LINK DOWNLOAD MIỄN PHÍ TÀI LIỆU "QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2013 - 2015": http://123doc.vn/document/538406-quyet-dinh-phe-duyet-ke-hoach-thuc-hien-chuong-trinh-muc-tieu-quoc-gia-nuoc-sach-va-ve-sinh-moi-truong-nong-thon-tren-dia-ban-thanh-pho-ha-noi-giai-do.htm
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 3212/QĐ-UBND Hà Nội, ngày 21 tháng 05 năm 2013
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA NƯỚC
SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
GIAI ĐOẠN 2013 - 2015
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND số 11/2003/QH11 ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị quyết số 13/2011/QH13 ngày 19/11/2011 của Quốc hội về Chương trình mục tiêu
quốc gia giai đoạn 2011 - 2015;
Căn cứ các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: số 135/2009/QĐ-TTg ngày 04/11/2009 ban
hành quy chế quản lý, điều hành thực hiện các Chương trình mục tiêu Quốc gia; số 2406/QĐ-TTg
ngày 18/12/2011 ban hành danh mục các Chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2012 - 2015;
số 366/QĐ-TTg ngày 31/3/2012 phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về Nước sạch và vệ
sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2012-2015;
Căn cứ Quyết định số 2283/QĐ-BNN-HTQT ngày 21/9/2012 của Bộ Nông nghiệp & PTNT phê
duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi “Chương trình nước sạch và vệ sinh nông thôn dựa trên kết quả
tại 08 tỉnh đồng bằng sông Hồng” vay vốn Ngân hàng Thế giới;
Căn cứ Quyết định số 2863/QĐ-UBND ngày 11/6/2009 của UBND Thành phố phê duyệt Chương
trình cung cấp Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn Hà Nội giai đoạn 2009 - 2020;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 56/TTr-SNN kèm theo Kế hoạch số
21/SNN-TTN về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia Nước sạch và
vệ sinh môi trường nông thôn trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2013-2015 và đề nghị của
Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 264/TTr-KH&ĐT ngày 14 tháng 5 năm 2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi
trường nông thôn trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2013-2015 theo các nội dung chủ yếu
như sau:
1. Tên và cơ quan chủ trì tổ chức thực hiện Kế hoạch:
a) Tên kế hoạch: Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi
trường nông thôn trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2013 - 2015.
b) Cơ quan chủ trì tổ chức thực hiện Kế hoạch: Sở Nông nghiệp và PTNT.
2. Mục tiêu:
a) Mục tiêu tổng quát:
Bảo vệ, nâng cao sức khỏe cho người dân, tăng cường cải thiện các dịch vụ cấp nước và
VSMTNT; giảm thiểu ô nhiễm môi trường, xây dựng nông thôn Thủ đô theo hướng văn minh sạch
đẹp, phát triển bền vững, đóng góp tích cực vào việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia
Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn của cả nước.
b) Mục tiêu cụ thể đến năm 2015:
- 100% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh (trong đó 60% được sử dụng nước sạch
theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế);
- 100% số hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh;
- 100% các cơ sở công cộng ở nông thôn (trường học, trụ sở UBND, trạm y tế xã, chợ) có nước
sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh;
- Tỷ lệ số hộ gia đình có chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh đạt 80%.
3. Đối tượng và phạm vi thực hiện:
Các hộ gia đình, tổ chức và cá nhân trên địa bàn nông thôn thuộc 19 huyện/thị ngoại thành Hà Nội.
4. Nội dung các dự án thành phần của kế hoạch:
4.1. Nhóm dự án: Cấp nước sinh hoạt và môi trường nông thôn
a) Các dự án cấp nước sinh hoạt nông thôn:
a.1. Danh mục các dự án:
1) Nhóm 06 dự án cấp nước sạch liên xã thuộc 06 huyện ngoại thành Hà Nội sử dụng vốn xây
dựng cơ bản tập trung và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác bao gồm:
- Dự án cấp nước sạch liên xã: Hiền Giang, Tiền Phong, Nguyễn Trãi, Tân Minh, Nghiêm Xuyên,
Dũng Tiến - huyện Thường Tín.
- Dự án cấp nước sạch liên xã: Thụy Phú, Hồng Thái, Nam Phong, Văn Nhân, Nam Triều - huyện
Phú Xuyên.
- Dự án cấp nước sạch liên xã: Viên An, Viên Nội, Sơn Công, Cao Thành, Hoa Sơn - huyện Ứng
Hòa.
- Dự án cấp nước sạch liên xã: Phương Trung, Kim Thư, Đỗ Động, Kim An - huyện Thanh Oai.
- Dự án cấp nước sạch liên xã: Hợp Thanh, Hợp Tiến - huyện Mỹ Đức.
- Dự án cấp nước sạch liên xã: Tiến Thịnh, Vạn Yên, Chu Phan, Liên Mạc, Thạch Đà - huyện Mê
Linh.
2) Dự án hỗ trợ 40.000 bể lọc xử lý nước hộ gia đình.
3) Nhóm dự án xây dựng 7 trạm cấp nước sạch quy mô xã, liên xã thuộc 7 huyện ngoại thành Hà
Nội sử dụng nguồn vốn WB bao gồm:
- Dự án cấp nước sạch liên xã Cổ Đô, Phong Vân - huyện Ba Vì;
- Dự án cấp nước sạch liên xã Chàng Sơn, Thạch Xá - huyện Thạch Thất;
- Dự án cấp nước sạch liên xã Liên Phương, Hồng Vân, Thư Phú, Hà Hồi, Vân Tảo - huyện
Thường Tín;
- Dự án cấp nước sạch liên xã Hiệp Thuận, Liên Hiệp - huyện Phúc Thọ;
- Dự án cấp nước sạch liên xã Tam Hưng, Thanh Thùy - huyện Thanh Oai;
- Dự án cấp nước sạch xã Hương Sơn - huyện Mỹ Đức;
- Dự án cấp nước sạch liên xã Liên Hà, Liên Hồng - huyện Đan Phượng;
4) Nhóm dự án cấp nước sạch cụm xã và xã đầu tư mới và cần tiếp tục hoàn thiện gồm:
- Trạm cấp nước sạch xã Tân Ước - Thanh Oai.
- Trạm cấp nước sạch xã Cao Dương - Thanh Oai.
- Trạm cấp nước cụm xã Long Xuyên và Thượng Cốc - huyện Phúc Thọ.
- Trạm cấp nước cụm xã Vân Phúc, Vân Nam, Xuân Phú - huyện Phúc Thọ.
- Trạm cấp nước sạch xã Liên Hà - huyện Đông Anh.
- Trạm cấp nước sạch xã Đại Cường - huyện Ứng Hòa.
- Trạm cấp nước sạch xã Hòa Xá - huyện Ứng Hòa.
- Trạm cấp nước sạch xã Phượng Dực - huyện Phú Xuyên.
- Dự án: Xây dựng hệ thống cấp nước sạch xã Tiền Phong, huyện Mê Linh.
- Trạm cấp nước sạch Thị trấn Đại Nghĩa - huyện Mỹ Đức.
- Hệ thống cấp nước sạch Bảo Lộc huyện Phúc Thọ.
- Xây dựng hệ thống cấp nước sạch cho 2 thị trấn Chi Đông và Quang Minh, huyện Mê Linh.
5) Các dự án Đầu tư mở rộng mạng cấp nước sạch đô thị từ các nhà máy nước Hà Đông, Sơn Tây,
sông Đà, Bắc Thăng Long.
6) Nhóm các dự án hoàn thiện công trình cấp nước sạch nông thôn đầu tư dở dang, gồm:
- Trạm cấp nước sạch xã Tam Hiệp - huyện Phúc Thọ
- Trạm cấp nước sạch xã Phùng Xá - huyện Thạch Thất
- Trạm cấp nước sạch xã Quảng Phú Cầu - huyện Ứng Hòa
- Trạm cấp nước sạch xã Liên Bạt - huyện Ứng Hòa
- Trạm cấp nước sạch xã Xuân Dương - huyện Thanh Oai
- Trạm cấp nước sạch xã Cự Khê - huyện Thanh Oai
- Trạm cấp nước sạch xã Ninh Hiệp - huyện Gia Lâm
- Trạm cấp nước sạch xã Kim Lan - huyện Gia Lâm
- Trạm cấp nước sạch xã Phù Đổng - huyện Gia Lâm
- Trạm cấp nước sạch xã Phú Nam An - huyện Chương Mỹ
- Trạm cấp nước sạch xã Tiên Phương - huyện Chương Mỹ
- Trạm cấp nước sạch xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức
- Trạm cấp nước sạch xã Thượng Cát - huyện Từ Liêm.
a.2. Dự kiến nguồn vốn thực hiện:
- Nhóm dự án số 1: Nguồn vốn XDCB tập trung - ngân sách Thành phố và các nguồn vốn huy
động hợp pháp khác.
- Dự án số 2: Ngân sách Thành phố và vốn đối ứng của hộ gia đình hưởng lợi.
- Nhóm dự án số 3: Ngân sách Trung ương cấp phát và cho vay lại từ nguồn vốn WB; ngân sách
Thành phố đối ứng và vốn đóng góp của dân.
- Nhóm dự án số 4: Ngân sách huyện, xã và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác.
- Nhóm dự án số 5 và 6: vốn huy động xã hội hóa từ các doanh nghiệp và các nguồn vốn hợp pháp
khác.
a.3. Dự kiến cơ quan chủ trì thực hiện dự án:
- Nhóm các dự án từ số 1 đến số 3: Sở Nông nghiệp và PTNT.
- Nhóm dự án số 4: UBND các huyện có dự án triển khai trên địa bàn hoặc các tổ chức, cá nhân
thực hiện bằng hình thức xã hội hóa.
- Nhóm dự án số 5 và số 6: các tổ chức và cá nhân đủ có điều kiện tham gia theo quy định của
pháp luật.
b) Các dự án Xây dựng công trình nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh trường mầm non,
trường học phổ thông:
b.1. Danh mục các dự án: gồm các dự án cải tạo, nâng cấp 167 nhà vệ sinh tại các trường học.
b.2. Dự kiến nguồn vốn thực hiện: Ngân sách Trung ương cấp phát từ nguồn vốn WB.
b.3. Dự kiến cơ quan chủ trì thực hiện dự án: Sở Giáo dục và đào tạo phối hợp với UBND các
huyện/thị xã.
c. Các dự án Xây dựng chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh:
c.1. Danh mục các dự án: Xây dựng hầm Biogas xử lý chất thải chăn nuôi.
c.2. Dự kiến nguồn vốn thực hiện: vốn tự có của các hộ dân và doanh nghiệp.
c.3. Dự kiến cơ quan chủ trì thực hiện dự án: các hộ dân và doanh nghiệp triển khai thực hiện.
4.2. Nhóm dự án Vệ sinh nông thôn:
a) Danh mục các dự án:
1) Nhóm dự án Cải tạo, nâng cấp 63 nhà vệ sinh tại các trạm y tế xã
2) Cải tạo, xây mới 22.100 công trình vệ sinh hộ gia đình.
b) Dự kiến nguồn vốn thực hiện:
- Nhóm dự án số 1: Ngân sách Trung ương cấp phát từ nguồn vốn WB.
- Nhóm dự án số 2: Vốn tự có của các hộ gia đình, cá nhân.
c) Dự kiến cơ quan chủ trì thực hiện dự án:
- Nhóm dự án số 1: Sở Y tế.
- Nhóm dự án số 2: Các hộ gia đình, cá nhân.
4.3. Dự án Nâng cao năng lực, truyền thông và giám sát đánh giá thực hiện Chương trình
a) Danh mục các dự án: Dự án nâng cao năng lực quản lý, giám sát, hỗ trợ kỹ thuật và các hoạt
động truyền thông về nước sạch và VSMTNT.
b) Dự kiến nguồn vốn thực hiện: Ngân sách Trung ương cấp phát.
c) Dự kiến cơ quan chủ trì thực hiện dự án: Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các
Sở: Y tế, Giáo dục và Đào tạo.
5. Dự kiến kinh phí thực hiện:
Tổng số: 3.939,886 tỷ đồng. Trong đó:
- Ngân sách Thành phố: 677,6 tỷ đồng; dự kiến hỗ trợ đầu tư các dự án sau đây:
+ Đầu tư 06 dự án cấp nước sạch tập trung liên xã (nhóm dự án cấp nước sạch số 1).
+ Hỗ trợ dự án xây dựng 40.000 bể lọc xử lý nước hộ gia đình (dự án cấp nước sạch số 2).
+ Đối ứng thực hiện các dự án xây dựng 7 trạm cấp nước sạch quy mô xã, liên xã sử dụng nguồn
vốn WB (nhóm dự án cấp nước sạch số 3).
- Ngân sách TW cấp phát: 438,049 tỷ đồng từ nguồn vốn vay WB.
- Ngân sách TW cho vay lại: 185,32 tỷ đồng từ nguồn vốn vay WB.
(Để thực hiện các dự án: Xây dựng 7 trạm cấp nước sạch quy mô xã, liên xã sử dụng nguồn vốn
WB; Cải tạo, nâng cấp 167 nhà vệ sinh tại các trường học; Cải tạo, nâng cấp 63 nhà vệ sinh tại các
trạm y tế xã; Nâng cao năng lực quản lý, giám sát, hỗ trợ kỹ thuật và các hoạt động truyền thông
về nước sạch và VSMTNT).
- Ngân sách huyện, xã và các nguồn vốn hợp pháp khác: 357,179 tỷ đồng, để hỗ trợ đầu tư các dự
án cấp nước sạch tập trung nông thôn (thuộc nhóm dự án cấp nước sạch số 4).
- Vốn huy động xã hội hóa: 1.658,586 tỷ đồng để đầu tư các dự án và nhóm dự án sau đây:
+ Nhóm các dự án Đầu tư mở rộng mạng cấp nước đô thị từ các nhà máy nước Hà Đông, Sơn Tây,
sông Đà, Bắc Thăng Long (nhóm dự án cấp nước sạch số 5)
+ Hoàn thiện các dự án cấp nước sạch nông thôn còn dở dang, chưa hoạt động (nhóm dự án cấp
nước sạch số 6).
+ Huy động xã hội hóa cùng ngân sách Thành phố để xây dựng 6 nhà máy cấp nước sạch liên xã
(nhóm dự án cấp nước sạch số 1).
- Vốn tự có và đối ứng của dân: 623,152 tỷ đồng để đối ứng và tự thực hiện các dự án và công
trình sau đây:
+ Đối ứng dự án Xây dựng 40.000 bể lọc xử lý nước hộ gia đình.
+ Tự đầu tư xây dựng hầm 5000 hầm Biogas xử lý chất thải chăn nuôi.
+ Tự cải tạo, nâng cấp 22.100 nhà vệ sinh tại các hộ gia đình.
(Kinh phí thực hiện chương trình, cơ cấu nguồn vốn và cơ quan chủ đầu tư các dự án cụ thể sẽ
được xác định chính thức theo khả năng cân đối ngân sách các cấp hàng năm và theo kết quả lựa
chọn, giao chủ đầu tư từng dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt).
6. Thời gian thực hiện kế hoạch: 2013-2015.
7. Giải pháp, cơ chế chính sách thực hiện Kế hoạch:
a) Quy hoạch, kế hoạch:
- Hoàn chỉnh và phê duyệt quy hoạch cấp nước & VSMT NT đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030. Trên cơ sở đó, cụ thể hóa quy hoạch đến cấp huyện, xã.
- Xây dựng kế hoạch hàng năm về cấp nước sạch & VSMT NT.
b) Huy động vốn, kinh phí:
- Đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư đặc biệt là vốn tín dụng, vốn tư nhân và tài trợ của các tổ chức
quốc tế. Thu hút mạnh nguồn vốn từ khu vực tư nhân thông qua chính sách ưu đãi, khuyến khích
đầu tư tại Quyết định 131/2009/QĐ-TTg ngày 2/11/2009.
- Ưu tiên bố trí vốn ngân sách để xây dựng các trạm cấp nước tập trung quy mô liên xã, liên khu
vực.
- Kết hợp lồng ghép các nguồn vốn từ các chương trình, đề án, kế hoạch khác nhằm phát triển
nông nghiệp, nâng cao đời sống nông dân trên địa bàn để thực hiện các mục tiêu của Chương
trình.
c) Lựa chọn phương thức xây dựng, quản lý xây dựng và quản lý sau đầu tư phù hợp:
- Đảm bảo chất lượng xây dựng và tính bền vững của công trình nước sạch & VSMT NT.
- Ưu tiên thống nhất chủ đầu tư xây dựng và đơn vị quản lý vận hành công trình vào một chủ thể.
Trường hợp chủ quản lý vận hành không đủ điều kiện làm chủ đầu tư, phải cử người đủ thẩm
quyền tham gia giám sát xây dựng công trình ngay từ đầu để đảm bảo chất lượng xây dựng công
trình và tiếp nhận, quản lý vận hành khai thác sau đầu tư.
- Củng cố mô hình và quy chế quản lý, đặc biệt với các công trình cấp nước tập trung, điều chỉnh
phương thức hoạt động từ phục vụ sang dịch vụ, lấy nhu cầu của khách hàng để đơn vị quản lý
vận hành đầu tư thay đổi phong cách, phương thức cung ứng dịch vụ.
- Các công trình sau khi xây dựng xong đưa vào quản lý vận hành phải có quy trình vận hành,
trong đó quy định thời gian, trình tự và các nội dung bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa và thay thế các
công trình, thiết bị. Quy trình vận hành phải được các cán bộ kỹ thuật và công nhân vận hành nắm
vững, thực hiện nghiêm túc đầy đủ.
- Khuyến khích áp dụng mô hình: doanh nghiệp và đơn vị sự nghiệp có thu quản lý, khai thác công
trình. Những công trình quá nhỏ, phân tán có thể giao cho cá nhân, hợp tác xã quản lý vận hành,
đơn vị sự nghiệp hoặc doanh nghiệp trên địa bàn hỗ trợ về kỹ thuật, cung ứng vật tư và sửa chữa
công trình để đảm bảo bền vững.
- Giá thành nước sạch phải được tính đúng, tính đủ các yếu tố chi phí hợp lý trong quá trình sản
xuất, phân phối nước sạch, thuế và lợi nhuận đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các đơn vị
cấp nước và khách hàng sử dụng nước.
- Về cấp nước: Đa dạng hóa các loại hình công nghệ khai thác, sử dụng nguồn nước hợp lý đảm
bảo phù hợp với điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của từng vùng, đảm bảo nguyên tắc bền vững.
Ưu tiên cấp nước tập trung có quy mô liên xã, liên khu vực sử dụng công nghệ tiên tiến, bền vững,
giá thành thấp, cấp nước đến hộ gia đình ở những vùng dân cư đông và tập trung; nâng cấp mở
rộng các công trình cấp nước hiện có nhằm đảm bảo chất lượng nước sử dụng.
- Về vệ sinh: lựa chọn xây dựng loại nhà tiêu phù hợp: Chủ yếu xây dựng nhà tiêu dội nước bể tự
hoại. Các hộ gia đình có nhu cầu sử dụng phân xây dựng nhà tiêu khô: bể 2 ngăn ủ phân tại chỗ
hoặc 1 ngăn ủ phân bên ngoài.
- Về công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi: Tập trung chủ yếu vào xử lý chất thải chăn nuôi gia súc
quy mô hộ gia đình với công nghệ truyền thống; trong đó ưu tiên áp dụng công nghệ xử lý chất
thải chăn nuôi bằng công nghệ Biogas.
d) Thông tin - giáo dục - truyền thông
- Nâng cao trách nhiệm của chính quyền, ban ngành, đoàn thể các cấp trong tổ chức thực hiện
chương trình.
- Tạo sự thay đổi cơ bản về nhận thức và hành vi vệ sinh của người dân, đặc biệt là vùng núi, vùng
sâu, vùng xa.
- Lồng ghép các phương pháp khác nhau, chú trọng công tác truyền thông trực tiếp tại cộng đồng.
- Củng cố kiện toàn, nâng cao năng lực mạng lưới thông tin - giáo dục - truyền thông.
e) Sự tham gia của cộng đồng
Tăng cường sự tham gia của cộng đồng, bảo đảm tạo cơ hội thuận lợi và bình đẳng để người dân
được hưởng lợi và tham gia một cách tích cực, chủ động vào các hoạt động của Chương trình.
f) Đào tạo phát triển nguồn nhân lực
- Chú trọng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, trong đó chú trọng đến đào tạo nâng
cao năng lực cho cán bộ, công chức quản lý nhà nước các cấp, các tổ chức sự nghiệp, dịch vụ và
đặc biệt là cộng tác viên cơ sở.
- Nội dung đào tạo phù hợp với từng nhóm đối tượng từ phổ biến, hướng dẫn kịp thời những văn
bản pháp quy, xây dựng quy hoạch - kế hoạch, khoa học công nghệ, đầu tư xây dựng và quản lý dự
án, công tác truyền thông, quản lý khai thác và vận hành các công trình
- Các hình thức đào tạo: Tập huấn, tham quan học tập kinh nghiệm, hội thảo Sử dụng phương
pháp đào tạo tích cực lấy học viên làm trung tâm.
g) Mở rộng hợp tác quốc tế
- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế nhằm trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ thông tin, chuyển giao công nghệ
và huy động nguồn vốn viện trợ không hoàn lại và vốn vay tín dụng ưu đãi.
- Thiết lập cơ chế phối hợp giữa các cơ quan của Chính phủ và các nhà tài trợ một cách rõ ràng,
linh hoạt để tạo ra môi trường minh bạch, thuận lợi, có hiệu quả cho việc thực thi Chương trình;
đẩy mạnh hoạt động quan hệ đối tác phía Việt Nam với các nhà tài trợ cho lĩnh vực cấp nước sạch
và vệ sinh môi trường nông thôn.
- Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn của các nhà tài trợ và đảm bảo thực hiện theo đúng các thỏa
thuận đã cam kết.
Điều 2. Tổ chức thực hiện.
1. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và PTNT:
- Chủ trì tổ chức triển khai Kế hoạch thực hiện chương trình và các nhiệm vụ liên quan đến
Chương trình mục tiêu Quốc gia Nước sạch và VSMT thuộc thành phố Hà Nội đảm bảo tuân thủ
các quy định tại các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: số 135/2009/QĐ-TTg ngày 04/11/2009
ban hành quy chế quản lý, điều hành thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, số 366/QĐ-
TTg ngày 31/3/2012 phê duyệt Chương trình MTQG “Nước sạch và VSMT” giai đoạn 2012 -
2015.
- Xây dựng kế hoạch hàng năm thực hiện Chương trình, kiểm tra việc triển khai thực hiện Kế
hoạch; Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, Ngành liên quan, UBND các huyện, Ngân hàng chính
sách xã hội tổ chức hướng dẫn, triển khai kế hoạch cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường
nông thôn. Phối hợp, lồng ghép các dự án nước sạch và VSMTNT với các chương trình phát triển
kinh tế - xã hội và các chương trình, đề án, kế hoạch phát triển nông nghiệp, nâng cao đời sống
nông dân liên quan trên địa bàn Thành phố.
- Chủ trì, đề xuất, báo cáo Bộ Nông nghiệp và PTNT cân đối, phân bổ kế hoạch vốn WB thực hiện
các dự án thuộc chương trình theo kế hoạch hàng năm.
- Chủ trì nghiên cứu, đề xuất giải pháp thu hồi vốn vay WB và vốn đầu tư từ ngân sách Thành phố
và cơ chế huy động vốn xã hội hóa khi triển khai các dự án; Tham mưu với Thành phố ban hành
các văn bản phục vụ công tác quản lý nhà nước và cơ chế chính sách về nước sạch và vệ sinh môi
trường nông thôn.
- Tổ chức hội nghị quán triệt nội dung kế hoạch và định kỳ hàng quý tổ chức giao ban với các đơn
vị thực hiện công tác cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường để thực hiện có hiệu quả các
nhiệm vụ và giải pháp theo kế hoạch. Hướng dẫn UBND các huyện, thị xã thực hiện các nhiệm vụ
chuyên môn về nước sạch và vệ sinh môi trường; điều chỉnh, bổ sung các giải pháp cụ thể để giải
quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.
- Tổ chức kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm việc thực hiện Chương trình; tổng hợp, báo cáo kết
quả và đề xuất kiến nghị giải quyết những vấn đề phát sinh; lập kế hoạch và nhu cầu kinh phí phục
vụ Chương trình hàng năm trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt và chỉ đạo thực hiện.
- Chỉ đạo Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn triển khai thực hiện nội
dung Chương trình theo kế hoạch này.
- Thực hiện báo cáo, giám sát đánh giá quản lý, điều hành chương trình; giám sát đánh giá đầu tư
đảm bảo tuân thủ các quy định hiện hành của Nhà nước và Thành phố về Chương trình mục tiêu
Quốc gia và sử dụng vốn ngân sách Nhà nước; tránh thất thoát lãng phí nguồn vốn Ngân sách.
- Chủ trì tổng hợp kết quả thực hiện và các khó khăn vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện,
đề xuất báo cáo UBND Thành phố xem xét tháo gỡ kịp thời.
2. Sở Y tế: thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên địa bàn về y tế, sức khỏe; chủ trì và phối
hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và các sở ngành có liên quan cùng UBND các huyện/thị xã tổ
chức triển khai Nhóm dự án Cải tạo, nâng cấp nhà vệ sinh tại các trạm y tế xã và phần việc có liên
quan thuộc Dự án nâng cao năng lực quản lý, giám sát, hỗ trợ kỹ thuật và các hoạt động truyền
thông về nước sạch và VSMTNT sử dụng vốn WB, đảm bảo chất lượng, mục tiêu kế hoạch và tiến
độ thời gian kế hoạch đã phê duyệt
3. Sở Giáo dục và Đào tạo: chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và các sở ngành có liên
quan cùng UBND các huyện/thị xã tổ chức triển khai Nhóm dự án Cải tạo, nâng cấp nhà vệ sinh
tại các trường học và phần việc có liên quan thuộc Dự án nâng cao năng lực quản lý, giám sát, hỗ
trợ kỹ thuật và các hoạt động truyền thông về nước sạch và VSMTNT sử dụng vốn WB, đảm bảo
chất lượng, mục tiêu kế hoạch và tiến độ thời gian kế hoạch đã phê duyệt.
4. Sở Tài chính:
- Chủ trì phối hợp với các Sở ngành có liên quan: cân đối, đề xuất nguồn vốn sự nghiệp hàng năm
để thực hiện các nhiệm vụ trong Kế hoạch; nghiên cứu xây dựng cơ chế và phương án cấp bù giá
bán nước sạch từ ngân sách trong trường hợp giá bán nước sạch cho khu vực nông thôn do UBND
Thành phố quy định thấp hơn giá thành sản xuất nước sạch được doanh nghiệp cấp nước tính
đúng, tính đủ, báo cáo UBND Thành phố xin ý kiến HĐND Thành phố xem xét, quyết định.
- Hướng dẫn việc sử dụng và thanh quyết toán kinh phí hàng năm của các đơn vị đảm bảo đúng
quy định.
5. Trách nhiệm của UBND các huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội:
- Trực tiếp chỉ đạo quán triệt, triển khai tổ chức thực hiện Kế hoạch của UBND Thành phố đến các
xã, thị trấn, các phòng, ban chức năng; phổ biến mục đích, yêu cầu của việc thực hiện Kế hoạch
đến các cơ quan, đơn vị và các doanh nghiệp có trụ sở đóng trên địa bàn để huy động, phối hợp
cùng tham gia. Tổ chức tuyên truyền, vận động để mọi người dân, các cơ quan tổ chức có ý thức
tự giác giữ gìn vệ sinh môi trường; huy động các đơn vị, tổ chức đoàn thể và các tầng lớp nhân
dân địa phương tham gia thực hiện tổng vệ sinh hàng tuần.
- Chỉ đạo xây dựng kế hoạch cụ thể của từng huyện phù hợp với đặc điểm, điều kiện của huyện.
Phân công trách nhiệm tổ chức thực hiện, kiểm tra, xử lý, đôn đốc, giám sát việc thực hiện của các
xã, thị trấn, các đơn vị thực hiện công tác cấp nước sạch và vệ sinh môi trường.
- Chủ trì huy động các doanh nghiệp, tổ chức đủ điều kiện triển khai một số dự án cấp nước sạch
nông thôn trên địa bàn và cân đối ngân sách địa phương theo kế hoạch hàng năm để tổ chức thực
hiện.
- Trên cơ sở quy hoạch được duyệt, bố trí mặt bằng phục vụ xây dựng các công trình cấp nước và
vệ sinh môi trường. Tổ chức quản lý, giám sát các hoạt động về cung cấp nước sạch, thu gom và
xử lý rác thải, nước thải. Quản lý công tác bảo vệ môi trường, thường xuyên thực hiện công tác
thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn trên địa bàn.
- Phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai thực hiện công tác truyền thông, tập huấn nâng cao
nhận thức cho cộng đồng; các dự án, mô hình điểm về nước sạch và vệ sinh môi trường trên địa
bàn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét