LINK DOWNLOAD MIỄN PHÍ TÀI LIỆU "Tài liệu GIÁO TRÌNH Hướng Dẫn Thực Tập Sư Phạm doc": http://123doc.vn/document/1050198-tai-lieu-giao-trinh-huong-dan-thuc-tap-su-pham-doc.htm
2
– Xác định được vai trò, trách nhiệm của mình đối với sự nghiệp giáo dục nói chung và
giáo dục tiểu học nói riêng, từ đó không ngừng học hỏi, phấn đấu nhằm hoàn thiện năng lực và
phẩm chất của người giáo viên tiểu học.
– Bồi dưỡng cho sinh viên tình cảm yêu nghề, yêu trẻ, hình thành lí tưởng, lương tâm
của người thầy giáo.
Câu hỏi, bài tập đánh giá
1. Nêu sự cần thiết của công tác thực tập sư phạm đối với sinh viên năm cuối của trường
Cao đẳng Sư phạm ?
2. Những kĩõ năng mà sinh viên cần đạt được sau đợt thực tập là gì ?
Hoạt động 2
Tìm hiểu biên chế đoàn thực tập, thời gian thực tập
Thông tin cho họat động 2
• Tổ chức đoàn thực tập.
Theo quyết định của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế thực hành, thực tập sư
phạm, có hai hình thức tổ chức thực tập sư phạm :
+ Hình thức thứ nhất : Các đoàn sinh viên sư phạm được gửi đến cơ sở thực tập để tiến
hành thực tập, hiệu trưởng các cơ sở th
ực tập trực tiếp chỉ đạo. Cơ sở đào tạo giáo viên không cử
giảng viên đi hướng dẫn, trưởng đoàn thực tập là sinh viên do các cơ sở đào tạo giáo viên cử ra để
quản líù đoàn và liên hệ công tác chung.
+ Hình thức thứ hai : Cơ sở đào tạo giáo viên cử một giảng viên sư phạm làm trưởng đoàn
đến các cơ sở thực tập để cùng với giáo viên ở c
ơ sở thực tập hướng dẫn sinh viên thực tập.
Trong tài liệu “ Hướng dẫn thực tập sư phạm” này, chúng ta chỉ đề cập đến việc tổ chức
thực tập sư phạm theo hình thức thứ hai, cụ thể như sau :
1. Mỗi đoàn thực tập có từ 15 đến 20 sinh viên do một giảng viên trường Sư phạm làm
trưởng đoàn phụ trách.
2. Sinh viên trong đoàn thực tập được chia thành các nhóm, mỗi nhóm có từ 3 đến 4
sinh viên vào thực tập một lớp ở trường Tiểu học. Giáo viên chủ nhiệm và giảng dạy ở lớp này
trực tiếp hướng dẫn công tác thực tập của sinh viên trong nhóm.
3. Sinh viên trong các nhóm thực tập được phân công phải đồng đề
u về năng lực học
tập và các khả năng hoạt động khác.
– Trong thời gian thực tập, đoàn thực tập sư phạm được coi là một thành viên gắn bó
với tập thể giáo viên và học sinh của nhà trường Tiểu học.
• Thời gian thực tập
Thời gian thực tập dành cho sinh viên năm thứ 3 là 6 tuần ( thường được tổ chức vào sau
khi nghỉ Tết Nguyên đán)
Nhiệm vụ :
1. Đọc các thông tin về tổ chức đoàn thực tập, thời gian thực tập.
2. Tìm hiểu biên chế đoàn thực tập và thời gian thực tập. Nêu ý kiến đề xuất
của bạn.
3. Tìm hiểu việc phân công sinh viên vào các nhóm thực tập, việc phân công đó
cần dựa trên cơ sở nào ?
3
Câu hỏi, bài tập đánh giá
Đánh dấu
9
vào câu trả lời của bạn :
1. Số lượng sinh viên của mỗi đoàn thực tập nêu trên là :
a. Nhiều : b. Ít : c. Hợp lí :
2. Nên phân công sinh viên vào các nhóm thực tập theo :
a. Cùng địa bàn cư trú :
b. Đồng đều về số lượng nam nữ:
c. Sự đồng đều về năng lực giữa các nhóm :
d. Tuỳ ý chọn :
3. Thời gian thực tập cho sinh viên năm thứ 3 là :
a. 4 tuầ
n : b. 6 tuần : c. 7 tuần :
4. Nhóm sinh viên thực tập giảng dạy và thực tập công tác chủ nhiệm lớp là :
a. Cùng một nhóm b.Hai nhóm khác nhau
5. Sinh viên cần được thực tập ở các khối lớp :
a. Khối 1, 2, 3
b. Khối 2, 3, 4
c. Khối 3,4, 5
d. Khối 1, 2, 3, 4
e. Khối 1, 2, 3, 4, 5
Hoạt động 3
Tìm hiểu vai trò, nhiệm vụ của các thành viên trong ban chỉ đạo TTSP
Thông tin cho hoạt động 3
1. Trưởng ban chỉ đạo.
Trưởng ban chỉ đạo là Hiệu trưởng trường Tiểu học (hoặc Hiệu phó chuyên môn
được Hiệu trưởng uỷ nhiệm) lãnh đạo toàn diện công tác thực tập sư phạm.
Nhiệm vụ :
1
. Đọc các thông tin cho hoạt động 3.
2. Kể tên các thành viên tham gia công tác TTSP tại trường Tiểu học ?
4
Trưởng ban chỉ đạo một mặt lãnh đạo các bộ phận của trường Tiểu học để giúp đỡ
đoàn thực tập hoàn thành tốt nhiệm vụ ; mặt khác phát huy, khai thác những yếu tố tích cực của
lực lượng sinh viên trẻ hướng vào việc xây dựng nhà trường góp phần hoàn thành kế hoạch năm
học. Cụ thể là :
• Cùng với trưởng đoàn thực tập sư phạ
m xây dựng kế hoạch hoạt động cho cả
đợt thực tập, lên lịch công tác hàng tuần.
• Chỉ đạo giáo viên của trường Tiểu học làm tốt công tác hướng dẫn giảng dạy,
chủ nhiệm lớp, hoạt động Sao Nhi đồng và Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh cho sinh viên
thực tập. Xây dựng tốt mối quan hệ giữa giáo viên và sinh viên thực tập.
• Giúp đỡ đoàn thực tập xây dựng m
ối quan hệ tốt với địa phương nơi trường
đóng. Tạo điều kiện giúp đỡ đoàn giải quyết những khó khăn về nơi làm việc, sinh hoạt v.v….
• Đôn đốc, theo dõi kiểm tra sự thực hiện kế hoạch thực tập, sơ kết, tổng kết,
duyệt kết quả đánh giá xếp loại, xét biểu dương khen thưởng
.
2. Phó ban chỉ đạo (Trưởng đoàn thực tập)
Phó ban chỉ đạo chính là trưởng đoàn thực tập, là người thay mặt trường Sư phạm
giải quyết các vấn đề thuộc phạm vi thực tập.
Trưởng đoàn thực tập chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức và lãnh đạo sinh
viên trong đoàn thực tập hoàn thành tốt công tác thực tập. Nhiệm vụ trọng tâm của trưởng đoàn là
xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch, theo dõi các ho
ạt động thực tập của các nhóm và của
từng sinh viên, nắm chắc tình hình diễn biến qua từng giai đoạn, kịp thời chấn chỉnh công tác thực
tập và thu thập số liệu, tư liệu để xây dựng báo cáo tổng kết.
Công việc cụ thể của trưởng đoàn chia thành 2 giai đoạn :
2.1– Giai đoạn chuẩn bị tại trường Sư phạm.
¾ Liên hệ với trường Tiểu học để làm công tác chuẩn bị cho đoàn thực tập trước
khi đoàn về trường Tiểu học, bao gồm :
+ Chuẩn bị buổi đón đoàn thực tập tại trường Tiểu học.
+ Thống nhất với trường Tiểu học số lượng và nội dung các báo cáo sẽ
cho
sinh viên nghe khi về trường thực tập.
+ Nhận kế hoạch giảng dạy trong 6 tuần thực tập tại trường.
+ Xác định số lớp và danh sách giáo viên hướng dẫn thực tập ở các khối
lớp.
+ Thống nhất về các tiết dạy mẫu của giáo viên trường Tiểu học và tiết dạy
mẫu của sinh viên để thống nhất cách cho điểm đánh giá tiết dạy.
¾
Nghiên cứu danh sách sinh viên trong đoàn thực tập để :
+ Dự kiến phân công nhóm thực tập, cử nhóm trưởng.
+ Chọn sinh viên chuẩn bị tiết dạy mẫu để đánh giá chung tại trường Tiểu
học trước khi sinh viên tiến hành thực tập tại lớp được phân công.
+ Thành lập các đội văn nghệ, báo chí, thể dục…
¾ Họp đoàn thực tập để phổ biến các vấn đề liên quan đến công tác thực tập
(Phổ biến nội quy, nội dung, kế hoạch, danh sách nhóm, nhóm trưởng và sinh viên dạy mẫu…).
2.2– Giai đoạn thực tập tại trường Tiểu học.
¾ Thường xuyên liên hệ với Trưởng ban chỉ đạo, Ban giám hiệu, các đoàn thể
và giáo viên chỉ đạo thực tập ở trường Tiểu học để giải quyết những vấn đề có liên quan đến hoạt
động của đoàn thực tập.
¾ Lên kế hoạch công tác hằng tuần và đôn đốc theo dõi việc thực hiệ
n kế hoạch
đối với đoàn thực tập.
¾ Cùng với sinh viên dự giờ dạy mẫu, dạy thử, giờ lên lớp của sinh viên có rút
kinh nghiệm cho sinh viên.
¾ Tổ chức và duy trì tốt các sinh hoạt nội bộ đoàn thực tập để đảm bảo thực
hiện nội quy, kỉ luật thực tập và thực hiện các yêu cầu của đợt thực tập. Hàng tuần họp toàn
đoàn
5
để sơ kết, nhận xét, đánh giá. Chú ý theo dõi giúp đỡ các nhóm hoặc cá nhân thực hiện công tác
chưa đạt yêu cầu.
¾ Ngoài ra còn có thể lãnh đạo toàn đoàn tham gia các hoạt động xã hội, các
phong trào ở địa phương, hoạt động xây dựng trường. Tổ chức tham quan, biểu diễn văn nghệ, thể
dục thể thao, cắm trại, báo chí… Tổ chức thực hiện các bài tập nghiên cứu khoa học, trình bày các
chuyên đề…
3. Giáo viên hướ
ng dẫn thực tập sư phạm.
3.1– Chỉ đạo thực tập dạy học :
¾ Dạy từ 2 đến 3 tiết để nhóm sinh viên kiến tập.
¾ Trao đổi cụ thể với sinh viên về tình hình dạy và học của lớp mà sinh viên
thực tập. Chuẩn bị tốt về tư tưởng và tổ chức cho học sinh để sinh viên tiến hành thuận lợi các giờ
dạy.
¾ Giúp đỡ sinh viên chuẩn bị bài lên lớp (có thể ph
ối hợp với giáo viên Sư
phạm trong đoàn). Cụ thể là : Xác định mục đích yêu cầu, nội dung của kế hoạch bài học . Gợi ý
phương pháp khai thác, truyền thụ nội dung bài dạy. Có thể cho sinh viên dạy thử và dự giờ dạy
thử của sinh viên……
¾ Duyệt kế hoạch bài học của sinh viên trước khi lên lớp dạy 3 ngày.
¾ Dự giờ dạy của sinh viên ; ghi “Phiếu dự giờ” (Xem ph
ụ lục số 2) để đánh giá
cho điểm.
¾ Sau mỗi tiết thực tập dạy học của sinh viên, bố trí họp rút kinh nghiệm tiết
dạy với nhóm sinh viên. Sau đó đánh giá cho điểm vào “Phiếu dự giờ”. Công khai kết quả tiết dạy
trong toàn nhóm sinh viên.
3.2 – Chỉ đạo công tác chủ nhiệm :
¾ Tổ chức tốt buổi gặp gỡ đầu tiên giữa sinh viên với lớp nhằm gây được ấn
tượng sâu sắc ; bồi dưỡng tình cảm nghề nghiệp cho sinh viên.
¾ Báo cáo tình hình lớp (sĩ số, ban cán sự lớp, học sinh giỏi, khá, trung bình, cá
biệt…), chuẩn bị tốt cho học sinh về tư tưởng và tổ chức tốt lớp học, tạo không khí thuậ
n lợi đón
sinh viên về thực tập tại lớp.
¾ Hướng dẫn cho sinh viên lập kế hoạch công tác chủ nhiệm hàng tuần. Nội dung
kế hoạch cần cụ thể, tỉ mỉ có quy định mục đích yêu cầu, biện pháp và thời gian tiến hành, kèm
theo phân công người thực hiện.
¾ Theo dõi, kiểm tra và đôn đốc sinh viên thực hiện đúng kế hoạch. Chỉ đạo rút
kinh nghiệm kịp th
ời.
¾ Thường xuyên giúp đỡ sinh viên trong việc tìm hiểu đối tượng giáo dục, hướng
dẫn sinh viên làm công tác điều tra cơ bản.
¾ Tổ chức họp nhóm chủ nhiệm, từng sinh viên tự nhận xét, nhóm góp ý. Giáo
viên chỉ đạo tham khảo những ý kiến này và quyết định xếp loại cho từng sinh viên, ghi vào phiếu
đánh giá (phụ lục số 4).
4. Sinh viên thực tập.
¾ Mỗi sinh viên cần có ý thức tự giác chấ
p hành nghiêm túc nội quy, quy chế,
kế hoạch của đợt thực tập sư phạm tại trường Tiểu học.
¾ Hoàn thành đầy đủ các nội dung thực tập theo các nhiệm vụ được giao. Kết
thúc đợt thực tập, mỗi sinh viên phải đạt được những năng lực và phẩm chất cơ bản của người
giáo viên tiểu học.
¾ Tham gia tích cực vào các hoạt động ở trườ
ng Tiểu học như là một thành viên
của nhà trường. Phát huy tính độc lập, năng động sáng tạo, tinh thần trách nhiệm, ý thức ham học
hỏi, khắc phục tính tự ti ỷ lại.
¾ Hoàn thiện đầy đủ các hồ sơ thực tập để nộp về trường Cao đẳng Sư phạm.
6
Câu hỏi, bài tập đánh giá.
Đánh dấu
9
vào câu trả lời của bạn :
1. Trưởng ban chỉ đạo thực tập sư phạm là giảng viên trường Sư phạm :
a. Đúng : b. Sai :
2. Trưởng ban chỉ đạo là người duyệt kết quả đánh giá xếp loại và xét biểu dương
khen thưởng cho sinh viên thực tập :
a. Đúng : b. Sai :
3. Trưởng đoàn thực tập dự một số giờ dạy mẫu, dạy th
ử, giờ lên lớp của sinh viên và
góp ý rút kinh nghiệm cho sinh viên :
a. Đúng : b. Sai :
4. Giáo viên hướng dẫn duyệt giáo án của 3 sinh viên trước khi lên lớp ít nhất là :
a. 1 ngày : b. 3 ngày : c. 1 tuần :
5. Tiết dạy của sinh viên được đánh giá công khai sau khi rút kinh nghiệm trước toàn
nhóm :
a. Đúng : b. Sai :
Thông tin phản hồi cho các hoạt động :
ª
Hoạt động 1 :
1. Thực tập sư phạm là một công đoạn quan trọng trong quá trình đào tạo người giáo viên tiểu
học. Đây là thời gian mà sinh viên được tiếp xúc trực tiếp với thế
giới sinh động của hoạt động
nghề nghiệp, giúp sinh viên củng cố mở rộng và nâng cao những gì đã học ở trường Sư phạm.
Đây là dịp giúp sinh viên tiếp xúc với thực tế giáo dục tiểu học, thực tập sư phạm hỗ trợ
cho việc rèn luyện, điều chỉnh phương pháp học tập để có thể đáp ứng được yêu cầu mới của giáo
dụ
c tiểu học, góp phần tích cực vào việc rèn luyện tay nghề.
Mặt khác, thực tập sư phạm còn có ý nghĩa làm tăng thêm lòng say mê, tinh thần trách
nhiệm nghề nghiệp cho sinh viên.
2. Những kĩ năng mà sinh viên cần đạt được sau đợt thực tập là :
– Rèn luyện những kĩ năng cơ bản về giảng dạy, cụ thể là :
• Xây dựng kế hoạch giảng dạy.
• Kĩ năng quan sát và nhận xét (nghe, nhìn, ghi chép, đánh giá, …).
• Soạn giáo án.
• Kĩ năng thực hiện tiết dạy.
– Rèn luyện những kĩ năng về công tác chủ nhiệm lớp, sinh hoạt Sao Nhi đồng và Đội
TNTP Hồ Chí Minh.
• Lập kế hoạch cho cả đợt thực tập sư phạm.
• Soạn giáo án cho một tiết chủ nhiệm lớp, sinh hoạt Sao Nhi đồng và Đội TNTP Hồ
Chí Minh .
• Tổ chức tiết chủ nhiệm và các hoạt động ngoại khoá.
ª Hoạt động 2 :
1. c 2. c 3. b 4. a 5. e
ª
Hoạt động 3 :
1. b 2. a 3. a 4. b 5. a
7
CHỦ ĐỀ 2
Thực tập sư phạm năm thứ 3 là giai đoạn cuối của quá trình rèn luyện nghề nghiệp trong một
khoá đào tạo ở trường Cao đẳng Sư phạm. Do đó, nội dung thực tập sư phạm phải thể hiện được
tính chất toàn diện trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo giáo viên tiểu học.
Nội dung của phần đào tạo này bao gồm 7 đơn vị
học trình được thực hiện trong thời gian 6
tuần, với 4 nội dung như sau :
• Tìm hiểu thực tiễn trường Tiểu học và điạ phương nơi trường đóng.
• Thực tập giảng dạy.
• Thực tập công tác chủ nhiệm, hoạt động Sao Nhi đồng và Đội Thiếu niên tiền phong.
• Tập làm bài tập nghiên cứu khoa học giáo dục.
Hoạt động 1
Tìm hiểu tình hình điạ phương nơi trường đóng
Thông tin cho hoạt động 1:
Theo nội dung báo cáo của Hiệu trưởng trường Tiểu học, thu thập các thông tin từ lãnh đạo
và nhân dân địa phương nơi trường đóng.
Câu hỏi, bài tập đánh giá:
Đánh dấu
9
vào câu trả lời của bạn .
1. Tìm hiểu tình hình địa phương nơi trường đóng là:
a. Cần thiết cho người giáo viên
b. Không cần thiết
2. Người giáo viên cần tìm hiểu tình hình địa phương nơi trường đóng để làm gì ?
Nhiệm vụ:
1. Nghe báo cáo của Hiệu trưởng trường Tiểu học về tình hình địa phương.
2. Ghi nhận xét về những vấn đề sau :
• Điều kiện tự nhiên xã hội.
• Xã hội hoá giáo dục ở địa phương.
• Việc triển khai luật phổ cập giáo dục, công ước bảo vệ quyền lợi của trẻ
em.
• Sự đầu tư cho giáo dục ở địa ph
ương, việc xây dựng cơ sở vật
chất trường học.
• Sự quan tâm chăm sóc của chính quyền địa phương đối với các thầy cô
giáo, học sinh tiểu học .
NỘI DUNG THỰC TẬP SƯ PHẠM
8
Hoạt động 2
Tìm hiểu về trường Tiểu học
Thông tin cho hoạt động 2 :
Dựa vào nội dung báo cáo và thông qua việc tham gia vào các hoạt động của nhà trường.
Câu hỏi, bài tập đánh gia ù:
Đánh dấu
9
vào câu trả lời của bạn :
1– Sinh hoạt tổ chuyên môn được thực hiện theo :
a.Tổ bộ môn
b.Từng khối lớp
2– Mọi hoạt động của nhà trường đều chịu sự lãnh đạo của :
a. Hiệu trưởng
b. Chi bộ
c. Công đoàn
d. Ban giám hiệu
3– Nhiệm vụ năm học được thực hiện theo sự chỉ đạo củ
a :
a. Sở Giáo dục – Đào tạo
b. Phòng Giáo dục – Đào tạo
c. Hiệu trưởng nhà trường
d. Ban giám hiệu trường
Nhiệm vụ:
1. Nghe báo cáo của lãnh đạo nhà trường.
2. Ghi nhận xét về tình hình của trường, cụ thể là:
• Cơ cấu tổ chức của nhà trường .
• Nhiệm vụ,ï kế hoạch năm học.
• Tình hình đội ngũ giáo viên ; chất lượng học sinh.
• Sự tiếp cận những quan điểm đổi mới giáo dục của nhà trường.
• Cơ sở vật chất phụ
c vụ cho việc dạy và học.
3. Đánh giá những mặt mạnh, yếu trong các hoạt động của nhà trường, rút ra các bài học kinh
nghiệm trong công tác chỉ đạo.
9
Hoạt động 3
Tìm hiểu vềà công tác chuyên môn ở trường Tiểu học
Thông tin cho hoạt động 3 :
Dựa vào nội dung báo cáo về công tác chuyên môn, thông qua việc tham gia các hoạt động
của tổ chuyên môn,…
Câu hỏi,ø bài tập đánh gia ù:
Đánh dấu
9
vào câu trả lời của bạn :
1. Mỗi giáo viên Tiểu học phải dạy :
a.Tiếng Việt, Toán , TNXH , Đạo đức
b.Tiếng Việt, Toán , TNXH , Đạo đức , Nhạc, Hoạ, Thủ công, Thể dục
c. Tuỳ điều kiện cụ thể của mỗi trường
2. Hồ sơ sổ sách của mỗi giáo viên Tiểu học gồm :
a. Giáo án, sổ chủ nhiệm
b. Giáo án, s
ổ chủ nhiệm, kế hoạch giảng dạy, sổ điểm
c. Giáo án, sổ chủ nhiệm, kế hoạch giảng dạy, sổ điểm, sổ công tác
3. Phong trào tổ chức hội thi giáo viên giỏi hằng năm của trường :
a. Cần thiết b. Không cần thiết
4. Để đánh giá khả năng chuyên môn của một giáo viên, phải dựa trên những tiêu chí nào ?
Nhiệm vụ :
1. Nghe báo cáo về công tác chuyên môn.
2. Ghi lại những hiểu biết về :
• Đặc thù trong hoạt động chuyên môn của người giáo viên Tiểu học.
• Sự tiếp cận cái mới trong phương pháp dạy học.
• Việc soạn kế hoạch bài học (xem một số kế hoạch bài học mẫu ở phần phụ lục), dự
giờ thăm lớp, hồ sơ chuyên môn.
• Phương pháp đánh giá gi
ờ dạy của thầy và kết quả học tập của trò.
• Phong trào thi đua đăng kí giáo viên dạy giỏi, giờ giảng mẫu, hội thi giáo viên giỏi
của trường.
• Những mặt mạnh, yếu trong hoạt động chuyên môn, kinh nghiệm xây dựng đội ngũ
giáo viên.
10
Hoạt động 4
Tìm hiểu vềà công tác chủ nhiệm, Sao Nhi đồng và công tác Đội
Thông tin cho hoạt động 4 :
• Dựa vào nội dung báo cáo và thông qua việc tham gia tổ chức hướng dẫn các hoạt
động của Đội TNTP Hồ Chí Minh và Sao Nhi đồng.
Câu hỏi, bài tập đánh giá :
Đánh dấu
9
vào câu trả lời của bạn :
1– Kế hoạch chủ nhiệm ở mỗi khối lớp phải dựa trên :
a. Kế hoạch chung của trường
b.Tuỳ tình hình riêng ở mỗi lớp
c. Kế hoạch chung của trường và tình hình riêng ở mỗi lớp
2– Kế hoạch sinh hoạt Đội TNTP và Sao Nhi đồng được dựa trên kế hoạch của :
a. Ban giám hiệu b. Phòng Giáo dục – Đào tạo
c. Hội đồng Đội thành phố d. Chi đoàn giáo viên trường
3– Qua việc báo cáo của giáo viên chủ nhiệm giỏi, bạn đã tiếp thu được những kinh nghiệm gì
trong việc :
a. Giáo dục học sinh cá biệt ?
b. Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp ?
c. Xây dựng tập thể lớp ?
4– Làm thế nào để có sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường ?
5– Thông qua công tác sinh hoạt Đội TNTP và Sao Nhi đồng, học sinh được giáo dụ
c những
gì ?
Nhiệm vụ:
– Nghe báo cáo của một giáo viên có kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp.
– Nghe báo cáo của tổng phụ trách Đội TNTP và Sao Nhi đồng
– Ghi lại những hiểu biết về :
• Nội dung và phương pháp hoạt động của giáo viên chủ nhiệm lớp ; cách lập kế
hoạch chủ nhiệm và kinh nghiệm làm công tác chủ nhiệm.
• Phương pháp giáo dục học sinh cá biệt. Nghệ thuật tìm hiểu và tác động đến học
sinh, sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình với nhà trường.
• Những tấm gương điể
n hình trong công tác chủ nhiệm lớp.
• Cách lập kế hoạch sinh hoạt Đội TNTP Hồ Chí Minh và Sao Nhi đồng.
• Việc tổ chức hướng dẫn hoạt động của Đội TNTP Hồ Chí Minh và Sao Nhi đồng.
11
Hoạt động 5
Thực hiện các nội dung cơ bản của công tác thực tập dạy học
Thông tin cho hoạt động 5 :
1 – Mục đích yêu cầu :
Qua đợt thực tập sinh viên cần đạt được những yêu cầu cơ bản sau :
• Thực hiện tốt các công việc cụ thể trong công tác giảng dạy của người giáo viên
tiểu học (nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa, sách giáo viên, lập kế hoạch giảng dạy, soạn kế
hoạch bài học, chấm bài kiểm tra, kiểm tra đánh giá kết quả học tập, hướng dẫn học sinh học ở
nhà, làm hồ s
ơ sổ sách, đồ dùng dạy học…)
• Sử dụng tốt các phương pháp dạy học ở bậc Tiểu học, học tập kinh nghiệm của
các giáo viên dạy giỏi. Tập vận dụng kiến thức để phân tích, nhận xét, rút kinh nghiệm về các hoạt
động dạy học của bản thân và đồng nghiệp.
2 – Nội dung :
2.1– Công tác dự giờ :
• Nhóm sinh viên thực tập dự từ 2 đến 3 giờ dạy mẫu của giáo viên trườngTiểu
học.
• Nghiên cứu các bài dạy mẫu trước khi đi dự giờ và sau khi dự giờ có tổ chức rút
kinh nghiệm tiết dạy.
2.2– Thực tập dạy học :
• Trong cả đợt thực tập, mỗi sinh viên phải dạy 8 tiết để đánh giá với 8 giáo án
khác nhau.
• Có thể dạy 8 tiết theo phân phối : Tiếng Việt : 3 tiết, Toán : 3 tiết, Tự nhiên –Xã
hội : 1 tiết, Đạo đức : 1 tiết.
• Mỗi tiết lên lớp của sinh viên phải tuân thủ theo quy trình sau :
+ Soạn kế hoạch bài học.
+ Nộp kế hoạch bài học
đã soạn cho giáo viên hướng dẫn duyệt ít nhất 3
ngày trước ngày có giờ lên lớp.
+ Giáo viên hướng dẫn thông qua giáo án, kí duyệt, sinh viên mới được lên
lớp.
+ Tập dạy thử ở nhóm sinh viên thực tập, hoặc có thể dạy thử trên lớp ở các
tiết ngoài kế hoạch, nhưng phải được sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn.
+ Tiết dạy để đánh giá phải có giáo viên hướng dẫn và nhóm sinh viên thực
tập tại lớp dự.
+ Rút kinh nghiệm với nhóm sinh viên thực tập dưới sự
điều khiển của giáo
viên hướng dẫn.
Nhiệm vụ :
1. Đọc các thông tin cho hoạt động 5.
2. Nêu những yêu cầu cơ bản sinh viên cần đạt được về công tác thực tập giảng
dạy.
3. Tìm hiểu các vấn đề sau :
+ Sinh viên cần làm gì trước, trong và sau khi dự giờ ?
+ Mỗi sinh viên phải dạy mấy tiết để được đánh giá xếp loại ?
+ Nêu quy trình cần phải thực hiện trước khi lên lớp.
+ Những yếu tố nào quyết định sự thành công của một ti
ết dạy ?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét