mù quáng của chồng, nàng chỉ còn biết thất vọng đau đớn, đành tìm đến cái chết với lời
nguyền thể hiện sự thuỷ chung trong trắng. Đến khi sống dưới thuỷ cung nàng vẫn luôn
nhớ về chồng con, muốn được rửa mối oan nhục của mình.
* Họ là những người chịu nhiều oan khuất và bất hạnh, không được xã hội coi trọng :
- Người phụ nữ trong bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương đã bị xã hội xô đẩy,
sống cuộc sống không được tôn trọng và bản thân mình không được tự quyết định hạnh
phúc :
"Bảy nổi ba chìm với nước non,
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn"
- Vũ Nương bị chồng nghi oan, cuộc sống của nàng ngay từ khi mới kết hôn đã không
được bình đẳng vì nàng là con nhà nghèo, lấy chồng giầu có. Sự cách biệt ấy đã cộng
thêm một cái thế cho Trương Sinh, bên cạnh cái thế của người chồng, người đàn ông
trong chế độ gia trưởng phong kiến. Hơn nữa Trương Sinh là người có tính đa nghi, đối
với vợ phòng ngừa quá sức, lại thêm tâm trạng của chàng khi trở về không vui vì mẹ
mất. Lời nói của đứa trẻ ngây thơ như đổ thêm dầu vào lửa làm thổi bùng ngọn lửa
ghen tuông trong con người vốn đa nghi đó, chàng "đinh ninh là vợ hư". Cách xử sự hồ
đồ độc đoán của Trương Sinh đã dẫn đến cái chết thảm khốc của Vũ Nương, một sự
bức tử mà kẻ bức tử lại hoàn toàn vô can.
Bi kịch của Vũ Nương là một lời tố cáo xã hội phong kiến chỉ xem trọng quyền uy của
kẻ giàu và của người đàn ông trong gia đình, đồng thời bày tỏ niềm cảm thương của tác
giả đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ. Người phụ nữ đức hạnh ở đây không
được bênh vực, che chở mà lại còn bị đối xử một cách bất công, vô lí ; chỉ vì lời nói
ngây thơ của đứa trẻ miệng còn hơi sữa và vì sự hồ đồ vũ phu của anh chồng ghen
tuông mà đến nỗi phải kết liễu cuộc đời mình.
c. Đánh giá chung : Số phận người phụ nữ trong xã hội xưa bị khinh rẻ và không được
quyền định đoạt hạnh phúc của mình, các tác giả lên tiếng phản đối, tố cáo xã hội nhằm
bênh vực cho người phụ nữ. Đó là một chủ đề manh tính nhân văn cao cả của văn học
đương thời.
LUYỆN TẬP THI VÀO LỚP 10 THPT
MÔN VĂN - ĐỀ SỐ 4
Câu 1: (1,5 điểm)
Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ sau:
"Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo".
Câu 2: (6 điểm)
Suy nghĩ về tình cha con trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng
Goi y LUYỆN THI VÀO 10 THPT - MÔN VĂN
GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI TỰ LUẬN, ĐỀ SỐ 4
5
Câu1: (1,5điểm)
Học sinh cần làm rõ giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ như sau :
- Cảnh thực của núi rừng trong thời chiến khốc liệt hiện lên qua các hình ảnh : rừng
hoang, sương muối. Người lính vẫn sát cánh cùng đồng đội : đứng cạnh bên nhau, mai
phục chờ giặc.
- Trong phút giây giải lao bên người đồng chí của mình, các anh đã nhận ra vẻ đẹp của
vầng trăng lung linh treo lơ lửng trên đầu súng : "Đầu súng trăng treo". Hình ảnh trăng
treo trên đầu súng vừa có ý nghĩa tả thực, vừa có tính biểu trưng của tình đồng đội và
tâm hồn bay bổng lãng mạn của người chiến sĩ. Phút giây xuất thần ấy làm tâm hồn
người lính lạc quan thêm tin tưởng vào cuộc chiến đấu và mơ ước đến tương lai hoà
bình. Chất thép và chất tình hoà quện trong tâm tưởng đột phá thành hình tượng thơ
đầy sáng tạo của Chính Hữu.
Câu2: (6điểm)
Yêu cầu học sinh cảm nhận được tình cha con ông Sáu thật sâu nặng và cảm động trên
những ý cơ bản :
a. Giới thiệu về truyện ngắn Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang
Sáng : tác phẩm viết về tình cha con của người cán bộ kháng chiến đã hi sinh trong
cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc.
b. Phân tích được 2 luận điểm sau :
* Tình cảm của bé Thu dành cho cha thật cảm động và sâu sắc :
- Bé Thu là cô bé ương ngạnh bướng bỉnh nhưng rất đáng yêu : Thu không chịu nhận
ông Sáu là cha, sợ hãi bỏ chạy khi ông dang tay định ôm em, quyết không chịu mời ông
là ba khi ăn cơm và khi nhờ ông chắt nước cơm giùm, bị ba mắng nó im rồi bỏ sang
nhà ngoại Đó là sự phản ứng tự nhiên của đứa trẻ khi gần 8 năm xa ba. Người đàn ông
xuất hiện với hình hài khác khiến nó không chịu nhận vì nó đang tôn thờ và nâng niu
hình ảnh người cha trong bức ảnh. Tình cảm đó khiến người đọc day dứt và càng thêm
đau xót cho bao gia đình vì chiến tranh phải chia lìa, yêu bé Thu vì nó đang dành cho
cha nó một tình cảm chân thành và đầy kiêu hãnh.
- Khi chia tay, phút giây nó kịp nhận ra ông Sáu là người cha trong bức ảnh, nó oà khóc
tức tưởi cùng tiếng gọi như xé gan ruột mọi người khiến chúng ta cảm động. Những
hành động ôm hôn ba của bé Thu gây xúc động mạnh cho người đọc.
* Tình cảm của người lính dành cho con sâu sắc :
- Ông Sáu yêu con, ở chiến trường nỗi nhớ con luôn giày vò ông. Chính vì vậy về tới
quê, nhìn thấy Thu, ông đã nhảy vội lên bờ khi xuồng chưa kịp cặp bến và định ôm hôn
con cho thoả nỗi nhớ mong. Sự phản ứng của Thu khiến ông khựng lại, đau tê tái.
- Mấy ngày về phép, ông luôn tìm cách gần gũi con mong bù lại cho con những tháng
ngày xa cách nhưng con bé bướng bỉnh khiến ông chạnh lòng. Bực phải đánh con song
vẫn kiên trì thuyết phục nó. Sự hụt hẫng của người cha khiến ta càng cảm thông và chia
sẻ những thiệt thòi mà người lính phải chịu đựng, nhận thấy sự hi sinh của các anh thật
lớn lao.
- Phút giây ông được hưởng hạnh phúc thật ngắn ngủi và trong cảnh éo le : lúc ông ra
đi bé Thu mới nhận ra ba và để ba ôm, trao cho nó tình thương ông hằng ấp ủ trong
lòng mấy năm trời.
LUYỆN TẬP THI VÀO LỚP 10 THPT
6
MÔN VĂN - ĐỀ SỐ 5
Câu 1: (2 điểm)
Chép lại khổ thơ đầu của bài thơ Đoàn thuyền đánh cá và phân tích tác dụng của biện
pháp tu từ trong đoạn thơ đó.
Câu 2: (5,5 điểm)
Viết bài thuyết minh giới thiệu về Nguyễn Du và giá trị của tác phẩm Truyện Kiều.
Goi y LUYỆN THI VÀO 10 THPT - MÔN VĂN
GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI TỰ LUẬN, ĐỀ SỐ 5
Câu1: (2điểm)
Học sinh chép chính xác khổ thơ đầu trong bài Đoàn thuyền đánh cá. Sai từ 3 lỗi về
chính tả hoặc từ ngữ trừ 0,25 điểm.
Phân tích nghệ thuật nhân hoá và so sánh có trong đoạn thơ, phát hiện được những từ
thể hiện các biện pháp đó : "như hòn lửa", "sóng cài then", "đêm sập cửa". Nhận thấy
tác dụng của các hình ảnh góp phần gợi cho người đọc hình dung cảnh biển trong buổi
hoàng hôn rực rỡ, lung linh và hùng vĩ. Sự bao la của vũ trụ đầy bí ẩn, mang một cảm
quan mới của nhà thơ gắn với thiên nhiên, với biển, với trời.
Câu2: (5,5điểm)
Yêu cầu : Học sinh cần vận dụng kĩ năng làm văn thuyết minh về một tác giả, tác phẩm
văn học và những hiểu biết về Nguyễn Du và Truyện Kiều để làm tốt bài văn.
a. Giới thiệu khái quát về Nguyễn Du và Truyện Kiều:
- Nguyễn Du được coi là một thiên tài văn học, một tác gia văn học tài hoa và lỗi lạc
nhất của văn học Việt Nam.
- Truyện Kiều là tác phẩm đồ sộ của Nguyễn Du và là đỉnh cao chói lọi của nghệ thuật
thi ca về ngôn ngữ tiếng Việt.
b. Thuyết minh về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nguyễn Du :
- Thân thế : xuất thân trong gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống
văn học.
- Thời đại : lịch sử đầy biến động của gia đình và xã hội.
- Con người : có năng khiếu văn học bẩm sinh, bản thân mồ côi sớm, có những năm
tháng gian truân trôi dạt. Như vậy, năng khiếu văn học bẩm sinh, vốn sống phong phú
kết hợp trong trái tim yêu thương vĩ đại đã tạo nên thiên tài Nguyễn Du.
- Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du với những sáng tạo lớn, có giá trị cả về chữ Hán
và chữ Nôm.
c. Giới thiệu về giá trị Truyện Kiều:
* Giá trị nội dung :
- Truyện Kiều là một bức tranh hiện thực về xã hội bất công, tàn bạo.
- Truyện Kiều đề cao tình yêu tự do, khát vọng công lí và ca ngợi phẩm chất cao đẹp
của con người.
- Truyện Kiều tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp lên quyền sống của con người.
7
* Giá trị nghệ thuật :
Tác phẩm là một kiệt tác nghệ thuật trên tất cả các phương diện : ngôn ngữ, hình ảnh,
cách xây dựng nhân vật Truyện Kiều là tập đại thành của ngôn ngữ văn học dân tộc.
LUYỆN TẬP THI VÀO LỚP 10 THPT
MÔN VĂN - ĐỀ SỐ 6
Câu 1: (1,5 điểm)
Viết đoạn văn khoảng 8 đến 10 câu nhận xét về nghệ thuật tả người của Nguyễn Du
qua đoạn trích Chị em Thuý Kiều (Ngữ văn 9 -Tập một).
Câu 2: (6 điểm)
Suy nghĩ về hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu.
Goi y LUYỆN THI VÀO 10 THPT - MÔN VĂN
GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI TỰ LUẬN, ĐỀ SỐ 6
Câu 1: (1,5 điểm)
Học sinh cần viết được các ý cụ thể :
- Tả chị em Thuý Kiều, Nguyễn Du sử dụng bút pháp ước lệ tượng trưng, lấy vẻ đẹp
của thiên nhiên để so sánh với vẻ đẹp của con người :
+ Thuý Vân : Đoan trang, phúc hậu, quý phái : hoa cười ngọc thốt, mây thua nước tóc,
tuyết nhường màu da.
+ Thuý Kiều : Sắc sảo mặn mà, làn thu thuỷ, nét xuân xanh, hoa ghen, liễu hờn.
- Dùng lối ẩn dụ để ví von so sánh nhằm làm bật lên vẻ đẹp đài các của hai cô gái mà
qua đó, nhà thơ muốn đề cao vẻ đẹp của con người.
- Thủ pháp đòn bẩy, tả Vân trước, Kiều sau cũng là một bút pháp tài hoa của Nguyễn
Du để nhấn vào nhân vật trung tâm : Thuý Kiều, qua đó làm nổi bật vẻ đẹp của nàng
Kiều cùng những dự báo về nỗi truân chuyên của cuộc đời nàng sau này.
Câu 2: (6 điểm)
Vận dụng kĩ năng lập luận vào bài viết để làm nổi bật chân dung người lính trong
kháng chiến chống Pháp qua bài thơ Đồng chí với những ý cơ bản sau :
a. Giới thiệu Đồng chí là sáng tác của nhà thơ Chính Hữu viết vào năm 1948, thời kì
đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Chân dung người lính hiện lên chân thực, giản
dị với tình đồng chí nồng hậu, sưởi ấm trái tim người lính trên những chặng đường
hành quân.
b. Phân tích những đặc điểm của người lính :
* Những người nông dân áo vải vào chiến trường :
Cuộc trò chuyện giữa anh - tôi, hai người chiến sĩ về nguồn gốc xuất thân rất gần gũi
chân thực. Họ ra đi từ những vùng quê nghèo khó, "nước mặn đồng chua". Đó chính là
cơ sở chung giai cấp của những người lính cách mạng. Chính điều đó cùng mục đích, lí
8
tưởng chung đã khiến họ từ mọi phương trời xa lạ tập hợp lại trong hàng ngũ quân đội
cách mạng và trở nên thân quen với nhau. Lời thơ mộc mạc chân chất như chính tâm
hồn tự nhiên của họ.
* Tình đồng chí cao đẹp của những người lính :
- Tình đồng chí được nảy sinh từ sự chung nhiệm vụ, sát cánh bên nhau chiến đấu :
"Súng bên súng đầu sát bên đầu".
- Tình đồng chí đồng đội nảy nở và thành bền chặt trong sự chan hoà, chia sẻ mọi gian
lao cũng như niềm vui, đó là mối tình tri kỉ của những người bạn chí cốt mà tác giả đã
biểu hiện bằng một hình ảnh thật cụ thể, giản dị mà hết sức gợi cảm : "Đêm rét chung
chăn thành đôi tri kỉ".
Hai tiếng Đồng chí vang lên tạo thành một dòng thơ đặc biệt, đó là một lời khẳng định,
là thành quả, cội nguồn và sự hình thành của tình đồng chí keo sơn giữa những người
đồng đội.
Tình đồng chí giúp người lính vượt qua mọi khó khăn gian khổ :
+ Giúp họ chia sẻ, cảm thông sâu xa những tâm tư, nỗi lòng của nhau : "Ruộng nương
anh gửi bạn thân cày" "Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính".
+ Cùng chia sẻ những gian lao thiếu thốn của cuộc đời người lính: "Áo anh rách vai"
chân không giày. Cùng chia sẻ những cơn "Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi".
+ Hình ảnh : "Thương nhau tay nắm lấy bàn tay" là một hình ảnh sâu sắc nói được tình
cảm gắn bó sâu nặng của những người lính.
* Ý thức quyết tâm chiến đấu và vẻ đẹp tâm hồn của những người
chiến sĩ :
- Trong lời tâm sự của họ đã đầy sự quyết tâm : "Gian nhà không mặc kệ gió lung lay".
Họ ra đi vì nhiệm vụ cao cả thiêng liêng : đánh đuổi kẻ thù chung bảo vệ tự do cho dân
tộc, chính vì vậy họ gửi lại quê hương tất cả. Từ mặc kệ nói được điều đó rất nhiều.
- Trong bức tranh cuối bài nổi lên trên nền cảnh rừng giá rét là ba hình ảnh gắn kết
nhau : người lính, khẩu súng, vầng trăng. Trong cảnh rừng hoang sương muối, những
người lính đứng bên nhau phục kích chờ giặc. Sức mạnh của tình đồng đội đã giúp họ
vượt qua tất cả những khắc nghiệt của thời tiết và mọi gian khổ, thiếu thốn. Tình đồng
chí đã sưởi ấm lòng họ giữa cảnh rừng hoang. Bên cạnh người lính có thêm một người
bạn : vầng trăng. Hình ảnh kết thúc bài gợi nhiều liên tưởng phong phú, là một biểu
hiện về vẻ đẹp tâm hồn kết hợp chất hiện thực và cảm hứng lãng mạn.
LUYỆN TẬP THI VÀO LỚP 10 THPT
MÔN VĂN - ĐỀ SỐ 7
Câu 1: (3 điểm)
Phần cuối của tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương được tác giả xây dựng
bằng hàng loạt những chi tiết hư cấu. Hãy phân tích ý nghĩa của các chi tiết đó.
Câu 2. (4,5 điểm)
Phân tích 8 câu thơ cuối của đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều
của Nguyễn Du).
Gioi y LUYỆN THI VÀO 10 THPT - MÔN VĂN
GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI TỰ LUẬN, ĐỀ SỐ 7
9
Câu1: (3điểm)
Các chi tiết hư cấu ở phần cuối truyện : cảnh Vũ Nương gặp Phan Lang dưới thuỷ
cung, cảnh sống dưới Thuỷ cung và những cảnh Vũ Nương hiện về trên bến sông cùng
những lời nói của nàng khi kết thúc câu chuyện. Các chi tiết đó có tác dụng làm tăng
yếu tố li kì và làm hoàn chỉnh nét đẹp của nhân vật Vũ Nương, dù đã chết nhưng nàng
vẫn muốn rửa oan, bảo toàn danh dự, nhân phẩm cho mình.
- Câu nói cuối cùng của nàng : “Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian
được nữa” là lời nói có ý nghĩa tố cáo sâu sắc, hiện thực xã hội đó không có chỗ cho
nàng dung thân và làm cho câu chuyện tăng tính hiện thực ngay trong yếu tố kì ảo :
người chết không thể sống
lại được.
Câu2: (4,5điểm)
Tám câu cuối trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích là một bức tranh tâm tình xúc
động diễn tả tâm trạng buồn lo của Kiều qua nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.
a. Giới thiệu xuất xứ đoạn trích dựa vào những hiểu biết về vị trí của nó trong văn bản
và tác phẩm.
b. Phân tích các cung bậc tâm trạng của Kiều trong đoạn thơ :
- Điệp từ "Buồn trông" mở đầu cho mỗi cảnh vật qua cái nhìn của nàng Kiều : có tác
dụng nhấn mạnh và gợi tả sâu sắc nỗi buồn dâng ngập trong tâm hồn nàng.
- Mỗi biểu hiện của cảnh chiều tà bên bờ biển, từ cánh buồm thấp thoáng, cánh hoa trôi
man mác đến "nội cỏ rầu rầu, tiếng sóng ầm ầm" đều thể hiện tâm trạng và cảnh ngộ
của Kiều : sự cô đơn, thân phận trôi nổi lênh đênh vô định, nỗi buồn tha hương, lòng
thương nhớ người yêu, cha mẹ và cả sự bàng hoàng lo sợ. Đúng là cảnh lầu Ngưng
Bích được nhìn qua tâm trạng Kiều : cảnh từ xa đến gần, màu sắc từ nhạt đến đậm, âm
thanh từ tĩnh đến động, nỗi buồn từ man mác lo âu đến kinh sợ. Ngọn giáo cuốn mặt
duềnh và tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi là cảnh tượng hãi hùng, như báo trước dông
bão của số phận sẽ nổi lên, xô đẩy, vùi dập cuộc đời Kiều.
c. Khẳng định nỗi buồn thương của nàng Kiều cũng chính là nỗi buồn thân phận của
bao người phụ nữ tài sắc trong xã hội cũ mà nhà thơ cảm thương đau xót.
LUYỆN TẬP THI VÀO LỚP 10 THPT
MÔN VĂN - ĐỀ SỐ 8
Câu1: (1,5điểm)
Chép lại bốn câu thơ nói lên nỗi nhớ cha mẹ của Thuý Kiều trong đoạn trích Kiều ở
lầu Ngưng Bích và nhận xét về cách dùng từ ngữ hình ảnh trong đoạn thơ.
Câu2: (6điểm)
Suy nghĩ về nhân vật Lục Vân Tiên trong đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt
Nga.
10
Goi y LUYỆN THI VÀO 10 THPT - MÔN VĂN
GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI TỰ LUẬN, ĐỀ SỐ 8
Câu1: (1,5điểm)
Yêu cầu :
- Chép chính xác 4 dòng thơ :
"Xót người tựa cửa hôm mai,
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa,
Có khi gốc tử đã vừa người ôm."
- Nhận xét cách sử dụng từ ngữ hình ảnh trong đoạn thơ : dùng những điển tích, điển cố
sân Lai, gốc tử để thể hiện nỗi nhớ nhung và sự đau đớn, dằn vặt không làm tròn chữ
hiếu của Kiều. Các hình ảnh đó vừa gợi sự trân trọng của Kiều đối với cha mẹ vừa thể
hiện tấm lòng hiếu thảo của nàng.
Câu2: (6điểm)
Nêu được những cảm nghĩ về nhân vật Lục Vân Tiên :
a. Hình ảnh Lục Vân Tiên được khắc hoạ qua mô típ ở truyện Nôm truyền thống : một
chàng trai tài giỏi, cứu một cô gái thoát khỏi hiểm nghèo, từ ân nghĩa đến tình yêu
như Thạch Sanh đánh đại bàng, cứu công chúa Quỳnh Nga. Mô típ kết cấu đó thường
biểu hiện niềm mong ước của tác giả và cũng là của nhân dân. Trong thời buổi nhiễu
nhương hỗn loạn này, người ta trông mong ở những người tài đức, dám ra tay cứu nạn
giúp đời.
b. Lục Vân Tiên là nhân vật lí tưởng. Một chàng trai vừa rời trường học bước vào đời
lòng đầy hăm hở, muốn lập công danh, cũng mong thi thố tài năng cứu người, giúp đời.
Gặp tình huống bất bằng này là một thử thách đầu tiên, cũng là một cơ hội hành động
cho chàng.
c. Hành động đánh cướp trước hết bộc lộ tính cách anh hùng, tài năng và tấm lòng vị
nghĩa của Vân Tiên. Chàng chỉ có một mình, hai tay không, trong khi bọn cướp đông
người, gươm giáo đầy đủ, thanh thế lẫy lừng : "người đều sợ nó có tài khôn đương".
Vậy mà Vân Tiên vẫn bẻ cây làm gậy xông vào đánh cướp. Hình ảnh Vân Tiên trong
trận đánh được miêu tả thật đẹp - vẻ đẹp của người dũng tướng theo phong cách văn
chương thời xưa, nghĩa là so sánh với những mẫu hình lí tưởng như dũng tướng Triệu
Tử Long mà người Việt Nam, đặc biệt là người Nam Bộ vốn mê truyện Tam quốc
không mấy ai không thán phục. Hành động của Vân Tiên chứng tỏ cái đức của con
người vị nghĩa vong thân, cái tài của bậc anh hùng và sức mạnh bênh vực kẻ yếu, chiến
thắng những thế lực tàn bạo.
d. Thái độ cư xử với Kiều Nguyệt Nga sau khi đánh cướp bộc lộ tư cách con người
chính trực, hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài đồng thời cũng rất từ tâm, nhân hậu. Thấy
hai cô con gái còn chưa hết hãi hùng, Vân Tiên động lòng tìm cách an ủi họ : "ta đã trừ
dòng lâu la" và ân cần hỏi han. Khi nghe họ nói muốn được lạy tạ ơn, Vân Tiên vội gạt
đi ngay : "Khoan khoan ngồi đó chớ ra". Ở đây có phần câu nệ của lễ giáo phong kiến
nhưng chủ yếu là do đức tính khiêm nhường của Vân Tiên : "Làm ơn há dễ trông
người trả ơn". Chàng không muốn nhận cái lạy tạ ơn của hai cô gái, từ chối lời mời về
thăm nhà của Nguyệt Nga để cha nàng đền đáp và ở đoạn sau từ chối nhận chiếc trâm
11
vàng của nàng, chỉ cùng nhau xướng hoạ một bài thơ rồi thanh thản ra đi, không hề
vương vấn. Dường như đối với Vân Tiên, làm việc nghĩa là một bổn phận, một lẽ tự
nhiên, con người trọng nghĩa khinh tài ấy không coi đó là công trạng. Đó là cách cư xử
mang tinh thần nghĩa hiệp của các bậc anh hùng hảo hán.
LUYỆN TẬP THI VÀO LỚP 10 THPT
MÔN VĂN - ĐỀ SỐ 9
Câu1: (2,5điểm)
Phân tích ý nghĩa của các từ láy trong đoạn thơ :
"Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang
Sè sè nắm đất bên đường,
Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh."
(Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)
Câu 2: (5 điểm)
Nêu suy nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn
Nguyễn Thành Long.
Goi y LUYỆN THI VÀO 10 THPT - MÔN VĂN
GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI TỰ LUẬN, ĐỀ SỐ 9
Câu 1: (3,5 điểm)
Học sinh phát hiện các từ láy nao nao, nho nhỏ, sè sè, rầu rầu và thấy tác dụng của
chúng : vừa chính xác, tinh tế, vừa có tác dụng gợi nhiều cảm xúc trong người đọc. Các
từ láy vừa gợi tả hình ảnh của sự vật vừa thể hiện tâm trạng con người.
- Từ láy ở hai dòng đầu : gợi cảnh sắc mùa xuân lúc chiều tà sau buổi hội vẫn mang cái
nét thanh tao trong trẻo của mùa xuân nhưng nhẹ nhàng tĩnh lặng và nhuốm đầy tâm
trạng. Từ láy "nao nao" gợi sự xao xuyến bâng khuâng về một ngày vui xuân đang còn
mà sự linh cảm về điều gì đó sắp xảy ra đã xuất hiện.
- Từ láy ở hai câu sau báo hiệu cảnh sắc thay đổi nhuốm màu u ám thê lương. Các từ
gợi tả được hình ảnh nấm mồ lẻ loi đơn độc lạc lõng giữa ngày lễ tảo mộ thật đáng tội
nghiệp khiến Kiều động lòng và chuẩn bị cho sự xuất hiện của hàng loạt những hình
ảnh của âm khí nặng nề trong những câu thơ tiếp theo.
Câu 2: (4 điểm)
Học sinh vận dụng cách làm văn nghị luận về nhân vật văn học để viết bài cảm nghĩ về
anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa - là nhân vật điển hình cho tấm gương lao động trí
12
thức trong những năm đất nước còn
chiến tranh :
a. Đề tài về tinh thần yêu nước và ý thức cống hiến của lớp trẻ là một đề tài thú vị và
hấp dẫn của văn học kháng chiến chống Mĩ mà Lặng lẽ Sa Pa là một tác phẩm tiêu
biểu.
b. Phân tích những phẩm chất tốt đẹp của anh thanh niên :
- Trẻ tuổi, yêu nghề và trách nhiệm cao với công việc. Các dẫn chứng tiêu biểu : một
mình trên đỉnh núi cao chịu áp lực của cuộc sống cô độc nhưng anh luôn nhận thấy
mình với công việc là đôi, một giờ sáng đi ốp nhưng anh không bỏ buổi nào thể hiện ý
thức quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ rất cao.
- Cởi mở, chân thành, nhiệt tình chu đáo với khách và rất lịch sự khiêm tốn (nói chuyện
rất hồn nhiên, hái hoa tặng khách, tặng quà cho họ mang theo ăn đường, khiêm nhường
khi nói về mình mà giới thiệu những tấm gương khác).
- Con người trí thức luôn tìm cách học hỏi nâng cao trình độ và cải tạo cuộc sống của
mình tốt đẹp hơn : không gian nơi anh ở đẹp đẽ, tủ sách với những trang sách đang mở,
vườn hoa đàn gà là những sản phẩm tự tay anh làm đã nói lên điều đó.
c. Hình ảnh anh thanh niên là bức chân dung điển hình về con người lao động trí thức
lặng lẽ dâng cho đời đáng được ngợi ca, trân trọng.
LUYỆN TẬP THI VÀO LỚP 10 THPT
MÔN VĂN - ĐỀ SỐ 10
Câu1: (1,5 điểm)
Chép lại ba câu thơ cuối trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu và phân tích ý nghĩa
của hình ảnh kết thúc bài thơ.
Câu2: (6 điểm)
Với nhan đề : Môi trường sống của chúng ta, dựa vào những hiểu biết của em về môi
trường, viết một bài văn ngắn trình bày quan điểm của em và cách cải tạo môi trường
sống ngày một tốt đẹp hơn.
Goi y LUYỆN THI VÀO 10 THPT - MÔN VĂN
GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI TỰ LUẬN, ĐỀ SỐ 10
Câu1: (1,5 điểm)
Chép chính xác 3 dòng thơ được 0,5 điểm, nếu sai 2 lỗi về chính tả hoặc từ ngữ trừ
0,25 điểm :
"Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo".
(Đồng chí - Chính Hữu)
Phân tích ý nghĩa của hình ảnh "đầu súng trăng treo" được 1 điểm.
Học sinh cần làm rõ giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ như sau :
- Cảnh thực của núi rừng trong thời chiến khốc liệt hiện lên qua các hình
13
ảnh : rừng hoang, sương muối. Người lính vẫn sát cánh cùng đồng đội : đứng cạnh bên
nhau, mai phục chờ giặc.
- Trong phút giây giải lao bên người đồng chí của mình, các anh đã nhận ra vẻ đẹp của
vầng trăng lung linh treo lơ lửng trên đầu súng : Đầu súng trăng treo. Hình ảnh trăng
treo trên đầu súng vừa có ý nghĩa tả thực, vừa có tính biểu trưng của tình đồng đội và
tâm hồn bay bổng lãng mạn của người chiến sĩ. Phút giây xuất thần ấy làm tâm hồn
người lính lạc quan thêm tin tưởng vào cuộc chiến đấu và mơ ước đến tương lai hoà
bình. Chất thép và chất tình hoà quện trong tâm tưởng đột phá thành hình tượng thơ
đầy sáng tạo của Chính Hữu.
Câu2:(6điểm)
Nêu vấn đề và triển khai thành bài văn nghị luận gồm các ý cơ bản sau :
a. Nêu vấn đề nghị luận : Môi trường sống của chúng ta thực tế đang bị ô nhiễm và con
người chưa có ý thức bảo vệ.
b. Biểu hiện và phân tích tác hại :
- Ô nhiễm môi trường làm hại đến sự sống.
- Ô nhiễm môi trường làm cảnh quan bị ảnh hưởng.
c. Đánh giá :
- Những việc làm đó là thiếu ý thức bảo vệ môi trường, phá huỷ môi trường sống tốt
đẹp.
- Phê phán và cần có cách xử phạt nghiêm khắc.
d. Hướng giải quyết :
- Tuyên truyền để mỗi người tự rèn cho mình ý thức bảo vệ
môi trường.
- Coi đó là vấn đề cấp bách của toàn xã hội.
LUYỆN TẬP THI VÀO LỚP 10 THPT
MÔN VĂN - ĐỀ SỐ 11
Câu1. (3,5điểm)
Trong bài Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải viết :
"Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa."
Kết thúc bài Viếng lăng Bác, Viễn Phương có viết :
"Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác."
a. Hai bài thơ của hai tác giả viết về đề tài khác nhau nhưng có chung chủ đề. Hãy chỉ
ra tư tưởng chung đó.
b. Viết 1 đoạn văn khoảng 5 câu phát biểu cảm nghĩ về 1 trong hai đoạn thơ trên.
Câu 2: (4 điểm)
Vẻ đẹp trong lối sống, tâm hồn của nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa của
Nguyễn Thành Long và nhân vật Phương Định trong Những ngôi sao xa xôi của L
14
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét