Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Các hoạt động mua, bán, trao đổi hàng hoá, dịch vụ tại chợ thường
được diễn ra theo một quy luật và chu kỳ thời gian (ngày, giờ, phiên) nhất
định. Chu kỳ họp chợ hình thành do nhu cầu trao đổi hàng hoá, dịch vụ và tập
quán của từng vùng, từng địa phương quy định.
1.3. So sánh chợ với siêu thị:
Theo từ điển Kinh tế thị trường: "Siêu thị là cửa hàng tự phục vụ bày
bán nhiều mặt hàng đáp ứng tiêu dùng hàng ngày của người tiêu dùng như thực
phẩm, đồ uống, dụng cụ gia đình và các loại vật dụng cần thiết khác".
Như vậy, những nét đặc trưng cơ bản của siêu thị khác với chợ là:
- Siêu thị là một cửa hàng bán lẻ.
- Siêu thị áp dụng phương thức tự phục vụ.
- Giá ở siêu thị được niêm yết công khai.
- Siêu thị thường chú trọng ở nghệ thuật trưng bày hàng hoá.
- Siêu thị áp dụng các hình thức quản lý, bán hàng và thanh toán bằng
những tiến bộ của khoa học, công nghệ (tin học, điện tử, khoa học xã hội trong
bán hàng…).
2. Phân loại chợ trong mạng lưới chợ ở nước ta
Hiện nay ở nước ta tồn tại rất nhiều các loại chợ khác nhau, dựa theo
những tiêu thức khác nhau ta có những cách phân loại sau:
2.1. Theo địa giới hành chính:
Có hai loại chợ tồn tại theo tiêu thức này là chợ đô thị và chợ nông thôn.
2.1.1. Chợ đô thị:
Là các loại chợ được tổ chức, tụ họp ở thành phố, thị xã, thị trấn. Do ở
đây, đời sống và trình độ văn hoá có phần cao hơn ở nông thôn, cho nên các
chợ thành phố có tốc độ hiện đại hoá nhanh hơn, văn minh thương mại trong
chợ cũng được chú trọng, cơ sở vật chất ngày càng được tăng cường, bổ sung
và hoàn chỉnh. Phương tiện phục vụ mua bán, hệ thống phương tiện truyền
thông và dịch vụ ở các chợ này thường tốt hơn các chợ ở khu vực nông thôn.
SVTH: Kiều Thị Bùi Hằng Lớp: QLKT 44A
5
2.1.2. Chợ nông thôn:
Là chợ thường được tổ chức tại trung tâm xã, trung tâm cụm xã. Hình
thức mua bán ở chợ đơn giản, dân dã (có nơi, như ở một số vùng núi, người
dân tộc thiểu số vẫn còn hoạt động trao đổi bằng hiện vật tại chợ), các quầy,
sạp có quy mô nhỏ lẻ, manh mún. Nhưng ở các chợ nông thôn thể hiện đậm đà
bản sắc truyền thống đặc trưng ở mỗi địa phương, của các vùng lãnh thổ khác
nhau.
2.2. Theo tính chất mua bán:
Dựa theo tiêu thức này, ta có thể phân chia thành hai loại là chợ bán
buôn và bán lẻ.
2.2.1. Chợ bán buôn:
Là các chợ lớn, chợ trung tâm, chợ có vị trí là cửa ngõ của thành phố, thị
xã, thị trấn, có phạm vi hoạt động rộng, tập trung với khối lượng hàng hoá lớn.
Hoạt động mua bán chủ yếu là thu gom và phân luồng hàng hoá đi các nơi.
Các chợ này thường là nơi cung cấp hàng hoá cho các trung tâm bán lẻ, các
chợ bán lẻ trong và ngoài khu vực, nhiều chợ còn là nơi thu gom hàng cho xuất
khẩu. Các chợ này có doanh số bán buôn chiếm tỷ trọng cao (trên 60%), đồng
thời vẫn có bản lẻ nhưng tỷ trọng nhỏ.
2.2.2. Chợ bán lẻ:
Là những chợ thuộc phạm vi xã, phường (liên xã, liên phường), cụm dân
cư, hàng hoá qua chợ chủ yếu để bán lẻ, phục vụ trực tiếp cho người tiêu dùng.
2.3. Theo đặc điểm mặt hàng kinh doanh:
Theo tiêu thức này chợ được phân thành 2 loại là chợ tổng hợp và chợ
chuyên doanh.
2.3.1. Chợ tổng hợp:
Là chợ kinh doanh nhiều loại hàng hoá thuộc nhiều ngành hàng khác
nhau. Trong chợ tồn tại nhiều loại mặt hàng như: hàng tiêu dùng (quần áo, giày
dép, các mặt hàng lương thực thực phẩm, hàng gia dụng…), công cụ lao động
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
nông nghiệp (cuốc, xẻng, liềm búa…), cây trồng, vật nuôi…, chợ đáp ứng toàn
bộ các nhu cầu của khách hàng. Hình thức chợ tổng hợp này thể hiện khái quát
những đặc trưng của chợ truyền thống, và ở nước ta hiện nay loại hình này vẫn
chiếm ưu thế về số lượng cũng như về thời gian hình thành và phát triển.
2.3.2. Chợ chuyên doanh:
Là loại chợ chuyên kinh doanh một mặt hàng chính yếu, mặt hàng này
thường chiếm doanh số trên 60% đồng thời vẫn có bán một số mặt hàng khác,
các loại hàng này có doanh số dưới 40% tổng doanh thu. Hình thức chợ này
cũng tồn tại ở nước ta như chợ vải, chợ hoa tươi, chợ vật liệu xây dựng, chợ
rau quả, chợ giống cây trồng…
2.4. Theo số lượng hộ kinh doanh, vị trí và mặt bằng của chợ:
Dựa theo cách phân loại trong Điều 3 Nghị định số 02/2003/NĐ-CP của
Chính phủ về phát triển và quản lý chợ thì chợ được chia thành 3 loại: chợ loại
1, chợ loại 2 và chợ loại 3.
2.4.1. Chợ loại 1 là chợ phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau:
- Là chợ có trên 400 điểm kinh doanh, được đầu tư xây dựng kiên cố,
hiện đại theo quy hoạch.
- Được đặt ở các vị trí trung tâm kinh tế thương mại quan trọng của
tỉnh, thành phố hoặc là chợ đầu mối của ngành hàng, của khu vực kinh tế và
được tổ chức họp thường xuyên.
- Có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động của chợ và
tổ chức đầy đủ các dịch vụ tại chợ: trông giữ xe, bốc xếp hàng hoá, kho bảo
quản hàng hoá, dịch vụ đo lường, dịch vụ kiểm tra chất lượng hàng hoá, vệ
sinh an toàn thực phẩm và các dịch vụ khác.
2.4.2. Chợ loại 2 là chợ thoả mãn các tiêu chuẩn sau:
- Là chợ có trên 200 điểm kinh doanh, được đầu tư xây dựng kiên cố
hoặc là bán kiên cố theo quy hoạch.
SVTH: Kiều Thị Bùi Hằng Lớp: QLKT 44A
7
- Được đặt ở trung tâm giao lưu kinh tế của khu vực và được tổ chức
họp thường xuyên hay không thường xuyên.
- Có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động của chợ và
tổ chức các dịch vụ tối thiểu tại chợ: trông giữ xe, bốc xếp hàng hoá, kho bảo
quản hàng hoá, dịch vụ đo lường.
2.4.3. Chợ loại 3 là chợ thoả mãn các tiêu chuẩn sau:
- Là chợ có dưới 200 điểm kinh doanh hoặc các chợ chưa được đầu tư
xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố.
- Chủ yếu phục vụ nhu cầu mua bán hàng hoá của nhân dân trong xã,
phường và địa bàn phụ cận.
2.5. Theo tính chất và quy mô xây dựng:
Theo tiêu chí này, chợ được chia thành chợ kiên cố, chợ bán kiên cố và
chợ tạm:
2.5.1. Chợ kiên cố:
Là chợ được xây dựng hoàn chỉnh với đủ các yếu tố của một công trình
kiến trúc, có độ bền sử dụng cao (thời gian sử dụng trên 10 năm). Chợ kiên cố
thường là chợ loại 1 có diện tích đất hơn 10.000 m
2
và chợ loại 2 có diện tích
đất từ 6000-9000 m
2
. Các chợ kiên cố lớn thường nằm ở các tỉnh, thành phố
lớn, các huyện lỵ, trị trấn và có thời gian tồn tại lâu đời, trong một thời kỳ dài
và là trung tâm mua bán của cả vùng rộng lớn.
2.5.2. Chợ bán kiên cố:
Là chợ chưa được xây dựng hoàn chỉnh. Bên cạnh những hạng mục xây
dựng kiên cố (tầng lầu, cửa hàng, sạp hàng) còn có những hạng mục xây dựng
tạm như lán, mái che, quầy bán hàng…, độ bền sử dụng không cao (dưới 10
năm) và thiếu tiện nghi. Chợ bán kiên cố thường là chợ loại 3, có diện tích đất
3000-50000 m
2
. Chợ này chủ yếu phân bổ ở các huyện nhỏ, khu vực thị trấn xa
xôi, chợ liên xã, liên làng, các khu vực ngoài thành phố lớn.
2.5.3. Chợ tạm:
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Là chợ mà những quầy, sạp bán hàng là những lều quán được làm có
tính chất tạm thời, không ổn định, khi cần thiết có thể dỡ bỏ nhanh chóng và ít
tốn kém. Loại chợ này thường hay tồn tại ở các vùng quê, các xã, các thôn, có
chợ được dựng lên để phục vụ trong một thời gian nhất định (như tết, lễ
hội…).
3. Vai trò của chợ trong nền kinh tế - xã hội nước ta hiện nay
Trong những năm qua, mạng lưới chợ ở nước ta đóng vai trò rất quan
trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội đặc biệt là từ thập niên 80 và những
năm đầu của thập niên 90. Đây là giai đoạn mà mạng lưới siêu thị và trung tâm
thương mại chưa hình thành và phát triển, chợ vẫn là nơi tiêu thụ hàng hóa chủ
yếu của các doanh nghiệp sản xuất cũng như là nơi mua sắm chủ yếu của
người dân. Tuy nhiên, hiện nay chợ vẫn giữ một vai trò rất quan trọng thể hiện
trên các mặt sau:
3.1. Về mặt kinh tế
Chợ là một bộ phận quan trọng trong cấu thành mạng lưới thương
nghiệp xã hội :
- Đối với vùng nông thôn: Chợ vừa là nơi tiêu thụ nông sản hàng hoá,
tập trung thu gom các sản phẩm, hàng hoá phân tán, nhỏ lẻ để cung ứng cho
các thị trường tiêu thụ lớn trong và ngoài nước, vừa là nơi cung ứng hàng công
nghiệp tiêu dùng cho nông dân và một số loại vật tư cho sản xuất nông nghiệp
ở nông thôn.
- Ở khu vực thành thị: Chợ cũng là nơi cung cấp hàng hoá tiêu dùng,
lương thực thực phẩm chủ yếu cho các khu vực dân cư. Tuy nhiên hiện nay đã
xuất hiện khá nhiều hình thức thương mại cạnh tranh trực tiếp với chợ, vì thế
bên cạnh việc mở rộng hay tăng thêm số lượng chợ chúng ta phải đầu tư nâng
cấp chất lượng hoạt động của chợ cũng như chất lượng dịch vụ của chợ.
Hoạt động của các chợ làm tăng ý thức về kinh tế hàng hoá của người
dân, rõ nét nhất là ở miền núi, vùng cao từ đó thúc đẩy sản xuất phát triển, góp
SVTH: Kiều Thị Bùi Hằng Lớp: QLKT 44A
9
phần tích cực vào công cuộc xoá đói giảm nghèo ở nông thôn, miền núi. Trong
các phiên chợ, các buổi chợ là cơ hội của người dân giao lưu trao đổi, mua
bán, lưu thông hàng hoá của mình, cập nhật thông tin, ý thức xã hội, nó làm
tăng khả năng phản ứng của người dân với thị trường, với thời thế và tự mình
có thể ý thức được công việc làm ăn buôn bán của mình trong công cuộc đổi
mới.
Chợ là một nguồn thu quan trọng của Ngân sách Nhà nước (NSNN).
Mặc dù Nhà nước chưa có thể nâng cấp đủ hệ thống chợ ở nước ta, chưa đặc
biệt quan tâm đầu tư phát triển, nhưng các chợ trong cả nước đã đem lại cho
NSNN khoảng 300.000 triệu đồng mỗi năm (chưa kể các nguồn thu từ thuế
trực tiếp).
Sự hình thành chợ kéo theo sự hình thành và phát triển các ngành nghề
sản xuất. Đây chính là tiền đề hội tụ các dòng người từ mọi miền đất nước tập
trung để làm ăn, buôn bán. Chính quá trình này làm xuất hiện các trung tâm
thương mại và không ít số đó trở thành những đô thị sầm uất.
3.2. Về giải quyết việc làm
Chợ ở nước ta đã giải quyết được một số lượng lớn việc làm cho người
lao động. Hiện nay trên toàn quốc có hơn 2,3 triệu người lao động buôn bán
trong các chợ và số người tăng thêm có thể tới 10%/năm.
Nếu mỗi người trực tiếp buôn bán có thêm 1 đến 2 người giúp việc (phụ
việc bán hàng, tổ chức nguồn hàng để đưa về chợ, đưa hàng tới các mối tiêu
thụ theo yêu cầu của khách…) thì số người lao động có việc tại chợ sẽ gấp đôi,
gấp ba lần số lượng người chỉ buôn bán ở chợ, và như thế chợ giải quyết được
một số lượng lớn công việc cho người lao động khi hoạt động.
3.3. Về việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc
Có thể nói, chợ là một bộ mặt kinh tế - xã hội của một địa phương và là
nơi phản ánh trình độ phát triển kinh tế - xã hội, phong tục tập quán của một
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
vùng dân cư. Tính văn hoá ở chợ được thể hiện rõ nhất là ở miền núi, vùng
cao, vùng sâu, vùng xa.
- Đối với người dân: Đồng bào đến chợ ngoài mục tiêu mua bán còn lấy
chợ làm nơi giao tiếp, gặp gỡ, thăm hỏi người thân, trao đổi công việc, kể cả
việc dựng vợ gả chồng cho con cái. Chợ còn là nơi hò hẹn của lứa đôi, vì vậy
người dân miền núi thường gọi là đi "chơi chợ" thay cho từ đi chợ mua sắm
như là người dưới xuôi thường gọi. Các phiên chợ này thường tồn tại từ rất lâu
đời, và nó là những bản sắc văn hoá vô cùng đặc trưng của các dân tộc ở nước
ta.
- Đối với chính quyền: Ở miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa chợ là
địa điểm duy nhất hội tụ đông người. Tại chợ có đại diện của các lứa tuổi, tất
cả các thôn bản và các dân tộc. Vì thế, đã từ lâu, Chính quyền địa phương đã
biết lấy chợ là nơi phổ biến chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và
pháp luật của Nhà nước, là nơi tuyên truyền cảnh giác và đấu tranh với những
phần tử xuyên tạc đường lối của Đảng. Từ phong trào kế hoạch hoá gia đình
đến kỹ thuật chăm sóc cây trồng vật nuôi, vệ sinh phòng dịch… đều có thể
được phổ biến một cách hiệu quả ở đây. Chính vì lý do đó, chợ miền núi hay
miền xuôi đều được bố trí ở trung tâm cụm, xã (nhất là miền núi). Trong mỗi
chợ đều giành vị trí trung tâm làm công tác tuyên truyền.
Trên thực tế, một số chợ truyền thống có từ rất lâu đời đang trở thành
một địa điểm thu hút khách du lịch (như Chợ Tình Sa Pa, chợ Cầu Mây ở Nam
Định…). Nếu được đầu tư thoả đáng cả về cở sở vật chất cũng như sự quan
tâm quản lý của Nhà nước, đây sẽ là các địa danh hấp dẫn đối với khách du
lịch trong và ngoài nước, và nó sẽ là tiềm năng về kinh tế du lịch quốc gia.
Hiện nay, khi mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng bán lẻ
đã hình thành và phát triển mạnh, mặc dù vẫn có tầm quan trọng trong sinh
hoạt của người dân, nhưng không vì thế mà chợ mất đi vai trò của mình mà có
thể nói chợ đã hoàn thành vai trò lịch sử của mình và sự phát triển mạng lưới
SVTH: Kiều Thị Bùi Hằng Lớp: QLKT 44A
11
chợ chính là sự hỗ trợ cho quá trình hình thành và phát triển của các loại hình
kinh doanh mới, đó là siêu thị và trung tâm thương mại.
II. MỘT SỐ MÔ HÌNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ CHỢ Ở NƯỚC TA
1. Tổ chức, quản lý chợ theo mô hình Ban quản lý
1.1. Khái niệm:
Theo Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 về phát triển và
quản lý chợ: "Ban quản lý (BQL) chợ là đơn vị sự nghiệp có thu, tự trang trải
các chi phí hoạt động thường xuyên, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và
có tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước, thực hiện chức năng quản lý các hoạt
động của chợ và tổ chức kinh doanh các dịch vụ tại chợ theo quy định của pháp
luật".
Căn cứ vào tính chất, đặc điểm và quy mô của chợ, Uỷ ban nhân dân
(UBND) các cấp có thẩm quyền quyết định lập và giao cho BQL chợ quản lý
một hoặc một số chợ (liên chợ) trên địa bàn theo phân cấp quản lý. Trường hợp
lập BQL liên chợ thì ở từng chợ có thể lập Ban hay tổ điều hành chợ.
BQL chợ có trách nhiệm quản lý tài sản Nhà nước và các hoạt động
trong phạm vi chợ của một hoặc một số chợ; thực hiện ký kết hợp đồng với
thương nhân về thuê, sử dụng điểm kinh doanh; kinh doanh các dịch vụ tại
chợ; tổ chức bảo đảm công tác phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an
ninh trật tự và an toàn thực phẩm trong phạm vi chợ; xây dựng Nội quy của
chợ trình UBND cấp có thẩm quyền phê duyệt theo phân cấp quản lý chợ; tổ
chức thực hiện Nội quy chợ và xử lý các vi phạm về Nội quy chợ; điều hành
chợ hoạt động và tổ chức phát triển các hoạt động tại chợ; tổng hợp tình hình
hoạt động kinh doanh của chợ và báo cáo định kỳ cho các cơ quan quản lý Nhà
nước theo hướng dẫn của Bộ Thương mại.
Tổ chức quản lý chợ theo mô hình BQL được thể hiện trong sơ đồ dưới
đây:
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của BQL chợ
1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của BQL chợ:
Theo thông tư số 06/2003/TT-BTM ngày 15 tháng 8 năm 2003 hướng
dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của BQL chợ, BQL chợ có các
nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:
- Trình UBND cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý chợ quyết
định:
• Phê duyệt Phương án sử dụng địa điểm kinh doanh và bố trí, sắp xếp
các ngành nghề kinh doanh tại chợ.
• Quy định cụ thể việc sử dụng, thuê, thời hạn với các biện pháp quản
lý điểm kinh doanh tại chợ.
• Phê duyệt Nội quy chợ.
SVTH: Kiều Thị Bùi Hằng Lớp: QLKT 44A
13
• Phê duyệt Phương án bảo đảm phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi
trường, an ninh trật tự và an toàn thực phẩm trong phạm vi chợ.
• Phê duyệt Kế hoạch sửa chữa lớn, nâng cấp cơ sở vật chất và phát
triển các hoạt động của chợ khi có nhu cầu.
- Quyết định việc tổ chức đấu thầu theo quy định của Pháp luật để lựa
chọn thương nhân sử dụng hoặc thuê địa điểm kinh doanh tại chợ theo Phương
án đã được duyệt. Trong trường hợp số thương nhân đăng ký ít hơn số điểm
kinh doanh hiện có, BQL chợ được quyền quyết định việc lựa chọn thương
nhân, không phải tổ chức đấu thầu.
- Ký hợp đồng với thương nhân sử dụng hoặc thuê điểm kinh doanh tại
chợ theo Phương án đã được duyệt.
- Tổ chức quản lý, điều hành chợ hoạt động, tổ chức thực hiện Nội quy
chợ và xử lý các vi phạm Nội quy chợ.
- Phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan chuyên môn tổ
chức đảm bảo phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự và an
toàn thực phẩm trong phạm vi chợ.
- Tổ chức kinh doanh, phát triển các dịch vụ hỗ trợ như: trông giữ
phương tiện vận chuyển, bốc xếp hàng hoá, cho thuê kho bảo quản cất giữ
hàng hoá, cung cấp thông tin thị trường, kiểm định số lượng, chất lượng hàng
hoá, vệ sinh môi trường ăn uống, vui chơi, giải trí và các hoạt động khác trong
phạm vi chợ phù hợp với các quy định của pháp luật và theo hướng ngày càng
văn minh hiện đại.
- Tổ chức thu, nộp tiền thuê, sử dụng điểm kinh doanh của thương nhân
và các loại phí, lệ phí về chợ theo quy định của pháp luật.
- Phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan, đoàn thể tổ
chức thông tin kinh tế - xã hội, phổ biến hướng dẫn việc thực hiện các chính
sách, các quy định của pháp luật và nghĩa vụ đối với Nhà nước của thương
nhân kinh doanh tại chợ; tổ chức các hoạt động văn hoá xã hội tại chợ.
14
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét