LUẬT
GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ
CỦA QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HềA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SỐ 51/2005/QH11 NGÀY 29 THÁNG 11 NĂM 2005
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xó hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đó được sửa
đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội
khoá X, kỳ họp thứ 10;
Luật này quy định về giao dịch điện tử.
CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định về giao dịch điện tử trong hoạt động của các cơ quan nhà nước; trong
lĩnh vực dân sự, kinh doanh, thương mại và các lĩnh vực khác do pháp luật quy định.
Các quy định của Luật này không áp dụng đối với việc cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà và các bất động sản khác, văn bản về thừa kế, giấy đăng ký
kết hôn, quyết định ly hụn, giấy khai sinh, giấy khai tử, hối phiếu và cỏc giấy tờ cú giỏ
khỏc.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân lựa chọn giao dịch bằng phương tiện
điện tử.
Điều 3. Áp dụng Luật giao dịch điện tử
Trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của Luật giao dịch điện tử với quy định của
luật khác về cùng một vấn đề liên quan đến giao dịch điện tử thỡ ỏp dụng quy định của
Luật giao dịch điện tử.
Điều 4. Giải thớch từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chứng thư điện tử là thông điệp dữ liệu do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ
ký điện tử phát hành nhằm xác nhận cơ quan, tổ chức, cá nhân được chứng thực là người
ký chữ ký điện tử.
2. Chứng thực chữ ký điện tử là việc xác nhận cơ quan, tổ chức, cá nhân được chứng thực
là người ký chữ ký điện tử.
3. Chương trỡnh ký điện tử là chương trỡnh mỏy tớnh được thiết lập để hoạt động độc lập
hoặc thông qua thiết bị, hệ thống thông tin, chương trỡnh mỏy tớnh khỏc nhằm tạo ra một
chữ ký điện tử đặc trưng cho người ký thông điệp dữ liệu.
4. Cơ sở dữ liệu là tập hợp các dữ liệu được sắp xếp, tổ chức để truy cập, khai thác, quản
lý và cập nhật thụng qua phương tiện điện tử.
5. Dữ liệu là thông tin dưới dạng ký hiệu, chữ viết, chữ số, hỡnh ảnh, õm thanh hoặc dạng
tương tự.
6. Giao dịch điện tử là giao dịch được thực hiện bằng phương tiện điện tử.
7. Giao dịch điện tử tự động là giao dịch điện tử được thực hiện tự động từng phần hoặc
toàn bộ thông qua hệ thống thông tin đó được thiết lập sẵn.
8. Hệ thống thụng tin là hệ thống được tạo lập để gửi, nhận, lưu trữ, hiển thị hoặc thực
hiện các xử lý khác đối với thông điệp dữ liệu.
9. Người trung gian là cơ quan, tổ chức, cá nhân đại diện cho cơ quan, tổ chức, cá nhân
khác thực hiện việc gửi, nhận hoặc lưu trữ một thông điệp dữ liệu hoặc cung cấp các dịch
vụ khác liên quan đến thông điệp dữ liệu đó.
10. Phương tiện điện tử là phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ
thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ tương tự.
11. Quy trỡnh kiểm tra an toàn là quy trỡnh được sử dụng để kiểm chứng nguồn gốc của
thông điệp dữ liệu, chữ ký điện tử, phát hiện các thay đổi hoặc lỗi xuất hiện trong nội
dung của một thông điệp dữ liệu trong quá trỡnh truyền, nhận và lưu trữ.
12. Thông điệp dữ liệu là thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ
bằng phương tiện điện tử.
13. Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử là tổ chức thực hiện hoạt động
chứng thực chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật.
14. Tổ chức cung cấp dịch vụ mạng là tổ chức cung cấp hạ tầng đường truyền và các dịch
vụ khác có liên quan để thực hiện giao dịch điện tử. Tổ chức cung cấp dịch vụ mạng bao
gồm tổ chức cung cấp dịch vụ kết nối Internet, tổ chức cung cấp dịch vụ Internet và tổ
chức cung cấp dịch vụ truy cập mạng.
15. Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI – electronic data interchange) là sự chuyển thông tin từ
máy tính này sang máy tính khác bằng phương tiện điện tử theo một tiêu chuẩn đó được
thỏa thuận về cấu trúc thông tin.
Điều 5. Nguyên tắc chung tiến hành giao dịch điện tử
1. Tự nguyện lựa chọn sử dụng phương tiện điện tử để thực hiện giao dịch.
2. Tự thỏa thuận về việc lựa chọn loại công nghệ để thực hiện giao dịch điện tử.
3. Không một loại công nghệ nào được xem là duy nhất trong giao dịch điện tử.
4. Bảo đảm sự bỡnh đẳng và an toàn trong giao dịch điện tử.
5. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, lợi ích của Nhà nước,
lợi ích công cộng.
6. Giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước phải tuân thủ các nguyên tắc quy định tại Điều
40 của Luật này.
Điều 6. Chính sách phát triển và ứng dụng giao dịch điện tử
1. Ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực liên quan đến
giao dịch điện tử.
2. Khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân đầu tư và ứng dụng giao dịch điện tử theo quy
định của Luật này.
3. Hỗ trợ đối với giao dịch điện tử trong dịch vụ công.
4. Đẩy mạnh việc triển khai thương mại điện tử, giao dịch bằng phương tiện điện tử và tin
học hóa hoạt động của cơ quan nhà nước.
Điều 7. Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động giao dịch điện tử
1. Ban hành, tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển,
ứng dụng giao dịch điện tử trong các lĩnh vực kinh tế - xó hội, quốc phũng, an ninh.
2. Ban hành, tuyờn truyền và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về giao dịch
điện tử.
3. Ban hành, công nhận các tiêu chuẩn trong giao dịch điện tử.
4. Quản lý cỏc tổ chức cung cấp dịch vụ liờn quan đến giao dịch điện tử.
5. Quản lý phát triển hạ tầng công nghệ cho hoạt động giao dịch điện tử.
6. Tổ chức, quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ, chuyên gia
trong lĩnh vực giao dịch điện tử.
7. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về giao dịch điện tử; giải quyết khiếu nại,
tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về giao dịch điện tử.
8. Quản lý và thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế về giao dịch điện tử.
Điều 8. Trỏch nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động giao dịch điện tử
1. Chớnh phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động giao dịch điện tử.
2. Bộ Bưu chính, Viễn thông chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc chủ trỡ, phối
hợp với cỏc bộ, ngành cú liờn quan thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động giao dịch
điện tử.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mỡnh cú trỏch nhiệm
thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động giao dịch điện tử.
4. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền
hạn của mỡnh thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động giao dịch điện tử tại địa phương.
Điều 9. Cỏc hành vi bị nghiêm cấm trong giao dịch điện tử
1. Cản trở việc lựa chọn sử dụng giao dịch điện tử.
2. Cản trở hoặc ngăn chặn trái phép quá trỡnh truyền, gửi, nhận thụng điệp dữ liệu.
3. Thay đổi, xoá, huỷ, giả mạo, sao chép, tiết lộ, hiển thị, di chuyển trái phép một phần
hoặc toàn bộ thông điệp dữ liệu.
4. Tạo ra hoặc phát tán chương trỡnh phần mềm làm rối loạn, thay đổi, phá hoại hệ thống
điều hành hoặc có hành vi khác nhằm phá hoại hạ tầng công nghệ về giao dịch điện tử.
5. Tạo ra thông điệp dữ liệu nhằm thực hiện hành vi trỏi phỏp luật.
6. Gian lận, mạo nhận, chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép chữ ký điện tử của người khác.
CHƯƠNG II
THÔNG ĐIỆP DỮ LIỆU
MỤC 1
GIÁ TRỊ PHÁP LÝ CỦA THÔNG ĐIỆPU DỮ LIỆU
Điều 10. Hỡnh thức thể hiện thụng điệp dữ liệu
Thông điệp dữ liệu được thể hiện dưới hỡnh thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện
tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hỡnh thức tương tự khác.
Điều 11. Giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu
Thông tin trong thông điệp dữ liệu không bị phủ nhận giá trị pháp lý chỉ vỡ thụng tin đó
được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu.
Điều 12. Thông điệp dữ liệu có giá trị như văn bản
Trường hợp pháp luật yêu cầu thông tin phải được thể hiện bằng văn bản thỡ thụng điệp
dữ liệu được xem là đáp ứng yêu cầu này nếu thông tin chứa trong thông điệp dữ liệu đó
có thể truy cập và sử dụng được để tham chiếu khi cần thiết.
Điều 13. Thông điệp dữ liệu có giá trị như bản gốc
Thông điệp dữ liệu có giá trị như bản gốc khi đáp ứng được các điều kiện sau đây:
1. Nội dung của thông điệp dữ liệu được bảo đảm toàn vẹn kể từ khi được khởi tạo lần
đầu tiên dưới dạng một thông điệp dữ liệu hoàn chỉnh.
Nội dung của thông điệp dữ liệu được xem là toàn vẹn khi nội dung đó chưa bị thay đổi,
trừ những thay đổi về hỡnh thức phỏt sinh trong quỏ trỡnh gửi, lưu trữ hoặc hiển thị
thông điệp dữ liệu;
2. Nội dung của thông điệp dữ liệu có thể truy cập và sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh
khi cần thiết.
Điều 14. Thông điệp dữ liệu có giá trị làm chứng cứ
1. Thông điệp dữ liệu không bị phủ nhận giá trị dựng làm chứng cứ chỉ vỡ đó là một
thông điệp dữ liệu.
2. Giá trị chứng cứ của thông điệp dữ liệu được xác định căn cứ vào độ tin cậy của cách
thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi thông điệp dữ liệu; cách thức bảo đảm và duy trỡ
tớnh toàn vẹn của thụng điệp dữ liệu; cách thức xác định người khởi tạo và các yếu tố
phù hợp khác.
Điều 15. Lưu trữ thông điệp dữ liệu
1. Trường hợp pháp luật yêu cầu chứng từ, hồ sơ hoặc thông tin phải được lưu trữ thỡ
chứng từ, hồ sơ hoặc thông tin đó có thể được lưu trữ dưới dạng thông điệp dữ liệu khi
đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Nội dung của thông điệp dữ liệu đó có thể truy cập và sử dụng được để tham chiếu khi
cần thiết;
b) Nội dung của thông điệp dữ liệu đó được lưu trong chính khuôn dạng mà nó được khởi
tạo, gửi, nhận hoặc trong khuôn dạng cho phép thể hiện chính xác nội dung dữ liệu đó;
c) Thông điệp dữ liệu đó được lưu trữ theo một cách thức nhất định cho phép xác định
nguồn gốc khởi tạo, nơi đến, ngày giờ gửi hoặc nhận thông điệp dữ liệu.
2. Nội dung, thời hạn lưu trữ đối với thông điệp dữ liệu được thực hiện theo quy định của
pháp luật về lưu trữ.
MỤC 2
GỬI, NHẬN THÔNG ĐIỆP DỮ LIỆU
Điều 16. Người khởi tạo thông điệp dữ liệu
1. Người khởi tạo thông điệp dữ liệu là cơ quan, tổ chức, cá nhân tạo hoặc gửi một thông
điệp dữ liệu trước khi thông điệp dữ liệu đó được lưu giữ nhưng không bao hàm người
trung gian chuyển thông điệp dữ liệu.
2. Trong trường hợp các bên tham gia giao dịch không có thỏa thuận khác thỡ việc xỏc
định người khởi tạo một thông điệp dữ liệu được quy định như sau:
a) Một thông điệp dữ liệu được xem là của người khởi tạo nếu thông điệp dữ liệu đó được
người khởi tạo gửi hoặc được gửi bởi một hệ thống thông tin được thiết lập để hoạt động
tự động do người khởi tạo chỉ định;
b) Người nhận có thể coi thông điệp dữ liệu là của người khởi tạo nếu đó ỏp dụng cỏc
phương pháp xác minh được người khởi tạo chấp thuận và cho kết quả thông điệp dữ liệu
đó là của người khởi tạo;
c) Kể từ thời điểm người nhận biết có lỗi kỹ thuật trong việc truyền gửi thông điệp dữ
liệu hoặc đó sử dụng cỏc phương pháp xác minh lỗi được người khởi tạo chấp thuận thỡ
khụng ỏp dụng quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
3. Người khởi tạo phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông điệp dữ liệu
do mỡnh khởi tạo.
Điều 17. Thời điểm, địa điểm gửi thông điệp dữ liệu
Trong trường hợp các bên tham gia giao dịch không có thoả thuận khác thỡ thời điểm, địa
điểm gửi thông điệp dữ liệu được quy định như sau:
1. Thời điểm gửi một thông điệp dữ liệu là thời điểm thông điệp dữ liệu này nhập vào hệ
thống thông tin nằm ngoài sự kiểm soát của người khởi tạo;
2. Địa điểm gửi thông điệp dữ liệu là trụ sở của người khởi tạo nếu người khởi tạo là cơ
quan, tổ chức hoặc nơi cư trú của người khởi tạo nếu người khởi tạo là cá nhân. Trường
hợp người khởi tạo có nhiều trụ sở thỡ địa điểm gửi thông điệp dữ liệu là trụ sở có mối
liên hệ mật thiết nhất với giao dịch.
Điều 18. Nhận thông điệp dữ liệu
1. Người nhận thông điệp dữ liệu là người được chỉ định nhận thông điệp dữ liệu từ
người khởi tạo thông điệp dữ liệu nhưng không bao hàm người trung gian chuyển thông
điệp dữ liệu đó.
2. Trong trường hợp các bên tham gia giao dịch không có thoả thuận khác thỡ việc nhận
thụng điệp dữ liệu được quy định như sau:
a) Người nhận được xem là đó nhận được thông điệp dữ liệu nếu thông điệp dữ liệu được
nhập vào hệ thống thông tin do người đó chỉ định và có thể truy cập được;
b) Người nhận có quyền coi mỗi thông điệp dữ liệu nhận được là một thông điệp dữ liệu
độc lập, trừ trường hợp thông điệp dữ liệu đó là bản sao của một thông điệp dữ liệu khác
mà người nhận biết hoặc buộc phải biết thông điệp dữ liệu đó là bản sao;
c) Trường hợp trước hoặc trong khi gửi thông điệp dữ liệu, người khởi tạo có yêu cầu
hoặc thoả thuận với người nhận về việc người nhận phải gửi cho mỡnh thụng bỏo xỏc
nhận khi nhận được thông điệp dữ liệu thỡ người nhận phải thực hiện đúng yêu cầu hoặc
thoả thuận này;
d) Trường hợp trước hoặc trong khi gửi thông điệp dữ liệu, người khởi tạo đó tuyờn bố
thụng điệp dữ liệu đó chỉ có giá trị khi có thông bỏo xỏc nhận thỡ thụng điệp dữ liệu đó
được xem là chưa gửi cho đến khi người khởi tạo nhận được thông báo của người nhận
xác nhận đó nhận được thông điệp dữ liệu đó;
đ) Trường hợp người khởi tạo đó gửi thụng điệp dữ liệu mà không tuyên bố về việc
người nhận phải gửi thông báo xác nhận và cũng chưa nhận được thông báo xác nhận thỡ
người khởi tạo có thể thông báo cho người nhận là chưa nhận được thông báo xác nhận
và ấn định khoảng thời gian hợp lý để người nhận gửi xác nhận; nếu người khởi tạo vẫn
không nhận được thông báo xác nhận trong khoảng thời gian đó ấn định thỡ người khởi
tạo có quyền xem là chưa gửi thông điệp dữ liệu đó.
Điều 19. Thời điểm, địa điểm nhận thông điệp dữ liệu
Trong trường hợp các bên tham gia giao dịch không có thoả thuận khác thỡ thời điểm, địa
điểm nhận thông điệp dữ liệu được quy định như sau:
1. Trường hợp người nhận đó chỉ định một hệ thống thông tin để nhận thông điệp dữ liệu
thỡ thời điểm nhận là thời điểm thông điệp dữ liệu nhập vào hệ thống thông tin được chỉ
định; nếu người nhận không chỉ định một hệ thống thông tin để nhận thông điệp dữ liệu
thỡ thời điểm nhận thông điệp dữ liệu là thời điểm thông điệp dữ liệu đó nhập vào bất kỳ
hệ thống thông tin nào của người nhận;
2. Địa điểm nhận thông điệp dữ liệu là trụ sở của người nhận nếu người nhận là cơ quan,
tổ chức hoặc nơi cư trú thường xuyên của người nhận nếu người nhận là cá nhân. Trường
hợp người nhận có nhiều trụ sở thỡ địa điểm nhận thông điệp dữ liệu là trụ sở có mối liên
hệ mật thiết nhất với giao dịch.
Điều 20. Gửi, nhận tự động thông điệp dữ liệu
Trong trường hợp người khởi tạo hoặc người nhận chỉ định một hoặc nhiều hệ thống
thông tin tự động gửi hoặc nhận thông điệp dữ liệu thỡ việc gửi, nhận thụng điệp dữ liệu
được thực hiện theo quy định tại các điều 16, 17, 18 và 19 của Luật này.
CHƯƠNG III
CHỮ KÝ ĐIỆN TỬ VÀ CHỨNG THỰC CHỮ Kí ĐIỆN TỬ
MỤC 1
GIÁ TRỊ PHÁP LÝ CỦA CHỮ KÝ ĐIỆN TỬ
Điều 21. Chữ ký điện tử
1. Chữ ký điện tử được tạo lập dưới dạng từ, chữ, số, ký hiệu, õm thanh hoặc cỏc hỡnh
thức khỏc bằng phương tiện điện tử, gắn liền hoặc kết hợp một cách lô gíc với thông điệp
dữ liệu, có khả năng xác nhận người ký thông điệp dữ liệu và xác nhận sự chấp thuận của
người đó đối với nội dung thông điệp dữ liệu được ký.
2. Chữ ký điện tử được xem là bảo đảm an toàn nếu chữ ký điện tử đó đáp ứng các điều
kiện quy định tại khoản 1 Điều 22 của Luật này.
3. Chữ ký điện tử có thể được chứng thực bởi một tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực
chữ ký điện tử.
Điều 22. Điều kiện để bảo đảm an toàn cho chữ ký điện tử
1. Chữ ký điện tử được xem là bảo đảm an toàn nếu được kiểm chứng bằng một quy
trỡnh kiểm tra an toàn do cỏc bờn giao dịch thỏa thuận và đáp ứng được các điều kiện sau
đây:
a) Dữ liệu tạo chữ ký điện tử chỉ gắn duy nhất với người ký trong bối cảnh dữ liệu đó
được sử dụng;
b) Dữ liệu tạo chữ ký điện tử chỉ thuộc sự kiểm soát của người ký tại thời điểm ký;
c) Mọi thay đổi đối với chữ ký điện tử sau thời điểm ký đều có thể bị phát hiện;
d) Mọi thay đổi đối với nội dung của thông điệp dữ liệu sau thời điểm ký đều có thể bị
phỏt hiện.
2. Chữ ký điện tử đó được tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử chứng
thực được xem là bảo đảm các điều kiện an toàn quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 23. Nguyờn tắc sử dụng chữ ký điện tử
1. Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, các bên tham gia giao dịch điện tử có
quyền thỏa thuận:
a) Sử dụng hoặc không sử dụng chữ ký điện tử để ký thông điệp dữ liệu trong quá trỡnh
giao dịch;
b) Sử dụng hoặc không sử dụng chữ ký điện tử có chứng thực;
c) Lựa chọn tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử trong trường hợp thỏa
thuận sử dụng chữ ký điện tử có chứng thực.
2. Chữ ký điện tử của cơ quan nhà nước phải được chứng thực bởi tổ chức cung cấp dịch
vụ chứng thực chữ ký điện tử do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
Điều 24. Giá trị pháp lý của chữ ký điện tử
1. Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần có chữ ký thỡ yờu cầu đó đối với
một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu chữ ký điện tử được sử dụng để ký
thông điệp dữ liệu đó đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Phương pháp tạo chữ ký điện tử cho phép xác minh được người ký và chứng tỏ được
sự chấp thuận của người ký đối với nội dung thông điệp dữ liệu;
b) Phương pháp đó là đủ tin cậy và phù hợp với mục đích mà theo đó thông điệp dữ liệu
được tạo ra và gửi đi.
2. Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần được đóng dấu của cơ quan, tổ chức
thỡ yờu cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ
liệu đó được ký bởi chữ ký điện tử của cơ quan, tổ chức đáp ứng các điều kiện quy định
tại khoản 1 Điều 22 của Luật này và chữ ký điện tử đó có chứng thực.
3. Chính phủ quy định cụ thể việc quản lý và sử dụng chữ ký điện tử của cơ quan, tổ
chức.
Điều 25. Nghĩa vụ của người ký chữ ký điện tử
1. Người ký chữ ký điện tử hoặc người đại diện hợp pháp của người đó là người kiểm
soát hệ chương trỡnh ký điện tử và sử dụng thiết bị đó để xác nhận ý chớ của mỡnh đối
với thông điệp dữ liệu được ký.
2. Người ký chữ ký điện tử có các nghĩa vụ sau đây:
a) Có các biện pháp để tránh việc sử dụng không hợp pháp dữ liệu tạo chữ ký điện tử của
mỡnh;
b) Khi phát hiện chữ ký điện tử có thể không cũn thuộc sự kiểm soỏt của mỡnh, phải kịp
thời sử dụng cỏc phương tiện thích hợp để thông báo cho các bên chấp nhận chữ ký điện
tử và cho tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử trong trường hợp chữ ký
điện tử đó có chứng thực;
c) áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo đảm tính chính xác và toàn vẹn của mọi thông
tin trong chứng thư điện tử trong trường hợp chứng thư điện tử được dùng để chứng thực
chữ ký điện tử.
3. Người ký chữ ký điện tử phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hậu quả do không
tuân thủ quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 26. Nghĩa vụ của bờn chấp nhận chữ ký điện tử
1. Bờn chấp nhận chữ ký điện tử là bên đó thực hiện những nội dung trong thụng điệp dữ
liệu nhận được trên cơ sở tin vào chữ ký điện tử, chứng thư điện tử của bên gửi.
2. Bờn chấp nhận chữ ký điện tử có các nghĩa vụ sau đây:
a) Tiến hành các biện pháp cần thiết để kiểm chứng mức độ tin cậy của một chữ ký điện
tử trước khi chấp nhận chữ ký điện tử đó;
b) Tiến hành các biện pháp cần thiết để xác minh giá trị pháp lý của chứng thư điện tử và
các hạn chế liên quan tới chứng thư điện tử trong trường hợp sử dụng chứng thư điện tử
để chứng thực chữ ký điện tử.
3. Bờn chấp nhận chữ ký điện tử phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hậu quả do
không tuân thủ quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 27. Thừa nhận chữ ký điện tử và chứng thư điện tử nước ngoài
1. Nhà nước công nhận giá trị pháp lý của chữ ký điện tử và chứng thư điện tử nước
ngoài nếu chữ ký điện tử hoặc chứng thư điện tử đó có độ tin cậy tương đương với độ tin
cậy của chữ ký điện tử và chứng thư điện tử theo quy định của pháp luật. Việc xác định
mức độ tin cậy của chữ ký điện tử và chứng thư điện tử nước ngoài phải căn cứ vào các
tiêu chuẩn quốc tế đó được thừa nhận, điều ước quốc tế mà Cộng hũa xó hội chủ nghĩa
Việt Nam là thành viờn và cỏc yếu tố cú liờn quan khỏc.
2. Chính phủ quy định cụ thể về việc thừa nhận chữ ký điện tử và chứng thư điện tử nước
ngoài.
MỤC 2
DỊCH VỤ CHỨNG THỰC CHỮ KÝ ĐIỆN TỬ
Điều 28. Hoạt động dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử
1. Cấp, gia hạn, tạm đỡnh chỉ, phục hồi, thu hồi chứng thư điện tử.
2. Cung cấp thông tin cần thiết để giúp chứng thực chữ ký điện tử của người ký thông
điệp dữ liệu.
3. Cung cấp các dịch vụ khác liên quan đến chữ ký điện tử và chứng thực chữ ký điện tử
theo quy định của pháp luật.
Điều 29. Nội dung của chứng thư điện tử
1. Thụng tin về tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử.
2. Thông tin về cơ quan, tổ chức, cá nhân được cấp chứng thư điện tử.
3. Số hiệu của chứng thư điện tử.
4. Thời hạn có hiệu lực của chứng thư điện tử.
5. Dữ liệu để kiểm tra chữ ký điện tử của người được cấp chứng thư điện tử.
6. Chữ ký điện tử của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử.
7. Các hạn chế về mục đích, phạm vi sử dụng của chứng thư điện tử.
8. Các hạn chế về trách nhiệm pháp lý của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký
điện tử.
9. Các nội dung khác theo quy định của Chớnh phủ.
Điều 30. Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử
1. Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử bao gồm tổ chức cung cấp dịch
vụ chứng thực chữ ký điện tử công cộng và tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký
điện tử chuyên dùng được phép thực hiện các hoạt động chứng thực chữ ký điện tử theo
quy định của pháp luật.
2. Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử công cộng là tổ chức cung cấp
dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử cho cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng trong các hoạt
động công cộng. Hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử công cộng là
hoạt động kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật.
3. Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử chuyờn dựng là tổ chức cung cấp
dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử cho cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng trong các hoạt
động chuyên ngành hoặc lĩnh vực. Hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện
tử chuyên dùng phải được đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về dịch vụ chứng thực
chữ ký điện tử.
4. Chính phủ quy định cụ thể việc thành lập, tổ chức, đăng ký kinh doanh, hoạt động và
việc cụng nhận lẫn nhau của cỏc tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử quy
định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Điều 31. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử
1. Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử có các quyền và nghĩa vụ sau
đây:
a) Thực hiện các hoạt động dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử quy định tại Điều 28 của
Luật này;
b) Tuân thủ quy định của pháp luật về tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện
tử;
c) Sử dụng hệ thống thiết bị kỹ thuật, quy trỡnh và nguồn lực tin cậy để thực hiện công
việc của mỡnh;
d) Bảo đảm tính chính xác và sự toàn vẹn của các nội dung cơ bản trong chứng thư điện
tử do mỡnh cấp;
đ) Công khai thông tin về chứng thư điện tử đó cấp, gia hạn, tạm đỡnh chỉ, phục hồi hoặc
bị thu hồi;
e) Cung cấp phương tiện thích hợp cho phép các bên chấp nhận chữ ký điện tử và các cơ
quan quản lý nhà nước có thẩm quyền có thể dựa vào chứng thư điện tử để xác định
chính xác nguồn gốc của thông điệp dữ liệu và chữ ký điện tử;
g) Thông báo cho các bên liên quan trong trường hợp xảy ra sự cố ảnh hưởng đến việc
chứng thực chữ ký điện tử;
h) Thông báo công khai và thông báo cho những người được cấp chứng thư điện tử, cho
cơ quan quản lý cú liờn quan trong thời hạn chớn mươi ngày trước khi tạm dừng hoặc
chấm dứt hoạt động;
i) Lưu trữ các thông tin có liên quan đến chứng thư điện tử do mỡnh cấp trong thời hạn ớt
nhất là năm năm, kể từ khi chứng thư điện tử hết hiệu lực;
k) Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
2. Chính phủ quy định chi tiết các quyền và nghĩa vụ của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng
thực chữ ký điện tử quy định tại khoản 1 Điều này.
MỤC 3
QUẢN LÝ DỊCH VỤ CHỨNG THỰC CHỮ KÝ ĐIỆN TỬ
Điều 32. Các điều kiện để được cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử
1. Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có đủ nhân viên kỹ thuật chuyên nghiệp và nhân viên quản lý phự hợp với việc cung
cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử;
b) Có đủ phương tiện và thiết bị kỹ thuật phù hợp với tiêu chuẩn an ninh, an toàn quốc
gia;
c) Đăng ký hoạt động với cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động cung cấp dịch vụ
chứng thực chữ ký điện tử.
2. Chính phủ quy định cụ thể về các nội dung sau đây:
a) Trỡnh tự, thủ tục đăng ký hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử;
b) Tiờu chuẩn kỹ thuật, quy trỡnh, nhõn lực và cỏc điều kiện cần thiết khác đối với hoạt
động cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử;
c) Nội dung và hỡnh thức của chứng thư điện tử;
d) Thủ tục cấp, gia hạn, tạm đỡnh chỉ, phục hồi và thu hồi chứng thư điện tử;
đ) Chế độ lưu trữ và công khai các thông tin liên quan đến chứng thư điện tử do tổ chức
cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử cấp;
e) Điều kiện, thủ tục để tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử nước ngoài
có thể được cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử tại Việt Nam;
g) Các nội dung cần thiết khác đối với hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký
điện tử.
CHƯƠNG IV
GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG ĐIỆN TỬ
Điều 33. Hợp đồng điện tử
Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu theo quy định
của Luật này.
Điều 34. Thừa nhận giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử
Giỏ trị phỏp lý của hợp đồng điện tử không thể bị phủ nhận chỉ vỡ hợp đồng đó được thể
hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu.
Điều 35. Nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử
1. Các bên tham gia có quyền thỏa thuận sử dụng phương tiện điện tử trong giao kết và
thực hiện hợp đồng.
2. Việc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử phải tuân thủ các quy định của Luật này
và pháp luật về hợp đồng.
3. Khi giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, các bên có quyền thoả thuận về yêu cầu kỹ
thuật, chứng thực, các điều kiện bảo đảm tính toàn vẹn, bảo mật có liên quan đến hợp
đồng điện tử đó.
Điều 36. Giao kết hợp đồng điện tử
1. Giao kết hợp đồng điện tử là việc sử dụng thông điệp dữ liệu để tiến hành một phần
hoặc toàn bộ giao dịch trong quá trỡnh giao kết hợp đồng.
2. Trong giao kết hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, đề nghị giao kết
hợp đồng và chấp nhận giao kết hợp đồng có thể được thực hiện thông qua thông điệp dữ
liệu.
Điều 37. Việc nhận, gửi, thời điểm, địa điểm nhận, gửi thông điệp dữ liệu trong giao kết
và thực hiện hợp đồng điện tử
Việc nhận, gửi, thời điểm, địa điểm nhận, gửi thông điệp dữ liệu trong giao kết và thực
hiện hợp đồng điện tử được thực hiện theo quy định tại các điều 17, 18, 19 và 20 của
Luật này.
Điều 38. Giỏ trị phỏp lý của thụng bỏo trong giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử
Trong giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, thông báo dưới dạng thông điệp dữ liệu có
giá trị pháp lý như thông báo bằng phương pháp truyền thống.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét