Thứ Bảy, 19 tháng 4, 2014

hoàn thiện phương pháp định giá doanh nghiệp trong cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tại việt nam


LINK DOWNLOAD MIỄN PHÍ TÀI LIỆU "hoàn thiện phương pháp định giá doanh nghiệp trong cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tại việt nam": http://123doc.vn/document/1053213-hoan-thien-phuong-phap-dinh-gia-doanh-nghiep-trong-co-phan-hoa-doanh-nghiep-nha-nuoc-tai-viet-nam.htm


Chuyên đề tốt nghiệp
Hai là bán một phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp hoặc kết hợp
vừa bán bớt một phần vốn nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để thu hút vốn.
Ba là bán toàn bộ vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp hoặc kết hợp
vừa bán toàn bộ vốn nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để thu hút vốn.
1.1.4. Quy trình cổ phần hoá
Đỗ Thị Huyền Oanh Lớp: TCDN 45A
5
Chuyên đề tốt nghiệp
Sơ đồ các bước thực hiện quy trình cổ phần hoá
Công việc triển khai có tính tuần tự
Các bước công việc có thể triển khai đồng thời
Đầu tiên là doanh nghiệp phải xây dựng phương án cổ phần hoá. Trong
bước này, việc chuẩn bị hồ sơ, kiểm kê, xử lý những vấn đề tài chính và tổ
Đỗ Thị Huyền Oanh Lớp: TCDN 45A
6
Xác định giá trị doanh nghiệp
Xây dựng và đệ trình phương án CPH
Đấu giá bán cổ phần
Đăng ký kinh doanh
Bán cổ phần ưu đãi giảm giá cho
CBCNV và đối tác chiến lược
Tổ chức đại hội đồng cổ đông thành lập
Xây dựng các quy chế hoạt động của
công ty cổ phần
Bước 1
Bước 2
Bước 4
Bước 3
Bước 5
Bước 6
Bước 7
Bàn giao số liệu cho công ty cổ phần
Bước 8
Chuyên đề tốt nghiệp
chức xác định giá trị doanh nghiệp là quan trọng nhất. Doanh nghiệp phải lựa
chọn phương pháp, hình thức, thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp phù
hợp với điều kiện của mình cũng như tuân thủ theo các văn bản hướng dẫn có
liên quan. Sau đó doanh nghiệp quyết định và công bố giá trị doanh nghiệp và
hoàn tất phương án cổ phần hoá.
Sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ
phần hoá doanh nghiệp sẽ tổ chức bán cổ phần, tổng hợp kết quả và báo cáo
cơ quan quyết định.
Cuối cùng doanh nghiệp hoàn tất việc chuyển doanh nghiệp thành công
ty cổ phần họp Đại hôi đồng cổ đông lần thứ nhất, đăng ký kinh doanh, khắc
dấu mới, lập báo cáo tài chính tại thời điểm được cấp giấy chứng nhận đăng
ký dinh doanh lần đầu. Tổ chức ra mắt và bố cáo công ty, bàn giao giữa doanh
nghiệp và công ty cổ phần.
1.2: Cơ sở lý thuyết về xác định giá trị doanh nghiệp
1.2.1: Lý luận về doanh nghiệp và xác định giá trị doanh nghiệp.
Doanh nghiệp là chủ thể kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, hoạt
động kinh doanh trên thị trường nhằm làm tăng giá trị của chủ sở hữu hoặc
với mục đích công ích.
Ở Việt Nam, theo luật doanh nghiệp thì “doanh nghiệp là tổ chức kinh
tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh
doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động
kinh doanh”,
Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp là một thực thể kinh tế và
cần được coi là một loại hàng hoá. Việc xác định giá trị doanh nghiệp là một
nhu cầu tất yếu và đã thu hút được sự quan tâm của rất nhiều đối tượng khác
Đỗ Thị Huyền Oanh Lớp: TCDN 45A
7
Chuyên đề tốt nghiệp
nhau. Giá trị doanh nghiệp cần được xác định một cách hợp lý để đảm bảo
được quyền lợi của các bên tham gia trong các hoạt động có liên quan đến
doanh nghiệp. Việc xác định giá trị và giá trị trao đổi của nó phức tạp hơn
nhiều so với các hàng hoá khác. Khi nhìn nhận giá trị doanh nghiệp dưới góc
độ này cần chú ý đến các yếu tố sau đây:
- Doanh nghiệp là một tổ chức , một thực thể hoạt động chứ không
phải là các tài sản rời rạc được tập hợp vào với nhau:
Khi hoạt động, các tài sản trong doanh nghiệp gắn kết với nhau để tạo
ra giá trị và giá trị thặng dư cho doanh nghiệp nhưng khi giải thể, phá sản nó
chỉ đơn giản là một sự hỗn hợp các loại tài sản đơn lẻ, rời rạc mà người ta có
thể thanh lý, nhượng bán như một hàng hoá thông thường nhưng với một mức
giá rất rẻ so với giá trị thực của nó. Do vậy, giá trị doanh nghiệp là một khái
niệm chỉ được dùng cho những doanh nghiệp còn đang hoạt động và sẵn
sàng hoạt động.
- Doanh nghiệp được coi là một tế bào của nền kinh tế.
Sự tồn tại của doanh nghiệp luôn đặt trong mối quan hệ chung với các
phần tử khác của nền kinh tế. Sự tồn tại đó không chỉ được quyết định bởi các
mối quan hệ với các yếu tố bên ngoài như: khách hàng, người cung cấp, luật
pháp, tỷ giá… mà còn là sự thích ứng của nó với môi trường hoạt động kinh
doanh. Do đó, khi đánh giá giá trị doanh nghiệp không chỉ đơn thuần bao gồm
nội dung đánh giá về những tài sản trong doanh nghiệp, mà quan trọng hơn là
đánh giá về mặt tổ chức và sự thích ứng của doanh nghiệp đó với môi trường
kinh doanh.
- Việc thành lập hay mua lại doanh nghiệp nhằm mục đích cơ bản là
tìm kiếm thu nhập phát sinh từ quyền sở hữu doanh nghiệp
Đỗ Thị Huyền Oanh Lớp: TCDN 45A
8
Chuyên đề tốt nghiệp
Các nhà đầu tư thành lập ra hay mua lại doanh nghiệp không phải với
mục đích nắm quyền sở hữu các tài sản hiện có tại doanh nghiệp mà nhằm
vào lợi ích phát sinh từ các quyền sở hữu đó. Điều họ quan tâm là mức sinh
lời của doanh nghiệp và các khoản lợi nhuận kỳ vọng trong tương lai. Chính
vì vậy, giá trị của một doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào các khoản thu
nhập kỳ vọng trong tương lai.
Từ các đặc điểm trên, có thể thấy rằng: doanh nghiệp là một hàng hoá
đặc biệt. Vì vậy, giá trị của doanh nghiệp là sự biểu hiện bằng tiền của các
khoản thu nhập mà doanh nghiệp đó mang lại cho nhà đầu tư trong quá trình
hoạt động sản xuất kinh doanh.
Để xác định được trị giá của doanh nghiệp, về mặt nguyên lý, chỉ có
thể có hai cách tiếp cận đó là:
Đánh giá trực tiếp:
Trực tiếp đánh giá của các tài sản của doanh nghiệp, bao gồm cả tài sản
hữu hình, tài sản vô hình và định lượng giá trị của các yếu tố về tổ chức, danh
tiếng, thị phần của doanh nghiệp.
Theo phương pháp trực tiếp, thông thường giá trị doanh nghiệp gồm 3
bộ phận chính là: giá trị tài sản hữu hình, giá trị tài sản vô hình, giá trị quyền
sử dụng đất và lượng hoá giá trị của các nhân tố phi kinh tế như: địa điểm
hoạt động, bộ máy tổ chức, danh tiếng, uy tín của doanh nghiệp… Hạn chế
của góc nhìn trực tiếp này là ta mới chỉ xem xét doanh nghiệp ở thể tĩnh mà
không thấy được sự vận động của nó cũng như chưa thể hiện rõ được mục
đích của các nhà đầu tư. Thêm vào đó, phương pháp không thể hiện được sự
tác động của các yếu tố trong môi trường kinh doanh đến doanh nghiệp,
không xem xét đến giá trị thời gian của dòng tiền.
Đỗ Thị Huyền Oanh Lớp: TCDN 45A
9
Chuyên đề tốt nghiệp
Đánh giá gián tiếp
Đánh giá gián tiếp thông qua việc định lượng hoá các khoản thu nhập
kỳ vọng mà doanh nghiệp có thể mang lại cho nhà đầu tư trong suốt thời gian
hoạt động còn lại của doanh nghiệp ( lượng hoá các khoản thu nhập mà doanh
nghiệp đó tạo ra và mang lại cho nhà đầu tư trong tương lai).
Theo phương pháp gián tiếp, giá trị doanh nghiệp bao gồm các khoản
thu nhập kỳ vọng mà doanh nghiệp có thể mang lại cho các nhà đầu tư trong
tương lai. Phương pháp này xem xét giá trị doanh nghiệp trong trạng thái
động. Vì vậy, nó lột tả được mục đích của các nhà đầu tư là các khoản lợi
nhuận kỳ vọng chứ không phải là sở hữu các tài sản hiện có của công ty.
Nhưng đến lượt mình nó lại chứa đựng khá nhiều phức tạp vì việc ước
tính các khoản thu nhập trong tương lai không hề đơn giản và lại gây khó
khăn khi không xác định một cách thuyết phục về thời gian hoạt động còn lại
của doanh nghiệp. Hơn nữa, việc lựa chọn tỷ suất chiết khấu các khoản thu
nhập lại không thể tính toán và lường trước được sự biến động của các chỉ số
lạm phát, hay các tỷ lệ chiết khấu của nền kinh tế quốc dân.
Với hai cách tiếp cận như vậy, trên thế giới hiện nay có nhiều phương
pháp xác định giá trị doanh nghiệp như: phương pháp giá trị hiện tại thuần,
phương pháp hiện tại hoá lợi nhuận, phương pháp định lượng Goodwill ( lơi
thế thương mại ), phương pháp chỉ số PER (Price earning ratio), phương pháp
sử dụng dữ liệu của thị trường chứng khoán, phương pháp chiết khấu dòng tiền
sau thuế … Tuy nhiên, kết quả xác định giá trị doanh nghiệp thưòng có những
chênh lệch lớn khi sử dụng các phưong pháp khác nhau và thậm chí ngay cả khi
áp dụng cùng một phương pháp vì kết quả đó phụ thuộc nhiều vào độ chính xác
của các tham số tính toán. Do vậy, mỗi phương pháp đưa ra đều có những thích
ứng đối với từng hoàn cảnh cụ thể của doanh nghiệp và tầm nhìn của nhà đầu tư.
Đỗ Thị Huyền Oanh Lớp: TCDN 45A
10
Chuyên đề tốt nghiệp
Không thể có một phương pháp phù hợp với mọi doanh nghiệp, nên việc lựa
chọn một phưong pháp nào đó để áp dụng thống nhất cho các doanh nghiệp Việt
Nam trong tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam sẽ không
tránh khỏi phát sinh những vấn đề tồn tại.
1.2.2: Các khái niệm liên quan đến định giá doanh nghiệp
Xác định doanh nghiệp chính là xác định giá trị thực của cổ phiếu
doanh nghiệp. Cổ phiếu và doanh nghiệp luôn có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau, cổ phiếu là đại diện cho doanh nghiệp và được bán trên thị trường.
Doanh nghiệp đó được đánh giá là đắt hay rẻ, có giá trị là bao nhiêu được thể
hiện thông qua giá cổ phiếu.
Giá cổ phiếu trên thị trường luôn có khuynh hướng xoay quanh và
hướng về giá trị thực của cổ phiếu. Nếu cổ phiếu được định giá cao hơn giá trị
thực của nó thì nhà đầu tư sẽ muốn bán cổ phiếu đó ra. Nếu nhiều nhà đầu tư
cùng hành động như vậy thì họ sẽ làm cho giá cổ phiếu giảm xuống cho đến
khi quay về với giá trị nội tại của nó. Ngược lại, khi giá cổ phiếu được định
giá thấp hơn so với giá trị nội tại, một sự mua vào của số đông nhà đầu tư sẽ
làm giá cổ phiếu tăng và quay về với giá trị thực của nó.
Như vậy, giá trị thực của cổ phiếu luôn là trục gốc để giá cổ phiếu trên
thị trường xoay quanh. Và việc xác định giá trị doanh nghiệp là cơ sở để xác
định giá trị thực của cổ phiếu.
Quá trình xác định giá trị doanh nghiệp rất đa dạng và phức tạp, đòi hỏi áp
dụng nhiều phương pháp kỹ thuật. Trước khi đi vào nghiên cứu các phương
pháp cụ thể đó, ta xem xét đến một số khái niệm kinh tế liên quan sau:
Đỗ Thị Huyền Oanh Lớp: TCDN 45A
11
Chuyên đề tốt nghiệp
a- Giá trị kinh tế
Giá trị của một hàng hoá được định nghĩa là số tiền mà người mua sẵn
sàng trả theo giá trị hiện tại của nó để có được luồng thu nhập dự tính trong
tương lai. Do đó, giá trị kinh tế được xác định thông qua việc đánh giá luồng
thu nhập tiềm năng trong tương lai, kể cả số tiền thu được từ lần thanh lý
hàng hoá cuối cùng.
b- Giá trị thị trường
Giá trị thị trường là giá trị của một tài sản hay tập hợp các tài sản khi
giao dịch trên thị trường có tổ chức hoặc giữa các bêb cá nhân trong một giao
dịch tự nguyện.
Giá trị thị trường không phải là giá trị tuyệt đối mà là một thoả thuận
nhất thời giữa hai hay nhiều bên. Do đó, giá trị thị trường của doanh nghiệp
vào một thời điểm nhất định có thể phụ thuộc vào sự ưu thích hay quan điểm
của các cá nhân có liên quan, các biến đổi kinh tế, phát triển công nghiệp,
điều kiện kinh tế xã hội…
c- Giá trị sổ sách
Giá trị sổ sách của một tài sản có hay tài sản nợ là giá trị ghi trong bảng
cân đối kế toán theo nguyên tắc kế toán được chấp nhận ở mỗi nước. Giá trị
sổ sách có tính lịch sử vào một thời điểm nhất định và chủ yếu phục vụ cho
mục đích kế toán chứ không phải là cơ sở lý thuyết đầu tư.
d- Rủi ro.
Rủi ro trong đầu tư chứng khoán được định nghĩa là khả năng xảy ra
kết quả ngoài dự kiến, nói cách khác là mức sinh lời thực tế nhận đựoc trong
tương lai có thể khác với dự kiến ban đầu. Lợi suất đầu tư càng cao thì rủi ro
càng cao và ngược lại.
Đỗ Thị Huyền Oanh Lớp: TCDN 45A
12
Chuyên đề tốt nghiệp
e- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cổ phần của doanh nghiệp (ROE).
Tỷ suất này biểu thị số lợi nhuận thu được trên vốn cổ phần của cổ
đông công ty. Tỷ suất này càng cao thì chứng tỏ công ty đó sử dụng đồng vốn
một cách hiệu quả và khả năng thu hòi vốn của các cổ đông càng cao. Và điều
này làm cho giá cổ phiếu của công ty giao dịch trên thị trường càng cao.
f- Thu nhập trên vốn cổ phần (EPS).
Chỉ số này được đo bằng thu nhập ròng trên số lượng cổ phiếu lưu
hành. Đây là chỉ số cung cấp thông tin về thu nhập định kỳ của mỗi cổ phần
thông thường.
Sau khi quyết định chi trả cổ tức, công ty còn giữ lại lợi nhuận để tái
đầu tư do đó EPS là một nhân tố quan trọng cho sự tăng trưởng dài hạn của
công ty trong tương lai.
1.3: Các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp
1.3.1: Xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp dòng tiền
1.3.1.1: Phương pháp chiết khấu luồng thu nhập (DCF)
1.3.1.1.1. Nguyên lý chung
Phương pháp định giá chiết khấu luồng thu nhập ( CDF) được dựa trên
một nguyên lý cơ bản “giá trị thời gian của tiền”, một đồng tiền ngày hôm nay
luôn có giá trị hơn so với một đồng tiền của ngày mai, một đồng đầu tư vào
trong doanh nghiệp này khác với một đồng đầu tư vào doanh nghiệp khác. Do
đó, giá trị của doanh nghiệp được xác định bằng cách chiết khấu luồng thu
nhập dự kiến mà doanh nghiệp đó thu được trong tương lai về hiện tại theo
một mức lãi suất chiết khấu phù hợp với mức độ rủi ro của doanh nghiệp đó.
Luồng thu nhập DCF của doanh nghiệp trong tương lai được chia làm 2 loại
Đỗ Thị Huyền Oanh Lớp: TCDN 45A
13
Chuyên đề tốt nghiệp
- Luồng thu nhập tự do thuộc về vốn chủ sở hữu FCFE ( Free cash
flows to equity).
- Luồng thu nhập tự do thuộc về doanh nghiệp FCFF ( Free cash flows
to firm ).
Nguyên tắc cơ bản trong việc chiết khấu là ghép luồng thu nhập với tỷ
lệ chiết khấu phù hợp với nội dung của luồng thu nhập đó.
- Luồng thu nhập thuộc về vốn cổ phần (FCFE) chiết khấu bằng chi phí
vốn cổ phần.
PV
0
=

+
=
n
t
t
t
r
FCFE
e
1
)1(
- Luồng thu nhập tự do của toàn bộ doanh nghiệp (FCFF) chiết khấu
bằng chi phí vốn bình quân của cả doanh nghiệp.
PV
0
=

+
=
n
t
t
t
FCFF
1
WACC)¦1(
1.3.1.1.2. Xác định giá trị luồng thu nhập
a. Luồng thu nhập thuộc về vốn chủ hữu ( FCFE )
Luồng thu nhập của vốn cổ phần chính là luồng thu nhập còn lại sau
khi thanh toán mọi chi phí cho hoạt động, chi trả lãi, gốc và mọi chi phí vốn
cần thiết để duy trì tỷ lệ tăng trưởng của luồng thu nhập dự tính.
FCFE của một công ty không có vốn vay:
Luồng thu nhập cho cổ đông của công ty được xác định như sau:
Thu nhập – Chi phí hoạt động kinh doanh =
= Thu nhập trước lãi vay, thuế và khấu hao ( EBITDA)
- Khấu hao và giảm giá
Đỗ Thị Huyền Oanh Lớp: TCDN 45A
14

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét