Thứ Ba, 22 tháng 4, 2014

Hình thức hợp đồng theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005


LINK DOWNLOAD MIỄN PHÍ TÀI LIỆU "Hình thức hợp đồng theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005": http://123doc.vn/document/569656-hinh-thuc-hop-dong-theo-quy-dinh-cua-bo-luat-dan-su-nam-2005.htm


Hình thức hợp đồng theo quy định của Bộ luật
Dân sự năm 2005

Vũ Thị Minh Lý

Khoa Luật
Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật dân sự; Mã số: 60 38 30
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Am Hiểu
Năm bảo vệ: 2012

Abstract: Trình bày khái quát về hình thức hợp đồng trong pháp luật Việt Nam. Phân
tích, làm rõ các quy định về hình thức hợp đồng trong một số trường hợp cụ thể, thực
trạng khi áp dụng các quy định về hình thức hợp đồng - những bất cập, vướng mắc.
Đưa ra những kiến nghị, giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật về hình thức
hợp đồng.

Keywords: Pháp luật Việt Nam; Luật dân sự; Hình thức hợp đồng

Content
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Pháp luật về hợp đồng chiếm một vị trí rất quan trọng trong hệ thống pháp luật Việt Nam,
hầu hết các giao dịch trong xã hội, đều liên quan đến hợp đồng. Mục đích của pháp luật về hợp
đồng là nhằm bảo vệ quyền tự do ý chí của các bên. Quyền tự do ý chí này chỉ bị hạn chế bởi
một số ngoại lệ nhằm bảo vệ trật tự công hoặc nhằm bảo đảm quyền lợi hợp pháp của bên thứ
ba.
Pháp luật về hợp đồng của Việt Nam hiện nay được quy định trong nhiều văn bản pháp
luật khác nhau như Bộ luật Dân sự, Luật Thương mại, Luật Kinh doanh bảo hiểm…, tuy
nhiên, Bộ luật Dân sự được coi là luật gốc quy định các vấn đề chung về hợp đồng, điều chỉnh
các quan hệ hợp đồng được xác lập trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện, tự thoả thuận và tự
chịu trách nhiệm. Các quy định về hợp đồng trong Bộ luật Dân sự được áp dụng chung cho tất
cả các loại hợp đồng, không phân biệt hợp đồng dân sự hay hợp đồng kinh tế, hợp đồng có
mục đích kinh doanh hay hợp đồng nhằm đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt hàng ngày.
Pháp luật hợp đồng của Việt Nam hiện nay, tuy có một số hạn chế nhất định đang được
các nhà làm luật tiếp tục sửa đổi, bổ sung để bắt kịp với thực tiễn xã hội nhưng nhìn chung
được xem là khá tiến bộ và phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ hiện
nay.
Bộ luật Dân sự năm 2005 ra đời đã khẳng định vị trí “luật gốc” của Bộ luật trong một hệ
thống pháp luật dân sự thống nhất. Cùng với Bộ luật Dân sự năm 2005, Luật thương mại,
Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh chứng khoán, và nhiều đạo luật khác được ban hành sau đó đã
thể hiện tính thống nhất của hệ thống luật tư (luật dân sự) ở Việt Nam và đặc biệt đã ghi nhận
2
một cách đầy đủ các quyền con người về dân sự. Tuy nhiên, Bộ luật Dân sự năm 2005 sau
hơn sáu năm có hiệu lực đã bộc lộ khá nhiều bất cập đặc biệt là các quy định liên quan đến
chế định quyền sở hữu và hợp đồng. Đối với chế định hợp đồng, một trong những vấn đề
được đề cập tới đó là hình thức hợp đồng và ảnh hưởng của hình thức hợp đồng đến hiệu lực
của hợp đồng.
Hiện nay các tranh chấp liên quan đến hợp đồng dân sự ngày một gia tăng. Một trong những
khó khăn trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến hợp đồng dân sự là do các bên không
tuân thủ về điều kiện hình thức hợp đồng.
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về hợp đồng dân sự. Bởi vậy, tôi chọn để tài "Hình thức
hợp đồng theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005" để nghiên cứu, nhằm đưa ra một cái
nhìn thực tiễn khái quát, toàn diện về vấn đề hình thức hợp đồng hiện nay, những thuận lợi,
bất cập do quy định này mang lại, đồng thời có những nhận xét, kiến nghị để hy vọng có thể
đóng góp một phần nhỏ trong việc nhận thức pháp luật nói chung và hoàn thiện pháp luật về
hợp đồng nói chung và hình thức hợp đồng nói riêng.
2. Thực trạng nghiên cứu đề tài
Ở nước ta hiện nay, đã có nhiều bài nghiên cứu khoa học về hình thức hợp đồng. Là một
trong những quy định quan trọng của chế định hợp đồng dân sự, hình thức hợp đồng là một
trong những điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, một số đề tài nghiên cứu, bài viết trên các
tạp chí chuyên ngành có liên quan đến luận văn như:
- Lê Minh Hùng, Sự ảnh hưởng của yếu tố hình thức đối với hợp đồng, Tạp chí Khoa học
Pháp lý, số 1, tháng 1/2009;
- Tưởng Duy Lượng, Bàn về điều kiện hình thức của giao dịch theo quy định của Bộ luật
Dân sự năm 2005. Tạp chí Nghề luật, số 5/2007;
- Thạc sĩ Trần Kim Chi, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp đồng dân sự, Luận văn
Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, 1997;
- Phạm Hoàng Giang, Ảnh hưởng của điều kiện hình thức hợp đồng đến hiệu lực hợp đồng,
Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2003.
- Phạm Hoàng Giang, Quyền tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại ở Việt Nam -
Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận án tiến sĩ Luật học, Hà Nội, 2007;
- Lê Minh Hùng, Hiệu lực của hợp đồng theo qui định của pháp luật Việt Nam, Luận án
Tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, 2011;
- Lê Minh Hùng, Hình thức của hợp đồng theo qui định của pháp luật Việt Nam - những
vấn đề lý luận, thực trạng pháp luật, thực tiễn áp dụng và những kiến nghị hoàn thiện pháp
luật, Đề tài khoa học cấp trường, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, 2010. Đây
được đánh giá là công trình nghiên cứu khoa học đầu tiên nghiên cứu một cách hệ thống, toàn
diện về vấn đề hình thức hợp đồng nói chung.
Ngoài ra, từ thực tiễn giao dịch nói chung và hợp đồng nói riêng, cũng như thực tiễn giao
kết hợp đồng, đã có thêm nhiều bài nghiên cứu, bình luận khoa học về hình thức hợp đồng
trong giao dịch về bất động sản, nhưng cũng chỉ dừng lại ở việc nêu ra một số bất cập, rủi ro
pháp lý trong việc áp dụng pháp luật về hình thức hợp đồng trong thực tiễn, rất cần có những
công trình khoa học nghiên cứu toàn diện, chuyên sâu hơn.
3. Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài
3
Chọn lựa nghiên cứu đề tài "Hình thức hợp đồng theo quy định của Bộ luật Dân sự năm
2005" tác giả nhằm các mục đích sau:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về hình thức hợp đồng.
- Nghiên cứu thực tiễn áp dụng các quy định về hình thức hợp đồng hiện nay, rút ra
những nguyên nhân người tham gia giao dịch lựa chọn hình thức hợp đồng khi giao kết hợp
đồng dân sự.
- Dựa trên căn cứ quy định của pháp luật và thực tiễn, phân tích những thuận lợi, khó
khăn mà người tham gia giao dịch có thể gặp phải khi lựa chọn hình thức hợp đồng phù hợp,
từ đó đưa ra phương hướng và một số kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật, nâng
cao hiểu biết và ý thức pháp luật trong xã hội.
Với mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ những vấn đề lý luận cũng như nội dung các
quy định của pháp luật hiện hành về hình thức hợp đồng, từ đó chỉ ra những điểm cần sửa đổi
bổ sung cho phù hợp với thực tiễn áp dụng. Đưa ra hướng hoàn thiện các quy định của pháp
luật về hình thức hợp đồng, đồng thời góp phần vào việc giúp các cơ quan áp dụng pháp luật,
các nhà nghiên cứu nhận thức đúng đắn và toàn diện khi giải quyết các tranh chấp liên quan
đến hợp đồng, giao dịch khi vi phạm hình thức.
Để đạt được mục đích trên, luận văn phải hoàn thành các nhiệm vụ:
- Luận văn trình bày một cách khái quát về hình thức hợp đồng trong pháp luật Việt Nam
- Phân tích, làm rõ các quy định về hình thức hợp đồng trong một số trường hợp cụ thể,
thực trạng khi áp dụng các quy định về hình thức hợp đồng - những bất cập, vướng mắc.
- Đưa ra những kiến nghị, giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật về hình thức hợp
đồng.
4. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu này, tác giả chủ yếu tập trung phân tích vào khía cạnh
hình thức hợp đồng trong hai trường hợp:
- Hình thức hợp đồng bằng văn bản;
- Hình thức hợp đồng có công chứng, chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Phân tích thực trạng pháp luật trong một số trường hợp cụ thể để đưa ra một số kiến
nghị nhằm hoàn thiện quy định pháp luật hiện hành.
Từ đó rút ra những thuận lợi, những rủi ro pháp lý và những bất cập còn tồn tại trong
những quy định của pháp luật hiện hành. Đồng thời từ đó đề xuất một số biện pháp hạn chế
rủi ro, kiểm soát để tránh tình trạng lợi dụng việc dựa vào quy định hình thức hợp đồng để
tuyên bố hợp đồng vô hiệu một cách tùy tiện, không dựa trên ý chí của các bên khi tham gia
giao dịch.
5. Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà
nước và pháp luật, luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Bên
cạnh đó các phương pháp phân tích, so sánh, liệt kê cũng được sử dụng để làm nổi bật vấn đề.
Một số vụ án thực tế được luận văn đưa ra một cách có chọn lọc để minh họa cho những
nhận định, đánh giá và sử dụng số liệu thống kê của các ngành liên quan.
6. Những kết quả nghiên cứu mới của luận văn
Hiện nay các tranh chấp liên quan đến việc vi phạm hình thức hợp đồng ngày một gia
tăng, số các vụ án bị Tòa án tuyên bố vô hiệu do vi phạm hình thức ngày càng nhiều, gây
nhiều khó khăn khi giải quyết tranh chấp.
Với mong muốn đầu tiên là trang bị thêm kiến thức chuyên sâu cho bản thân và sau đó là
4
góp phần mình vào việc hoàn thiện những quy định về hình thức hợp đồng nói chung. Luận
văn đã chỉ ra được những vướng mắc mà thực tiễn áp dụng đang tồn tại về vấn đề nghiên cứu
hi vọng thêm vào hành trang kiến thức cho mỗi người trong chúng ta biết tự bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của mình khi bị xâm hại.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm
3 chương:
Chương 1: Khái quát chung về hình thức hợp đồng.
Chương 2: Các quy định về hình thức hợp đồng trong Bộ luật Dân sự năm 2005.
Chương 3: Một số bất cập trong các quy định của pháp luật hiện hành về hình thức hợp
đồng và một số kiến nghị.

Chương 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HÌNH THỨC HỢP ĐỒNG
1.1. Khái niệm, vai trò, ý nghĩa của hình thức hợp đồng
1.1.1. Khái niệm hình thức hợp đồng
Hình thức hợp đồng là cách thức thể hiện ý chí ra bên ngoài của các bên giao kết hợp
đồng. Thông qua cách thức biểu hiện này, người ta có thể biết được nội dung của giao dịch để xác
lập. Hình thức hợp đồng có ý nghĩa rất quan trọng trong tố tụng. Nó là chứng cứ xác nhận các
quan hệ đã, đang tồn tại giữa các bên, từ đó xác định trách nhiệm dân sự khi có vi phạm hợp
đồng xảy ra.
1.1.2. Vai trò của hình thức hợp đồng
Theo Vũ Văn Mẫu, vai trò của hình thức hợp đồng có thể tóm tắt trong bốn điểm: (1) các
hình thức trọng thể được ấn định cho một số hành vi quan trọng, cốt để các đương sự chú trọng
đặc biệt việc mình sắp làm; (2) các hình thức chứng cứ để dẫn chứng trước pháp luật (luật tố tụng
trong trường hợp này chỉ chấp nhận hai cách dẫn chứng: "chứng thư hợp đồng" và "sự thú nhận
của đương sự"); (3) các hình thức cấp-tư-năng nhằm đảm bảo quyền định đoạt của những người
chưa hoàn toàn có tư cách chủ thể độc lập để tự mình xác lập các giao dịch dân sự (ví dụ người
chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi khi xác lập, thực hiện các giao dịch liên quan đến
tài sản của mình); (4) các hình thức công bố trong trường hợp có liên quan đến người thứ ba.
1.1.3. Ý nghĩa của hình thức hợp đồng
Hợp đồng là sự thỏa thuận nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân
sự giữa các bên. Trong quá trình đàm phán, thương thảo để ký kết hợp đồng, mỗi chủ thể đều
có ý chí của mình. Hình thức là một yếu tố pháp lý quan trọng của hợp đồng, có quan hệ biện
chứng với bản chất, nội dung, giá trị hiệu lực, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng, và là
phương tiện để diễn đạt ý chí của các bên, cũng như để chứng minh sự tồn tại của hợp đồng.
1.2. Quy định của pháp luật một số nước về hình thức của hợp đồng
Theo quy định pháp luật của Pháp coi trọng chức năng chứng cứ của hình thức văn bản
hơn là căn cứ để xác định hiệu lực của hợp đồng, tức là thực hiện chức năng chứng cứ.
Pháp luật của Đức và các nước thuộc gia đình pháp luật Đức dường như khắt khe hơn
pháp luật của Pháp khi quy định hình thức của hợp đồng. Pháp luật của Đức coi việc tuân thủ
hình thức văn bản do luật định là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng. Không tuân thủ hình
thức văn bản có thể dẫn tới sự vô hiệu của hợp đồng.
5
Trong thực tiễn xét xử ở Anh hình thành học thuyết "không thừa nhận quyền chối từ của
chủ sở hữu" (proprietary estoppel), theo đó chủ sở hữu đất, một cách trực tiếp hay gián tiếp đã
hứa chuyển quyền sở hữu cho người khác thì không được quyền viện dẫn đến sự vô hiệu của
lời hứa nếu người được hứa một cách có cơ sở tin vào lời hứa đó nên đã thực hiện một số
hành vi và vì thực hiện những hành vi đó nên phải chịu thiệt hại.
Pháp luật của Hoa Kỳ, Điều 2-201 UCC quy định, hợp đồng mua bán có giá trị từ 5.000
USD phải được ký kết bằng văn bản, nếu không tuân thủ hình thức văn bản thì hợp đồng vẫn
có thể có giá trị pháp lý nhưng các bên khó có thể bảo về được quyền lợi của mình tại tòa, bởi lẽ
không có chứng cứ.
Về mối liên hệ giữa hình thức văn bản, văn bản có chứng thực với hiệu lực của hợp đồng,
pháp luật Liên bang Nga có lẽ được xây dựng trong sự kết hợp hài hòa giữa các hệ thống pháp
luật. Nghiên cứu cho thấy, luật Nga có phần coi trọng chức năng chứng cứ của hình thức văn
bản hơn là chức năng là điều kiện để hợp đồng có hiệu lực.
1.3. Khái quát về lịch sử pháp luật hợp đồng và hình thức hợp đồng ở Việt Nam
1.3.1. Pháp luật hợp đồng và hình thức hợp đồng trước Cách mạng tháng 8 năm
1945
Trong thời kỳ này, pháp luật hợp đồng nước ta thể hiện tập trung nhất trong hai bộ luật
quan trọng của nhà Lê sơ và nhà Nguyễn. đó là: Quốc triều Hình luật và Hoàng Việt Trung kỳ
hộ luật.
Về hình thức của khế ước, Bộ luật Hồng Đức quy định các bên không cần lập văn bản đối
với những khế ước đơn giản, có giá trị pháp lý thấp hoặc ít quan trọng. Văn tự là bằng chứng
để chứng minh khi xảy ra tranh chấp (Điều 366 Bộ luật Hồng Đức). Bộ luật Hồng Đức còn
quy định trong trường hợp người giao kết không biết chữ thì có thể nhờ người khác viết thay
và phải có người chứng kiến để đảm bảo tính khách quan.
Bộ luật Gia Long được ban hành năm 1812 dưới triều Nguyễn về cơ bản là mô phỏng và sao
chép các quy định của bộ Đại Thanh luật lệ của triều Thanh (Trung Hoa. Về hình thức của khế
ước, trong thực tế khi giao kết các khế ước có đối tượng là tài sản có giá trị lớn như ruộng đất, nhà
ở, trâu bò hoặc là một số tiền lớn thì các bên thường lập thành văn bản để làm bằng chứng, giao
cho người trái chủ giữ hoặc điểm chỉ trong trường hợp không biết chữ. Bộ luật Gia Long không
có quy định về hình thức của khế ước. Đây là điểm khác biệt trong quy định về khế ước của Bộ
Luật Gia Long so với Bộ luật Hồng Đức.
Trong thời kỳ Pháp thuộc (1858 - 1945), nước ta bị chia cắt làm ba miền. Chúng ban hành
Bộ dân luật để thi hành tại mỗi miền của đất nước: Bộ Dân luật Bắc Kỳ năm 1931, Bộ Dân
luật Trung kỳ năm 1936 và Bộ Dân luật giản yếu Nam Kỳ ban hành năm 1883. Trong các bộ
luật nêu trên đều có các quy định điều chỉnh quan hệ hợp đồng.
1.3.2. Pháp luật hợp đồng và hình thức hợp đồng thời kỳ sau Cách mạng tháng 8 năm
1945 đến nay
Những văn bản liên quan đến hợp đồng được áp dụng đó là: Bộ Dân luật Trung Kỳ và Bộ
Dân luật giản yếu Nam Kỳ được áp dụng ở miền Nam. Sau đó, quan hệ hợp đồng được điều
chỉnh chủ yếu bởi hai đạo luật: Bộ luật dân sự Sài Gòn năm 1972 và Bộ luật Thương mại. Ở
miền Bắc, bên cạnh Bộ Dân luật Bắc Kỳ còn có Điều lệ tạm thời về hợp đồng kinh doanh số
735/TTg ngày 10/4/1956 của Thủ tướng Chính phủ. Đến năm 1959, Tòa án nhân dân tối cao
đã ra Chỉ thị số 772-CT/TATC về việc đình chỉ áp dụng luật lệ của đế quốc và phong kiến.
6
Năm 1960, Nhà nước ta ban hành "Điều lệ tạm thời về chế độ hợp đồng kinh tế", ngày
10/3/1975, Hội đồng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 54/CP ban hành điều lệ về chế độ
hợp đồng kinh tế. Tiếp sau đó là một số thông tư, thông tư liên bộ của các bộ, ban, ngành.
Ngày 25/9/1989, Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế được ban hành. Năm 1991, Hội đồng Nhà
nước đã ban hành Pháp lệnh Hợp đồng dân sự. Văn bản này đã thực sự là cơ sở pháp lý quan
trọng trong giao lưu dân sự ở nước ra cho đến khi có Bộ luật Dân sự năm 1995. Năm 1995,
Bộ luật dân sự ra đời. Khái niệm hợp đồng dân sự do Bộ luật này điều chỉnh thực chất đã bao
trùm lên cả khái niệm hợp đồng kinh tế trong Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế nhưng về mặt pháp
lý, nó không thay thế Pháp lệnh Hợp đồng Kinh tế. Tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XI nước
ta đã thông qua Bộ luật Dân sự năm 2005 và Luật Thương mại năm 2005, trong đó các quy
định về hợp đồng trong Bộ luật Dân sự năm 2005 được coi là các quy định của luật chung và
có sự thống nhất với các quy định của Luật Thương mại.

Chương 2
CÁC QUY ĐỊNH VỀ HÌNH THỨC HỢP ĐỒNG
TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2005
Theo quy định tại Điều 401, Bộ luật Dân sự năm 2005, hình thức của hợp đồng bao gồm
các loại sau: bằng lời nói (hợp đồng miệng), bằng văn bản, bằng hành vi cụ thể và bằng thông
điệp dữ liệu (hợp đồng điện tử).
2.1. Hợp đồng miệng
Hợp đồng bằng lời nói là những hợp đồng được giao kết dưới hình thức ngôn ngữ nói,
bằng lời hay còn gọi là hợp đồng miệng. Theo đó, các bên giao kết hợp đồng trao đổi với
nhau bằng lời nói, trực tiếp hoặc thông qua điện thoại, điện đàm, gửi thông điệp điện tử bằng
âm thanh (tiếng nói) để diễn đạt tư tưởng và ý muốn của mình trong việc xác lập, giao kết hợp
đồng.
2.2. Hợp đồng bằng hành vi cụ thể
Hợp đồng có thể được xác lập thông qua hành vi nhất định theo quy ước đã định trước.
Hợp đồng có thể được xác lập thông qua hình thức này mà không nhất thiết có sự hiện diện
đồng thời của tất cả các bên tại nơi giao kết. Hiệu lực của hợp đồng phát sinh tại thời điểm
một hoặc các bên chuyển giao cho nhau đối tượng của hợp đồng.
2.3. Hợp đồng bằng văn bản
Văn bản là hình thức ngôn ngữ viết, được trình bày trên một chất liệu hữu hình nhằm thể
hiện một nội dung xác định mà người ta có thể đọc, lưu giữ và bảo đảm sự toàn vẹn nội dung
đó. Nếu hợp đồng bằng lời nói không để lại bằng chứng, thì hợp đồng bằng văn bản đảm bảo
sự thể hiện ý chí rõ ràng của các bên cũng như nội dung của từng điều khoản hợp đồng mà
các bên muốn cam kết. Hợp đồng bằng văn bản là bằng chứng hữu hiệu khi các bên có sự
tranh chấp.
Điều 124 Bộ luật dân sự có quy định các hình thức giao dịch thông qua phương tiện điện
tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu cũng được coi là giao dịch bằng văn bản.
Hình thức hợp đồng bằng văn bản được chia làm hai loại:
+ Văn bản thường.
+ Văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, xin phép.
7
Tóm lại, ngoài 3 hình thức hợp đồng truyền thống: bằng lời nói, bằng văn bản, bằng hành
vi cụ thể, Bộ luật Dân sự 2005 bổ sung thêm một hình thức hợp đồng mới là hình thức bằng
thông điệp dữ liệu (hợp đồng điện tử - một hình thức đặc biệt của hình thức văn bản).
2.4. Công chứng, chứng thực hợp đồng và một số vụ án liên quan đến việc vi phạm
hình thức hợp đồng ở Việt Nam
2.4.1. Công chứng, chứng thực hợp đồng
Công chứng là việc Phòng Công chứng chứng nhận tính xác thực của hợp đồng được giao
kết hoặc giao dịch khác được xác lập trong quan hệ dân sự, kinh tế, thương mại và quan hệ xã
hội khác, cũng như thực hiện các việc khác theo quy định của pháp luật.
Chứng thực là việc Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã xác nhận sao y giấy tờ, hợp đồng,
giao dịch và chữ ký của cá nhân trong các giấy tờ phục vụ cho việc thực hiện các giao dịch
của họ theo quy định của pháp luật.
Gần đây, Bộ Xây dựng đã đề xuất bỏ thủ tục công chứng đối với 7 loại hợp đồng về nhà ở
nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan. 7 loại hợp đồng mà Bộ Xây dựng dự kiến
sửa đổi theo hướng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực đó là: hợp đồng mua bán
nhà ở, hợp đồng đổi nhà ở, hợp đồng tặng cho nhà ở, hợp đồng thế chấp nhà ở, hợp đồng thuê
mua nhà ở, hợp đồng thuê nhà của tổ chức có chức năng kinh doanh bất động sản và hợp đồng
thuê nhà của cá nhân và hộ gia đình có thời hạn cho thuê dưới 6 tháng.
Tuy nhiên, qua phân tích cho thấy, việc bỏ thủ tục công chứng, chứng thực sẽ giảm những
bất tiện của việc yêu cầu hợp đồng phải công chứng hay nói cách khác là giảm bất tiện cho
người dân. Việc yêu cầu giao dịch phải công chứng (hay chứng thực) cũng đồng nghĩa với
việc chúng ta buộc người dân phải qua thủ tục này nếu họ muốn giao dịch của họ không bị
tuyên bố vô hiệu sau này.
Do đó, kiến nghị của Bộ Xây dựng sẽ làm giảm những bất tiện mà chính yêu cầu công
chứng (hay chứng thực) gây ra cho các bên tham gia giao dịch.
Tiếp theo, đề xuất của Bộ Xây dựng cũng góp phần giảm giao dịch vô hiệu khi bỏ thủ tục
công chứng bắt buộc.
Trong thực tế hiện nay, rất nhiều hợp đồng thuê nhà có thời hạn hơn sáu tháng. Trong
trường hợp này, Bộ luật Dân sự yêu cầu hợp đồng phải công chứng (hoặc chứng thực) và nếu
hợp đồng không được công chứng, Tòa án sẽ tuyên bố hợp đồng vô hiệu.
Các kiến nghị của Bộ Xây dựng về bỏ thủ tục công chứng bắt buộc cũng như bất kỳ giải
pháp nào đều có ưu và nhược điểm. Nhìn một cách tổng thể, xã hội "được nhiều hơn mất" và
những kiến nghị này phù hợp với xu hướng phát triển của pháp luật Việt Nam.
2.4.2. Một số vụ án liên quan đến việc vi phạm hình thức hợp đồng ở Việt Nam
Vụ án thứ nhất: Vợ chồng ông A rất thân với vợ chồng ông B và cho vợ chồng ông B mượn
nhà để sinh sống. Khi cơ hội đến, vợ chồng ông A đã dùng căn nhà của mình đem thế chấp ngân
hàng để vay tiền kinh doanh. Nhưng do việc làm ăn của vợ chồng ông A không thuận lợi, nợ nần
quá nhiều, khiến vợ chồng ông B phải cho vợ chồng ông A vay tiền để trả ngân hàng và trang trải
nợ nần. Trước tình hình đó, vợ chồng ông A gợi ý bán căn nhà cho vợ chồng ông B. Sau nhiều lần
thỏa thuận, hai bên đã lập bốn văn bản mua bán căn nhà có đầy đủ chữ ký của các bên nhưng
không đem đi công chứng, chứng thực. Đang trong quá trình sang tên sổ đỏ, vợ chồng ông A lại
làm đơn ra tòa yêu cầu hủy thỏa thuận mua bán căn nhà, buộc vợ chồng ông B phải trả lại nhà.
Qua các cấp xét xử, sơ thẩm rồi đến phúc thẩm, tòa án đều xác nhận việc mua bán căn
nhà là có thực, song tuyên bố chấp nhận yêu cầu xin hủy thỏa thuận mua bán căn nhà của vợ
8
chồng ông A và tuyên bố hợp đồng này vô hiệu. Lý do mà tòa án đưa ra là thỏa thuận mua
bán căn nhà chưa được hai bên lập hợp đồng, công chứng, chứng thực theo quy định của pháp
luật, vi phạm quy định về hình thức hợp đồng. Tuyên bố hợp đồng mua bán căn nhà vô hiệu,
tòa án buộc ông vợ chồng ông B phải trả lại căn nhà; ngược lại, vợ chồng ông A có nghĩa vụ
trả lại cho vợ chồng ông B tiền bán căn nhà đã nhận. Như vậy, việc thỏa thuận mua bán giữa
vợ chồng ông A và vợ chồng ông B là vi phạm về hình thức hợp đồng.
Theo Điều 450 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: "Hợp đồng mua bán nhà ở phải được
lập thành văn bản, có công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp pháp luật có quy định
khác". Do đó, vợ chồng ông A và vợ chồng ông B lập bốn văn bản mua bán căn nhà có đầy đủ
chữ ký của các bên nhưng không đem đi công chứng, chứng thực đã vi phạm quy định về
hình thức của hợp đồng. Theo Điều 134, Bộ luật Dân sự năm 2005, "trong trường hợp pháp
luật quy định hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch mà các bên
không tuân theo thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm
quyền khác quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một
thời hạn; quá thời hạn đó mà không thực hiện thì giao dịch vô hiệu".
Tòa án đã áp dụng Điều 134, Bộ luật Dân sự năm 2005 ra quyết định buộc vợ chồng ông
A và vợ chồng ông B phải thực hiện các thủ tục để hoàn thiện hình thức hợp đồng mua bán
căn nhà trong thời gian một tháng. Theo đó, vợ chồng ông A và vợ chồng ông B phải đem
hợp đồng mua bán căn nhà đi công chứng, chứng thực tại cơ quan có thẩm quyền trong thời
gian ấn định là một tháng. Tuy nhiên, vì muốn lấy lại căn nhà nên vợ chồng ông A đã không
làm việc này. Vì vậy, việc khắc phục vi phạm về hình thức hợp đồng đã không thể thực hiện
được, tòa án buộc phải tuyên bố hợp đồng vô hiệu và xác định vợ chồng ông A là bên có lỗi
làm cho hợp đồng vô hiệu.
Với nhận định đó, Tòa án căn cứ vào Điều 137, Bộ luật Dân sự năm 2005 buộc vợ chồng
ông B phải trả lại căn nhà cho vợ chồng ông A, đồng thời yêu cầu vợ chồng ông A trả lại cho
vợ chồng ông B tiền bán căn nhà đã nhận và phải bồi thường toàn bộ thiệt hại cho vợ chồng
ông B.
Qua phân tích tác giả đưa ra nhận định, hợp đồng không nên vô hiệu do vi phạm hình
thức.
Vụ án thứ hai: Vợ chồng ông Lưu Trung Kết và bà Trần Thị Mở có một ngôi nhà cấp 4,
công trình phụ, cây cối trên diện tích 498m
2
tại thôn Gia Phú, Gia Bình, Gia Lương, Bắc
Ninh. Ngày 13/5/2004, ông Lưu Trung Kết lập biên bản bán vườn cho chị Nguyễn Thị Tú
diện tích 498m
2
với giá 74.000.000 đồng, khi ký kết biên bản bán vườn nêu trên thì chỉ có mặt
ông Kết và chị Tú. Chị Tú đã giao 2 lần tiền với tổng số tiền là 70.000.000 đồng và khi chị Tú
đến giao tiền lần 2 thì bà Mở xin trả lại tiền và không đồng ý bán nhà đất nữa, sau đó xin hủy
hợp đồng. Chị Tú cho rằng khi thỏa thuận mua bán nhà đất có cả vợ chồng ông Kết, bà Mở
nên không đồng ý hủy hợp đồng. Quá trình giải quyết vụ án, Tòa án cấp sơ thẩm hủy hợp
đồng chuyển nhượng nhà đất xác lập ngày 13/5/2004 giữa ông Lưu Trung Kết với chị Nguyễn
Thị Tú, buộc ông Kết và bà Mở phải hoàn trả cho chị Tú số tiền đã nhận; Tòa án cấp phúc
thẩm công nhận hợp đồng chuyển nhượng nhà đất ngày 13/5/2004 giữa ông Kết và chị Tú.
Buộc các bên vẫn tiếp tục thực hiện hợp đồng. Sau khi xét xử phúc thẩm, ông Kết khiếu nại.
Tại quyết định kháng nghị số 95 ngày 18/9/2006 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân
tối cao đã kháng nghị bản án phúc thẩm nêu trên.
Tại Quyết định Giám đốc thẩm số 313/2008/DS-GĐT ngày 16/10/2008 của Tòa Dân sự Tòa
án nhân dân tối cao đã quyết định hủy bản án dân sự sơ thẩm số 08/2007/DSST của Tòa án nhân
9
dân huyện Gia Bình và bản án dân sự phúc thẩm số 56/DSPT ngày 27/9/2007 của Tòa án nhân
dân tỉnh Bắc Ninh về việc tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng nhà ở và chuyển nhượng quyền
sử dụng đất giữa ông Lưu Trung Kết và chị Nguyễn Thị Tú với nhận xét: "Căn nhà và các tài sản
trên đất tranh chấp thuộc quyền sử dụng thuộc các thành viên hộ gia đình ông Kết, nhưng khi ông
Kết ký hợp đồng bán toàn bộ nhà, đất trên cho chị Tú thì không có sự tự nguyện nhất trí của bà
Mở là đồng sở hữu và sự nhất trí của các thành viên khác có quyền sử dụng đất trên. Hợp đồng
được ký kết giữa ông Kết và chị Tú ngày 13/5/2004 cũng không có xác nhận của chính quyền
hoặc công chứng viên nên cả về nội dung và hình thức của hợp đồng nêu trên đều không tuân thủ
các quy định của pháp luật về mua bán nhà, chuyển nhượng quyền sử dụng đất nên hợp đồng này
là hợp đồng vô hiệu. Tòa án cấp sơ thẩm hủy hợp đồng là có cơ sở pháp lý nhưng buộc ông Kết,
bà Mở bồi thường toàn bộ thiệt hại là không đúng vì chị Tú cũng có một phần lỗi làm cho hợp
đồng bị vô hiệu như chưa trả hết tiền và nhà đất đó không phải là tài sản riêng của ông Kết nhưng
khi ký hợp đồng lại không yêu cầu bà Mở cũng như các con của ông Kết phải ký vào hợp đồng là
không đúng pháp luật.
2.5. Hình thức một số loại hợp đồng chuyên biệt
2.5.1. Những loại hợp đồng bắt buộc phải được lập bằng văn bản
Các hợp đồng dân sự thông dụng: Hợp đồng mua bán tài sản thông qua đấu giá; hợp đồng ủy
quyền trong trường hợp pháp luật có quy định; hợp đồng mua bán, hợp đồng trao đổi, hợp đồng
tặng cho tài sản có đăng ký quyền sở hữu; hợp đồng thuê tài sản trong trường hợp pháp luật có
quy định; (ví dụ thuê tàu bay, tàu biển); hợp đồng dịch vụ tư vấn pháp lý; dịch vụ bảo vệ; hợp
đồng bảo hiểm; hợp đồng vận chuyển hàng hóa theo chuyến bằng đường biển.
Các hợp đồng bảo đảm: Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: dùng một tài sản để bảo đảm
nhiều nghĩa vụ, cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, hoặc hợp đồng thế chấp tàu bay, tàu biển, đặt
cọc, bảo lãnh phải được lập thành văn bản.
Các hợp đồng thương mại: Luật Thương mại năm 2005 cũng quy định nhiều loại hợp
đồng bắt buộc phải lập bằng văn bản. Hợp đồng mua bán hàng hóa mà pháp luật quy định bắt
buộc phải lập thành văn bản; hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế; hợp đồng dịch vụ mà pháp luật
quy định phải lập thành văn bản; hợp đồng dịch vụ khuyến mại; hợp đồng dịch vụ quảng cáo
thương mại; hợp đồng dịch vụ trưng bày giới thiệu hàng hóa, dịch vụ; hợp đồng dịch vụ tổ chức,
tham gia hội chợ triển lãm thương mại; hợp đồng đại diện cho thương nhân; hợp đồng ủy thác
mua bán hàng hóa; hợp đồng đại lý; hợp đồng gia công; hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá hàng
hóa; hợp đồng mua bán đấu giá hàng hóa; hợp đồng dịch vụ quá cảnh; hợp đồng nhượng quyền
thương mại…
Các loại hợp đồng khác: Hợp đồng hợp tác đầu tư; hợp đồng chuyển giao quyền tác giả;
hợp đồng chuyển giao quyền liên quan; hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp;
hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp; hợp đồng chuyển giao công
nghệ…
2.5.2. Những loại hợp đồng bắt buộc phải được lập bằng văn bản có công chứng,
chứng thực, đăng ký hoặc xin phép
Hợp đồng lập bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực: Theo quy định của Bộ luật Dân
sự năm 2005, các hợp đồng phải công chứng, chứng thực: hợp đồng hợp tác; hợp đồng mua bán
nhà ở (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác); hợp đồng tặng cho bất động sản hoặc động sản
có đăng ký quyền sở hữu; các hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản
có công chứng; Luật Đất đai năm 2003 quy định các hợp đồng phải công chứng, chứng thực hoặc
đăng ký là: hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng
10
đất; hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất; hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và hợp đồng góp
vốn quyền sử dụng đất.
Những hợp đồng phải đăng ký hoặc xin phép: Các giao dịch bảo đảm theo quy định tại
khoản 2 Điều 323 Bộ luật Dân sự năm 2005 phải được đăng ký theo quy định của pháp luật;
hợp đồng cho thuê nhà, hợp đồng cho thuê, góp vốn, thế chấp và bảo lãnh bằng quyền sử
dụng đất; hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp; hợp đồng chuyển giao công nghệ;
hợp đồng chuyển quyền sở hữu đối với tàu bay và các quyền khác đối với tàu bay, tàu biển;
hợp đồng thế chấp tàu bay, tàu biển; hợp đồng chỉ định đại lý bán vé của hãng hàng không
nước ngoài.
2.6. Hiệu lực của hợp đồng khi vi phạm về hình thức
2.6.1. Ảnh hưởng của điều kiện hình thức hợp đồng đến hiệu lực hợp đồng
2.6.1.1. Hình thức hợp đồng và nguyên tắc tự do hợp đồng
Hình thức của hợp đồng được hiểu là phương thức ký kết, phương tiện ghi nhận nội dung
thỏa thuận của các bên. Nó có thể là thủ tục ký kết hợp đồng hoặc hình thức thể hiện thỏa
thuận của các bên, bằng lời nói, hành vi hoặc bằng văn bản. Theo nguyên tắc tự do thỏa
thuận, các bên có quyền xác lập hợp đồng dưới bất kỳ hình thức nào dưới cách mà họ muốn,
chỉ cần đạt được thỏa thuận, thống nhất ý chí giữa các bên là hợp đồng coi như đã hình thành.
Nhìn chung pháp luật về hợp đồng các nước đều công nhận nguyên tắc này. Theo đó các bên
có quyền tự do lựa chọn hình thức hợp đồng dưới dạng bằng lời nói, cử chỉ, hành vi hay bằng
văn bản.
2.6.1.2. Ảnh hưởng điều kiện về hình thức hợp đồng đối với hiệu lực của hợp đồng.
Về nguyên tắc hiệu lực hợp đồng không phụ thuộc vào điều kiện về hình thức hợp đồng.
Hợp đồng có hiệu lực khi các bên đạt được sự thỏa thuận về nội dung hợp đồng (theo lý
thuyết ưng thuận). Nguyên tắc này được hầu hết các hệ thống pháp luật thừa nhận. Tuy nhiên
đối với một số hợp đồng nhất định, pháp luật một số nước quy định điều kiện hình thức hợp
đồng được coi là yêu cầu bắt buộc về hiệu lực hợp đồng. Ở một số nước khác điều này chỉ
nhằm mục đích về bằng chứng giao kết hợp đồng.
Thứ nhất: Hình thức hợp đồng là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng:
Đây là các trường hợp liên quan đến hợp đồng mà việc đạt được sự thỏa thuận chưa đủ để
đảm bảo cho hợp đồng có hiệu lực. Trưởng hợp này đòi hỏi thỏa thuận của các bên đạt được
có hiệu lực phải có điều kiện:
(1) Phải thể hiện dưới một hình thức (thường là bằng văn bản);
(2) Hợp đồng phải tuân theo những thủ tục nhất định mới có hiệu lực;
Các loại hợp đồng phải tuân thủ những điều kiện này thường được quy định cụ thể trong
các văn bản hợp đồng của các nước. Có những hợp đồng chỉ cần tuân theo điều kiện bằng văn
bản nhưng có loại phải tuân theo hai điều kiện trên.
Thứ hai: Điều kiện hình thức hợp đồng không ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng:
Trong trường hợp này pháp luật thường đề cập đến điều kiện phải lập thành văn bản
nhưng nếu hợp đồng không tuân theo những điều kiện về hình thức thì cũng không ảnh hưởng
đến hiệu lực của hợp đồng. Điều kiện hình thức văn bản hợp đồng trong trường hợp này chủ
yếu có ý nghĩa nhằm đảm bảo chứng cứ về việc hợp đồng đã được giao kết, tạo thói quen thận
trọng khi giao kết hợp đồng. Về các trường hợp hợp đồng phải được lập thành văn bản, pháp
luật các nước có những quy định khác nhau.
11
Qua nghiên cứu quy định pháp luật một số nước về hình thức hợp đồng cho thấy, pháp
luật hợp đồng công nhận nguyên tắc tự do hình thức hợp đồng. Tuy nhiên đối với một số loại
hợp đồng, pháp luật quy định phải tuân thủ theo những điều kiện về hình thức nhất định. Việc
quy định điều kiện hình thức hợp đồng bằng văn bản trên cơ sở tôn trọng tối đa quyền tự do,
tự nguyện thỏa thuận của các bên. Do vậy, pháp luật không quy định điều kiện này là điều kiện có
hiệu lực của hợp đồng, mà chủ yếu có ý nghĩa về mặt chứng cứ khi giải quyết tranh chấp. Quy
định này vừa đảm bảo nguyên tắc tự do hợp đồng, đồng thời vẫn thể hiện sự can thiệp của pháp
luật vào hình thức hợp đồng ở mức nhất định nhằm đạt được những mục đích mà các nhà làm
luật đề ra.
2.6.2. Liên hệ với pháp luật hợp đồng của Việt Nam
Cũng như pháp luật hợp đồng các nước, Bộ luật dân sự năm 2005 thừa nhận nguyên tắc
tự do hình thức hợp đồng. Tuy nhiên, khoản 2 điều 401 lại quy định các trường hợp ngoại lệ.
Chúng tôi cho rằng quy định này còn hạn chế vì nó chưa rõ ràng và nhất quán trong việc thừa
nhận nguyên tắc tự do hợp đồng. Trong quá trình áp dụng cần làm rõ một số nội dung sau:
Một là, trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản có
công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó
là các trường hợp nào?
Hai là, khoản 2 Điều 401 quy định hợp đồng vô hiệu trong trường hợp có vi phạm về
hình thức trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Chúng tôi cho rằng cần bỏ quy định trừ
trường hợp pháp luật có quy định khác vì: Việc quy định hình thức hợp đồng là điều kiện có
hiệu lực của hợp đồng là trái với nguyên tắc tự do, tự nguyện thỏa thuận. Theo nguyên tắc tự
do hợp đồng, hợp đồng là sự thống nhất ý chí của các bên, là phương tiện thể hiện ý chí của
các bên ra bên ngoài. Do đó về nguyên tắc mọi phương tiện có khả năng thể hiện ý chí đích
thực của các bên trong giao kết hợp đồng đều có thể xem xét là hình thức của hợp đồng.

Chương 3
MỘT SỐ BẤT CẬP TRONG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ
HÌNH THỨC HỢP ĐỒNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
3.1. Một số bất cập trong pháp luật và thực tiễn áp dụng các qui định pháp luật hiện
hành về hình thức hợp đồng
3.1.1. Quy định về hình thức hợp đồng vẫn còn nhiều điểm thiếu sót, chưa thống nhất
giữa các điều luật liên quan
Thứ nhất: Qui định tại khoản 2 Điều 122 Bộ luật Dân sự 2005 là chưa đầy đủ. Khoản 2
Điều 122 Bộ luật Dân sự 2005 qui định: "Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực
của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định". Trong qui định này, nhà làm luật chỉ
đề cập đến „trường hợp pháp luật có qui định‟, mà không dự liệu khả năng khi các bên có thỏa
thuận lựa chọn hình thức hợp đồng là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng.
Thứ hai: Qui định tại khoản 1 Điều 401 còn dài dòng, và chưa linh hoạt.
Khoản 1 Điều 401 qui định: "Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng
văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải được
giao kết bằng một hình thức nhất định". Tinh thần của điều khoản này là qui định hình thức
hợp đồng trong trường hợp pháp luật không có qui định bắt buộc về hình thức. Tuy nhiên,
cách diễn đạt của điều luật như vậy là dài dòng.
12
Thứ ba: Quy định về hình thức bắt buộc của hợp đồng tại khoản 2 Điều 401 còn thiếu sót và
chưa nhất quán.
Theo qui định tại đoạn 1 khoản 2 Điều 401: "Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp
đồng phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin
phép thì phải tuân theo các quy định đó". Trong khi đó, khoản 2 Điều 124 Bộ luật Dân sự
2005 lại qui định: "Trong trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện
bằng văn bản, phải có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân
theo các quy định đó". Đối chiếu hai điều luật này, ta thấy chúng bộc lộ những thiếu sót sau
đây:
Một là, cách diễn đạt của cả hai điều luật này theo phương pháp liệt kê, nên nội dung của điều
luật vẫn còn thiếu sót, vì chưa liệt kê cả các hình thức bắt buộc khác của hợp đồng, ví dụ hình
thức hợp đồng có thể là một hành vi cụ thể.
Hai là, so với khoản 2 Điều 124 Bộ luật Dân sự 2005, qui định qui định tại đoạn 1 khoản
2 Điều 401 dường như có sự thiếu sót và chưa nhất quán, vì không qui định hình thức bắt buộc
của hợp đồng là văn bản (thường).
3.1.2. Qui định về cách thức giải quyết hậu quả pháp lý của các hợp đồng bị vi phạm về
hình thức còn nhiều bất cập
Ảnh hưởng của yếu tố hình thức đối với hợp đồng rất đa dạng, có thể làm hợp đồng vô
hiệu, hoặc làm cho hợp đồng không có giá trị pháp lý đối với người thứ ba, có thể chứng minh
được sự tồn tại của hợp đồng, xác định thời điểm giao kết và thời điểm có hiệu lực của hợp
đồng. Tuy vậy, qui định tại Điều 134 Bộ luật Dân sự 2005 chỉ đưa ra một cách thức xử lý đối
với một trường hợp vi phạm: "khi hình thức là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mà các bên
không tuân thủ thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm
quyền khác quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một
thời hạn; quá thời hạn đó mà không thực hiện thì giao dịch vô hiệu".
Nghiên cứu qui định này chúng ta thấy có những bất cập sau đây:
Thứ nhất: Việc xử lý hậu quả của hợp đồng vô hiệu về hình thức như trên là chưa phù
hợp với yêu cầu của thực tiễn và không khả thi
Thứ hai: Qui định giải pháp khắc phục vi phạm hình thức hợp đồng còn nhiều bất cập,
thiếu thống nhất và không phù hợp với thực tiễn.
3.2. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật hiện hành về hình thức hợp đồng.
3.2.1. Loại bỏ vấn đề không tuân thủ về hình thức là điều kiện tuyên bố hợp đồng vô
hiệu
Trong Bộ luật Dân sự năm 2005, chúng ta quy định hình thức là điều kiện bắt buộc trong một
số loại giao dịch dân sự nhất định là không hợp lý. Bởi lẽ, hình thức giao dịch, cụ thể là hình thức
hợp đồng chỉ là sự thể hiện ý chí của các bên khi tham gia giao dịch dân sự; còn việc công chứng
Nhà nước chứng nhận hay chứng thực, đăng ký hoặc cho phép của cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền thực chất là xác nhận sự kiện pháp lý giữa các bên. Khi có tranh chấp xảy ra, Tòa án là
cơ quan có thẩm quyền xác định có hay không có sự kiện này.
Như vậy, có thể khẳng định rằng với quy định như Điều 134 Bộ luật dân sự năm 2005 không
thiết thực trong quá trình giải quyết hợp đồng dân sự vô hiệu.
3.2.2. Hoàn thiện quy định liên quan đến việc xác định thời điểm có hiệu lực của hợp
đồng.
13
Theo chúng tôi thì Khoản 3 điều 4 của Luật Công chứng cần thiết phải được bãi bỏ hoặc
quy định lại cho phù hợp với Bộ luật Dân sự như sau: "Hợp đồng, giao dịch được công
chứng, chứng nhận có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác
hoặc pháp luật có quy định khác". Do quy định hiện hành quá cứng nhắc và không phù hợp
với thực tế cuộc sống và các quy định nội dung thể hiện trong các luật khác.
3.2.3. Phô
̉
biê
́
n pha
́
p luâ
̣
t, nâng cao nhâ
̣
n thư
́
c, ý thức pháp luật trong x hội
Không thể phủ nhận, việc có nhiều giao dịch dân sự bị tuyên bố bị vô hiệu trong hời gian qua
do nhiều nguyên nhân khác nhau: hoặc do các bên chưa hiểu những quy định của pháp luật hoặc
cố ý lợi dụng những kẽ hở của pháp luật còn chưa chặt chẽ. Một bộ phận người dân còn ít tiếp
xúc, chưa được tuyên truyền, giải thích để có một hiểu biết căn bản về pháp luật dân sự, pháp luật
về hợp đồng nên dễ dàng bị đưa vào tình huống bất lợi. Ví dụ có nhiều người cho rằng sau khi ký
kết hợp đồng thì hợp đồng đương nhiên có hiệu lực mà không cần phải công chứng, chứng thực
tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, ví dụ như hợp đồng mua bán nhà, hợp đồng chuyển nhượng
quyền sử dụng đất…
Chính vì việc nhận thức còn hạn chế, cũng như ý thức pháp luật của người dân chưa cao, cần
có kênh phổ biến pháp luật đến người dân một cách kịp thời cùng với những yêu cầu khắt khe về
trách nhiệm của những người có nhiệm vụ tại cơ quan công chứng, chứng thực trong việc giải
thích nội dung của giao dịch và quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề đó. Việc tuyên truyền
cần được thực hiện dưới nhiều hình thức, thông qua các kênh tuyên truyền khác nhau (thông qua
báo cáo viên, phương tiện truyền thông phát thanh, truyền hình, tạp chí chuyên ngành…). Đối với
mỗi nhóm đối tượng khác nhau (lứa tuổi¸ giới tính, ngành nghề, dân tộc…) cần có các hình thức và
nội dung tuyên truyền phù hợp.
3.2.4. Sửa đổi điều kiện về hình thức hợp đồng là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng.
Quy định này hiện nay đang gây nhiều tranh cãi và thực tế không bảo vệ được lợi ích hợp
pháp của những người ngay tình, đôi khi tạo ra kẽ hở cho một số đối tượng lợi dụng để yêu
cầu tuyên bố hợp đồng dân sự vô hiệu nhằm phục vụ các lợi ích, mục đích cá nhân một bên
chủ thể.
Theo quy định tại Điều 134 Bộ luật Dân sự 2005 "Trong trường hợp pháp luật quy định
hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch mà các bên không tuân theo
thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác quyết
định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn; quá thời
hạn đó mà không thực hiện thì giao dịch vô hiệu". Theo chúng tôi, quy định này trên thực tế
chỉ có ý nghĩa trong trường hợp cả hai bên chủ thể của giao dịch đều có thiện chí mong muốn
tiếp tục thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên, trường hợp này hầu như khó có thể xảy ra, bởi việc
tuyên bố vô hiệu là do yêu cầu của một trong các bên, do đó, khi họ đã nộp đơn yêu cầu tuyên
bố vô hiệu có nghĩa là họ mong muốn hợp đồng đó không được tiếp tục thực hiện nữa.
3.2.5. Bổ sung qui định hình thức hợp đồng là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng nếu
các bên có thỏa thuận
Khoản 2 Điều 122 Bộ luật Dân sự 2005 chưa liệt kê trường hợp: các bên thỏa thuận hình thức
là một điều kiện có hiệu lực của hợp đồng. Trên thực tế, đối với các loại hợp đồng pháp luật
không qui định hình thức bắt buộc, thì các bên cũng có quyền thỏa thuận hình thức là một điều
kiện có hiệu lực của hợp đồng. Ví dụ: các bên có thể thỏa thuận hợp đồng đặt cọc mua bán nhà,
hoặc hợp đồng mua bán kim cương… phải được lập bằng văn bản công chứng thì mới có hiệu
lực, mặc dù pháp luật không qui định bắt buộc các hợp đồng kể trên phải được lập theo hình thức
văn bản công chứng. Để có qui định riêng xác định rõ hình thức là điều kiện có hiệu lực của hợp
đồng, chúng ta cần phải bổ sung qui định này vào Điều 401. Cụ thể là: "Hình thức hợp đồng là
14
điều kiện có hiệu lực của hợp đồng trong trường hợp các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy
định hợp đồng phải được lập bằng một hình thức xác định".

KẾT LUẬN
Hình thức là một yếu tố pháp lý quan trọng của hợp đồng, là phương tiện để diễn đạt ý chí
của các bên cũng như để chứng minh sự tồn tại của hợp đồng. Người ta sẽ không thể biết đến
sự tồn tại của hợp đồng, nếu nó không được thể hiện dưới một hình thức nhất định.
Hình thức hợp đồng là một trong những quy định quan trọng của luật dân sự, nó là một
trong những điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự. Cùng với sự phát triển của xã hội, các
quy định về hình thức hợp đồng ngày càng được hoàn thiện.
Hình thức hợp đồng đặc biệt là hình thức bằng văn bản, văn bản có công chứng, chứng
thực là một trong những "chứng cứ" đối kháng với bên thứ ba và có ý nghĩa quan trọng trong
tố tụng dân sự. Nó là chứng cứ xác nhận các quan hệ đã đang tồn tại giữa các bên, từ đó xác
định trách nhiệm dân sự khi có vi phạm hợp đồng xảy ra.
Hình thức hợp đồng là cách thức thể hiện ý chí ra bên ngoài của các bên giao kết hợp
đồng, thông qua cách thức biểu hiện này, người ta có thể biết được nội dung của giao dịch đã
xác lập.
Hình thức hợp đồng liên quan đến những giao dịch như nhà ở, đất đai là sự kết hợp điều
chỉnh của nhiều quy phạm pháp luật như Bộ luật Dân sự, Luật Nhà ở, Luật Công chứng. Sự gia
tăng các vụ án liên quan đến vi phạm hình thức hợp đồng ngày một gia tăng trong thời gian qua
đã bộc lộ không ít những rủi ro, bất cập trong thực tiễn cần được khắc phục. Vấn đề hình thức hợp
đồng ảnh hưởng đến hiệu lực hợp đồng đang là vấn đề hiện nay vẫn đang tranh cãi có hay không
việc vi phạm hình thức ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng.
Luận văn đã nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về hình thức hợp đồng, những nội dung
về hình thức hợp đồng được quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2005, từ đó đưa ra những
phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định này. Bên cạnh những thuận lợi do tính ưu
việt của hình thức hợp đồng mang lại cho các bên trong giao dịch, thì những bất cập của việc quy
định một số loại hợp đồng phải lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hiện nay đang làm
hạn chế quyền "tự do hợp đồng" của các bên. Qua việc nghiên cứu về hình thức hợp đồng, có thể
tổng kết lại những vấn đề mà luận văn đã đạt được đó là:
Thứ nhất, nghiên cứu phần lý luận chung về hình thức hợp đồng, ý nghĩa, vai trò của hình
thức hợp đồng, khẳng định vai trò của hình thức hợp đồng trong giao dịch dân sự có tầm quan
trọng, có ý nghĩa trong việc thúc đẩy các giao dịch dân sự trong xã hội.
Thứ hai, nghiên cứu những quy định về hình thức hợp đồng trong Bộ luật Dân sự năm
2005. Từ kết quả phân tích, so sánh đã cho thấy hầu hết ở các nước đều quy định về hình thức
hợp đồng, nhưng nó chỉ là chứng cứ trong tố tụng dân sự chứ không phải là điều kiện có hiệu
lực của hợp đồng trong hầu hết các giao dịch.
Thứ ba, cùng với sự phát triển của các giao dịch có giá trị lớn như nhà ở, đất đai thời gian qua
và trong tương lai tại các đô thị lớn của nước ta, thì việc các bên lạm dụng các quy định về hình
thức nhằm không thực hiện hợp đồng với mục đích tư lợi. Luận văn đã đi sâu phân tích những
nguyên nhân, những thuận lợi cũng như những rủi ro pháp lý có thể gặp phải trong giao kết
hợp đồng.

Thứ Hai, 21 tháng 4, 2014

Huong dan thuc hanh thiet ke mang


LINK DOWNLOAD MIỄN PHÍ TÀI LIỆU "Huong dan thuc hanh thiet ke mang ": http://123doc.vn/document/569889-huong-dan-thuc-hanh-thiet-ke-mang.htm


2 Cấu hình Router
2.1 Đăng nhập vào router
- Để kết nối vào router chúng ta nhấn enter từ màn hình Network Visualizer, chúng
ta sẽ vào user mode. Trong chế độ user mode chúng ta chỉ có thể sử dụng được
một số lệnh như: ping, traceroute, …
- Muốn cấu hình router chúng ta vào ở trong chế độ privileged mode, bằng cách sử
dụng lệnh enable để vào privileged mode ( Router# )
- Dùng lệnh logout, exit để thoát
- Các dấu nhắc trong Router:
o Router # : Đang ở chế độ privileged (enable)
o Router (config) # : Đang ở chế độ global config mode (config)
o Router (config-if) # : Đang ở chế độ config các interface của
router (interface ethernet0)
o Router (config-subif) # : subinterfacce (int f0/0.1)
o Router (config-line) # : cấu hình trên các line (line console 0)
o Router (config-router) # : Cấu hình routing (router rip)
2.2 Xem thông tin một router
- ? : Xem các lệnh có thể thực hiện được ở chế độ này
- command? : Xem các lệnh có các kí tự bắt đầu như vậy
- Command ? : Xem các tham số của một lệnh
- show version : Xem version của HDH của router
- show running-config (sh run), show startup-config (sh start)
o Xem cấu hình đang chạy của router và cấu hình của router được lưu trong
NVRAM.
2.3 Đặt Password cho router
Trong router chúng ta có 5 password để bảo vệ router. Hai password đầu tiên để bảo
vệ chế độ privileged mode, khi sử dụng lệnh enable. Và 3 password khác dùng để
bảo vệ router khi người dùng đăng nhập từ console port, auxiliary port hoặc là telnet
(ở mức user mode).
2.3.1 Password cho Privileged mode
- Config T : Để vào cấu hình router (Router(config)#)
- enable secret : Đặt password cho router (1)
- enable password : Đặt password cho router (2)
o Chú ý: Khi đã đặt password theo lệnh (1) thì password trong lệnh (2) sẽ
không có tác dụng nữa.
5
2.3.2 Password cho console port, auxiliary port và Telnet
- Sử dụng lệnh line để đặc password user mode cho các cổng phụ như:
Router(config)#line ?
<0-6> First Line number
aux Auxiliary line
console Primary terminal line
vty Virtual terminal
Trong đó:
o aux: config router qua modem
o console : config router thông qua console port
o vty : config router qua telnet. (Nếu không được đặt password thì không thể
sử dụng Telnet để cấu hình router)
- Line [aux/console/vty] [0]
- Login
- Password <pass>
2.3.3 Mã hóa mật mã
- Config t
- Service password-encryption
- Bắt đầu đặt password như trên
- No service password-encryption
2.4 Cấu hình cho router
2.4.1 Cài đặt câu thông báo khi logon vào router
- banner motd # Câu thông báo #
2.4.2 Cấu hình các giao tiếp của router
- interface (int) e0/ s0/ s1 / [fastethernet 0/0]
- no shutdown (no shut)
- ip address A.B.C.D subnetmask
- ip address A.B.C.D subnetmask secondary
- description (desc) câu miêu tả
2.4.3 Đặt Router hostname
- con t
- hostname Tên_của_router
3 Cài đặt Routing
3.1 Cấu hình Static routing
Chúng ta sẽ phải xây dựng bảng routing tĩnh cho mỗi router => để có thể dẫn đường
cho toàn mạng. Chúng ta phải cấu hình cho tất cả các router thì việc tìm đường mới có
thể hoạt động được.
6
Các lệnh để cấu hình router:
- con t
- ip route NetID Subnetmask DestIP
- …
- exit
- show ip route
Ví dụ:
Router#con t
Router(config)#ip route 172.16.20.0 255.255.255.0 172.16.20.1
Router(config)#ip route 172.16.30.0 255.255.255.0 172.16.20.1
Router(config)#ip route 172.16.40.0 255.255.255.0 172.16.20.1
Router(config)#exit
Router#
3.2 Cấu hình Default routing
Cấu hình Default routing thì không giống như cấu hình default gate-way trtrên host.
Nên nhớ rằng router là dafault gateway và chúng ta không thể đặt một default gateway
trên router. Default gateway sẽ thực hiện : nếu một packet cho một mạng không nằm
trong routing table thì router sẽ chuyển packet này đến một default route.
Chúng ta chỉ có thể cấu hình default routing trên các router gốc, là các router chỉ có
một đường in và out.
Cấu hình default routing sử dụng các lệnh sau:
- con t
- no ip route NetID Subnetmask DestIP
- ip route 0.0.0.0 0.0.0.0 DestIP
- ip classless
- exit
Ví dụ:
Router>en
Router#con t
Enter configuration commands, one per line. End with CNTL/Z.
Router(config)#ip route 0.0.0.0 0.0.0.0 172.16.20.1
Router(config)#ip classless
Router(config)#exit
Router#
3.3 Cấu hình RIP routing
- con t
- router rip
- network 172.16.0.0
- ^z
3.4 Cấu hình IGRP routing
- con t
- router IGRP 10
- network 172.16.0.0
7
- ^z
4 Cấu hình Switch
4.1 Kết nối đến Switch và đặt password
Nhấp đúp vào switch cần cấu hình  sẽ nhận được các thông tin sau:
Catalyst 1900 Management Console
Copyright (c) Cisco Systems, Inc. 1993-1999
All rights reserved.
Enterprise Edition Software
Ethernet Address: 00-30-80-C7-BE-C0
PCA Number: 73-3122-04
PCA Serial Number: FAB033723WJ
Model Number: WS-C1912-A
System Serial Number: FAB0338S10A
Power Supply S/N: APQ032404SA
PCB Serial Number: FAB033723WJ,73-3122-04

1 user(s) now active on Management Console.
User Interface Menu
[M] Menus
[K] Command Line
Enter Selection:K
Nhấn K để vào CLI (Command Line Interface)

CLI session with the switch is open.
To end the CLI session, enter [Exit].
Để đặt password cho switch chúng ta thi hành các lệnh sau:
>enable
#config t
Enter configuration commands, one per line. End with CNTL/Z.
(config)#
(config)#enable password level 1 user
(config)#enable password level 15 priv
(config)#exit
• Level 1 : là password vào user mode
• Level 15: là password vào privilge mode
Chúng ta sẽ kiểm tra các password bằng cách thoát ra ngoài và login vào lại. Ban đầu
sẽ là password để vào user mode và tiếp theo là password cho privileged mode.
Catalyst 1900 Management Console
Copyright (c) Cisco Systems, Inc. 1993-1999
All rights reserved.
Enterprise Edition Software
Ethernet Address: 00-30-80-C7-BE-C0
8
PCA Number: 73-3122-04
PCA Serial Number: FAB033723WJ
Model Number: WS-C1912-A
System Serial Number: FAB0338S10A
Power Supply S/N: APQ032404SA
PCB Serial Number: FAB033723WJ,73-3122-04

1 user(s) now active on Management Console.
User Interface Menu
[M] Menus
[K] Command Line
Enter Selection:
Enter password: ****
CLI session with the switch is open.
To end the CLI session, enter [Exit].
>en
Enter password:****
#
4.2 Đặt hostname cho Switch
Hostname trong switch cũng giống như trong router chỉ có ý nghĩa logic. Có nghĩa là
nó không giữ một chức năng nào trong mạng hay phân giải tên bất cứ cái gì. Tuy
nhiên nó cũng có ích giúp chúng ta xác định được đó là switch nào khi kết nối vào
nó. Thông thường người ta đặt hostname cho switch dựa vào cái vùng nó phục vụ.
Các lệnh đặt hostname cho Switch 1900 tương tự như trong router :
#con t
Enter configuration commands, one per line. End with CNTL/Z.
(config)#hostname PMMang01
PMMang01(config)#
4.3 Đặt IP Address cho Switch
Chúng ta không cần đặt IP cho Switch, chỉ cần gắn vào là nó sẽ hoạt động như HUB.
Nhưng chúng ta đặt IP cho Switch để chúng ta có thể cấu hình nó thông qua Telnet
hay là các cương trình quản lý khác. Hoặc để phục vụ cho VLAN hoặc các tính năng
khác.
Mặc định Switch không có IP và Default gateway. (sử dụng lệnh show ip để xem
thông tin (trong chế độ privileged mode))
PMMang01#show ip
IP Address: 0.0.0.0
Subnet Mask: 0.0.0.0
Default Gateway: 0.0.0.0
Management VLAN: 1
Domain name:
Name server 1: 0.0.0.0
Name server 2: 0.0.0.0
HTTP server : Enabled
HTTP port : 80
RIP : disabled
PMMang01#
9
Sử dụng các lệnh sau để cài đặt IP cho switch:
PMMang01#show ip
IP Address: 0.0.0.0
Subnet Mask: 0.0.0.0
Default Gateway: 0.0.0.0
Management VLAN: 1
Domain name:
Name server 1: 0.0.0.0
Name server 2: 0.0.0.0
HTTP server : Enabled
HTTP port : 80
RIP : disabled
PMMang01#con t
Enter configuration commands, one per line. End with CNTL/Z.
PMMang01(config)#ip address 172.16.10.16 255.255.255.0
PMMang01(config)#ip default-gateway 172.16.10.1
PMMang01(config)#exit
PMMang01#sh ip
IP Address: 172.16.10.16
Subnet Mask: 255.255.255.0
Default Gateway: 172.16.10.1
Management VLAN: 1
Domain name:
Name server 1: 0.0.0.0
Name server 2: 0.0.0.0
HTTP server : Enabled
HTTP port : 80
RIP : disabled
PMMang01#
4.4 Cấu hình VLANs
Chúng ta có thể cấu hình 64 VLAN trên Switch 1900. Chúng ta sử dụng các lệnh
sau: vlan [vlan#] name [vlan name]
Ví dụ:
PMMang1#con t
Enter configuration commands, one per line. End with CNTL/Z.
PMMang1(config)#vlan 1 name sales
PMMang1(config)#vlan 2 name marketing
PMMang1(config)#vlan 4 name mis
PMMang1(config)#exit
Để xem thông tin các vlan trong switch, sử dụng lệnh sh vlan
PMMang1#sh vlan
VLAN Name Status Ports

1 sales Enabled 1-12, AUI, A, B
2 marketing Enabled
4 mis Enabled
1002 fddi-default Suspended
1003 token-ring-default Suspended
1004 fddinet-default Suspended
1005 trnet-default Suspended

10
VLAN Type SAID MTU Parent RingNo BridgeNo Stp Trans1 Trans2

1 Ethernet 100001 1500 0 0 0 Unkn 0 0
2 Ethernet 100002 1500 0 0 0 Unkn 0 0
4 Ethernet 100003 1500 0 0 0 Unkn 0 0
1002 FDDI 101002 1500 0 0 0 Unkn 0 0
1003 Token-Ring 101003 1500 0 0 0 Unkn 0 0
1004 FDDI-Net 101004 1500 0 0 0 IEEE 0 0
1005 Token-Ring-Net 101005 1500 0 0 0 IBM 0 0

PMMang1#
Để ý rằng tất cả các port đều thuộc VLAN 1 => Chúng ta sẽ cấu hình phân các port
về các VLAN khác nhau.
PMMang1#con t
Enter configuration commands, one per line. End with CNTL/Z.
PMMang1(config)#int e0/1
PMMang1(config-if)#vlan-membership ?
dynamic Set VLAN membership type as dynamic
static Set VLAN membership type as static
PMMang1(config-if)#vlan-membership static ?
<1-1005> ISL VLAN index
PMMang1(config-if)#vlan-membership static 1
PMMang1(config-if)#int e0/2
PMMang1(config-if)#vlan-membership static 2
PMMang1(config-if)#int e0/4
PMMang1(config-if)#vlan-membership static 4
PMMang1(config-if)#^Z
%SYS-5-CONFIG_I: Configured from console by console
PMMang1#show vlan
VLAN Name Status Ports

1 sales Enabled 3,5-12, AUI, A, B
2 marketing Enabled 2
4 mis Enabled 4
1002 fddi-default Suspended
1003 token-ring-default Suspended
1004 fddinet-default Suspended
1005 trnet-default Suspended

PMMang1#
Chúng ta có thể xem các thông tin các port thuộc VLAN nào bằng cách:
PMMang1#show vlan-membership
Port VLAN Membership Type

1 1 Static
2 2 Static
3 1 Static
4 4 Static
5 1 Static
6 1 Static
7 1 Static
11
8 1 Static
9 1 Static
10 1 Static
11 1 Static
12 1 Static
AUI 1 Static
A 1 Static
B 1 Static
PMMang1#
4.5 Cấu hình Trunk port
Trunk link là liên kết 100 hoặc 1000Mbps giữa 2 switch, giữa switch và router
hoặc giữa switch và server. Trunk link là cầu nối cho nhiều VLANm từ 1 – 1005
cùng 1 lúc. Chúng ta không thể sử dụng trunk link cho liên kết 10Mbps.
Để cấu hình port fast ethernet sử dụng lệnh : trunk [parameter]
PMMang1#con t
Enter configuration commands, one per line. End with CNTL/Z.
PMMang1(config)#int f0/26
PMMang1(config-if)#trunk ?
auto Set DISL state to AUTO
desirable Set DISL state to DESIRABLE
nonegotiate Set DISL state to NONEGOTIATE
off Set DISL state to OFF
on Set DISL state to ON
PMMang1(config-if)#trunk on
PMMang1(config-if)#
Trong đó :
 Interface trở thành trunk chỉ khi thiết bị kết nối được cấu hình on hoặc
desirable.
 Nếu thiết bị kết nối được cấu hình hoặc on, desirable hoặc auto nó sẽ dàn xếp
để trở thành trunk port.
 Interface là cổng ISL trunk thì nó sẽ không điều đình với bất kỳ thiết bị nào
gắn vào nó.
Để kiểm tra các trunk port chúng ta sử dụng lệnh show trunk [port_number]
PMMang1#sh trunk ?
A Trunk A
B Trunk B
PMMang1#sh trunk a
DISL state: On , Trunking: On , Encapsulation type: ISL
PMMang1#
Trong Switch 1900 cổng 26 được xác định bởi trunk A và cổng f0/27 là trunk B.
12
5 Backup và Restore Cisco Router IOS
5.1 Kỹ thuật hồi phục mật khẩu
Tất cả các Router Cisco đều có một thanh ghi mềm 16 bit được lưu trong NVRAM. Thanh
ghi cấu hình được đặt mặc định để khởi động từ bộ nhớ flash và tìm kiếm đọc file cấu hình
từ NVRAM.
Bằng cách thay đổi thanh ghi cấu hình ta có thể hồi phục mật khẩu.
Bit 6 của thanh ghi cấu hình được sử dụng để xác định cho Router biết là đọc cấu hình từ
NVRAM hay không. Giá trị mặc định của thanh ghi cấu hình là 0x2102 (bit 6 = 0). Để hồi
phục mật khẩu ta cần phải bật bit 6 lên tức là yêu cầu Router bỏ qua không đọc cấu hình từ
NVRAM. Giá trị cần đặt cho thanh ghi cấu hình để bật bit 6 là 0x2142.
1. Ta có thể xem giá trị của thanh ghi cấu hình hiện thời bằng lệnh show version.
2500A#show version
Cisco Internetwork Operating System Software
IOS (tm) 2500 Software (C2500-JS-L), Version 12.0(8), RELEASE SOFTWARE
(fc1)
[output cut]
Configuration register is 0x2102
Dòng cuối cho biết giá trị của thanh ghi cấu hình.
2. Ta có thể thay đổi giá trị đó bằng lệnh config-register.
2500A(config)#config-register 0x0101
2500A(config)#^Z
2500A#sh ver
[cut]
Configuration register is 0x2102 (will be 0x0101 at next reload)
Lưu ý là các thay đổi trên router chỉ có tác dụng sau khi router khởi động lại.
3. Với router 2500A ta gõ lệnh reload tại dấu nhắc đặc quyền (privileged mode)
2500A#reload
4. Khi router đang khởi động nhấn ctrl-delete, ta sẽ vào chế độ quản lý ROM
System Bootstrap, Version 11.0(10c), SOFTWARE
Copyright (c) 1986-1996 by cisco Systems
2500 processor with 14336 Kbytes of main memory
Abort at 0x10151E4 (PC)
>
Lưu ý là đối với router thực thì nhấn ctrl-break
5. Để thay đổi thanh ghi cấu hình của các router 2500 nhấn o. Nó sẽ hiện ra một menu các
lựa chọn cài đặt cho thanh ghi cấu hình. Để thay đổi thanh ghi cấu hình ta nhập lệnh o/r
sau đó là giá trị mới của thanh ghi cấu hình.
System Bootstrap, Version 11.0(10c), SOFTWARE
Copyright (c) 1986-1996 by cisco Systems
2500 processor with 14336 Kbytes of main memory
Abort at 0x1098FEC (PC)
>o
Configuration register = 0x2102 at last boot
Bit# Configuration register option settings:
15 Diagnostic mode disabled
14 IP broadcasts do not have network numbers
13 Boot default ROM software if network boot fails
12-11 Console speed is 9600 baud
10 IP broadcasts with ones
08 Break disabled
07 OEM disabled
06 Ignore configuration disabled
13
03-00 Boot file is cisco2-2500 (or 'boot system' command)
>o/r 0x2142
Sau khi thay đổi thanh ghi cấu hình bật bit 6. Ta nhấn i để khởi tạo lại router
>o/r 0x2142
>i
System Bootstrap, Version 11.0(10c), SOFTWARE
Copyright (c) 1986-1996 by cisco Systems
6. Cho phép router khởi động lại hoàn toàn, nó sẽ cho ta vào chế độ Setup
7. Chọn “No” để vào chế độ setup và gõ enable để vào chế độ đặc quyền
8. Gõ copy startup-config running-config, lệnh này sẽ chép tập tin config sẵn lên bộ nhớ.
Bởi vì ta đã vượt qua điểm đòi mật khẩu nên ta bây giờ đang trong phần cấu hình.
9. Đổi mật khẩu và lưu cấu hình lại
10. Đổi thanh ghi cấu hình trở lại 0x2102
2500A#config t
2500A(config)#config-register 0x2102
như vậy là ta đã thành công trong việc hồi phục mật khẩu trên Router 2500A
11. Đối với các router 2600 thì có một số thao tác hơi khác
sau khi khởi động ta nhấn ctrl-delete
2600A#reload
System Bootstrap, Version 11.3(2)XA4, RELEASE SOFTWARE (fc1)
Copyright (c) 1999 by cisco Systems, Inc.
TAC:Home:SW:IOS:Specials for info
PC = 0xfff0a530, Vector = 0x500, SP = 0x680127b0
C2600 platform with 32768 Kbytes of main memory
PC = 0xfff0a530, Vector = 0x500, SP = 0x80004374
monitor: command "boot" aborted due to user interrupt
rommon 1 >
12. Để thay đổi thanh ghi cấu hình trên 2600 ta dùng confreg
rommon 1 > confreg 0x2142
sau đó khởi động lại
rommon 1 > reset
13. Sau khi khởi động lại ta chọn “no” để vào chế độ setup, sau đó làm tương tự các bước
như 2500
5.2 Sao chép dự phòng Cisco IOS
Trước khi nang cấp hay hồi phục một Cisco IOS, bạn nên sao chép một bản có sẵn vào một
máy có tftp để dự phòng trong trường hợp bản mới không chạy. Bạn có thể dùng bất kỳ
máy tftp nào để làm việc này. Mặc định, bộ nhớ flash trong router được dùng để lưu Cisco
IOS. Sau đây sẽ mô tả phương pháp để kiểm tra kích thước của bộ nhớ flash, sao chép một
Cisco IOS từ bộ nhớ flash vào một máy tftp, sau đó sao chép một IOS từ máy tftp vào bộ
nhớ.
1. Trước khi nâng cấp IOS trong router của bạn, cần phải kiểm tra lịa rằng bộ nhớ flash đủ
để lưu file mới. Bạn có thể kiểm tra kích thước flash và các file đang lưu trong fnó thông
qua lệnh show flash (sh fla).
2500A#show flash
System flash directory:
File Length Name/status
1 8121000 c2500-js-l.112-18.bin
[8121064 bytes used, 8656152 available, 16777216 total]
16384K bytes of processor board System flash (Read ONLY)
2500A#
14

Mẫu 10


LINK DOWNLOAD MIỄN PHÍ TÀI LIỆU "Mẫu 10": http://123doc.vn/document/570219-mau-10.htm



LOGO
PowerPoint
PowerPoint


Template
Template
www.themegallery.com
Company Name
www.thmemgallery.com
Company Logo
Contents
Click to add Title
Click to add Title
Click to add Title
Click to add Title
Click to add Title
www.thmemgallery.com
Company Logo
Hot Tip

How do I incorporate my logo to a
slide that will apply to all the other
slides?

On the [View] menu, point to [Master], and then
click [Slide Master] or [Notes Master]. Change
images to the one you like, then it will apply to all
the other slides.
www.thmemgallery.com
Company Logo
Diagram
ThemeGallery
is a Design Digital
Content & Contents
mall developed by Guild
Design Inc.
Title
Add your text
ThemeGallery
is a Design Digital
Content & Contents
mall developed by Guild
Design Inc.
www.thmemgallery.com
Company Logo
Cycle Diagram
Text
Text
Text
Text
Text
Cycle name
Add Your Text
www.thmemgallery.com
Company Logo
Diagram
Text
Text
Text
Add Your
Title Text

Text 1

Text 2

Text 3

Text 4

Text 5
Add Your
Title Text

Text 1

Text 2

Text 3

Text 4

Text 5
Text
Text
www.thmemgallery.com
Company Logo
Diagram
Concept
Add Your Text
Text
Text
Text
Text
Text
Text
www.thmemgallery.com
Company Logo
Diagram
Add Your Text
Add Your Text
Add Your Text
Add Your Text
Add Your Text
Add Your Text
Add Your Text
Add Your Text
www.thmemgallery.com
Company Logo
Diagram
Add Your Text
Add Your Text
Add Your Text
Add Your
Add Your
Title
Title
www.thmemgallery.com
Company Logo
Table
Concept
Concept
Concept
Concept
concept
concept
Concept
Concept
www.thmemgallery.com
Company Logo
Diagram
Add Your Title
Add Your Title
Text
Text
Text
Text
www.thmemgallery.com
Company Logo
Cycle Diagram
Concept
Concept
B
B
E
E
C
C
D
D
A
AAdd Your Text
Add Your Text
Add Your Text
Add Your Text Add Your Text
www.thmemgallery.com
Company Logo
Diagram
1
ThemeGallery is a
Design Digital
Content & Contents
mall developed by
Guild Design Inc.
2
ThemeGallery is a
Design Digital
Content & Contents
mall developed by
Guild Design Inc.
3
ThemeGallery is a
Design Digital
Content & Contents
mall developed by
Guild Design Inc.
www.thmemgallery.com
Company Logo
Diagram
Y
o
u
r

T
e
x
t
Y
o
u
r

T
e
x
t
Y
o
u
r

T
e
x
t
Y
o
u
r

T
e
x
t
Y
o
u
r

T
e
x
t
Y
o
u
r

T
e
x
t
Y
o
u
r

T
e
x
t
Y
o
u
r

T
e
x
t
2001 2002 2003
2004

Phuong phap giai bai toan huu co hay


LINK DOWNLOAD MIỄN PHÍ TÀI LIỆU "Phuong phap giai bai toan huu co hay": http://123doc.vn/document/570555-phuong-phap-giai-bai-toan-huu-co-hay.htm


B. HIDROCACBON:
CT chung: C
x
H
y
(x

1, y

2x+2). Nếu là chất khí ở đk thường hoặc
đk chuẩn: x

4.
Hoặc: C
n
H
2n+2-2k
, với k là số liên kết
π
, k

0.
I- DẠNG 1: Hỗn hợp gồm nhiều hidrocacbon thuộc cùng một
dãy đồng đẳng.
PP1:Gọi CT chung của các hidrocacbon
k
n
n
HC
22
2
−+
(cùng dãy đồng đẳng
nên k giống nhau)
- Viết phương trình phản ứng
- Lập hệ PT giải

n
, k.
- Gọi CTTQ của các hidrocacbon lần lượt là
k2n2nk2n2n
2211
HC,HC
−+−+
và số
mol lần lần lượt là a
1
,a
2
….
Ta có: +
aa
anan
n
21
2211
++
++
=
+ a
1
+a
2
+… =n
hh
Ta có đk: n
1
<n
2


n
1
<
n
<n
2
.
Thí dụ : + Nếu hh là hai chất đồng đẳng liên tiếp và
n
=1,5
Thì n
1
<1,5<n
2
=n
1
+1

0,5<n
1
<1,5

n
1
=1, n
2
=2.
+ Nếu hh là đđ khơng liên tiếp, giả sử có M cách nhau 28 đvC (2
nhóm –CH
2
-)
Thì n
1
<
n
=1,5<n
2
=n
1
+2

n
1
=1, n
2
=3.
PP2 : - gọi CT chung của hai hidrocacbon là
yx
HC
.
- Tương tự như trên

y,x
- Tách ra CTTQ mỗi hidrocacbon
HC,HC
2211
yxyx
Ta có: x
1
<
x
<x
2
, tương tự như trên

x
1
,x
2
.
y
1
<
y
<y
2
; ĐK: y
1
,y
2
là số chẳn.
nếu là đồng đẳng liên tiếp thì y
2
=y
1
+2. thí dụ
y
=3,5

y
1
<3,5<y
2
=y
1
+2

1,5<y
1
<3,5 ; y
1
là số chẳn

y
1
=2, y
2
=4
nếu là đđ khơng kế tiếp thì ta thay ĐK : y
2
=y
1
+2 bằng đk y
2
=y
1
+2k
(với k là hiệu số ngun tử cacbon).
Cho vài thí dụ:
II. DẠNG 2: Tìm CTPT của hidrocacbon khi biết KL phân tử:
 Phương pháp: + Gọi CTTQ của hidrocacbon là C
x
H
y
; Đk: x

1, y

2x+2, y chẳn.
+ Ta có 12x+ y=M
+ Do y>0

12x<M

x<
12
M
(chặn trên) (1)
+ y

2x+2

M-12x

2x+2

x

14
2M

(chặn dưới) (2)
Kết hợp (1) và (2)

x và từ đó

y.
Thí dụ : KLPT của hidrocacbon C
x
H
y
= 58
Ta có 12x+y=58
+ Do y>o

12x<58

x<4,8 và do y

2x+2

58-12x

2x+2

x

4

x=4 ; y=10

CTPT hidrocacbon là C4H10.
III. DẠNG 3 : GIẢI BÀI TỐN HỖN HỢP
Khi giải bài tốn hh nhiều hidrocacbon ta có thể có nhiều cách gọi :
- Cách 1 : Gọi riêng lẻ, cách này giải ban đầu đơn giản nhưng về sau khó
giải, dài, tốn thời gian.
- Cách 2: Gọi chung thành một cơng thức
yx
HC
hoặc
k22n2n
HC
−+
(Do các
hidrocacbon khác dãy đồng đẳng nên k khác nhau)
Phương pháp: Gọi Ct chung của các hidrocacbon trong hh là
yx
HC
(nếu chỉ đốt cháy hh) hoặc
k22n2n
HC
−+
(nếu vừa đốt cháy vừa cộng
hợp H
2
, Br
2
, HX…)
- Gọi số mol hh.
- Viết các ptpứ xảy ra, lập hệ phương trình, giải hệ phương trình

k,y,x n hoặc
+ Nếu là
y,x
ta tách các hidrocacbon lần lượt là
HC,HC
2211
yxyx
Ta có: a
1
+a
2
+… =nhh
aa
axax
x
21
2211
++
++
=
aa
ayay
y
21
2211
++
++
=
Nhớ ghi điều kiện của x
1
,y
1

+ x
1


1 nếu là ankan; x
1


2 nếu là anken, ankin; x
1


3 nếu là
ankadien…
Chú ý: + Chỉ có 1 hidrocacbon duy nhất có số ngun tử C=1 nó là
CH
4
(x1=1; y1=4)
+ Chỉ có 1 hidrocacbon duy nhất có số ngun tử H=2 nó là C
2
H
2
(y
2
=4) (khơng học đối với C
4
H
2
).
Các ví dụ:
IV. CÁC PHẢN ỨNG DẠNG TỔNG QT:
1. Gọi CT chung của các hidrocacbon là
k22n2n
HC
−+
a.Phản ứng với H
2
dư (Ni,t
o
) (Hs=100%)
k22n2n
HC
−+
+
k
H
2

 →
o
t,Ni
2n2n
HC
+
hỗn hợp sau phản ứng có ankan và H
2

Chú ý: Phản ứng với H
2
(Hs=100%) khơng biết H
2
dư hay
hidrocacbon dư thì có thể dựa vào
M
của hh sau phản ứng. Nếu
M
<26

hh sau phản ứng có H
2
dư và hidrocacbon chưa no phản ứng
hết
b.Phản ứng với Br
2
dư:
k22n2n
HC
−+
+
k
Br
2
 →
k2k2n2n
BrHC
−+
c. Phản ứng với HX
k22n2n
HC
−+
+
k
HX
 →
kk2n2n
XHC
−+
d.Phản ứng với Cl
2
(a's'k't')
k22n2n
HC
−+
+
k
Cl
2

 →
HClxClHC
kk22n2n
+
−+
e.Phản ứng với AgNO
3
/NH
3
2
k22n2n
HC
−+
+xAg
2
O
 →
3
NH
x
OxHAgHC
2x
xk22n2n
+
−−+
2) Đối với ankan:
C
n
H
2n+2
+ xCl
2

 →
ASKT
C
n
H
2n+2-x
Cl
x
+ xHCl ĐK: 1

x

2n+2
C
n
H
2n+2

 →
Crackinh
C
m
H
2m+2
+ C
x
H
2x
ĐK: m+x=n; m

2, x

2, n

3.
3) Đối với anken:
+ Phản ứng với H
2
, Br
2
, HX đều tn theo tỉ lệ mol 1:1
+ Chú ý phản ứng thế với Cl
2
ở cacbon
α
CH
3
-CH=CH
2
+ Cl
2

 →
C500
o
ClCH
2
-CH=CH
2
+ HCl
4) Đối với ankin:
+ Phản ứng với H
2
, Br
2
, HX đều tn theo tỉ lệ mol 1:2
VD: C
n
H
2n-2
+ 2H
2

 →
o
t,Ni
C
n
H
2n+2
+ Phản ứng với dd AgNO
3
/NH
3
2C
n
H
2n-2
+ xAg
2
O
 →
2CnH
2n-2-x
Ag
x
+ xH
2
O
ĐK: 0

x

2
* Nếu x=0

hidrocacbon là ankin

ankin-1
* Nếu x=1

hidrocacbon là ankin-1
* Nếu x= 2

hidrocacbon là C
2
H
2
.
5) Đối với aren và đồng đẳng:
+ Cách xác định số liên kết
π
ngồi vòng benzen.
α
Phản ứng với dd Br2
α=
nhydrocacbo
Br
n
n
2

α
là số liên kết
π
ngồi vòng
benzen.
+ Cách xác định số lk
π
trong vòng:
Phản ứng với H
2
(Ni,t
o
):
β+α=
nhydrocacbo
H
n
n
2

* với
α
là số lk
π
nằm ngồi vòng benzen
*
β
là số lk
π
trong vòng benzen.
Ngồi ra còn có 1 lk
π
tạo vòng benzen

số lk
π
tổng là
α
+
β
+1.
VD: hidrocacbon có 5
π
trong đó có 1 lk
π
tạo vòng benzen, 1lk
π
ngồi vòng, 3 lk
π
trong vòng. Vậy nó có k=5

CTTQ là C
n
H
2n+2-k
với
k=5

CTTQ là C
n
H
2n-8
CHÚ Ý KHI GIẢI TỐN
VÍ DỤ 1 :Đốt cháy 0,1 mol hỗn hợp 2 ankan là đồng đẳng kế tiếp ,thu được
3,36 lít CO
2
(ĐKTC).Hai ankan trong hỗn hợp là:
Giải : số nt cacbon trung bình= số mol CO
2
: số mol 2 ankan > CTPT
VD 2 :Đốt cháy 6,72 lít khí (ở đktc) hai hiđrocacbon cùng dãy đồng đẳng
tạo thành 39,6 gam CO
2
và 10,8 gam H
2
O.
a)Cơng thức chung của dãy đồng đẳng là:
b) Cơng thức phân tử mỗi hiđrocacbon là:
Giải :
Do chúng ở thể khí, số mol CO
2
> số mol H
2
O >là ankin hoặc ankadien
số mol 2 chất là :nCO
2
- n H
2
O = 0,3 > Số ntử cacbon trung bình là :
nCO
2
:n 2HC=3
> n
1
=2 ,n
2
=4 > TCPT là C
2
H
2
và C
4
H
6
VD 3 :Cho 4,6 gam hỗn hợp 2 anken là đồng đẳng kế tiếp qua dung dịch
brơm dư,thấy
có 16 brơm phản ứng.Hai anken là
Giải
:n
Br2
= 0,1 =n
2anken
>số ngun tử cacbon trung bình =
14.1,0
6,4
=3,3
 CTPT 2anken là: C
3
H
6
và C
4
H
8

VD 4:Khi đốt cháy 1hh gồm:0,1 mol C
2
H
4
và 1 hidrocacbon A,thu được 0,5
mol CO
2

và 0,6 mol H
2
O.CTPT của hidrocacbon A là:
Giải:
nH
2
O > nCO
2
> A là ankan
Số mol A= nH
2
O - nCO
2
=0,1 > n =(0,5 – 0,1.2): 0,1 =2 >CTPT của A
là:C
2
H
6
VD 5:Khi đốt cháy 0,2 mol hh gồm: C
2
H
2
và 1 hidrocacbon A,thu được:
số mol CO
2
=số mol H
2
O =0,5 mol.CTPT của hidrocacbon A là ?
Giải:
nH
2
O = nCO
2
> A là ankan > nC
2
H
2
=n A= 0,1 > số ngun tử
cacbon trong Alà:
(0,5 –0,1.2): 0,1 =3 > ctpt của A là: C
3
H
8
V- MỘT SỐ DẠNG BIỆN LUẬN KHI BIẾT MỘT SỐ TÍNH CHẤT
PHƯƠNG PHÁP:
+ Ban đầu đưa về dạng phân tử
+ Sau đó đưa về dạng tổng qt (có nhóm chức, nếu có)
+ Dựa vào điều kiện để biện luận.
VD1:
Biện luận xác định CTPT của (C
2
H
5
)
n


CT có dạng: C
2n
H
5n
Ta có điều kiện: + Số ngun tử H

2 số ngun tử C +2

5n

2.2n+2

n

2
+ Số ngun tử H là số chẳn

n=2

CTPT: C
4
H
10
VD2:
Biện luận xác định CTPT (CH
2
Cl)
n


CT có dạng: C
n
H
2n
Cl
n
Ta có Đ K: + Số ngun tử H

2 số ngun tử C + 2 - số nhóm
chức

2n

2.2n+2-n

n

2.
+ 2n+n là số chẳn

n chẳn

n=2

CTPT là: C
2
H
4
Cl
2
.
VD3:
Biện luận xác định CTPT (C
4
H
5
)
n
, biết nó khơng làm mất màu nước
brom.
CT có dạng: C
4n
H
5n
, nó khơng làm mất màu nước brom

nó là ankan
loại vì 5n<2.4n+2 hoặc aren.
ĐK aren: Số ngun tử H =2số C -6

5n =2.4n-6

n=2. Vậy
CTPT của aren là C
8
H
10
.
 Chú ý các qui tắc:
+ Thế halogen vào ankan: ưu tiên thế vào H ở C bậc cao.
+ Cộng theo Maccơpnhicơp vào anken
+ Cộng H
2
, Br
2
, HX theo tỷ lệ 1:1 vào ankađien.
+ Phản ứng thế Ag
2
O/NH
3
vào ankin.
+ Quy luật thế vào vòng benzen
+ Phản ứng tách HX tn theo quy tắc Zaixep.
C. NHĨM CHỨC
I- RƯỢU:
1) Khi đốt cháy ancol:
22
COOH
nn >

ancol này no, mạch hở.
2) Khi tách nước ancol tạo ra olefin

ancol này no đơn chức, hở.
3) Khi tách nước ancol A đơn chức tạo ra chất B.
-
1d
A/B
<

B là hidrocacbon chưa no (nếu là ancol no thì B là
anken).
-
1d
A/B
>

B là ete.
4) - Oxi hóa ancol bậc 1 tạo ra andehit hoặc axit mạch hở.
R-CH2OH
 →
]O[
R-CH=O hoặc R-COOH
- Oxi hóa ancol bậc 2 thì tạo ra xeton:
R-CHOH-R'
 →
]O[
R-CO-R'
- Ancol bậc ba khơng phản ứng (do khơng có H)
5) Tách nước từ ancol no đơn chức tạo ra anken tn theo quy tắc
zaixep: Tách -OH và H ở C có bậc cao hơn
6) - Ancol no đa chức có nhóm -OH nằm ở cacbon kế cận mới có
phản ứng với Cu(OH)2 tạo ra dd màu xanh lam.
- 2,3 nhóm -OH liên kết trên cùng một C sẽkhơng bền, dễ dàng
tách nước tạo ra anđehit, xeton hoặc axit cacboxylic.
- Nhóm -OH liên kết trên cacbon mang nối đơi sẽ khơng bền, nó
đồng phân hóa tạo thành anđehit hoặc xeton.
CH
2
=CHOH
 →
CH
3
-CHO
CH
2
=COH-CH
3

 →
CH
3
-CO-CH
3
.
CHÚ Ý KHI GIẢI TỐN
Ancol no
a. Khi đốt cháy ancol :
no là rượu này rượunn
22
COOH
⇒〉

OH
+
NaOH
ONa
+


H
2
O
CH
2
OH
+
NaOH


không phản ứng

rượu
CO
ứng phảnrượuCOOH
n
n
cácbontử nguyên sốnnn
2
22
=⇒=−
Nếu là hổn hợp ancol cùng dãy đồng đẳng thì số ngun tử Cacbon
trung bình.
VD :
n
= 1,6 ⇒ n
1
<
n
=1,6 ⇒ phải có 1 ancol là CH
3
OH
b.
2
x
=
rượu
H
n
n
2
⇒ x là số nhóm chức ancol ( tương tự với axít)
c. ancol đơn chức no (A) tách nước tạo chất (B) (xúc tác : H
2
SO
4
đđ)
. d
B/A
< 1 ⇒ B là olêfin
. d
B/A
> 1 ⇒ A là ete
d. + oxi hóa ancol bậc 1 tạo anđehit : R-CHO
 →
0
,tCu
R- CH= O
+ oxi hóa ancol bậc 2 tạo xeton : R- CH – R’
[
O
]

R – C – R’
OH O
+ ancol bậc 3 khơng bị oxi hóa.

II. PHENOL:
- Nhóm OH liên kết trực tiếp trên nhân benzen, nên liên kết giữa O
và H phân cực mạch vì vậy hợp chất của chúng thể hiện tính axit
(phản ứng được với dd bazơ)
- Nhóm -OH liên kết trên nhánh
(khơng liên kết trực tiếp trên nhân benzen) khơng
thể hiện tính axit.
CHÚ Ý KHI GIẢI TỐN
a/ Hợp chất HC: A + Na → H
2

=
A
H
n
n
2
2
x
⇒ x là số ngun tử H linh
động trong – OH hoặc -COOH.
b/ Hợp chất HC: A + Na → muối + H
2
O ⇒
y
=
A
NaOH
n
ứng phảnn
⇒ y là số
nhóm chức phản ứng với NaOH là – OH liên kết trên nhân hoặc –
COOH và cũng là số ngun tử H linh động phản ứng với NaOH.
VD : .
1
n
n
A
H
2
=
⇒ A có 2 ngun tử H linh động phản ứng Natri
.
1
=
A
NaOH
n
n
⇒ A có 1 ngun tử H linh động phản ứng NaOH
. nếu A có 2 ngun tử Oxi
⇒ A có 2 nhóm OH ( 2H linh động phản ứng Na) trong đó có 1 nhóm –
OH nằm trên nhân thơm ( H linh động phản ứng NaOH) và 1 nhóm OH
liên kết trên nhánh như
HO-C
6
H
4
-CH
2
-OH
III. AMIN:
- Nhóm hút e làm giảm tính bazơ của amin.
- Nhóm đẩy e làm tăng tính bazơ của amin.
VD: C
6
H
5
-NH
2
<NH
3
<CH
3
-NH
2
<C
2
H
5
NH
2
<(CH
3
)
2
NH
2
(tính bazơ tăng
dần)
CHÚ Ý KHI GIẢI TỐN

x
=
+
amin
H
n
n
⇒ x là số nhóm chức amin
VD: n
H
+
: n
amin
= 1 :1 ⇒ amin này đơn chức
• CT của amin no đơn chức là C
n
H
2n+3
N (n ≥ 1)
. Khi đốt cháy n
H2O
> n
CO2
⇒ n
H2O
– n
CO2
= 1,5 n
amin
.
=
amin
CO
n
n
2
số ngun tử cacbon
• Bậc của amin : -NH
2
bậc 1 ; -NH- bậc 2 ; -N - bậc 3
IV. ANĐEHIT :
1. Phản ứng tráng gương và với Cu(OH)
2
(t
o
)
R-CH=O +Ag
2
O
 →
o
t,ddNH
3
R-COOH + 2Ag

R-CH=O + 2Cu(OH)
2

 →
o
t
R-COOH + Cu
2
O

+2H
2
O
 Nếu R là Hydro, Ag
2
O dư, Cu(OH)
2
dư:
H-CHO + 2Ag
2
O
 →
o
t,ddNH
3
H
2
O + CO
2
+ 4Ag

H-CH=O + 4Cu(OH)
2

 →
o
t
5H
2
O + CO
2
+ 2Cu
2
O

 Các chất: H-COOH, muối của axit fomic, este của axit fomic cũng
cho được phản ứng tráng gương.
HCOOH + Ag
2
O
 →
o
t,ddNH
3
H
2
O + CO
2
+2Ag

HCOONa + Ag
2
O
 →
o
t,ddNH
3
NaHCO
3
+ 2Ag

H-COOR + Ag
2
O
 →
o
t,ddNH
3
ROH + CO
2
+ 2Ag

 Anđehit vừa đóng vai trò chất khử, vừa đóng vai trò chất oxi hóa:
+ Chất khử: Khi phản ứng với O
2
, Ag
2
O/NH
3
, Cu(OH)
2
(t
o
)
+ Chất oxi hóa khi tác dụng với H
2
(Ni, t
o
)
CHÚ Ý KHI GIẢI TỐN
a.
andehyt. chức nhóm sốlà x
n
n
anđehyt
Ag
⇒=
x2
+ Trường hợp đặc biệt : H-CH = O phản ứng Ag
2
O tạo 4mol Ag
nhưng %O = 53,33%
+ 1 nhóm andehit ( - CH = O ) có 1 liên kết đơi C = O ⇒ andehit no
đơn chức chỉ có 1 liên kết Π nên khi đốt cháy
22
COOH
nn
=
( và ngược lại)
+ andehit A có 2 liên kết Π có 2 khả năng : andehit no 2 chức ( 2Π ở
C = O) hoặc andehit khơng no có 1 liên kết đơi ( 1Π trong C = O, 1 Π trong
C = C).
b. +
andehyt chức nhóm sốlà
n
n
andehyt
OCu
2
xx
⇒=
+
andehyt chức nhóm sốlà
n
ứng phảnn
andehyt
Cu(OH)
2
xx
⇒=
2
+
C) C )đôi(kết liên số andehyt chức nhóm số ( làx
n
ứngphản n
2
H
=∏+⇒=
x
andehyt
V. AXIT CACBOXYLIC:
+ Khi cân bằng phản ứng cháy nhớ tính cacbon trong nhóm chức.
VD: C
n
H
2n+1
COOH +
)
2
1n3
(
+
O
2
 →
(n+1)CO
2
+ (n+1)H
2
O
+ Riêng axit fomic tráng gương, phản ứng với Cu(OH)
2
tạo

đỏ
gạch.
 Chú ý axit phản ứng với Cu(OH)
2
tạo ra dd màu xanh do có ion
Cu
2+
+ Cộng HX của axit acrylic, axit metacrylic, andehit acrylic nó trái
với quy tắc cộng Maccopnhicop:
VD: CH
2
=CH-COOH + HCl
 →
ClCH
2
-CH
2
-COOH
+ Khi giải tốn về muối của axit cacboxylic khi đốt cháy trong O
2
cho
ra CO
2
, H
2
O và Na
2
CO
3
VD : C
x
H
y
O
z
Na
t
+ O
2

 →
)
2
t
x(
+
CO
2
+
2
y
H
2
O +
2
t
Na
2
CO
3
CHÚ Ý KHI GIẢI TỐN

COOH) - (axít chức nhóm sốlà x
n
ứng phảnn
axít
OH
-
⇒=
x
• Chí có axít fomic ( H-COOH) tham gia phản ứng tráng gương
• Đốt axít :
Ta có :
22nnCOOH
OHC:CT lại) ngượcvà ( chức. đơn no trênaxít nn
2
⇒⇒=
2


loại) kim ứng phản(axít chức nhóm sốlà x
n
n
axít
H
2
⇒=
2
sinh
x
ra
 Lưu ý khi giải tốn :
+ Số mol Na (trong muối hữu cơ) = số mol Na (trong Na
2
CO
3
) (bảo
tồn ngun tố Na)
+ Số mol C (trong Muối hữu cơ) = số mol C (trong CO
2
) + Số mol C
(trong Na
2
CO
3
) (bảo tồn ngun tố C)
 So sánh tính axit : Gốc hút e làm tăng tính axit, gốc đẩy e làm
giảm tính axit của axit cacboxylic.
VI. ESTE :
 Cách viết CT của một este bất kì :
Este do axit x chức và ancol y chức : R
y
(COO)
x.y
R’
x
.
 Nhân chéo x cho gốc hidrocacbon của ancol và y cho gốc
hidrocacbon của axit.
 x.y là số nhóm chức este.
VD : - Axit đơn chức + ancol 3 chức : (RCOO)
3
R’
- Axit 3 chức + ancol đơn chức : R(COO-R’)
3
1. ESTE ĐƠN CHỨC :
Este + NaOH
 →
o
t
Muối + ancol
Este + NaOH
 →
1 muối + 1 anđehit

este này khi phản ứng với dd NaOH tạo ra ancol có nhóm
-OH liên kết trên cacbon mang nối đơi bậc 1, khơng bền đồng phân
hóa tạo ra anđehit.
VD: R-COOCH=CH2 + NaOH
 →
o
t
R-COONa + CH
2
=CH-OH
Este + NaOH
 →
1 muối + 1 xeton

este này khi phản ứng
tạo ancol có nhóm –OH liên kết trên cacbon mang nối đơi bậc 2
khơng bền đồng phân hóa tạo xeton.
+ NaOH
 →
o
t
R-COONa + CH
2
=CHOH-CH
3
Este + NaOH
 →
2muối +H
2
O

Este này có gốc ancol là đồng đẳng của phenol hoặc phenol
VD :
+ 2NaOH
 →
o
t
RCOONa + C
6
H
5
ONa + H
2
O
( do phenol có tính axit nên phản ứng tiếp với NaOH tạo
ra muối và H
2
O)
x
y
CH
3
-CH=O
Đp hóa
RCOOC=CH
2
CH
3
CH
3
-CO-CH
3
Đp hóa
RCOO

Este + NaOH
 →
1 sản phẩm duy nhất

Este đơn chức 1 vòng
+NaOH
 →
o
t
CÁCH XÁC ĐỊNH SỐ NHĨM CHỨC ESTE :

α=
Este
ứng)NaOH(phản
n
n

α
là số nhóm chức este (trừ trường hợp
este của phenol và đồng đẳng của nó)
 n
NaOH
cần <2 n
este
=>este phản ứng hết

Este này đơn chứcvà
NaOH còn dư.
 Este đơn chức có CTPT là : C
x
H
y
O
2


R-COOR’
ĐK : y

2x
Ta có 12x+y+32 = R + R’ + 44.
Khi giải bài tốn về este ta thường sử dụng cả hai cơng thức trên.
+ CT C
x
H
y
O
2
dùng để đốt cháy cho phù hợp.
+ CT R-COOR’ dùng để phản ứng với NaOH

CT cấu tạo của este.
 Hỗn hợp este đơn chức khi phản ứng với NaOH tạo 1 muối + 2
ancol đơn chức

2 este này cùng gốc axit và do hai ancol khác nhau tạo nên.
Vậy cơng thức 2 este là R-COO
'R
giải

R,R’ ; ĐK : R1<
'R
<R2

CT
2
2
1
OHC
COORR
COORR
yx






 Hỗn hợp este đơn chức khi phản ứng với NaOH tạo ra 3 muối + 1
ancol

3 este này cùng gốc ancol và do 3 axit tạo nên.
CT 3 este là
R
COOR’

CT 3este





'COORR
'COORR
'COORR
3
2
1

2
OHC
yx
Hỗn hợp este khi phản ứng với NaOH
 →
3 muối + 2 ancol đều đơn
chức

CTCT của 3este là
R
COO
'R
(trong đó 2 este cùng gốc ancol)

CT 3este là:





'COORR
'COORR
'COORR
23
12
11



2
OHC
yx
R
C
O
O
R COONa
OH
 Hỗn hợp 2 chất hữu cơ đơn chức khi phản ứng với NaOH thu được
1 muối + 1 ancol : Có 3 trường hợp xảy ra :
+ TH1 : 1 axit + 1 ancol



OH'R
RCOOH

+ TH2 : 1 axit + 1 este (cùng gốc axit)



'RCOOR
RCOOH

+ TH3 : 1 ancol + 1 este (cùng gốc ancol)



'RCOOR
OH'R
 Hỗn hợp hai chất hữu cơ khi phản ứng với dd NaOH thu được
2 muối + 1 ancol (đều đơn chức).
Có hai trường hợp :
+ TH1 : 1 axit + 1 este



'RCOOR
RCOOH
+ TH2 : 2 este (cùng gốc ancol) :



'COORR
'COORR
2
1

RCOO
'R
.
Hỗn hợp hai chất hữu cơ đơn chức khi phản ứng với dd NaOH thu
được 1 muối + 2 ancol. Có hai trường hợp :
+ TH1 : 1 ancol + 1 este



'RCOOR
OH'R
+ TH 2 : 2 este cùng gốc axit



2
1
RCOOR
RCOOR

 Lưu ý : Nếu giả thiết cho các hợp chất hữu cơ đồng chức thì mỗi
phần trên chỉ có 1 trường hợp là hh 2 este (cùng gốc ancol hoặc cùng gốc
axit).
2. ESTE ĐA CHỨC :
a) - Do axit đa chức + ancol đơn chức : R(COOR’)
x
(x

2)
- Nếu este này do axit đa chức + ancol đơn chức (nhiều ancol) :
R(COO
'R
)
x
- Nếu este đa chức + NaOH
 →
1 muối+2ancol đơn chức

este này có
tối thiểu hai chức.
VD : (3 chức este mà chỉ thu được 2 ancol)
- Nếu este này có 5 ngun tử oxi

este này tối đa hai chức este (do
1 chức este có tối đa hai ngun tử oxi)
b) - Do axit đơn + ancol đa : (RCOO)
y
R’ (y

2)
+ Tương tự như phần a.
c) Este do axit đa + ancol đa : R
y
(COO)
x.y
R’
x
(ĐK : x,y

2)
nếu x=y

CT : R(COO)xR’
R
COOR
1
COOR
2
R
COOR
1
COOR
2
COOR
1
Khi cho este phản ứng với dd NaOH ta gọi Ct este là RCOOR’
nhưng khi đốt ta nên gọi CTPT là C
x
H
y
O
2
(y

2x) vì vậy ta phải có phương
pháp đổi từ CTCT sang CTPT để dễ giải.
VD : este 3 chức do ancol no 3 chức + 3 axit đơn chức (có 1 axit no,
iaxit có 1 nối đơi, 1 axit có một nối ba) (este này mạch hở)
Phương pháp giải : + este này 3 chức

Pt có 6 ngun tử Oxi
+ Số lkết
π
: có 3 nhóm –COO- mỗi nhóm có 1 lk
π


3
π
.
+ Số lk
π
trong gốc hidrocacbon khơng no là 3 ( 1
π
trong axit
có 1 nối đơi, 2
π
trong axit có 1 nối ba)

CT có dạng : CnH2n+2-2kO6 với k=6

CT : CnH2n-10O6.
+ Gọi CTCT là :

C
m+x+y+a+3
H
2m+2x+2y+2a-4
O
6
Đặt : n=m+x+y+a+3

C
n
H
2n-10
O
6
 Chú ý : Phản ứng este hóa giữa axit và ancol : (phản ứng khơng
hồn tồn)
+ Ancol đa chức + axit đơn chức :
xRCOOH + R’(OH)n (RCOO)
x
R’(OH)
(n-x)
+ xH
2
O
Điều kiện : 1

x

n
+ Ancol đơn + axit đa :
R(COOH)
n
+ xR’OH + xH
2
O
Điều kiện : 1

x

n
 Ngồi ra còn những este đăc biệt khác :
 Este do ancol đa, axit đa và axit đơn :
VD :
Khi phản ứng với NaOH tạo ra R(COONa)
2
, R’COONa
và R’’(OH)
3
Hoặc este + NaOH
 →
muối của axit đa + ancol đa và ancol đơn
VD :
khi cho phản ứng với NaOH cho R(COONa)
3
+ R’(OH)
2
+
R’’OH
C
m
H
2m+1
COO
C
x
H
2x-1
COO
C
y
H
2y-3
COO
C
a
H
2a-1
H
+
, t
o
H
+
, t
o
R
(COOR')
x
(COOH)
(n-x)
R
COO
COO
R'
COO R"
R
COO
COO
R"
R'
COO
Este do axit tạp chức tạo nên :
VD : R-COO-R’-COO-R’’ khi phản ứng NaOh tạo : R-
COONa, và R’’OH
VD :
khi phản ứng với NaOH tạo :
CHÚ Ý KHI GIẢI TỐN :
• Este + NaOH
 →
0
t
muối + nước

nó).cuả đẳng đồngvà (
phenolcủa este biệt đặc hợptrườngtrừ este chức nhóm sốlà
n
ứng phảnn
este
NaOH
xx
⇒=
VD: CH
3
– COOC
6
H
5
+ NaOH
 →
0
t
CH
3
– COONa + C
6
H
5
ONa + H
2
O
• Đốt cháy este :
22nnCO OH
OHClà CT chức đơn no này estenn
22
⇒⇒
=
VII. BIỆN LUẬN XÁC ĐỊNH CƠNG THỨC CỦA HỢP CHẤT HỮU
CƠ CĨ NHĨM CHỨC
CT chung : C
n
H
2n+2-x-2k
X
x
với X là nhóm chức hóa học : -OH,
-CHO, -COOH, -NH
2

 Giả thiết cho CT dạng phân tử và một số tính chất của hợp chất
hữu cơ.
 Phương pháp :- Đưa CTPT về dạng CTCT có nhóm chức của nó.
- Đặt điều kiện theo cơng thức chung :
+ Nếu no : k=0 thì ta ln có số ngun tử H = 2 số ngun tử C
+ 2 – số nhóm chức.
+ Nếu khơng cho no thì ta có : số ngun tử H

2 số ngun tử
C + 2 – số nhóm chức.
VD1 : Một ancol no có cơng thức là (C
2
H
5
O)
n
. Biện luận để xác định
CTPTcủa ancol đó.
+ Đưa CT trên về dạng cấu tạo : (C
2
H
5
O)
n

C
2n
H
4n
(OH)
n
+ Đặt ĐK : số ngun tử H = 2 số ngun tử C + 2 – số nhóm
chức

4n=2.2n+2-n

n=2

Ct ancol là C
4
H
8
(OH)
2
VD2 : Một axit hữu cơ có CTPT là (C
4
H
3
O
2
)
n
, biết rằng axit hữu cơ
này khơng làm mất màu dd nước brom. Xác định CTCT của axit ?
+ Đưa về dạng cấu tạo : (C
4
H
3
O
2
)
n


C
4n
H
3n
O
2n


C
3n
H
2n
(COOH)
n
R'
OH
COONa
R
COO
R
OOC
R'
OH
COONa