Thứ Ba, 21 tháng 1, 2014

Lập kế hoạch trong DN

Vai trò của kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp trong nền KTTT và những nội
dung đổi mới trong kế hoạch kinh doanh ở các doanh nghiệp Việt Nam.
lý các thông tin và những vấn đề trong doanh nghiệp. Khi có một quy trình kế
hoạch thống nhất nó sẽ góp phần cung cấp trao đổi thông tin giữa các phòng ban
chức năng trong doanh nghiệp với nhau, từ đó các lãnh đạo của các bộ phận khác
nhau có thể nắm bắt được những thông tin và các hoạt động của các bộ phận khác
để từ đó mà có được những phương án hoạt động cho bộ phận mình sao cho phù
hợp với các phòng ban bộ phận khác để đảm bảo cho mục tiêu của doanh nghiệp
được thực hiện đúng theo kế hoạch đề ra.
Bản kế hoạch với tư cách là một tài liệu chứa đựng các chiến lược phát triển của
doanh nghiệp trong tương lai, trong đó còn chứa đựng các kế hoạch hành động của
các bộ phận chức năng trong doanh nghiệp như kế hoạch sản xuất và dự trữ, kế
hoạch Marketing, kế hoạch nhân sự, kế hoạch tài chính, kế hoạch nghiên cứu triển
khai Cũng như kế hoạch tổng thể của doanh nghiệp. Vì vậy kế hoạch sẽ đóng vai
trò như một kênh thông tin từ ban lãnh đạo xuống các phòng ban chức năng cũng
như tới từng nhân viên trong doanh nghiệp để huy động nguồn lực giúp thực hiện
các mục tiêu đề ra đồng thời phản hồi những thông tin từ dưới lên tới ban lãnh đạo
về quá trình thực hiện kế hoạch, từ thông tin phản hồi đó mà ban lãnh đạo có thể
kiểm tra đánh giá được công tác tổ chức thực hiện nếu thấy những sai lệch sẽ có
phương án điều chỉnh. Kế hoạch không chỉ đóng vai trò là kênh thông tin dọc mà
nó còn có chức năng là kênh thông tin ngang giữa các phòng ban chức năng. Vì
các kế hoạch chức năng có mối quan hệ với nhau rất mật thiết nên việc trao đổi
thông tin với nhau giữa các phòng ban là rất quan trọng, nó sẽ giúp cho các bộ
phận nắm được tiến độ của các bộ phận khác từ đó có những điều chỉnh để kế
hoạch bộ phận cũng như kế hoạch tổng thể đi đúng tiến độ.
Chức năng quyền lực, khi một bản kế hoạch được xây dựng hoàn chỉnh phù hợp
với những điều kiện bên trong và bên ngoài doanh nghiệp thì bản kế hoạch đó như
là một bản tuyên bố của ban lãnh đạo doanh nghiệp tới các bộ phận và các nhân
viên trong doanh nghiệp về chiến lược phát triển của doanh nghiệp trong tương lai,
trong đó sẽ ghi rõ những mục tiêu mà doanh nghiệp cần đạt được trong thời gian
tới. Với những mục tiêu nhiệm vụ được đặt ra trong bản kế hoach thì ban lãnh đạo
doanh nghiệp đã khẳng định quyền lực lãnh đạo của họ trong doanh nghiệp cũng
như với các nhân viên. Nhờ có kế hoạch mà các hoạt động trong doanh nghiệp
Sinh viên: Nguyễn mạnh Dũng
Lớp: kế hoạch 45A
Vai trò của kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp trong nền KTTT và những nội
dung đổi mới trong kế hoạch kinh doanh ở các doanh nghiệp Việt Nam.
được quản lý một cách chặt chẽ, hợp lý và từ đó sẽ giúp cho mọi người đều có thể
tham gia đóng góp ý kiến vào bản kế hoạch.
1.3. Nguyên tắc kế hoạch hóa trong doanh nghiệp.
Khi chúng ta làm một việc gì thì thông thường đều có những nguyên tắc nhất
định. Vì vậy trong công tác kế hoạch hóa cũng không thể không có những nguyên
tắc trong xây dựng kế hoạch. Nhờ có những nguyên tắc này sẽ giúp cho bản kế
hoạch được xây dựng một cách hợp lý, sát với thực tế hơn và giảm thiểu những rủi
ro có thể xảy ra. Vậy kế hoạch hóa trong doanh nghiệp được tuân theo những
nguyên tắc sau đây.
Nguyên tắc thống nhất, do doanh nghiệp được cấu thành từ nhiều bộ phận khác
nhau, mỗi bộ phận có hoạt động chức năng riêng lẻ khác nhau. Cho nên trong
công tác quản lý doanh nghiệp cần có sự thống nhất để đảm bảo hoạt động của
doanh nghiệp được thống nhất. Trong doanh nghiệp có các mối quan hệ dọc và
mối quan hệ ngang. Mối quan hệ dọc thể hiện quan hệ từ trên xuống giữa ban lãnh
đạo doanh nghiệp và các phòng ban chức năng cũng như các nhân viên trong
doanh nghiệp và mối quan hệ này cũng thể hiện quan hệ quyền lực lãnh đạo của
người chủ doanh nghiệp với các nhân viên. Còn mối quan hệ ngang là mối quan hệ
giữa các phòng ban chức năng với nhau, nó thể hiện quan hệ tác nghiệp trao đổi
thông tin với nhau giữa các bộ phận trong doanh nghiệp. Nhờ có mối quan hệ này
mà các bộ phận trong doanh nghiệp có thể nắm bắt hoạt động của nhau từ đó có
thể giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình thực hiện.
Trong doanh nghiệp có nhiều đơn vị chức năng với các kế hoạch của riêng
mình để thực hiện chức năng của mình. Cho nên có sự phân định rất rõ ràng giữa
về chức năng giữa các bộ phận. Nhưng khi các bộ phận tiến hành xây dựng kế
hoạch cho bộ phận mình đều phải căn cứ vào chiến lược phát triển của doanh
nghiệp nhằm thực hiện những mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp vì vậy kế
hoach tổng thể của doanh nghiệp không thể chỉ là sự lắp ghép đơn thuần của các
bộ phận mà nó còn phải là một hệ thống các kế hoạch có liên quan chặt chẽ với
nhau thể hiện sự thống nhất từ trên xuống và giữa các kế hoạch bộ phận.
Sinh viên: Nguyễn mạnh Dũng
Lớp: kế hoạch 45A
Vai trò của kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp trong nền KTTT và những nội
dung đổi mới trong kế hoạch kinh doanh ở các doanh nghiệp Việt Nam.
Nguyên tắc tham gia, nguyên tắc này có mối quan hệ với nguyên tắc thống
nhất, theo đó thì nguyên tắc này cho phép mọi thành viên trong doanh nghiệp đều
có thể tham gia đóng góp ý kiến vào quá trình xây dựng kế hoạch. Nhờ có sự tham
gia này mà bản kế hoạch sẽ thể hiện đầy đủ ý chí của mọi thành viên trong doanh
nghiệp chứ không của riêng ban lãnh đạo. Nó thể hiện sự thống nhất giữa các
thành viên trong doanh nghiệp. Nếu nguyên tắc này được thực hiện một cách đầy
đủ thì nó sẽ đem lại những lợi ích sau.
Thứ nhất các thành viên trong doanh nghiệp có thể trao đổi thông tin cho nhau
nhờ đó mà họ sẽ có được những hiểu biết sâu sắc hơn về doanh nghiệp cũng như
các hoạt động của các bộ phận trong doanh nghiệp. Nhờ đó mà bản kế hoạch sẽ
nhận được đầy đủ thông tin từ mọi phía phản ánh chính xác tình hình bên trong và
bên ngoài doanh nghiệp.
Nhờ có sự tham gia của các thành viên trong doanh nghiệp mà bản kế hoạch sẽ
không còn là của riêng ban lãnh đạo doanh nghiệp nữa mà nó sẽ là sản phẩm của
tất cả mọi thành viên trong doanh nghiệp. Khi đây đã là sản phẩm của toàn thể
doanh nghiệp thì các thành viên sẽ cảm thấy mình có trách nhiệm với bản kế hoạch
và cố gắng thực hiện một cách tốt nhất bổn phận trách nhiệm của mình trong bản
kế hoạch, từ đó sẽ giúp bản kế hoạch được thực hiện có hiệu quả hơn.
Cho phép mọi người tham gia vào công tác kế hoạch hóa sẽ giúp cho mọi
người phát huy được tính chủ động sáng tạo của họ, tạo cho họ có động lực để lao
động có hiệu quả hơn.
Để có thể thu hút được mọi người cùng tham gia xây dựng và thực hiện kế
hoạch của doanh nghiệp thì ban lãnh đạo của doanh nghiệp cần có những chính
sách mô hình khuyến khích mọi người tham gia, làm cho họ cảm thấy khi tham gia
vào công tác kế hoạch hóa họ có được lợi ích trong đó.
Nguyên tắc linh hoạt, do các doanh nghiệp hoạt đông trong nền kinh tế thị
trường, với rất nhiều biến động diễn ra từng ngày từng giờ. Cho nên công tác kế
hoạch hóa không thể cứng nhắc mà đòi hỏi phải luôn linh hoạt chủ động để có thể
đối phó được với những thay đổi bất ngờ của thị trường. Kế hoạch được xây dựng
càng linh hoạt mềm dẻo thí sẽ càng giảm thiểu được những rủi ro do thay đổi của
thị trường gây ra. Nguyên tắc linh hoạt được thể hiện thông qua các yếu tố sau.
Sinh viên: Nguyễn mạnh Dũng
Lớp: kế hoạch 45A
Vai trò của kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp trong nền KTTT và những nội
dung đổi mới trong kế hoạch kinh doanh ở các doanh nghiệp Việt Nam.
Kế hoạch được xây dựng phải có nhiều phương án, mỗi phương án là một kịch
bản mô phỏng tương ứng với từng điều kiện thị trường và cách huy động nguồn
lực cụ thể.
Trong xây dựng kế hoạch thì thì chúng ta không chỉ xây dựng kế hoạch chính
mà còn phải xây dựng những kế hoạch phụ, kế hoạch dự phòng và kế hoạch bổ
sung, để trong những tình huống bất khả kháng chúng ta có thể thay đổi kế hoạch
hành động.
Các kế hoạch cần phải được xem xét một cách thường xuyên liên tục. Do trong
các kế hoạch đều đặt ra các mục tiêu cho tưong lai mà tương lại là một thứ xa vời
khó nắm bắt vì vây người lãnh đạo doanh nghiệp phải thường xuyên theo dõi, kiểm
tra để phát hiện những thay đổi trong quá trình thực hiện, tìm ra những nguyên
nhân của những phát sinh đó để từ đó có những điều chỉnh và bước đi phù hợp để
giải quyết những vấn đề phát sinh đảm bảo cho kế hoạch đi đúng hướng. Nhờ có
tính linh hoạt trong xây dựng và thực hiện kế hoạch mà các nhà xây dựng và thực
hiện kế hoạch không cảm thấy kế hoạch là sự cứng nhắc mang tính rằng buộc và bị
kế hoạch chi phối mà trái lại họ cảm thấy họ là người chủ động trong công tác xây
dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch, họ thấy mình là chủ thể kế hoạch chi phối kế
hoạch chứ không phải bị kế hoạch chi phối.
1.4.Phân loại kế hoạch trong doanh nghiệp.
Trên những góc độ khác nhau thì hệ thống kế hoạch hóa của doanh nghiệp được
chia thành những bộ phận khác nhau.
1.4.1.Theo góc độ thời gian.
Theo góc độ thời gian là sự phân đoạn kế hoạch theo thời gian. Theo đó thì có
các loại kế hoạch sau.
Kế hoạch dài hạn, nó là kế hoạch bao trùm lên một khoảng thời gian dài
thường là 10 năm. Trong bản kế hoạch này thường nêu lên những mục tiêu dài hạn
của doanh nghiệp, những định hướng của doanh nghiệp trong thời gian dài
Kế hoạch trung hạn, nó là sự cụ thể hóa của kế hoạch dài hạn, kế hoạch trung
hạn thường kéo dài khoảng từ ba đến năm năm.
Sinh viên: Nguyễn mạnh Dũng
Lớp: kế hoạch 45A
Vai trò của kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp trong nền KTTT và những nội
dung đổi mới trong kế hoạch kinh doanh ở các doanh nghiệp Việt Nam.
Kế hoạch ngắn hạn thường là kế hoạch hàng năm và kế hoạch tiến độ. Nó
thường bao gồm các phương án sử dụng các nguồn lực một cách cụ thể để đạt
được mục tiêu trong kế hoạch dài hạn và trung hạn.
Nhưng trong điều kiện ngày nay với những biến đổi nhanh chóng của thị trường
và khoa học công nghệ thì việc phân chia kế hoach theo thời gian chỉ còn mang
tính tương đối. Khi mà khoa học công nghệ thay đổi nhanh chóng, kĩ thuật sản
xuất nhanh chóng trở lên lạc hậu, chu kì sản xuất ngày càng ngắn, thì những kế
hoạch từ ba đến năm năm cũng có thể coi là dài. Các kế hoạch dài hạn, trung hạn
và ngắn hạn phải có sự liên kết chặt chẽ với nhau, không được loại bỏ lẫn nhau.
Cần coi trọng vấn đề giải quyết mối quan hệ giữa kế hoạch ngắn hạn và kế hoạch
dài hạn, giữa lợi ích cục bộ trước mắt và lợi ích lâu dài vì nhiều khi quyết định
trong ngắn hạn với lợi ích cục bộ trước mắt nếu không được xem xét tới các lợi ích
lâu dài trong kế hoạch dài hạn sẽ dẫn tới làm thất bại mục tiêu lâu dài của doanh
nghiệp.
1.4.2.Theo góc độ nội dung, tính chất hay cấp độ kế hoạch.
Theo góc độ nội dung, tính chất của kế hoạch có thể chia kế hoạch trong doanh
nghiệp thành các kế hoạch sau.
Kế hoạch chiến lược, nó thường được áp dụng với những doanh nghiệp lớn với
quy mô sản xuất lớn và nhiều lao động. Quy mô doanh nghiệp càng lớn thì nó làm
cho công tác quản lý doanh nghiệp trở lên càng phức tạp và khó khăn, đồng thời do
tính chất cạnh tranh của thị trường ngày càng trở lên khốc liệt, với sự thay đổi của
khoa học công nghệ ngày càng nhanh khiến cho doanh nghiệp rất khó trong việc
xác định những mục tiêu trong tương lai.
Kế hoạch chiến lược sẽ cho phép doanh nghiệp cải thiện và củng cố vị thế cạnh
tranh trên thị trường. Trong kế hoạch chiến lược là những mục tiêu định hướng cho
doanh nghiệp và những biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra. Việc xây dựng kế
hoạch chiến lược thường được xuất phát từ khả năng thực tế của doanh nghiệp,
biểu hiện những phương án ứng phó với những điều kiện bên trong và bên ngoài
doanh nghiệp.
Kế hoạch chiến thuật (kế hoạch tác nghiệp) nó là công cụ để chuyển các định
hướng, mục tiêu của chiến lược thành các chương trình cụ thể cho từng bộ phận
Sinh viên: Nguyễn mạnh Dũng
Lớp: kế hoạch 45A
Vai trò của kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp trong nền KTTT và những nội
dung đổi mới trong kế hoạch kinh doanh ở các doanh nghiệp Việt Nam.
trong doanh nghiệp. Việc chia nhỏ ra thành các chương trình sẽ giúp cho mục tiêu
của doanh nghiệp được thực hiện dễ dàng hơn với sự phối hợp của các bộ phận
chức năng. Kế hoạch chiến thuật được thể hiện trong từng bộ phận của doanh
nghiệp như kế hoạch Marketing, kế hoạch sản xuất, kế hoạch tài chính… Trong
khi kế hoạch chiến lược tập trung vào xác định các mục tiêu dài hạn, những định
hướng của doanh nghiệp trong tương lai thì kế hoạch tác nghiệp lại đi vào cụ thể
từng bộ phận, lĩnh vực của doanh nghiệp. Kế hoạch chiến lược là sự tham gia chủ
yếu của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp còn kế hoạch chiến thuật là sự tham gia
đầy đủ của mọi thành viên trong doanh nghiệp.
2. Vai trò của kế hoạch hóa trong doanh nghiệp.
Kế hoạch hóa trong doanh nghiệp có vai trò quan trọng giúp cho doanh nghiệp
hoạt động một cách tuần tự hợp lý và chặt chẽ. Nhưng trong những cơ chế kinh tế
khác nhau thì nó thể hiện những vai trò khác nhau.
2.1. Vai trò trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung.
Nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung là một nền kinh tế dựa trên cơ sở chủ yếu là
chế độ công hữu xã hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất và sự thống trị của nhà nước
chuyên chính vô sản. Theo đó thì kế hoạch hóa là mệnh lệnh trực tiếp phát ra từ
trung ương tới các thành phần trong nền kinh tế là các doanh nghiệp nhà nước vì
vậy mà không có sự khác biệt rõ rệt giữa kế hoạch của nền kinh tế và kế hoạch
doanh nghiệp. Theo đó thì hình thức giao dịch chủ yếu là sự giao nhận từ trung
ương tới các đơn vị sản xuất. Các doanh nghiệp không được tự chủ trong việc sản
xuất cái gì, sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai mà những câu hỏi đó đều do nhà
nước quyết định và giao xuống cho các doanh nghiệp từ nguyên liệu đầu vào với
số lượng bao nhiêu, sản xuất bao nhiêu và phân phối như thế nào. Vì vậy các chỉ
tiêu kế hoạch trong doanh nghiệp cũng chính là các chỉ tiêu pháp lệnh toàn diện,
các kế hoạch tiến độ, kế hoạch điều độ sản xuất đều do cơ quan trung ương quyết
định và chi phối toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. Chính vì vậy mà vai trò lớn
nhất của kế hoạch hóa trong thời kì này là tạo ra tiết kiệm và tích lũy lớn, thực hiện
các cân đối trong nền kinh tế nhờ đó tạo ra tăng trưởng nhanh. Hướng các nguồn
lực vào những mục tiêu ưu tiên.
Sinh viên: Nguyễn mạnh Dũng
Lớp: kế hoạch 45A
Vai trò của kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp trong nền KTTT và những nội
dung đổi mới trong kế hoạch kinh doanh ở các doanh nghiệp Việt Nam.
Nhưng bên cạnh vai trò đó thì nó có những hạn chế sau.
Hạn chế tính năng động, sáng tạo trong sản xuất, không gắn trách nhiệm sản
xuất với ngườilao động vì vây mà hiệu quả sản xuất thấp.
Do kế hoạch mang tính mệnh lệnh, triệt tiêu các qui luật kinh tế và cạnh tranh
trong thị trường nên nền kinh tế không có động lực phát triển, các doanh nghiệp
không có khả năng cạnh tranh.
Do thiếu tính sáng tạo trong sản xuất nên nó hạn chế sự tiến bộ của khoa học
công nghệ. Việc nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất
không được tiến hành.
Cũng do không áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nên công nghệ sản
xuất trở lên lạc hậu dẫn đến năng suất thấp hiệu quả kinh tế không cao.
2.2. Vai trò trong nền kinh tế thị trường.
Nền kinh tế thị trường với những biến đổi không ngừng diễn ra một cách liên
tục mạnh mẽ, trong đó môi trường cạnh tranh rất gay gắt, với sự tiến bộ của khoa
học công nghệ làm cho công nghệ sản xuất trở lên nhanh chóng bị lạc hậu. Từ đó
nó làm cho công tác quản lý doanh nghiệp trở lên khó khăn phức tạp, các doanh
nghiệp luôn phải đương đầu với nhưng rủi ro của thị trường do vậy đòi hỏi doanh
nghiệp phải có chiến lược và kế hoạch để xác định những định hướng và mục tiêu
cho tương lai. Do đó trong doanh nghiệp không thể thiếu được công tác kế hoạch
hóa, nó có những vai trò sau.
Hướng sự chú ý của các hoạt động trong doanh nghiệp vào các mục tiêu, tổ
chức triển khai các hoạt động để thực hiện các mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra. Do
doanh nghiệp hoạt động trong một thị trường rất linh hoạt, luôn biến đổi vì vậy mà
doanh nghiệp cần có kế hoạch để có thể dự báo được những cơ hội hay thách thức
mà thị trường đem lại để từ đó xác định xem doanh nghiệp nên sản xuất cái gì, sản
xuất bao nhiêu, sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai và khi nào thì sản xuất. Mặc
dù thị trường luôn biến đổi khó nắm bắt và dự báo. Những thay đổi bất ngờ của thị
trường có thể làm phá sản những kế hoạch được chuẩn bị công phu chu đáo nhưng
điều đó không có nghĩa là doanh nghiệp không xây dựng kế hoạch mà trái lại
doanh nghiệp luôn phải xây dựng kế hoạch cho mình vì nếu không xây dựng kế
hoạch thì có nghĩa là doanh nghiệp đang để cho mình bị thả nổi và bị thị trường chi
Sinh viên: Nguyễn mạnh Dũng
Lớp: kế hoạch 45A
Vai trò của kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp trong nền KTTT và những nội
dung đổi mới trong kế hoạch kinh doanh ở các doanh nghiệp Việt Nam.
phối điều đó sẽ làm cho doanh nghiệp gặp nhiều rủi ro không tự chủ được trong
các hoạt động mà luôn phải bị động với những biến đổi của thị trường.
Công tác kế hoạch hóa là việc ứng phó với những thay đổi của thị trường. Vì
lập kế hoạch chính là công việc dự báo thị trường trong tương lai mà thị trường
trong tương lai thường không chắc chắn, khó nắm bắt, tương lai càng xa thì kết quả
dự đoán càng kém tin cậy. Cho dù ta có thể nắm bắt được tương lai với sự tin cậy
cao thì ta vẫn không thể thiếu được công tác kế hoạch để tìm ra những cách tốt
nhất để đạt được mục tiêu, tiến hành phân công bố trí phối hợp giữa các bộ phận để
cùng ứng phó với những thách thức từ phía thị trường. Do thị trường luôn biến đổi
cho nên trong quá trình thực hiện kế hoạch không thể thiếu được khâu kiểm tra
giám sát đánh giá để phát hiện ra những phát sinh bất ngờ tìm ra nguyên nhân của
những phát sinh đó và có những phương án ứng phó.
Kế hoạch hóa với khả năng tác nghiệp trong doanh nghiệp. Kế hoạch doanh
nghiệp đặt ra mục tiêu tối thiểu hóa chi phí và hoạt động có hiệu quả và phù hợp
nhất. Kế hoạch hóa sẽ giúp cho doanh nghiệp tránh được những hoạt động nhỏ lẻ
manh mún, các bộ phận trong doanh nghiệp ngoài việc thực hiện chức năng của
mình ra còn phải quan tâm đến mục tiêu chung của doanh nghiệp đảm bảo mục
tiêu chung được thực hiện theo đúng kế hoạch. Muốn vậy thì giữa các kế hoạch bộ
phận phải có sự tương tác với nhau, hỗ trợ cho nhau cùng thực hiện để từ đó đảm
bảo cho hoạt động của doanh nghiệp được thực hiện suôn sẻ. Với sự phân công lao
động trong sản xuất ngày càng trở lên chi tiết thì nếu không có một cơ chế phối
hợp giữa các bộ phận sẽ dẫn đến tình trạng không thống nhất trong sản xuất, làm
chậm tiến độ sản xuất gây lãng phí nguồn lực trong sản xuất.
Sinh viên: Nguyễn mạnh Dũng
Lớp: kế hoạch 45A
Vai trò của kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp trong nền KTTT và những nội
dung đổi mới trong kế hoạch kinh doanh ở các doanh nghiệp Việt Nam.
CHƯƠNG II
Quy trình và các bước lập kế hoạch trong doanh nghiệp
1.Quy trình lập kế hoạch trong doanh nghiệp.
Quy trình lập kế hoạch trong doanh nghiệp bao gồm các bước tuần tự, nối tiếp
nhau để xác định các mục tiêu trong tương lai, dự kiến các nguồn lực, phương tiện
cần thiết và cách thức triển khai các hoạt động để đạt được mục tiêu. Một trong
những quy trình được áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp tại những nước có
nền kinh tế thị trường phát triển là quy trình có tên là PDCA, theo đó thì quy trình
soạn lập kế hoạch được chia thành bốn bước.
Bước một là soạn lập kế hoạch đây là bước đầu tiên và cũng là bước rất quan
trọng. Trong bước này chúng ta phải tiến hành nghiên cứu điều tra thị trường, đánh
giá nhu cầu thị trường trong tương lai, phân tích điều kiện bên trong và bên ngoài
doanh nghiệp để xác định những điểm mạnh, điểm yếu cơ hội và thách thức để từ
đó xác định các mục tiêu chiến lược phù hợp cho doanh nghiệp, xác định các
nhiệm vụcần đạt được và cũng từ đó xác định ngân sách cùng với những giải pháp,
phương tiện cụ thể để thực hiện các mục tiêu đề ra. Trong điều kiện thị trường hiện
nay với nhiều biến động phức tạp, diễn ra nhanh chóng chính vì vậy mà việc dự
báo nhu cầu của thị trường trở lên rất khó khăn nó làm cho các mục tiêu đặt ra trở
lên gặp nhiều rủi ro và bất chắc hơn chính vì vậy mà trong công tác soạnlập kế
hoạch thì chúng ta không thể chỉ có đặt ra một phương án hành đọng mà trái lại
phải có nhiều phương án được đưa ra, mỗi phương án sẽ tương ứng với từng điều
kiện thị trường nhất định và các thức huy động nguồn lực, tổ chức triển khai phù
hợp sao cho đạt được mục tiêu cuối cùng.
Bước hai tổ chức thực hiện kế hoạch. Đây là một bước rất quan trọng trong quy
trình kế hoạch hóa của doanh nghiệp, nó là sự cụ thể hóa các mục tiêu từ ý tưởng,
Sinh viên: Nguyễn mạnh Dũng
Lớp: kế hoạch 45A
Vai trò của kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp trong nền KTTT và những nội
dung đổi mới trong kế hoạch kinh doanh ở các doanh nghiệp Việt Nam.
lý thuyết trên giấy tờ thành những hành động cụ thể của doanh nghiệp và những
kết quả đạt được trong thực tế. Trong bước này doanh nghiệp phải xác định cho
mình cách thức huy động các nguồn lực như thế nào, sử dụng các nguồn lực đó sao
cho có thiệu quả cao nhất. Nó cũng là sự triển khai các biện pháp, phương tiện và
các chính sách hợp lý để thực hiện các mục tiêu đề ra. Trong khâu này còn thể
hiện sự phối hợp hành động giữa các bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp, do
mỗi bộ phận trong doanh nghiệp đều có kế hoạch cho riên mình vì vậy nếu không
được tổ chức, triển khai hợp lý sẽ dẫn đến tình trạng các kế hoạch của các bộ phận
sẽ triệt tiêu, kìm hãm lẫn nhau khiến cho kế hoạch tổng thể của doanh nghiệp bị
ảnh hưởng do đó cần phải tổ chức thực hiện hợp lý, có sự liên lạc giữa các bộ phận
trong doanh nghiệp để cứ khi nào có sự thay đổi kế hoạch của bộ phận nào sẽ được
thông báo tới các bộ phận khác để đảm bảo không cản trở kế hoạch của bộ phận
khác. Để từ đó thực hiện tốt kế hoạch chung của doanh nghiệp nhằm đạt được mục
tiêu đề ra.
Bước ba tổ chức công tác kiểm tra, theo dõi và giám sát. Trong bước này ta tiến
hành nhiệm vụ kiểm tra, theo dõi quá trình triển khai tổ chức thực hiện kế hoạch
nhằm phát hiện ra những thay đổi bất ngờ đến từ thị trường hay bên trong doanh
nghiệp, tìm ra nguyên nhân của những phát sinh đó, xem nguyên nhân này đến từ
đâu, đến từ phía các nhà lãnh đạo, quản lý hay là những phát sinh đột xuất trong
quá trình triển khai kế hoạch. Bước này phải được tiến hành thường xuyên liên tục
để đảm bảo các mục tiêu đề ra được thực hiện, các hoạt động được đi theo đúng
hướng vì trong nền kinh tế thị trường hiện nay điều kiện thị trường luôn biến đổi từ
đó nó làm cho các mục tiêu đề ra lúc trước thì có thể phù hợp nhưng sau này nó có
thể sẽ khong còn phù hợp nữa. Trong bước này còn phát hiện ra những trục trặc
trong khâu tổ chức phối hợp thực hiện giữa các bộ phận.
Bước bốn điều chỉnh thực hiện kế hoạch. Từ những phân tích của bước ba về
các hiện tượng phát sinh không phù hợp với những mục tiêu của doanh nghiệp
trong quá trình thực hiện kế hoạch để từ đó có các quyết định bước đi phù hợp để
điều chỉnh kế hoạch. Các điều chỉnh này có thể là.
Thay đổi nội dung hình thức tổ chức, theo đó thì những mục tiêu đặt ra không bị
thay đổi mà chỉ thay đổi các khâu trong quá trình quản lý từ những phân tích về sự
phối hợp giữa các bộ phận trong quá trình thực hiện kế hoạch, thấy có những điều
Sinh viên: Nguyễn mạnh Dũng
Lớp: kế hoạch 45A

Xem chi tiết: Lập kế hoạch trong DN


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét