản 17,5%; Hàn Quốc 7,3%;
Asean 5,1%; Trung Quốc 4,7 %.
1.1.5.2. Mục tiêu, chiến lược, sứ mạng, nguyên tắc kinh doanh của Công ty
1.1.5.2.1. Mục tiêu
• Trở thành nhà cung cấp chuyên nghiệp các sản phẩm xuất khẩu của
mình trong đó có đồ thủ công mỹ nghệ sang các thị trường lớn như
châu Mỹ, châu Âu, châu Á.
Đặng Khánh Linh 13 Lớp KDQT 48B
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Đàm Quang Vinh
• Góp phần cho sự phát triển lớn mạnh của ngành thủ công mỹ nghệ
nước nhà.
1.1.5.2.2. Chiến lược
• Đối với những mặt hàng khó cạnh tranh bằng giá và số lượng như
hàng thủ công mỹ nghệ thì cạnh tranh bằng tính độc đáo và khác biệt
của sản phẩm để thâm nhập và ổn định trên các thị trường ngách là
chiến lược được công ty lựa chọn để khai thác tốt lợi thế cạnh tranh
nổi bật của mình.
• Đối với những mặt hàng không khác so với hàng đang được tiêu thụ
trên thị trường châu Mỹ, châu Âu và châu Á thì chiến lược đề ra là
chứng minh cho họ thấy khả năng cung cấp ổn định về số lượng và
chất lượng, và đảm bảo thời gian giao hàng ít nhất như các bạn hàng
hiện có của họ.
1.1.5.2.3. Sứ mạng
• Tiếp thu những kỹ thuật và kinh nghiệm chuyên sâu về lĩnh vực kinh
doanh của công ty.
• Góp phần đáp ứng nhu cầu phong phú của khách hàng quốc tế trên
nhiều lĩnh vực
• Tăng cường và phát triển đội ngũ nhân lực xuất sắc.
• Cam kết liên tục cải tiến mẫu mã – chất lượng cung cấp.
1.1.5.2.4. Nguyên tắc kinh doanh
• Trung thành với cam kết về chất lượng.
• Cung cấp dịch vụ ngày càng hoàn hảo cho khách hàng.
• Nuôi dưỡng lòng tin của khách hàng về uy tín, sự đảm bảo của
thương hiệu.
Đặng Khánh Linh 14 Lớp KDQT 48B

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét