Thứ Tư, 22 tháng 1, 2014

Ngân hàng nhà nước việt nam quản lý, điều chỉnh tỷ giá hối đoái trong thị trường ngoại hối

GVHD: Nguyễn Thị Hằng Nghiệp vụ NHTW
CHƯƠNG 2
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM QUẢN LÝ, ĐIỀU CHỈNH TỶ
GIÁ HỐI ĐOÁI TRONG THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI
1 Khái niệm về thị trường hối đoái
Thị trường hối đoái: là thị trường để mua bán trao đổi các loại ngoại tệ, các phương
tiện thanh toán có giá trị ngoại tệ, và các loại hố đóa khác (vàng, bạc…).Thị trường ngoại
hối còn gọ là thị tường vàng và ngoại tệ (Gold and Foreign currency market).
Hoạt động của thị trường hối đoái có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình tài chính đối
ngoại cũng như giao dịch kinh tế đối ngoại của một nước. Chính vì vai trò của thị trường
hối đoái là rất quan trọng nên các nước điều hình thành và tổ chức sự hoạt động của thị
trường hối đoái để qua đó nắm được thông tin cơ bản sau:
Nắm bắt được khối lượng và chủng loại ngoại tệ được giao dịch trên thị trường
Nắm bắt được tình hình cung cầu về ngoại tệ để qua đó có thể dự đoán được tình
hình trong tương lai.
Qua đó nắm bắt được thông tin trên thị trường hối đoái mà NHTW tham mưu cho
Chính phủ điều hành các chính sách tài chính tiền tệ có liên quan theo hướng có lợi cho nề
kinh tế.
2 Những đặc điểm của thị trường hối đoái
Thị trường hối đoái không tồn tại trong một không gian cụ thể nhất định, mà hoạt
động của nó thông qua các phương tiện đại diện (điện thoại ghi âm, telex, fax, internet…)
và nhờ các phương tiện thông tin hiện đại này mà khắc phục những trở ngại về mặt thời
gian và không gian giao dịch.
Hoạt động trên thị trường hối đoái là một hoạt động liên tục và có tính quốc tế hóa
cao.
Hoạt động giao dịch trên thị trường hối đoái là giao dịch mua bán các ngoại tệ tự do
chuyển đổi vì những ngoại tệ này mới được sử dụng trong thanh toán quốc tế. Trong các
loại ngoại tệ tự do chuyển đổi, những đồng tiền có tỉ trọng giao dịng lớn như: USD, EUR,
Trang 1 10/25/2012
GVHD: Nguyễn Thị Hằng Nghiệp vụ NHTW
GBP, JPY, CHF, CAD, HKD, SGD. Trong đó USD, EUR, GBP và JPY đóng vai trò như
những đồng tiền chủ chốt.
Khối lượng giao dịch trên thị trường hối đoái là cực lớn cả về doanh số nên cho thấy
đây là thị trường rất sôi động.
Ở Việt Nam giao dịch trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, có mức giao dịch tối
thiểu là 50.000 USD và chẵn hàng chục ngàn, hiện nay mức giao dịch đã được nâng lên là
100.000 USD hoặc tương đương.
3 Phân loại thị trường
3.1 Phân loại theo tính chất của thị trường:
- Thị trường hối đoái chính thức
- Thị trường tự do
3.2 Phân loại the nội dung giao dịch
- Thị trường giao ngay
- Thị trường kỳ hạn
- Thị trường quyền chọn
- Thị trường giao sau
- Thị trường hoán đổi
3.3 Phân loại theo phạm vi hoạt động
- Thị trường nội địa
- Thị trường quốc tế
4 Ngân hàng nhà nước Việt Nam điều chỉnh tỷ giá hối đoái
4.1 Mục đích điều chỉnh
- Mục tiêu cơ bản: là giữ vững sự ổn định, cân đối vĩ mô và thúc đẩy nề kinh tế - xã hội
phát triển.
Trang 2 10/25/2012
GVHD: Nguyễn Thị Hằng Nghiệp vụ NHTW
Đây là mục tiêu cao nhất, và phải phù hợp với mục tiêu của chính sách tiền tệ của một quốc
gia.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Ổn định tỷ giá, tạo điều kiện thúc đẩy ngoại thương và các quan hệ tài chính đối
ngoại phát triển có lợi cho đất nước.
+ Bảo vệ tính độc lập chủ quyền của đồng tiền quốc gia, từng bước nâng cao vị thế
của đồng tiền quốc gia trên thị trường quốc tế - tiến tới thực hiện chuyển đổi đồng tiền của
Việt Nam.
+ Làm cho các hoạt động ngoại hối đi vào nề nếp ổn định, tuân thủ pháp luật để góp
phần ổn định kinh tế - xã hội.
+ Bảo toàn và tăng cường dự trữ ngoại hối nhà nước, đảm bảo khả năng thanh toán
nợ quốc tế và sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu đột xuất khác.
4.2 Biện pháp điều chỉnh tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái là một trong những công cụ được Chính phủ và Ngân hàng Trung
ương sử dụng trong điều hành chính sách tiền tệ nhằm thực hiện những mục tiêu về kinh tế,
tài chính. Để làm việc này Chính phủ và NHTW phải áp dụng các biện pháp để điều chỉnh
tỷ giá hối đoái theo hướng có lợi cho nền kinh tế quốc dân. Bao gồm các biện pháp sau:
4.2.1 Phá giá tiền tệ (Devaluation)
Phá giá tiền tệ là hạ thấp giá trị đồng tiền trong nước.
Thời kỳ trước đây còn áp dụng chế độ bản vị vàng thì phá giá tiền tệ là việc hạ thấp tiêu
chuẩn gá cả (hàm lượng vàng) của đồng tiền.
Tác động của việc phá giá tiền tệ
Trong ngắn hạn
Khi giá cả và tiền lương tương đối cứng nhắc thì ngay lập tức việc phá giá tiền tệ sẽ làm
cho tỷ giá hối đoái thực tế thay đổi theo, nâng cao sức cạnh tranh của quốc gia và có xu
hướng làm tăng xuất khẩu ròng vì hàng xuất khẩu rẻ đi một cách tương đối trên thị trường
Trang 3 10/25/2012
GVHD: Nguyễn Thị Hằng Nghiệp vụ NHTW
quốc tế còn hàng nhập khẩu đắt lên tương đối tại thị trường nội địa. Tuy vậy có những yếu
tố làm cho xu hướng này không phát huy tức thì: các hợp đồng đã thoả thuận trên cơ sở tỷ
giá cũ, người mua cần có thời gian để điều chỉnh hành vi trước mức giá mới và quan trọng
hơn là việc dồn các nguồn lực vào và tổ chức sản xuất không thể tiến hành nhanh chóng
được. Như vậy trong ngắn hạn thì số lượng hàng xuất khẩu không tăng mạnh và số lượng
hàng nhập khẩu không giảm mạnh. Nếu giá hàng xuất khẩu ở trong nước cứng nhắc thì kim
ngạch xuất khẩu chỉ tăng không nhiều đồng thời giá hàng nhập khẩu tính theo nội tệ sẽ tăng
lên do tỷ giá đã thay đổi dẫn đến cán cân thanh toán vãng lai có thể xấu đi
Trong trung hạn
GDP hay chính là tổng cầu gồm các thành tố chi cho tiêu dùng của dân cư, chi cho đầu tư,
chi cho mua hàng của chính phủ và xuất khẩu ròng. Việc phá giá làm tăng cầu về xuất khẩu
ròng và tổng cung sẽ điều chỉnh như sau:
- Nếu nền kinh tế đang ở dưới mức sản lượng tiềm năng thì các nguồn lực nhàn rỗi sẽ được
huy động và làm tăng tổng cung.
- Nếu nền kinh tế đã ở mức sản lượng tiềm năng thì các nguồn lực không thể huy động
thêm nhiều và do đó tổng cung cũng chỉ tăng lên rất ít dẫn đến việc tăng tổng cầu kéo theo
giá cả, tiền lương tăng theo và triệt tiêu lợi thế cạnh tranh của việc phá giá. Vì thế trong
trường hợp này, muốn duy trì lợi thế cạnh tranh và đạt mục tiêu tăng xuất ròng thì chính
phủ phải sử dụng chính sách tài chính thắt chặt (tăng thuế hoặc giảm mua hàng của chính
phủ) để tổng cầu không tăng nhằm ngăn chặn sự tăng lên của giá cả trong nước
Trong dài hạn
Nếu như trong trung hạn, phá giá tiền tệ kèm theo chính sách tài chính thắt chặt có thể triệt
tiêu được áp lực tăng giá trong nước thì trong dài hạn các yếu tố từ phía cung sẽ tạo ra áp
lực tăng giá. Hàng nhập khẩu trở nên đắt tương đối và các doanh nghiệp sử dụng đầu vào
nhập khẩu sẽ có chi phí sản xuất tăng lên dẫn đến phải tăng giá; người dân tiêu dùng hàng
nhập khẩu với giá cao hơn sẽ yêu cầu tăng lương và gây áp lực làm cho tiền lương tăng.
Cuối cùng việc tăng giá cả và tiền lương trong nước vẫn triệt tiêu lợi thế cạnh tranh do phá
Trang 4 10/25/2012
GVHD: Nguyễn Thị Hằng Nghiệp vụ NHTW
giá. Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy lợi thế cạnh tranh do phá giá bị triệt tiêu trong
vòng từ 4 đến 5 năm.
Tại sao chính phủ phá giá tiền tệ
- Chính phủ sử dụng biện pháp phá giá tiền tệ để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh một
cách nhanh chóng và hiệu quả hơn so với cơ chế để nền kinh tế tự điều chỉnh theo hướng
suy thoái (vì khả năng cạnh tranh kém nên cầu xuất khẩu ròng giảm dẫn đến tổng cầu giảm)
đi kèm với mức lạm phát thấp kéo dài cho đến khi năng lực cạnh tranh tăng lên (do tiền
lương, giá cả giảm xuống đến mức có khả năng cạnh tranh). Chính phủ các nước thường sử
dụng chính sách phá giá tiền tệ khi có một cú sốc mạnh và kéo dài đối với cán cân thương
mại.
- Trong trường cầu về nội tệ giảm thì chính phủ sẽ phải dùng ngoại tệ dữ trữ để mua nội tệ
vào nhằm duy trì tỷ giá hối đoái và đến khi ngoại tệ dự trữ cạn kiệt thì không còn cách nào
khác, chính phủ phải phá giá tiền tệ.
Giai đoạn hiện nay, phá giá tiền tệ trong điều kiện không còn chế độ bản vị vàng, có nghĩa
là nhà nước chủ động hạ thấp giá trị của đồng tiền trong nước bằng cách hạ thấp đồng tiền
nước mình trong tỷ giá với ngoại tệ.
Trong trường hợp này thì cán cân thanh toán của nước phá giá tiền tệ sẽ được cải thiện do:
- Xuất khẩu được tăng
- Nhập khẩu bị hạn chế
- Các nguồn vốn ngắn hạn sẽ chảy vào trong nước
- Kiều hối sẽ tăng
4.2.2 Nâng giá tiền tệ lên (Upvaluation)
Là việc nâng sức mua của tiền tệ nước mình so với ngoại tệ, cao hơn sức mua thực
tế của nó. Ảnh hưởng của nâng giá tiền tệ ngược lại so với phá giá tiền tệ.

Một quốc gia nâng giá tiền tệ do:
1. Áp lực của nước khác;
Trang 5 10/25/2012
GVHD: Nguyễn Thị Hằng Nghiệp vụ NHTW
2. Để tránh phải tiếp nhận những đồng đôla bị mất giá từ Anh và Mỹ chạy vào nước
mình;
3. Để hạ nhiệt nền kinh tế quá nóng (do giảm xuất khẩu, giảm đầu tư vào trong nước);
4. Để xây dựng sự ảnh hưởng của nước mình ở ra bên ngoài (tăng cường đầu tư và
xuất khẩu vốn ra bên ngoài).
Nếu chỉnh phủ làm tăng giá đồng tiền trong nước bằng các biện pháp ngược lại nói trên
gọi là nâng giá. Việc nâng giá tiền tệ nhìn chung là rất ít xảy ra.
Trên thực tế, việc nâng giá tiền tệ là không có lợi ( lợi ít mà hại nhiều hơn)
4.2.3 Điều chỉnh lãi xuất tái chiết khấu (Dediscount Rate)
Điều chỉnh lãi xuất tái chiết khấu của NHTW thực ra cũng liên quan gián tiếp đến
phá giá hoặc nâng giá.
Như mọi người đã biết : Ngày 10/06/2008, NHNH đã ban hành hai Quyết định số
1316/QĐ-NHNN và Quyết định số 1317/QĐ-NHNN ngày 10/6/2008 về việc điều chỉnh lãi
suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu. Theo đó, kể từ ngày 11/6/2008,
NHNN sẽ điều chỉnh lãi suất cơ bản từ 12%/năm tăng lên 14%/năm, lãi suất tái cấp vốn từ
13%/năm tăng lên 15%/năm, lãi suất tái chiết khấu từ 11%/năm tăng lên 13%/năm và có
hiệu lực thực hiện kể từ ngày 11/6/2008. Các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất huy động và
cho vay bằng Đồng Việt Nam ở mức hợp lý, để tăng khả năng huy động và cho vay vốn.
Các ngân hàng thương mại phải tính toán tỷ lệ giữa tiền mặt và tiền gửi (dự trữ của
ngân hàng) để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và họ có một tỷ lệ giữa tiền mặt và tiền gửi
an toàn tối thiểu. Tỷ lệ này ngoài quy định của ngân hàng trung ương về tỷ lệ dự trữ bắt
buộc còn phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của ngân hàng thương mại và dự trữ của ngân
hàng thường lớn hơn dự trữ bắt buộc do ngân hàng trung ương quy định. Khi tỷ lệ dự trữ
tiền mặt thực tế của ngân hàng thương mại giảm xuống đến gần tỷ lệ an toàn tối thiểu thì
họ sẽ phải cân nhắc việc có tiếp tục cho vay hay không vì buộc phải tính toán giữa số tiền
thu được từ việc cho vay với các chi phí liên quan trong trường hợp khách hàng có nhu cầu
tiền mặt cao bất thường:
Nếu lãi suất tái chiết khấu bằng hoặc thấp hơnlãi suất thị trường thì ngân hàng thương mại
sẽ tiếp tục cho vay đến khi tỷ lệ dự trữ tiền mặt giảm đến mức tối thiểu cho phép vì nếu
Trang 6 10/25/2012
GVHD: Nguyễn Thị Hằng Nghiệp vụ NHTW
thiếu tiền mặt họ có thể vay từ ngân hàng trung ương mà không phải chịu bất kỳ thiệt hại
nào.
Nếu lãi suất tái chiết khấu cao hơn lãi suất thị trường, các ngân hàng thương mại không thể
để cho tỷ lệ dự trữ tiền mặt giảm xuống đến mức tối thiểu cho phép, thậm chí phải dự trữ
thêm tiền mặt để tránh phải vay tiền từ ngân hàng trung ương với lãi suất cao hơn lãi suất
thị trường khi phát sinh nhu cầu tiền mặt bất thường từ phía khách hàng.
Do vậy, với một tiền cơ sở nhất định, bằng cách quy định lãi suất tái chiết khấu cao hơn lãi
suất thị trường, ngân hàng trung ương có thể buộc các ngân hàng thương mại phải dự trữ
tiền mặt bổ sung khiến cho số nhân tiền tệ giảm xuống (vì bội số của tiền gửi so với tiền
mặt giảm) để làm giảm lượng cung tiền
4.2.4 Can thiệp trực tiếp vào thị trường ngoại tệ ( Intervention Into Foreign
Currency Market)
Khi tỷ giá trên thị trường biến động (tăng hoặc giảm) mà sự biến động đó với biên
độ lớn, gây ảnh hưởng tới tình hình kinh tế tài chính, nhất là ảnh hưởng tới hoạt động xuất -
nhập khẩu và các hoạt động tài chính đối ngoại khác, thì NHTW sẽ can thiệp vào thị trường
ngoại tệ.
Nếu tỷ giá ngoại tệ tăng quá cao thì NHTW sẽ tăng ngoại tệ đề bán ra nhằm kéo giá
trị ngoại tệ xuống.
Nếu tỷ giá ngoại tệ giảm xuống quá thấp thì NHTW sẽ mua ngoại tệ vào nhằm đẩy
giá ngoại tệ lên.
Can thiệp thị trường ngoại tệ chỉ có hiệu quả khi NHTW có dự trữ ngoại tệ đủ lớn,
nghĩa là phải có quỹ bình ổn hối đoái lớn và chỉ can thiệp khi tỷ giá biếnn động trong mức
độ nào đó,, những trường hợp biến động quá lớn 50% hoặc 100% trở lên, thì NHTW sẽ
không can thiệp, hoặc không còn khả năng can thiệp, lúc đó NHTW sẽ thae nổi ( Floating).
Trang 7 10/25/2012
GVHD: Nguyễn Thị Hằng Nghiệp vụ NHTW
• Ngân hàng nhà nước can thiệp mạnh thị trường ngoại tệ
Không điều chỉnh tỷ giá, can thiệp mạnh thị trường ngoại tệ, lãi suất theo thị trường là
những giải pháp này sẽ được thực hiện nhằm ổn định thị trường tiền tệ, ổn định kinh tế vĩ
mô những tháng cuối năm 2010.
Theo Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia Lê
Đức Thúy, trong cuộc họp ngày 3/11, Thường trực
chính phủ đã cân nhắc, thảo luận kỹ về tình hình tỷ giá.
Những ngày qua, tỷ giá thị trường tự do đã lên đến mức
21.000 VND/USD.
Sau khi phân tích tình hình, Thường trực Chính
phủ chủ trương không điều chỉnh tỷ giá nhưng có một
số biện pháp cấp bách để giải quyết được cung cầu
ngoại tệ.
Cụ thể, Ngân hàng nhà nước phải can thiệp và bán ngoại tệ ra. Trong tháng 9, Ngân
hàng mua tăng dự trữ được khoảng 300 triệu USD, tháng 10 đã bán can thiệp thị
Trang 8 10/25/2012
Ông Lê Đức Thúy, Chủ tịch
Ủy ban giám sát tài chính quốc
gia - Ảnh:Chinhphu.vn
GVHD: Nguyễn Thị Hằng Nghiệp vụ NHTW
trường 200 triệu USD song theo ông Lê Đức Thúy như thế vẫn chưa đủ mạnh để chặn
đứng tâm lý khan hiếm ngoại tệ. Vì vậy, Chính phủ chủ trương là can thiệp mạnh để
giữ ổn định, “đáp ứng đủ nhu cầu ngoại tệ cho những hoạt động kinh tế cần thiết” như
cung ứng xăng dầu, phân bón, một số vật tư thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh.
Ông Lê Đức Thúy cho biết dự trữ ngoại tệ đã giảm mạnh so với mức cao mà chúng ta
từng công bố là 23 tỷ USD nhưng vẫn còn đủ mạnh để hạ nhiệt những cơn "sốt" như
kiểu hiện nay.
• Không điều chỉnh tỷ giá
Một cơ sở quan trọng của những quyết định nói trên là nỗ lực giảm nhập siêu của Việt
Nam trong năm 2010 đã có những kết quả khả quan: so với dự kiến nhập siêu 13,5 đến
14 tỷ USD thì thực tế năm nay sẽ chỉ hơn 12 tỷ USD.
Hơn nữa, nếu như năm 2009 cán cân thanh toán tổng thể thâm hụt 9 tỷ USD thì dự báo
con số này trong năm 2010 chỉ vào khoảng 4 tỷ USD, một mức giảm khá lớn. Với diễn
biến hiện tại, năm 2011 dự kiến có thể có thặng dư cán cân thanh toán là 1 tỷ hoặc 2
tỷ USD.
Hơn nữa dự báo chính sách nới lỏng định lượng đồng USD của Mỹ (hàm ý là tăng
phát hành) tới 20% sẽ làm USD tiếp tục giảm giá nữa.
Thường trực Chính phủ cùng các bộ, ngành nhận định trong thời điểm này, điều chỉnh
tỷ giá là không có lợi, gây nên những tác động xấu dây chuyền.
Hơn thế, điều chỉnh tỷ giá không phải là công cụ mạnh để khuyến khích xuất khẩu và
việc điều chỉnh tỷ giá sẽ làm tăng lạm phát.
Ngày 3/11, Trưởng đại diện Ngân hàng Châu Á ADB cũng góp ý Việt Nam không cần
điều chỉnh tỷ giá, nhất là trong bối cảnh USD thực tế đang yếu.
Trang 9 10/25/2012
GVHD: Nguyễn Thị Hằng Nghiệp vụ NHTW
Các giải pháp tiền tệ và hoạt động ngân hàng nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ
mô, đảm bảo an sinh xã hội (01/03/2011)
Ngày 01/3/2011, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành Chỉ thị số 01/CT-
NHNN về việc thực hiện giải pháp tiền tệ và hoạt động ngân hàng nhằm kiểm soát lạm
phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội.
Thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ về những giải pháp
chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, tại Chỉ
thị vừa ban hành Thống đốc NHNN yêu cầu các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam và tổ chức tín dụng thực hiện tốt nhiệm vụ và giải pháp tiền tệ và hoạt động ngân
hàng, cụ thể:
Mục tiêu trong năm 2011, thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ và thận trọng, kiểm soát tốc
độ tăng tín dụng dưới 20% và tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán khoảng 15%-16%;
lãi suất và tỷ giá ở mức hợp lý.
5. Các tổ chức tín dụng thực hiện triển khai các công việc sau:
Một là, xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh năm 2011 phù hợp với mục tiêu tốc độ
tăng tín dụng dưới 20%, các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ và chính sách kinh tế vĩ
mô khác của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; thực hiện đúng quy định của
pháp luật về tiền tệ, tín dụng, ngoại hối và hoạt động ngân hàng. Trường hợp xây dựng kế
hoạch tốc độ tăng trưởng tín dụng vượt 20%, tổ chức tín dụng phải báo cáo Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam để xem xét trên cơ sở việc đảm bảo tỷ lệ an toàn hoạt động kinh doanh của
tổ chức tín dụng và mức độ ảnh hưởng đến tốc độ tăng tín dụng của hệ thống tổ chức tín
dụng.
Hai là, Kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng, đồng thời điều chỉnh mạnh cơ cấu và nâng
cao chất lượng tín dụng:
- Giao kế hoạch kinh doanh cho chi nhánh và các đơn vị trực thuộc phù hợp với tốc độ tăng
trưởng tín dụng theo Nghị quyết số 11/NQ-CP.
Trang 10 10/25/2012
GVHD: Nguyễn Thị Hằng Nghiệp vụ NHTW
- Thực hiện cấp tín dụng theo đúng quy định của pháp luật về tín dụng; đảm bảo các tỷ lệ
an toàn hoạt động kinh doanh theo quy định của NHNN; không để thiếu hụt vốn khảdụng
thanh toán; vốn tín dụng tập trung ưu tiên cho sản xuất - kinh doanh, khu vực nông nghiệp,
nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Thực hiện giảm tốc độ và tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất so với năm 2010,
nhất là lĩnh vực bất động sản, chứng khoán; đến 30/6/2011, tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực
phi sản xuất so với tổng dư nợ tối đa là 22% và đến 31/12/2011, tỷ trọng này tối đa là 16%.
Trường hợp tổ chức tín dụng chưa thực hiện được tỷ trọng này theo lộ trình, Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc gấp hai (02) lần so với tỷ lệ dự trữ bắt
buộc chung đối với tổ chức tín dụng và biện pháp hạn chế phạm vi hoạt động kinh doanh
trong 06 tháng cuối năm 2011 và năm 2012. Đến 30/06/2011, nếu tốc độ tăng tín dụng có
thể vượt mục tiêu theo Nghị quyết số 11/NQ-CP, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam áp dụng
các biện pháp cần thiết, phù hợp với quy định của pháp luật để kiểm soát tín dụng.
- Cho vay bằng ngoại tệ theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo khả năng thu hồi nợ
vay bằng ngoại tệ; hạn chế cho vay nhập khẩu hàng hóa thuộc Danh mục các mặt hàng
nhập khẩu không thiết yếu, hàng tiêu dùng không khuyến khích nhập khẩu do Bộ Công
thương ban hành.
- Thực hiện huy động và cho vay bằng vàng theo quy định tại Thông tư số 22/2010/TT-
NHNN ngày 29/10/2010; giảm mạnh huy động và cho vay bằng vàng, phù hợp với chủ
trương của NHNN tiếp tục hạn chế việc huy động và cho vay bằng vàng của tổ chức tín
dụng trong thời gian tới.
- Tiết kiệm chi phí kinh doanh, áp dụng lãi suất cho vay ở mức hợp lý; ấn định lãi suất huy
động vốn bằng đồng Việt Nam và đô la Mỹ theo quy định của NHNN; công bố công khai
lãi suất huy động và cho vay trên website và tại chi nhánh, phòng giao dịch của tổ chức tín
dụng.
- Ấn định tỷ giá mua, bán của đồng Việt Nam đối với đô la Mỹ theo đúng quy định tại
Quyết định số 230/QĐ-NHNN ngày 11/02/2011 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong
Trang 11 10/25/2012
GVHD: Nguyễn Thị Hằng Nghiệp vụ NHTW
hệ thống của tổ chức tín dụng; chủ động hoàn thiện quy định nội bộ và áp dụng các biện
pháp phòng ngừa rủi ro cần thiết trong kinh doanh ngoại tệ.
- Thực hiện cho vay và cơ cấu lại thời hạn trả nợ, phân loại tín dụng, trích dự phòng rủi ro
và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng theo đúng quy định của pháp luật. Không
được thực hiện các nghiệp vụ nhằm che giấu nợ xấu như cho vay để trả nợ cũ, không
chuyển nợ quá hạn mà kéo dài thời hạn vay đối với khoản vay không có khả năng thu hồi
nợ, chuyển cho vay ngắn hạn sang cho vay trung và dài hạn không đúng đối tượng, chuyển
đổi đồng tiền nợ vay không đảm bảo khả năng thu hồi nợ, mua - bán nợ không đúng quy
định của pháp luật, cho vay để thanh toán các khoản nợ vay không có hiệu quả của các tổ
chức tín dụng khác,
- Thực hiện việc mua trái phiếu doanh nghiệp theo quy định của NHNN.
- Giám sát chặt chẽ nợ xấu phát sinh; tăng cường kiểm toán nội bộ về việc thực hiện quy
định của pháp luật và quy định nội bộ về tín dụng, phát hiện và có biện pháp xử lý kịp thời
nguy cơ rủi ro tín dụng.
Đối với các đơn vị tại trụ sở chính NHNN, theo chức năng và nhiệm vụ của
mình, tham mưu cho Thống đốc NHNN thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ năm 2011 và
các biện pháp:
Một là, điều hành chủ động, linh hoạt và hiệu quả các công cụ chính sách tiền tệ để điều
tiết lượng tiền cung ứng, kết hợp chặt chẽ với thanh tra, giám sát việc thực hiện quy định
của pháp luật đối với hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng; sửa đổi cơ chế cho vay
bằng ngoại tệ để giảm nhu cầu vay; áp dụng biện pháp giảm tốc độ và tỷ trọng cho vay đối
với lĩnh vực phi sản xuất, để kiểm soát quy mô và chất lượng tín dụng phù hợp với Nghị
quyết số 11/NQ-CP và đảm bảo an toàn hệ thống.
Hai là, điều hành linh hoạt lãi suất tái cấp vốn, lãi suất nghiệp vụ thị trường mở, hoàn thiện
cơ chế điều hành lãi suất phù hợp với quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
năm 2010; kết hợp với các công cụ chính sách tiền tệ khác để kiểm soát lãi suất thị trường
ở mức hợp lý, phù hợp mục tiêu kiềm chế lạm phát.
Trang 12 10/25/2012
GVHD: Nguyễn Thị Hằng Nghiệp vụ NHTW
Ba là, sử dụng một phần tiền cung ứng theo kế hoạch năm 2011 để tái cấp vốn cho tổ chức
tín dụng có đề án cho vay theo cơ chế tín dụng thông thường đối với khu vực nông nghiệp,
nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Bốn là, điều hành tỷ giá và quản lý thị trường ngoại hối:
- Điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị trường ngoại tệ, mục tiêu ổn định
kinh tế vĩ mô. Tăng cường quản lý ngoại hối, thực hiện các biện pháp cần thiết để các tổ
chức, cá nhân trước hết là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước bán ngoại tệ cho
ngân hàng khi có nguồn thu và được mua khi có nhu cầu hợp lý; bảo đảm thanh khoản
ngoại tệ, bình ổn tỷ giá, đáp ứng yêu cầu ổn định, phát triển kinh doanh và tăng dự trữ
ngoại hối.
- Thực hiện các giải pháp nhằm giảm tình trạng đô la hóa, chuyển dần quan hệ huy động -
cho vay bằng ngoại tệ trong nước của tổ chức tín dụng sang quan hệ mua - bán ngoại tệ.
Tiếp tục thực hiện các biện pháp về quản lý sử dụng ngoại tệ, hạn chế cho vay bằng ngoại
tệ, cho vay bằng đồng Việt Nam để mua ngoại tệ thanh toán nhập khẩu đối với các mặt
hàng thuộc Danh mục các mặt hàng nhập khẩu không thiết yếu, hàng tiêu dùng không
khuyến khích nhập khẩu do Bộ Công thương ban hành.
- Kiểm soát chặt chẽ thị trường vàng; theo dõi và dự báo sát tình hình biến động giá vàng
quốc tế, cung - cầu trong nước, chọn một số doanh nghiệp làm đầu mối nhập khẩu vàng,
điều tiết và ổn định giá vàng, tiến tới xóa bỏ việc kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự
do; phối hợp với các bộ, ngành có liên quan và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh kiểm tra, xử lý
các trường hợp đầu cơ, găm giữ, kinh doanh trái pháp luật vàng, ngoại tệ làm rối loạn thị
trường; trình Chính phủ ban hành Nghị định về quản lý và kinh doanh vàng.
- Rà soát, ban hành cơ chế quản lý hoạt động huy động vốn của tổ chức tín dụng từ nước
ngoài; việc sử dụng thẻ thanh toán quốc tế ở nước ngoài đối với các chủ thẻ là người cư trú.
Năm là, hoàn thiện cơ chế quản lý hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng; sửa đổi, bổ
sung hình thức xử phạt vi phạm kinh doanh vàng, ngoại tệ phù hợp tình hình thị trường
Trang 13 10/25/2012
GVHD: Nguyễn Thị Hằng Nghiệp vụ NHTW
ngoại hối hiện nay; tăng cường thanh tra, giám sát việc cấp tín dụng và đảm bảo các tỷ lệ
an toàn kinh doanh của các tổ chức tín dụng:
- Ban hành theo thẩm quyền, trình Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ ban hành các văn
bản quy phạm pháp luật hướng dẫn các quy định của Luật Các tổ chức tín dụng 2010, phù
hợp với các thông lệ, chuẩn mực quốc tế.
- Ban hành quy định về mua trái phiếu doanh nghiệp của các tổ chức tín dụng; số dư nợ
mua trái phiếu của doanh nghiệp được tính vào tỷ lệ tăng trưởng tín dụng và các tỷ lệ an
toàn hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng.
- Sáu tháng đầu năm 2011, tập trung thanh tra về cho vay lĩnh vực phi sản xuất; Sáu tháng
cuối năm 2011, tập trung thanh tra chất lượng tín dụng và việc thực hiện các tỷ lệ đảm bảo
an toàn hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng. Thanh tra hoạt động của công ty mua -
bán nợ trực thuộc tổ chức tín dụng; phối hợp với bộ, ngành liên quan thanh tra hoạt động
của công ty chứng khoán trực thuộc tổ chức tín dụng; xử lý nghiêm các trường hợp vi
phạm; công khai đưa lên trang tin điện tử của NHNN đối với những vi phạm phải xử lý của
các tổ chức tín dụng.
Sáu là, hoàn thiện cơ chế và nâng cao chất lượng công tác thông tin, tuyên truyền về điều
hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng.
NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện các biện
pháp:
Một là, triển khai kịp thời Nghị quyết số 11/NQ-CP và Chỉ thị này đối với các tổ chức tín
dụng trên địa bàn tỉnh, thành phố; theo dõi, đôn đốc, đánh giá việc thực hiện Nghị quyết số
11/NQ-CP và Chỉ thị này của các tổ chức tín dụng, đề xuất với Thống đốc NHNN các giải
pháp về tiền tệ và hoạt động ngân hàng.
Hai là, phối hợp với các Sở, ngành và Hiệp hội ngành nghề trên địa bàn để làm tốt công
tác thông tin, tuyên truyền về cơ chế, chính sách của Chính phủ và NHNN.
Trang 14 10/25/2012

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét