Đề án kinh tế và quản lý công nghiệp
mất cân đối giữa sự phát triển ồ ạt của các cơ sở chế biến chè dẫn đến sự khai thác
cạn kiệt các vùng nguyên liệu . Tình trạng sẽ cũng đe doạ đến mục tiêu tăng kim
ngạch xuất khẩu của ngành chè.
Chỉ tính riêng các doanh nghiệp chế biến chè hiện nay có 650 cơ sở công
nghiệp với tổng công suất trên 3.100tấn búp tươi một ngày .Với sản lượng 546.000
tấn chè búp tươi năm 2005 chỉ đáp ứng được 88% nhu cầu nguyên liệu chè búp của
các cơ sở chế biến này .
Ngoài ra còn có hàng trăm cơ sở chế biến chè thủ công bán công nghiệp cùng
tham gia thu mua nguyên liệu để sơ chế và nhiều cơ sở đấu trộm ướp hương đóng
gói chè .Do thiếu nguyên liệu nên nhiều cơ sở không quan tâm đến chất lượng đầu
vào, đặc biệt kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên chè, giá cả thu mua
không hơp lý nên không khuyến khích được người sản xuất coi trọng chất lượng
nguyên liệu, chăm sóc vườn chè đúng quy cách, dẫn đến năng suất chè bình quân
cả nước chỉ đạt 5.7 tấn /ha (mà nếu chăm sóc tốt nhiều vườn chè cho năng suất 20-
25tấn/ ha ).
Bên cạnh đó , trang thiết bị công nghệ chế biến lạc hậu nên hầu hết chè Việt
Nam được xuất khẩu ở dạng chè nguyên liệu ,chè thành phẩm mới chỉ chiếm 7%
tổng kim ngạch xuất khẩu, chè nguyên liệu chiếm xấp xỉ 80%.
Khi nguyên liệu thiếu như vậy thì giá chè tăng lên như vậy nhân dân được lợi
nhưng về lâu dài thì chất lượng chè kém đi. Khi hái chè thông thường người chồng
chè chỉ ngắt một búp, hai lá, nhưng giá tăng cao họ dùng liềm cắt cành dài khiến
cho cây chè bị tổn thương , khó có thể khôi phục vườn chè nhanh được .
Chất lượng chè kém đi thì xuất khẩu sẽ giam sút . Với cơ cấu trên 2/3 sản lượng chè
được sản xuất dành cho xuất khẩu, trong khi chỉ có non 1/3 tiêu dùng trong nước.
Chính vì thế, khi kim ngạch xuất khẩu giảm tất yếu sẽ dẫn đến chuyện đình đốn .
Theo số liệu thống kê sơ bộ, 4 tháng đầu năm 2007, xuất khẩu chè ước tính chỉ đạt
27 nghìn tấn với trị giá 26 triệu USD, tăng 8% về lượng và 4% về trị giá so với
cùng kỳ năm ngoái .
Lê thị Hồng Hạnh -5 - Lớp Công nghiêp 47B
Đề án kinh tế và quản lý công nghiệp
Theo Thứ trưởng Bộ Thương mại Lương Văn Tự nhận định về triển vọng xuất
khẩu của Việt Nam, năm 2006 , tăng trưởng xuất khẩu đạt 22% và năm nay 2007
dự kiến sẽ đạt 25% . Nếu giữ vững đà tăng trưởng này, ,sau 3 năm nữa (2010), kim
ngạch xuất khẩu của Việt Nam sẽ đạt 100 tỷ USD .Hiện nay với tư cách là thành
viên WTO đã và đang mang lại những ưu thế cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt
Nam . Điều quan trọng hơn 84 luật và hơn 30 pháp lệnh đã được thông qua trước
khi Việt Nam gia nhập WTO giúp môi trường kinh doanh ở nước ta thông thoáng
hơn đối với mọi doanh nghiệp .Tuy nhiên, hiện các nước nhập khẩu hàng Việt Nam
đều đang tích cực áp dụng những rào cản kỹ thuật nhằm bảo vệ người tiêu dùng và
sức khoẻ cộng đồng . Vì vậy, đòi hỏi chất lượng hàng xuất khẩu ngày càng khắt
khe .Vào năm 2015 sắp tới tiêu chuẩn thực phẩm toàn cầu (ISO 2015) sẽ được ban
hành .Các nhà xuất khẩu Việt Nam phải lưu tâm điều này để tránh nguy cơ mất thị
trường xuất khẩu chỉ vì vài doanh nghiệp không chấp hành đúng luật .
Với phong trào Nâng cao chất lượng an toàn sản phẩm trong công nhân lao động
ngành chè đã có nhiều thành tích góp phần đưa xuất khẩu chè năm 2006 đạt mức
kỷ lục vượt 100.000 tấn đã đóng góp đưa tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2006 đạt
gần 111.6 triệu USD .
Trước mắt, ngành chè phải tiếp tục nâng cao chất lượng chè để tăng cường xuất
khẩu . Còn xuất khẩu thành phẩm đối với ngành chè dự đoán trong giai đoạn 5-10
năm tới vẫn là mục tiêu cao xa .
1.3 Quản lý sản xuất, chế biến và chứng nhận chè an toàn .
Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn vừa có quyết định số 43/2007/QĐ-
BNN ngày 16/5/2007 ban hành Quy định về,sản xuất,chế biến và chứng nhận chè
an toàn ; áp dụng đối với tổ chức và cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước
ngoài tham gia sản xuất, chế biến,chứng nhận điều kiện sản xuất và chứng nhận sản
phẩm chè an toàn ở Việt Nam .
Chè an toàn là sản phẩm chè được sản xuất bảo quản theo đúng quy trình kỹ
thuật, có tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng nitrat, chất điều hoà sinh
Lê thị Hồng Hạnh -6 - Lớp Công nghiêp 47B
Đề án kinh tế và quản lý công nghiệp
trưởng và các vi sinh vật có hại dưới mức giới hạn cho phép . Quy định nêu rõ các
điều kiện về đất trồng, phân bón, nước tưới, kỹ thuật canh tác chè an toàn, phòng
trừ sâu bệnh, … Sản phẩm chè an toàn trước khi đưa vào lưu thông phải có giấy
chứng nhận sản phẩm chè an toàn , bao gói nhãn mác theo qui định tại Nghị định số
89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ về nghi nhãn mác hàng hoá và
Thông tư 09/2007/BKHCN ngày 6/4/2007 của Bộ khoa học và công nghệ .
Cơ sở sản xuất chè an toàn cần được tổ chức theo các hình thưc phù hợp với điều
kiện cụ thể như doanh nghiệp hợp tác xã , trang trại . Các cơ sở này phải đăng ký
và chấp hành nghiêm túc các quy định về điều kiện sản suất , chế biến chè an toàn ,
có hồ sơ hoạc sổ nghi tay ghi chép toàn bộ quá trình sản xuất , chế biến (theo mẫu
quy định ). Tô chức cá nhân sản xuất gửi kèm hồ sơ đơn đăng ký về Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn sở tại để cấp chứng nhận đủ điều kiện để sản suất
chè an toàn sau 30 ngày , kể từ ngày hồ sơ đăng ký hợp lệ và đảm bảo các điều
kiện. Giấy chứng nhận này có hiệu lực không quá 3 năm . Tổ chức có nhu cầu hoạt
động về chứng nhận sản phẩm chè an toàn gửi hồ sơ tới cục trồng trọt. Trong thời
hạn 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ , cục Trồng trọt tổ chức thẩm định nếu
đủ điều kiện trình Bộ quyết định công nhận . Cục Trồng trọt tổ chức kiểm tra các tổ
chức chứng nhận chè an toàn , định kỳ 2 năm một lần hoặc đột xuất khi có khiếu
nại . Chủ các lô sản phẩm chè có nhu cầu chứng nhận sản phẩm chè an toàn gửi hồ
sơ về Tổ chức chứng nhận sản phẩm chè an toàn và phải trả phí cho việc kiểm
nghiệm và chứng nhận sản phẩm chè an toàn . Mức phí do hai bên thoả thuận .
Quyết định còn ban hành các phụ lục về giới hạn cho phép của kim loại nặng có
trong đất , hàm lượng kim loại nặng trong đất , hoá chất bảo vệ thực vật trong đất ,
hàm lượng kim loại nặng cho phép trong chè , đơn đăng ký chứng nhận điều kiện
sản xuất chè an toàn v.v…
Lê thị Hồng Hạnh -7 - Lớp Công nghiêp 47B
Đề án kinh tế và quản lý công nghiệp
II .THỰC TRẠNG CỦA NGÀNH CHÈ VIỆT NAM
2.1 Những thành tựu đạt được trong sản xuất kinh doanh của ngành chè của
nước ta .
2.1.1 Kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng do doanh nghiệp chủ động tìm kiếm
thị trường .
Biểu đồ :Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu chè 8 tháng đầu năm của
Việt Nam
Năm 2006 ngành chè Việt Nam đã vượt qua nhiều khó khăn để đạt được
những tiến bộ trong sản xuất kinh doanh và chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu . Lần
đầu tiên kim ngạch xuất khẩu chè vượt mức 100 triệu USD .Bước vào năm 2007
năm đầu tiên chính thức hội nhập mức thuế nhập khẩu chè có thể lên đến 150%
theo quy định của WTO(mức trước đây là 100%) cộng với những chính sách hỗ trợ
của nhà nước đối với cây chè dần dần bị cắt giảm .Tuy nhiên, tình hình xuất khẩu
chè trong quý I /2007 của cả nước vẫn tương đối khả quan với kim ngạch xuất khẩu
ước tính lên tới 21 triệu USD, sản lượng xấp xỉ 21 tấn, tăng 2% về trị giá và 4%về
sản lượng so với cùng kỳ năm 2006.
Tháng 1/2007 , cả nước xuất khẩu được 8,4 nghìn tấn chè các loại với kim ngạch
đạt trên 8 triệu USD , giảm 21,6 % về lượng và 24% về giá trị so với tháng 12/2006
Lê thị Hồng Hạnh -8 - Lớp Công nghiêp 47B
Đề án kinh tế và quản lý công nghiệp
. Nhưng lại tăng 62,3%về lượng và 51% về giá trị so với cùng kỳ năm 2006 . Trong
tháng 1/2007, lượng chè xuất khẩu của Việt Nam sang Inđônêxia và thị trường Mỹ
tăng 44,7% và 31,4% .
Dự kiến trong năm nay năm 2007 đạt giá trị xuất khẩu là 110 nghìn tấn , với kim
ngạch 140 triệu USD tăng 15% về lượng và 30% về giá trị so với năm 2006 . Sáu
tháng đầu năm 2007, sản lượng chè xuất khẩu của Việt Nam đạt 47.000 tấn , với
giá trị trên 45 triệu tăng gần 0.9% về giá giá trị so với cùng kỳ năm 2006. Tháng
7/2007, Việt Nam xuất được 12.000 tấn tăng 11.32% so với cùng kỳ năm 2006 ,
tuy vậy tổng giá trị vẫn thấp hơn 0.9%so với năm trước .Xuất khẩu chè tháng
8/2007 của Việt Nam đạt 11 nghìn tấn , giảm 1000 tấn so với tháng 7 năm 2007
.Nhưng do giá chè xuất khẩu tăng theo xu hướng chung trên thị trường thế giới nên
giá trị xuất khẩu tháng 8 đạt 13 triệu USD , tăng gần 1 triệu USD so với tháng 7 .
Với kết quả trên , đã đưa khối lượng chè xuất khẩu 8 tháng / 2007 lên mức 70
nghìn tấn , tăng 8,3 % so với cùng kỳ năm 2006 Giá trị chè xuất khẩu 8 tháng /2007
cũng tăng 7.5% lên mức 72 triệu USD .Tốc độ tăng về giá trị xuất khẩu thấp hơn
tốc độ tăng về khối lượng là do giá xuất khẩu về trung bình của chè 8 tháng/07 thấp
hơn 1% so với cùng kỳ năm 2006. Dự kiến, năm 2007, Việt Nam xuất khẩu 110
nghìn tấn chè, đạt 140 triệu USD, với đơn giá xuất trung bình 1.200 USD/tấn. Do
nhu cầu chè trên thế giới vẫn đang ở mức cao, mặc dù nguồn cung thế giới tương
đối nhiều nhưng theo các chuyên gia dự báo, giá chè xuất khẩu của Việt Nam sẽ
tăng trong thời gian tới. Năm 2007, sản lượng chè của Ấn Độ cao hơn năm 2006,
do đó sản lượng xuất khẩu sang các nước như Ai Cập, Pakistan, Irắc và Nga sẽ
tăng. Ấn Độ hy vọng đạt 6-10 triệu kg chè xuất khẩu sang Ai Cập so với 2.7 triệu
kg của năm 2006. Nhờ giao thông thuận lợi, giảm thuế và cước vận chuyển đã làm
tăng lượng chè xuất khẩu sang Pakistan đạt 20 triệu kg chè, cao hơn 5 triệu kg của
năm 2006. Xuẩt khẩu chè của Bănglađét có thể đạt 7 triệu kg trong năm 2007, cao
hơn 2 lần so với 3 triệu kg năm 2006 nhờ thời tiết thuận lợi. Chè Việt Nam đã được
xuất sang 107 thị trường trên thế giới, trong đó có 68 thị trường thuộc các quốc gia
Lê thị Hồng Hạnh -9 - Lớp Công nghiêp 47B
Đề án kinh tế và quản lý công nghiệp
thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)- một kết quả mà không phải
bất kỳ nước nào cũng đạt được, kể cả các nước thành viên của Tổ chức này. Trong
số gần 60 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đang tiêu thụ chè Việt Nam, có 18
thị trường truyền thống ở châu Á, châu Mỹ, châu Âu. Không chinh phục được thị
trường chất lượng cao, các doanh nghiệp xuất khẩu chè Việt Nam đành hướng đến
các thị trường trung bình như Trung Quốc, Đài Loan, Ấn Độ và thị trường các nước
Châu Phi.
Thị trường Hoa Kỳ:
Hoa K ỳ, nước tiêu thụ chè lớn thứ 8 thế giới với tổng lượng nhập hàng/năm
khoảng 149.000 tấn (chè đen chiếm 84%). Năm 2002, chè Việt Nam xuất khẩu vào
đây là 2.200 tấn (chiếm 3% thị trường chè chiết xuất tại Hoa Kỳ), trong đó, chè đen
(mã 0902.40.00) chiếm 80% tổng giá trị xuất khẩu vào thị trường này. Giá chè xuất
khẩu của Việt Nam vào Hoa Kỳ thấp hơn nhiều so với giá chè của các nước khác.
Giá chè đen nhập khẩu vào Hoa Kỳ năm 2002 bình quân là 1.320 USD/tấn (giá
FAS ở cảng xếp hàng nước xuất khẩu) trong khi đó, giá nhập từ Việt Nam chỉ là
740 USD/tấn, bằng 56% giá bình quân nói trên. Đây cũng là một thị trường chè có
đòi hỏi rất khắt khe với sự kiểm soát chặt chẽ của Cơ quan Quản lý an toàn thực
phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA).
Tại Châu Á, Việt Nam có 2 khách hàng lớn là Nhật Bản và Đài Loan. Trong
đó, Nhật là một thị trường đầy triển vọng với tổng nhu cầu 136.000 tấn/năm và sản
xuất trong nước của Nhật chỉ có thể đáp ứng khoảng 90.000 tấn/năm. Mặt hàng chè
đen đang đặc biệt được ưa chuộng trên thị trường này. Chè Việt Nam chỉ chiếm
khoảng 6,5% tỷ trọng và giá thành bằng 35% so với giá 3.400 USD/tấn nhập khẩu
từ các nước khác.
Với EU, nhu cầu chè của khối này chủ yếu đều được đáp ứng bằng nhập khẩu
với gần 300.000 tấn/năm. Nhưng chè Việt Nam chỉ chiếm khoảng 1-1,5% tổng kim
ngạch. Giá chè của Việt Nam tại đây chỉ bằng 40% so với mặt bằng giá 2.500
USD/tấn nhập khẩu từ các nước khác.
Lê thị Hồng Hạnh -10 - Lớp Công nghiêp 47B
Đề án kinh tế và quản lý công nghiệp
Nga là thị trường truyền thống giàu tiềm năng với sức tiêu thụ khoảng 147.000-
162.000 tấn/năm mà sản xuất chỉ đáp ứng 1% nhu cầu. Tuy nhiên, giá chè Việt
Nam vào Nga cũng mới chỉ bằng 75% so với giá 1.330 USD/tấn nhập khẩu từ các
nước khác. Thêm vào đó, chè Việt Nam phải chịu sự cạnh tranh gay gắt của Ấn Độ,
Sri Lanka, Trung Quốc và Indonesia.
Pakistan: Dự báo, đến năm 2010, Pakistan sẽ là nước nhập khẩu chè lớn nhất thế
giới. Nước này có nhu cầu thị trường hàng năm khoảng 150.000 tấn. Trong đó, chỉ
có 5% chè xanh, còn lại là chè đen. Năm 2002, Việt Nam xuất 12.400 tấn vào nước
này nhưng chủ yếu lại là chè xanh. Tuy nhiên, thuế nhập khẩu chè của Pakistan cao
hơn so với các nước khác.
2.1.2 Một số loại chè của Việt Nam được ưa chuộng trên thế giới.
Ngành chè Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển cao . Trong cơ cấu sản
phẩm , chè đen giảm dần , trong khi chè xanh và các loại chè cao cấp , đặc sản tăng
dần ; đạt cơ cấu với cơ cấu 50%chè đen và 50% chè xanh và các loại chè khác
.Theo hiệp hội chè Việt Nam , cơ cấu giống chè đang được thay đổi .Các loại giống
có năng suất cao ; chất lượng tốt được tuyển chọn , lai tạo và nhân trồng đang tăng
nhanh , đến năm 2006 đã đạt được 35,4% diện tích tương đương với hơn 40 ngàn
ha, vượt mục tiêu mà Chính phủ đã đề ra theo Quyết định 43 phải đạt 30% diện
tích đến năm 2010 Trong tập đoàn quỹ gene đã có 152 giống làm cơ sở cho quá
trình chọn giống sau này . Đến năm 2007 Việt Nam đã có 7 giống được công nhận
là giống quốc gia , 7 giống được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép
khảo nghiệm trên diện rộng là giống Kim Tuyền , Ngọc Thuý ,Bát Tiên , Keo Am
Tích ,Hùng Đỉnh Bạch ,PT95và Phúc Vân Tiên .Bộ đã công nhận 13 giống cây chè
shan đầu dòng và cho phép nhân trồng để kịp thời nhân nhanh trong sản xuất đại
trà.
Ở các tỉnh trong vùng dự án phát triển chè và cây ăn quả, hàng trăm vườn ươm
giống chè tốt được công nhận . Hàng trăm hội đồng khoa học công nghệ của hiệp
hội chè Việt Nam đã thông qua cơ cấu giống chè cho từng khu vực và tỉnh đã có,
Lê thị Hồng Hạnh -11 - Lớp Công nghiêp 47B
Đề án kinh tế và quản lý công nghiệp
nhiều đơn vị điển hình đạt năng xuất cao chất lượng tốt như công ty chè Mộc Châu,
công ty Liên doanh chè Phú Đa ,công ty chè phú bền Đặc biệt , vùng chè cao
cấp, giống Kim Tuyên sản xuất chè Ô Long, Công ty Nguyên Ô long Bảo Lộc Lâm
Đồng … Một số loại chè nổi tiêng và có giá trị cao ở nước ta như:
1.1.2.1 Sản phẩm chè Ô Long: Ô Long là loại chè được ưa chuộng và có giá trị
kinh tế cao .Nghiên cứu của Viện nghiên cứu chè qua 4 năm cho thấy các giống chè
tại Việt Nam không thể làm nguyên liệu để sản xuất chè Ô Long được . Chè Ô
Long là loại chè nổi tiếng trên thị trường thế giới. Chè Ô Long được sản xuất ở
Trung Quốc và Đài Loan rất nhiều. Trên thị trường thế giới, chè Ô Long tốt giá bán
tới 70USD/kg. Chè Ô Long khác với các sản phẩm khác về hương vị và ngoại hình.
Tuỳ theo thị hiếu của người tiêu dùng, chè Ô Long được chế biến theo các quy
trình công nghệ khác nhau để sản phẩm có màu nước vàng sẫm, vàng đậm, vàng
đỏ. Vị chè Ô Long có vị chát nhẹ, có hậu hương, có nét đặc trưng riêng thơm
đượm, ta có thể pha tới nhạt nước mà chén chè vẫn thơm. Mùi thơm của bản thân
chè không có lai tạp, đây chính là nét đặc trưng của chè Ô Long mà các loại chè
khác không có. Chè Ô Long được chế biến với công nghệ cổ truyền. Hiện nay, tại
Trung Quốc và Đài Loan người ta đã chế tạo những dây chuyền sản xuất chè Ô
Long hiện đại, đạt được trình độ cơ giới hoá và tự động hoá. Do giá trị của chè Ô
Long cao nên các nhà doanh nghiệp Việt Nam và Đài Loan đã đưa một số dây
chuyền chế biến chè Ô Long vào sản xuất tại các vùng Ba Vì, Yên Bái, Mộc Châu.
Các giống chè như Kim Huyền, Ngọc Thuý, Ô Long, Thanh Tâm là những giống
chè tốt để chế biến chè Ô Long ở Đài Loan đã được vào Việt Nam. Hiện nay, các
giống chè này được chú ý để nhân giống nhanh.
1.1.2.2 Chè San Tuyết : Cây chè San núi cao là một loại tài nguyên thực vật
quý, là một trong những loại chè phổ biến ở Việt Nam. Đặc điểm nổi bật của chè
San là cây gỗ lớn, răng cưa, sâu búp chè lớn, tôm chè có lông trắng, năng suất cao,
chất lượng tốt. Chè San có hai dạng canh tác là theo kiểu cây rừng và canh tác theo
kiểu thâm canh như các loại chè khác. Đây là loại hình độc đáo chủ yếu phân bố
Lê thị Hồng Hạnh -12 - Lớp Công nghiêp 47B
Đề án kinh tế và quản lý công nghiệp
trên vùng núi cao mật độ khoảng 1500-2500 cây /ha .Chè sông chung với cây rừng
tán cao cây thu búp cao 2,5-4m cây không thu búp cao khoảng 10-20 m tán rộng
đường kinh rộng đường kính gốc to 30-35 cm .Năng suât đạt 6-8 kg/cây chất lựợng
chè Shan rất cao đặc biệt là hàm lượng axitamin cao 30-35mg/100g. Catesin đơn
giản cũng cao hơn ,rất có lợi cho chất luợng chè xanh thu hoạch 4 lứa một năm
không dùng thuốc hoá học không dùng thuốc trừ sâu nên sản phẩm từ giống chè
này rất tốt cho sức khoẻ và được ưa chuộng .
Ngoài ra còn một số loại chè khác như :chè lài ;chè tân Cương Sau khi chúng
ta trở thành thành viên của tổ chưc thương mại thế giới (WTO)khả năng mở rộng
ngành chè sẽ gặp nhiều thuận lợi dự kiến năm 2007 ,sản lượng chè suất khẩu đạt
khoảng 120.000 tấn đạt 130 triệu USD .Mở ra cho ngành chè nhiều cơ hội phát
triển.
2.2 Những khó khăn mà ngành chè đang gặp phải hiện nay .
2.1.1 Chất lượng chưa cao nên thị trường xuất khẩu nhiều song chưa ổn định
Trên thị trường thế giới chè Việt Nam chưa có giá trị xứng đáng mà luôn thấp
hơn rất nhiều so với sản phẩm cùng loại của các nước như Trung Quốc , Nhật Bản ,
Ấn Độ , Srilanca , chè Việt Nam có giá bán thấp và lượng tiêu thụ không ổn định
. Theo các chuyên gia của hiệp hội chè Việt Nam tình trạng này là do một số
nguyên nhân sau: chất lượng sản phẩm thấp không ổn định, độ tin cậy về vệ sinh
an toàn thưc phẩm không cao, chất lượng sản phẩm bán ra chưa tạo nên sản phẩm
mang thương hiệu độc lập vì số lượng và chất lượng thấp .Chính vì vậy, vấn đề
chất lượng, an toàn thực phẩm vẫn là thách thức khó khăn lớn đối với ngành chè ở
Việt Nam . Ngay từ đầu năm 2007 đã có ý kiến phản ánh quyết liệt của thị, nhất là
thị trường Châu âu về vệ sinh an toàn thực phẩm chưa đản bả của chè Việt Nam .
Chè Việt Nam đã được thế giới biết đến như là một quốc gia sản xuất và nhập
khẩu chè lớn thứ 6 thế giới về cả diện tích sản lượng và sản lưọng sản phẩm và xuất
khẩu .Song chè Việt Nam được bán phần lớn dưới dạng nguyên liệu thô, chưa có
nhãn mác và bao bì hoàn chỉnh, không được kiểm soát chặt chẽ về lượng và cũng
Lê thị Hồng Hạnh -13 - Lớp Công nghiêp 47B
Đề án kinh tế và quản lý công nghiệp
như các tiêu chuẩn kỹ thuật . Theo báo cáo chuyên đề của cục Nông nghiệp do
nguyên liệu hiện nay xuống cấp một cách nghiêm trọng so với tiêu chuẩn Nhà nước
qui định. Do cạnh tranh nguyên liệu các doanh nghiệp chấp nhận mua chè chất
lượng thấp và chè không an toàn. Các doanh nghiệp qui loại chất lượng theo giá
mua dẫn đến chè nguyên liệu bị chộn lẫn loại , loại 1 chộn lẫn loại 2 , trong đó chè
bánh tẻ khỏng từ 0-20%.Hơn nữa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong chè nguyên
liệu đa số còn cao hơn mức cho phép hiện sản phẩm chè chế biến gồm có 7 cấp
chất lượng đối với chè xanh :OP,P ,FPOB,PS,PBS,F và D nhưng chủ yếu phục vụ
thị trường xuất khẩu nội địa , một phần xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản ,Đài
Loan như chè Ô Long , chè xanh Nhật Bản .Xuất khẩu chủ yếu vẫn là chè đen có
6 cấp chất lượng :OP, P, B, BPS, F và tuy nhiên chất lượng chè đen hiện nay vẫn
chưa đáp ứng được yêu cầu của khách hàng .Chè chất lượng tốt chiếm tỷ trọng
thấp dưới 50% lượng chè xuất khẩu .Chất lượng chè hiện nay chưa thật ổn định các
chỉ tiêu tạp chất cao hơn qui định và hương vị màu sắc chưa hấp dẫn khách hàng .
Nguyên nhân chính do giống chè chưa tốt giống chè trung du ,giống chè PH1 chỉ
có chất lượng trung bình chiếm tới trên 50% lượng chè xuất khẩu . Nguyên nhân
chính là do giống chè chưa tốt nên sản lượng còn ít đang nhân giống .Một số nơi
thu hái già vận chuyển dập ôi ngót . Hơn nữa một số doanh nghiệp kinh doanh chè
bằng cách tăng cường tính năng động vè giá cả để thu hút khách hàng từ các đối
thủ cạnh tranh khác bằng việc hạ giá bán sản phẩm ít chú ý đến chất lượng . Ban
đầu các công ty này đã tạo ra cho mình một phần nhất định .Tuy nhiên trong quá
trình thực hiện hợp đồng với khách hàng do không chủ động được nguồn hàng ,
một số công ty đã từ chối việc thực hiện các cam kết của mình đói với khách hàng
bằng cách giao hàng kém chất lượng hơn so với mẫu hàng hai bên đã thoả thuận
hoặc không giao hàng đúng thời hạn , vì vậy đã mất khách hàng và thị phần ảnh
hưởng tới uy tín chè Việt Nam . Hiện nay chè Việt nam ở một số thị trường đã có
nguy cơ bị giảm khối lượng xuất khẩu .Trong tháng 1/2007 , lượng chè xuất khẩu
của Việt Nam sang hầu hết các thị trường lớn đều giả so với tháng trước đó .Cụ thể,
Lê thị Hồng Hạnh -14 - Lớp Công nghiêp 47B
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét