Nghệ thuật tiếp xúc với tuổi trẻ - giao tiếp
Trong cuộc sống, có nhiều người gây được thiện cảm với người xung
quanh mà không hề đóng kịch, che đậy sự cảm tình hoặc những ý kiến
khác biệt. Do có thiện cảm mà trong công việc của họ luôn thuận lợi,
trôi chảy. Vì được tin yêu và mến phục mà được nghe nhiều điều tâm
tình, khi nhắc nhủ bạn được bạn để tâm, khi tổ chức và vận động cho các
hoạt động tập thể dễ được hưởng ứng.
Các nhà tâm lý học và giáo dục học cho rằng năng lực gây thiện cảm
cũng là di sản của cuộc sống, của nền văn hoá, mà ta có khả năng tổng
kết để hướng dẫn thành các phép ứng xử hàng ngày.
Chúng ta hãy quan sát trong quá trình giao tiếp với lớp trẻ ngày nay,
không ít người không thành công ngay từ buổi đầu gặp gỡ. Có khi chỉ vì
mở đầu sự tiếp xúc bằng lời chê bai những tính cách không giống người
lớn ở họ hoặc do coi thường họ như con nít để cho mình quyền chỉ ra
những điều răn dạy. Có khi do muốn đề cao mình bằng cách giới thiệu
quyền chức, học vị, khoe khoang về những người quen thân có chức,
quyền … Những biểu hiện ấy làm cho lớp trẻ khó chịu và xa lánh.
Người cán bộ Đoàn và cán bộ làm công tác thanh niên nói chung muốn
cho công việc có hiệu quả, ai cũng mong tiếp cận với lớp trẻ bằng văn
hoá giao tiếp, nghệ thuật vận động và những hành vi tinh tế, phong cách
lịch sự, nhã nhặn khi tiếp xúc, thuyết phục để tranh thủ sự đồng tình của
mọi người.
Muốn tiếp cận với thanh niên trước hết bạn cần phải tìm hiểu tâm lý của
họ.
Thanh niên có những đặc điểm tâm sinh lý khác với các lứa tuổi khác.
Đây là thời kỳ định hình của nhân cách. Trong lứa tuổi thanh niên quá
trình hình thành nhân cách diễn ra rất tích cực. Con người ở tuổi này sẽ
tiếp thu các chuẩn mực, các giá trị chẳng những của xã hội nói chung mà
còn tiếp thu các chuẩn mực, các giá trị của các nhóm mà bản thân mình
tham gia vào đó. Người làm công tác thanh niên cần phải tìm thấy ở mỗi
thanh niên không chỉ đơn giản là người cần cù “đóng góp” mà phải nhìn
thấy trước mắt mình là một nhân cách sáng tạo đang hình thành, có một
thế giới nội tâm phức tạp, có một dự kiến về con đường trưởng thành
của nó về mặt xã hội. Vai trò của người lãnh đạo Đoàn là một vai trò
thật khó khăn vì chính bản thân anh ta cũng là một nhân cách đang hình
thành như vậy. Tuy thế nếu được trang bị những kiến thức về tâm lý
thanh niên thì người cán bộ Đoàn sẽ có thể tìm ra cách đối xử có kết quả
hơn, thích hợp với cá tính từng người, có thể giúp đỡ tốt hơn vào việc
định hướng cho thanh niên.
Sự tự khẳng định mình là một trong những nét quan trọng nhất của tuổi
thanh niên. Tất cả các bạn trẻ ở tuổi thanh niên đều có một đặc tính là
hướng về tương lai. Chí hướng này thể hiện ở tính bay bổng lãng mạn,
lòng say mê, tính nhạy cảm sắc bén với cái mới. Một nét đặc trưng cho
tuổi thanh niên là ham thích thể thao, thích tiếp xúc với bạn bè, thích
dựa vào dư luận của các bạn cùng lứa tuổi. Đây cũng là một đặc điểm
đáng chú ý của thanh niên.
Người lớn tuổi, nhìn lớp trẻ theo cách của mình, nhiều người cứ hay
thích uốn nắn, lý thuyết, hay kể lể quá khứ nghèo khổ, hay lên lớp theo
kiểu gia trưởng. Hình như ít có ai chịu khó tìm hiểu thanh niên xem họ
sống và nghĩ giống và khác mình ở chỗ nào. Chính vì vậy giữa lớp trẻ và
lớp già có những hố ngăn cách nhiều khi không đáng có. Vậy muốn tiếp
xúc với lớp trẻ như thế nào? Sau đây xin thử nêu một số nguyên tắc cần
thiết khi tiếp xúc với thanh niên:
1. Bình đẳng, tôn trọng nhân cách từng bạn trẻ:
Muốn tiếp cận với thanh niên và muốn họ tự nguyện đến với mình thì
trước hết phải tránh lối gia trưởng, tự cho mình có quyền bảo ban họ,
đừng bao giờ xem họ chỉ là đối tượng tác động. Bất cứ bạn trẻ nào cũng
đều là công dân của đất nước, đến tuổi khẳng định mình, muốn được
bình đẳng như mọi người khác. Nếu là bí thư chi đoàn hay một người
hoạt động xã hội hãy đến với các bạn trẻ như những con người bình
đẳng và tôn trọng nhau.
2. Đến với lớp trẻ theo tinh thần dân chủ:
Ngày nay chúng ta đang sống trong thời đại dân chủ và đổi mới vì thế
không cho phép người lãnh đạo có thói quen gia trưởng, áp đặt, tỏ ra khó
chịu khi người khác có ý kiến trái với mình. Trong tranh luận sự khác
nhau là lẽ thường. Thường xuyên tổ chức cuộc gặp gỡ và đối thoại với
thanh niên với tinh thần: “Nghe thanh niên nói và nói cho thanh niên
nghe”.
3. Thẳng thắn trung thực, cởi mở với nhau:
Tuổi trẻ rất thích tôn trọng sự thật và công bằng vì thế trong quá trình
công tác không nên giấu giếm, bao che mà phải công khai nói thẳng, nói
thật. Tất nhiên cần tế nhị và khôn khéo song cũng đừng lấy cớ tế nhị mà
bưng bít rào trước, đón sau, cho dù sự thật có cay đắng đến chừng nào!
4. Môi trường tiếp xúc:
Muốn tiếp xúc thanh niên cần đa dạng môi trường, càng tự nhiên cởi mở
và thoải mái bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Song bất kể hình thức tiếp
xúc nào không nên đóng kịch bởi vì tuổi trẻ rất nhạy cảm với cái thật,
cái giả, một khi họ đã phát hiện thấy anh nói không thực lập tức họ sẽ xa
lánh hoặc nảy sinh điều ngờ vực.
5. Hình thức ăn mặc trong quá trình tiếp xúc:
Hình thức ăn mặc của người đến tiếp xúc với thanh niên có ảnh hưởng
rất lớn đến không khí cởi mở hay né tránh. Ngay cả cách nói năng, đi
đứng, chào hỏi. Nên hoà mình với lớp trẻ để tạo nên không khí gần gũi,
thoải mái và dễ chịu.
Nghệ thuật tiếp xúc với thanh niên
Điều khó nhất là gây được lòng tin ban đầu, ngay từ giây phút đầu tiên
tiếp xúc với tuổi trẻ. Muốn vậy cần tìm hiểu trước đối tượng xem hiện
nay họ đang quan tâm đến vấn đề gì? họ băn khoăn điều gì? … Mỗi đối
tượng tiếp xúc đều có những đặc điểm khác nhau, ví dụ như thanh niên
công nhân khác với thanh niên nông thôn và thanh niên các trường Đại
học và Cao đẳng chuyên nghiệp. Nắm được các nguyên tắc nói trên, với
tinh thần dân chủ và chân tình mới hy vọng tiếp cận được lớp trẻ. Khó
có thể đưa ra một công thức để áp dụng cho mọi cuộc tiếp xúc nên bắt
đầu như thế nào. Cái chính là phải biết tùy môi trường, hoàn cảnh và đối
tượng để có thể vận dụng những phép đối nhân sử thế linh hoạt nhất.
Sau đây là các cách tiếp xúc với thanh niên
1. Đối thoại:
Là hình thức trao đổi trực tiếp về một vấn đề nào đó mà thanh niên đang
quan tâm. Trong quá trình đối thoại người nói và người nghe có trao đi
đổi lại một cách trực tiếp, người nghe không còn đóng vai trò thụ động
nữa mà phát huy được tính chủ động, chính kiến riêng và sáng tạo của
mình.
Muốn đối thoại tốt phải sẵn sàng chấp nhận những ý kiến khác nhau,
tuyệt đối không được bắt ép người khác phải theo mình và tỏ ra coi
thường họ. Đừng bao giờ coi mình cao hơn người khác, chỉ biết nói mà
không biết nghe. Nghệ thuật đối thoại là phải biết nghe nhiều hơn nói,
nắm bắt được tâm lý đối tượng và tìm ra những điểm giống nhau và
khác nhau, đừng bao giờ cho rằng chân lý là tuyệt đối. Phải luôn coi đối
tượng như những công dân bình đẳng không phân biệt học vấn, chức vụ,
trình độ giác ngộ trính trị, tuổi tác và tâm lý … Chê thanh niên “Trứng
khôn hơn vịt” chẳng những thiếu khiêm tốn mà còn dễ gây ra sự phản
ứng gay gắt của lớp trẻ.
2. Tâm sự:
Một hình thức tiếp xúc cao hơn trò chuyện thông thường, khi hai người
đã tin cậy, muốn dốc bầu tâm sự với nhau một cách cởi mở và chân
thành. Trong khi tâm sự đặc biệt chú ý đến yếu tố thời gian, hoàn cảnh,
tính tình. Nên chú ý lời khuyên của cha ông ta để lại:
“Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”
3. Tranh luận:
Đó là hình thức đối thoại rộng và phổ biến hơn. Qua tranh luận ta có thể
tiếp xúc với bạn trẻ. Tranh luận muốn thành công phải chuẩn bị tìm
những chủ đề nóng hổi mang tính thời sự thiết thân đối với tuổi trẻ.
Muốn cho không khí tranh luận sôi nổi, hào hứng bạn nên chọn một vài
người chuẩn bị trước phát biểu có tính chất khởi đầu. Qua các cuộc tranh
luận với các bạn trẻ bạn có thể nắm bắt được tâm lý, sở thích của họ
cùng với những băn khoăn vướng mắc cần tháo gỡ giúp họ.
Khi tranh luận có một số nguyên tắc sau đây
1. Tôn trọng đối phương, tôn trọng ý kiến của người khác dù ý kiến đó
khác với ta. Sự tôn trọng này thể hiện ở chỗ lắng nghe ý kiến, không cắt
ngang lời đối phương, không chê bai, khích bác họ.
2. Khi chứng minh lẽ phải của mình phải ôn tồn, không nổi nóng, lên
giọng …
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét